24/07/2021
1229

Thách Đố Mỗi Ngày Già Đi

Cha Karl Rahner

 

Tuổi già là một thách đố đặc biệt trong cuộc đời Kitô hữu. Đời sống con người được điều khiển bởi những gì thuộc con người và do đó bởi những gì thuộc Kitô hữu, thì không phải là những chuỗi giai đoạn chỉ khác nhau trong những đặc tính sinh học và sinh lý. Sự khác biệt sinh học, dễ thấy được, thâm nhập hữu thể người trong mọi chiều kích. Trình bày bằng từ ngữ thần học và triết học, sâu xa hơn, mối liên kết này cũng có thể được nhận ra bằng con đường vòng khác: vì hữu thể người như một tinh thần tự do, hữu hạn trong thời gian, có một lịch sử, có giai đoạn trưởng thành và kết thúc với tuổi già cá nhân, và do đó thực tại cơ bản sinh học, vốn liên quan đến tuổi già này (tuổi già đã hàm ẩn một cách tích cực và ngay từ đầu đời), làm nên tuổi già.

Chúng ta chưa đề cập sự việc này bây giờ. Ngày xưa, xã hội người (từ nền văn hoá sơ khai đến phát triển cao) bằng những luật lệ căn bản, vinh thưởng tuổi già một vai trò riêng, phân biệt với những người khác. Người ta nhìn nhận, ở bình diện xã hội, tính độc đáo của tuổi già Kitô hữu và nhân văn.

Xin trưng dẫn, đã có hội đồng những bô lão khôn ngoan, mức tuổi tối thiểu để được đảm nhận những nhiệm vụ cao cấp, những phong tục xã hội tôn trọng những người tuổi cao hơn, một ghế danh dự, một trang phục đặc biệt, hội đồng các cụ trưởng thượng là những người lưu giữ truyền thống, lưu giữ luật lệ, đảm trách toà công lý và kiểm toán các nguồn ‘của cải’… Ngày nay, kinh nghiệm và việc tiếp tục thêm kinh nghiệm về những người già cả, không phải không hàm hồ, và những cụ già thấy mình bị dồn vào một phía, như những người trong các trại dưỡng lão. Có kẻ nói người già như là gánh nặng xã hội. Có giới hạn tuổi cho một số chức vị xã hội (ngay cả quyền các Hồng y bầu chọn Giáo hoàng).

Ngược lại, nhiều nhóm những người già đã tạo nên điều gì đó như ‘nhóm áp lực’ trong chính trị, qua những cố gắng riêng của họ, hay đơn giản vì cấu trúc của kim tự tháp tuổi, đặt tầm quan trọng hơn trên đỉnh, và chúng ta phản kháng… Một cách sâu xa, giản dị là nhiều điều trong xã hội đã thay đổi, và những tương quan với tuổi già, qua sự kiện, so tỷ lệ, dân số người già đông hơn trước nhiều, thì con số người già gia tăng, giá trị hiếm có của họ bị đánh mất, chức năng tuổi già trong xã hội không giống như trong quá khứ.

Dẫu sao tuổi già có những đặc tính riêng (vừa là cái riêng, vừa là gánh nặng) mà các giai đoạn cuộc đời khác không có. Văn chương khôn ngoan của Kinh Thánh, từ lâu trước, chỉ ra rằng con người có thể trưởng thành và đạt được trưởng thành nhiều năm trước tuổi. Nhưng nếu có người hiểu khẳng định lạc quan như thế (như một quan sát tổng quát) về một người trẻ, là người trẻ về tâm lý, và không chỉ trưởng thành trước nhiều năm (tuổi nội tâm phát triển nhanh)… Một khẳng định như thế, nói cho sít sao, chỉ có thể ca ngợi sự kiện thuận lợi tuổi trẻ đã chu toàn và làm trọn giai đoạn cuộc đời mình một cách gương mẫu. Nhưng ta không thể nghiêm chỉnh bảo lưu rằng bạn trẻ ấy, trên chiến trường cuộc đời, gặt hái sớm nhiều năm, kết quả người khác thực sự có thể gieo và chỉ thu hoạch trong môi trường già cả.

Tuổi già là ân huệ, vừa là sứ mạng vừa là nguy cơ, mà không phải ai cũng được, đúng như, theo tư tưởng Kitô giáo, có những khả thể khác và những tình huống được kể như ân huệ được ban cho một số người nhưng lại không được ban cho một số khác. Điều đó phải được thấy và được chấp nhận một phần thuộc ‘ý Thiên Chúa’. Liên quan vấn đề này, chúng ta không dễ dàng lấy làm an ủi theo ý tưởng rất sai lầm là tuổi già, như nhiều tình huống khác trong đời, là một tình huống đơn giản ngoại tại, không kết thúc trong chuỗi quyết định của cuộc đời, nhưng một cách đơn giản như một tấm áo, nhờ đó con người đóng một vai trong sân khấu cuộc đời, nằm bên ngoài chính mình, mà đơn giản người ấy buông bỏ khi chết. Tuổi già không phải là kết thúc, ngay cả không là biến đổi, trong tính chất chung cuộc của cá nhân, mà chúng ta gọi là cuộc sống vĩnh cửu. Ý kiến tuổi già ‘như một tấm áo’ (chỉ là đạo đức hời hợt) không làm cho lịch sử đời người thực sự nghiêm chỉnh. ‘Vĩnh cửu’ là sự chung cuộc (được biến đổi thành chung cuộc) của chính lịch sử. Dù một người chết yểu hay chết thọ, người ấy đem vận mạng nay còn mai mất của mình vào cái chung cuộc của mình, như thời gian nội tại của cái chết.

Như vậy sự việc mỗi ngày già đi là vấn đề thực sự nghiêm chỉnh. Đó là ân huệ, sứ mạng, và nguy cơ thất bại hoàn toàn. Đó là một phần của cuộc sống Kitô và con người (giống như mọi giai đoạn khác trong đời) có tầm quan trọng, là ‘một’ không thể thay thế. Một sự thật đặc biệt là tuổi già phải được hiểu, không phải đơn giản là cuộc đời đang vơi cạn đi, nhưng là đang đi tới ‘chung cuộc’, ngay cả thực tại ấy diễn ra dưới ảnh hưởng gây sững sờ của cái chết sinh học đến chậm. Dù gì, nói về tuổi già hay nói về cái chết, hơn kém, theo tư tưởng Kitô, cũng là một. Chúng ta trải qua cái chết không như sự bó tay y tế nhưng như một cuộc sống dài rộng thăm thẳm, với tất cả những viễn tượng mới… Nhưng chúng ta chưa thể đề cập điều nào ở đây…


Giám mục Gioan chuyển ngữ


Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...