42. Có thể vừa chấp nhận thuyết tiến hoá, vừa tin vào Đấng Tạo Thành không?
05/09/2015
2652
- Thần học không có thẩm quyền về khoa học, cũng như khoa học không có thẩm quyền về thần học. Khoa học không thể dứt khoát từ chối về chủ đích có trong quá trình tiến hoá của vạn vật. Ngược lại, đức tin không thể xác định về phương pháp mà quá trình tiến hóa của thiên nhiên được thực hiện cụ thể. Một Kitô hữu có thể tán thành lý thuyết khoa học về tiến hoá xét như là lý thuyết giải nghĩa hữu ích, nhưng trong giới hạn lý thuyết đó không rơi vào sai lầm của chủ nghĩa tiến hóa cho rằng con người là sản phẩm ngẫu nhiên do quá trình sinh học tạo ra. Lý thuyết tiến hóa chỉ đưa ra trước “một cái gì đó” đang tiến hoá, nhưng không nói chút nào về cái gì đó “do đâu mà có”. Không thể dùng cách khéo léo của khoa học để trả lời những vấn đề liên quan đến ý nghĩa về nguồn gốc của vũ trụ, của con người. Cũng như người theo thuyết “duy tiến hoá lý tưởng”, người theo lý thuyết duy sáng tạo cũng vượt ra khỏi giới hạn có thể được chấp nhận. Người theo thuyết duy sáng tạo hiểu các con số và các niên hiệu mà Kinh Thánh nói đến theo nghĩa đen một cách ngây ngô (chẳng hạn tuổi của trái đất hoặc việc sáng tạo trong 6 ngày).
? Thuyết duy sáng tạo: Thuyết này cho rằng Thiên Chúa đã can thiệp vào một lúc rõ rệt để sáng tạo thế giới một cách trực tiếp và chỉ cần một lần, theo nghĩa đen của bài tường thuật về sáng tạo của sách Sáng thế.
? Tiến hoá là sự tăng trưởng của các cơ nâng tiến đến hình thức nhất định của chúng trong thời gian hàng triệu năm. Theo quan điểm của Kitô giáo, ta có thể coi tiến hoá như sự sáng tạo liên tục của Thiên Chúa có mặt trong tiến trình của thiên nhiên.
“Không nhà bác học nào có được dù chỉ là một lý lẽ để có thể phản biện lại các quan niệm về một Đấng sáng tạo như thế.” - Hoimar von Ditfurth (1921-1989, chuyên viên Đức về khoa học).
Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...