Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
Jules César Russô sinh tại Brindisi, vùng Apulia, miền Nam nước Ý, vào năm 1559. Suốt cuộc đời ngài muốn trở thành một chiến sĩ của Thiên Chúa, một người hướng dẫn các linh hồn. Vì thế ngài đã xin gia nhập dòng Thánh Phanxicô ở Vêrôme. Năm 1575, ngài được mặc áo dòng với tên là Laurensô Brindisi. Những năm học tại Padua đã giúp ngài trở thành một học giả, thông thạo các thứ tiếng Pháp, Ðức, Hy Lạp, Syrie, Do Thái. Ngài đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt tay vào việc cải cách. Trước hết bằng lời giảng dạy: ngài đã không lý luận suông nhưng đặt vào lời Chúa một sức sống hầu lôi kéo các linh hồn. Danh tiếng ngài vang dội khắp Trung Âu. Ngoài ra, ngài còn là một người hăng say với Thập Tự Quân, ngài đã dẫn đầu đạo binh Hung Gia Lợi, với Thánh Giá cầm tay, để chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Và ngài đã thành công năm 1601. Ngài còn là một nhà ngoại giao tài giỏi của Ðức Giáo Hoàng. Ngài có một đời sống kết hợp thân mật với Ðức Kitô một cách đặc biệt. Ngoài những hoạt động bên ngoài, ngài dành rất nhiều thời giờ cho việc cầu nguyện và thực tập các nhân đức.
Năm 1619, đang khi thi hành sứ mạng được trao phó ở Lisbone, ngài đã từ biệt cõi đời trong sự nghèo khó, đơn sơ và Thánh thiện. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm rất có giá trị bảo vệ đức tin Công Giáo.
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tấn phong ngài lên bậc Hiển Thánh năm 1881 và Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tôn vinh ngài làm Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1959.
Thánh Ignatiô Hy (Delgado Y Cebrian), Giám Mục (+ 1838)
Ðức Cha Ignatiô Hy (Delgado Y Cebrian) sinh năm 1762, tại Villafelix, Tây Ban Nha. Lớn lên ngài nhập dòng Ða Minh và xin đi truyền giáo ở Viễn Ðông. Ngài được gửi tới Manila (Phi Luật Tân) và thụ phong linh mục tại đó. Ít lâu sau, ngài được cử sang Việt Nam truyền giáo ở địa phận Ðông Ðàng Ngoài. Ngày 11/02/1794, ngài được Ðức Giáo Hoàng Piô VI ban sắc phong làm Giám Mục phụ tá, và từ năm 1799, ngài chính thức cai quản địa phận. Ðức Cha Ignatiô Hy đã sống qua các triều đại Tây Sơn, Gia Long và chịu chết vì đạo thời Minh Mạng.
Năm 1838, cuộc cấm đạo trở nên gắt gao. Ngày 17/4 năm đó, ngài cùng Ðức Cha phụ tá, Ða Minh Henares, phải trốn về làng Kiên Lao. Do mật báo của một kẻ phản bội, tổng đốc Trịnh Quang Khanh sai 200 lính tới bao vây làng. Vì già yếu nên giáo dân cáng ngài chạy trốn, nhưng dọc đường bị phát giác, và Ðức Cha Ignatiô bị bắt vào rạng sáng ngày 29/5/1838. Ngài bị nhốt vào cũi và bị giải lên Nam Ðịnh ngày hôm sau. Tới cổng thành, quân lính định đẩy ngài bước qua Thánh Giá, nhưng ngài đã mạnh mẽ phản kháng. Suốt một tháng, ngài bị giam trong cũi đặt ngoài trời chịu đựng nắng mưa cùng những lời sỉ nhục. Dầu thế ngài vẫn luôn kiên trì giữ vững đức tin của vị chủ chăn. Cuối cùng quan tổng đốc lên án tử hình và đệ vào kinh. Nhà vua ra lệnh điều tra thêm. Trước những cực hình đau đớn, sức khỏe ngài suy giảm và ngài đã từ trần ngày 21/7/1838, trước khi bản án được thi hành. Dầu vậy, lý hình vẫn đem xác ngài ra pháp trường để xử trảm. Thi hài được giáo dân chôn ngay tại chỗ, ít ngày sau được bí mật dời về Bùi Chu. Thủ cấp Ðức Cha bị treo ba ngày cho dân chúng coi, rồi bỏ vào giỏ cột sẵn một tảng đá ném xuống sông. Ba tháng sau một ngư phủ Công Giáo vớt được thủ cấp vị tử đạo còn nguyên vẹn, đúng vào ngày lễ các Thánh.
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ðức Cha Ignatiô lên bậc Chân Phước ngày 27/5/1900.
Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988.
Sưu tầm
st1\\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0mm 5.4pt 0mm 5.4pt; mso-para-margin:0mm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:VNI-Times; mso-fareast-font-family:Calibri;}