13/09/2019
839
Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN - C
Lời Chúa: Xh 32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32
MỤC LỤC
1. Thiên Chúa luôn tha thứ - Dã Quỳ
2. Trong Thiên Chúa không ai bị loại trừ
3. Chiêm ngắm Tình Yêu Chúa Cha: Trái tim ta mở ra
4. Niềm nở tiếp đón người tội lỗi
5. Hãy bao dung như người cha - Huệ Minh
6. Người con phung phá
7. Sựtha thứcủa Thiên Chúa.
8. Lòng Chúa xót thương
9. Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái
10. Hòa giải là từngữmới của tha thứ– An Phong
11. Thiên Chúa là Đấng thương xót và hay tha thứ.
12. Suy Niệm của Lm. Anthony Trung Thành
13. Lòng bao dung của Thiên Chúa
14. Đấng nhân từ
15. Nụhôn nồng nàn tình thương xót
16. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
17. Phục hồi phẩm chất cao đẹp
18. Mất – Tìm – Mừng
19. Cha anh chạy ra gặp anh
20. Thiên Chúa yêu thương và đợi chờ
21. Mất mát - Lm. Vũ Đình Tường
22. Thiên Chúa, Đấng Nhân Hậu
23. Hối cải – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
24. Lòng Chúa xót thương – Lm Jos. TạDuy Tuyền
25. Sống chữ nhẫn - Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
26. Nắm tay Cha - Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
27. Suy niệm của ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
28. Tin Mừng của Lòng Thương Xót Chúa
29. Suy niệm của Lm Gioan Nguyễn Văn Ty
30. Mất và được - Lm. Vũ Xuân Hạnh
31. Tìm về– Lm. Antôn Nguyễn Văn Tiếng
32. Xin chung vui với tôi
33. Người cha
34. Tuyệt đỉnh của yêu thương – Thiên Phúc
35. Cây táo và miếng vải trắng
36. Thương xót – Veritas
37. Quan trọng - McCarthy
38. Tấm lòng người cha
39. Niềm vui san sẻ– Achille Degeest
40. Người cha sẽlàm bất cứđiều gì cho chúng ta
41. Lạc mất - McCarthy
42. Tha thứ
43. Suy niệm của JKN
44. Tình thương vô biên
45. Mầu nhiệm Thánh thiện và tội lỗi
46. Cao vời khôn ví - JM. Lam Thy ĐVD.
47. Một người cha có hai con trai – André Sève
48. Chứng từcủa lòng sám hối
49. Huyền nhiệm yêu thương - Trầm Thiên Thu
50. Nhân lành
51. Thương người
52. Nhân hậu
53. Tiếng khóc
54. Giá trị
55. Tạo vật được yêu thương
56. Bởi vì chúng nó là con của tôi!
57. Chúa Nhật 24 Thường Niên
58. Suy niệm của Gier. Nguyễn Văn Nội
59. “Tôi đã tìm thấy con chiên lạc”
60. Người con cả là chúng ta.
61. Niềm vui khi tìm gặp lại
62. Lạc lối - Lm Bùi Quang Tuấn
63. Thiên Chúa từbi – NhưHạ
64. Linh mục là tôi tớcủa đàn chiên
65. Chúa Nhật 24 Thường Niên
66. Khoan dung - Antôn Bảo Lộc
67. Đức Giêsu đi tìm con chiên lạc
68. Chúa Nhật 24 Thường Niên
69. Thà yêu lầm còn hơn bỏsót
70. Mọi sự của Cha đều là của con
71. Suy niệm của Lm Trần Bình Trọng
72. Hãy chia vui với tôi – G. Nguyễn Cao Luật
73. Đã mất mà lại tìm thấy
74. Đón nhận - Trao ban lòng thương xót
75. Suy niệm của Lm FX. VũPhan Long
76. Chú giải mục vụcủa Hugues Cousin.
77. Chú giải của Noel Quesson.
78. Chú giải của R. Gutzwiller
79. Chú giải của Fiches Dominicales
80. Chú giải của William Barclay.
81. Suy niệm của Lm. Giuse ĐỗĐức Trí
82. "Hãy chia vui với tôi" – Lm Giuse Nguyễn Hữu An
83. Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
84. Dụngôn người con hoang đàng
85. Bài học vềlòng xót thương – Lm. Anmai
86. Đức Giêsu là hiện thân của Chúa Cha – Quốc Văn
87. Ai là con thực sự? Ai là người làm công?
88. Thiên Chúa giầu lòng thương xót
89. Quyết tâm trởvề
90. Suy niệm của Vincente Nguyễn Trọng Đại
91. Anh em còn nợ…- ĐỗLực
92. Yêu thương, tha thứlà bản chất của Thiên Chúa
93. Dụngôn – Lm. VũĐình Tường
 
1. Thiên Chúa luôn tha thứ - Dã QuỳAi trong chúng ta cũng mong muốn mình hoàn hảo, không sai lỗi... Chúng ta cố gắng sống tốt lành, hòa hợp với những người xung quanh, yêu mến Chúa và tha nhân. Nhưng với thân phận yếu hèn của kiếp người, càng cố gắng, ta càng hay lỗi phạm như lời thánh Phaolô nói "Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm."(Rm 7,19) Và ngài khẳng định là "Do tội vẫn ở trong tôi." Vâng, tất cả chúng ta là người tội lỗi, nhiều hay ít, chúng ta đều là tội nhân trước mặt Chúa. Thế nhưng, Chúa Giêsu- khuôn mặt của Thiên Chúa lại được nói đến như "Một người đón tiếp phường tội lỗi." Chính vì thế, chúng ta tin tưởng vào Lòng Xót Thương Tha Thứ của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu vén mở cho ta thấy qua ba dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay.
- Xót Thương nên hết lòng tìm kiếm. Sự tính toán của Thiên Chúa khác với chúng ta. Chúng ta luôn để ý tới số lượng. Còn Thiên Chúa, Ngài tính "Một" bằng "Chín mươi chín". Mỗi người chúng ta có một giá trị cao quí. Đây là mầu nhiệm về sự tôn trọng của Thiên Chúa với mỗi người trong chúng ta. Chúa yêu chúng ta cách cá nhân và riêng biệt. Thế nên, chiên lạc mất, Người luôn nghĩ tới, lo lắng, đi tìm...cho bằng được. Đứa con thứ bỏ nhà ra đi, Người trông ngóng từng giây chờ nó trở về. Chúng ta có một Thiên Chúa không ngừng nghĩ đến những con cái sai lầm, lạc lối. Một Thiên Chúa yêu thương những đứa con không yêu Ngài. Một Thiên Chúa luôn lên đường tìm kiếm "Những con chiên bị mất" và vui mừng khi tìm thấy.
Mục tử hạnh phúc khi tìm thấy chiên "Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai." Một hình ảnh kỳ diệu chúng ta được chiêm ngắm. Mục tử cười rạng rỡ, hoan hỉ và vui mừng. Đó là Thiên Chúa mà Chúa Giêsu giới thiệu với chúng ta. Và qua chính Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến, ở cùng chúng ta như vậy. Người đón tiếp, tìm kiếm những người tội lỗi. Vì thế, Thiên Chúa không ở yên chờ đợi nhưng lên đường tìm kiếm. Chúng ta là con, ta không bị bỏ rơi, lòng thương xót của Thiên Chúa luôn bao phủ chúng ta, tìm kiếm khi ta lạc lối và ôm ấp, dẫn chúng ta về. Niềm vui của Thiên Chúa là tìm thấy những con cái bị lạc mất và tha thứ cho chúng tất cả lỗi lầm.
- Xót Thương nên hết lòng Tha Thứ.Thật quan trọng đối với Thiên Chúa khi chỉ một người sám hối mà cả Nước Trời vui mừng. "Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn." Vậy ta hãy can đảm đến với Thiên Chúa, xin lỗi Ngài về các tội của ta vì Ngài luôn sẵn lòng tha thứ cho chúng ta.Thiên Chúa không bao giờ rời bỏ chúng ta. Dẫu cho ta có tội lỗi thế nào, Thiên Chúa nhìn con tim của ta, Người nhìn vào sâu thẳm hồn ta khi ta thực lòng nhận mình sai lỗi và xin tha thứ.
Thiên Chúa, Đấng rất mực xót thương, Người luôn tha thứ cho tất cả những ai đến van xin Người. Sự tha thứ của Thiên Chúa không có giới hạn, vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, dù cho ta có trở về vì quá đói khổ chứ chưa phải là vì yêu thương cha như người con thứ. Thế nhưng, Thiên Chúa- Cha nhân lành chỉ cần ta biết nhận ra sai lỗi của mình và trở về. Người trông ngóng và đón chờ để tha thứ, để bao phủ ta bằng lòng xót thương "Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để." Dù tội lỗi có ngập tràn cũng không ngăn cản được tình yêu, lòng xót thương tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta và mãi nhận ta là con cái của Ngài. 
- Xót Thương nên phục hồi địa vị là con. Thiên Chúa đã tác tạo nên chúng ta với một phẩm giá cao quí, nhưng vì những vết nhơ tội lỗi, ta đã làm hoen ố phẩm giá của mình.Vậy hãy gượng đứng dậy, cất bước, lên đường trở về với Chúa vì Người luôn đang chờ đợi chúng ta. Người không màng tới tội lỗi của ta, cho dù ta có xưng thú, nhưng Người chẳng để ta nói hết câu, vì Người biết tất cả, biết tận cõi lòng ta chân thành sám hối hay không. Và với cung cách hành xử đầy lòng thương xót của Thiên Chúa, Người sẽ phục hồi cho chúng ta phẩm giá là con (x. Lc 15,22-24). Bởi vì, không có gì mạnh mẽ hơn lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chúng ta là những tội nhân mà Thiên Chúa như người mục tử bỏ chín mươi chín chiên ngoan, đi tìm một chiên lạc; như người cha nhân lành đã chạy ra ôm lấy và thứ tha tất cả cho đứa con đi hoang và cả người con ở nhà; và như người phụ nữ "thắp đèn","quét nhà", "moi móc tìm cho kỳ được". Xin cho chúng ta cũng được ở dưới ánh đèn tình yêu của Chúa để Người thấy ta, đem ta về với Người. Chúng ta tin tưởng vào lời khẳng định của Chúa Giêsu "Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." Vậy ta hãy khiêm tốn trở về với Chúa và khẩn cầu "Lạy Chúa, xin thương xót chúng con". Chúng ta hãy đến với Chúa trong Bí tích Hòa Giải, Người luôn chờ đợi để tha thứ tất cả những lỗi lầm của ta và để yêu thương ta. Qua Bí tích Hòa Giải, Chúa nắm lấy chúng ta, ôm chúng ta vào lòng và đổ tràn lòng thương xót của Người cho chúng ta. Sự trở về và được tha thứ là một niềm vui đối với chúng ta, nhưng còn là niềm vui mừng lớn lao hơn đối với Thiên Chúa và cả Nước Trời.
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, hơn bao giờ hết, mỗi người Kitô hữu chúng ta được mời gọi thực lòng trở về với Chúa vì Người đang tìm ta, trông chờ ta. Chúng ta hãy sống tâm tình của người con, luôn tin tưởng vào tình yêu và lòng bao dung tha thứ của Cha. Cha chúng ta là Thiên Chúa Tình yêu và chúng ta là con cái của Người. Vậy Chúa cũng mong chúng ta cộng tác với Người trong sứ mạng tìm kiếm anh em lạc đường và dẫn họ trở về với Chúa. Vì còn biết bao anh chị em đang lầm lạc, đi xa; đang đau khổ, đói nghèo tình yêu Chúa mà không biết lối quay trở về. Nhiều người còn đang sống trong thù hận, ghen tương, đố kỵ và ích kỷ với anh em mình dù chẳng xa đàn chiên. Thái độ và cách đối xử đó không phải là của những người con cùng một Cha, và không phải là lối sống của Kitô hữu. Vậy chúng ta hãy trở về với Chúa Cha Nhân Từ, ăn năn sám hối, cầu xin Người tha thứ và đổ tràn lòng xót thương trên chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu- Dung Nhan Lòng Thương Xót của Thiên Chúa Cha, xin giúp chúng con biết tín thác vào lòng Chúa xót thương mà can đảm nhìn nhận tội lỗi và trở về với Chúa để được tha thứ và được sống trong vòng tay, trong mái nhà của Chúa Cha Nhân Hậu. Amen.

2. Trong Thiên Chúa không ai bị loại trừ(Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 03 tháng 05 năm 2016)
Câu chuyện trong Tin Mừng mở đầu bằng một sự đối nghịch, một đàng các người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người, đàng khác các là các luật sĩ và các kinh sư nghi ngờ tránh xa Chúa vì thái độ hành xử của Người. Họ tránh xa bởi vì Chúa Giêsu tới gần những người tội lỗi. Những người này kiêu căng, họ tin mình là những người công chính, những người tuân giữ luật Môse một cách nhiệm nhặt.
Dụ ngôn trong Tin Mừng xoay quanh ba nhân vật: mục tử, con chiên lạc và số còn lại của đàng chiên. Nhưng chỉ có mục tử là người hành động, chứ không phải các con chiên. Như vậy, mục tử là nhân vật chính và điểm nhấn là những hành động nơi người mục tử này. Dụ ngôn được dẫn nhập bằng một câu hỏi: “Ai trong các ngươi, nếu có một trăm con chiên và mất một con, lại không bỏ chín mươi chín con trong sa mạc và đi tìm con chiên lạc, cho tới khi tìm ra nó?” Đây là một mâu thuẫn dẫn đưa tới chỗ nghi ngờ hành động của người mục tử: có khôn ngoan không khi bỏ chín mươi chín con chiên để đi tìm một con chiên lạc như vậy? Còn hơn nữa bỏ chúng không phải trong một chuồng chiên mà trong sa mạc? Theo truyền thống Kinh thánh, sa mạc là nơi của chết chóc, khó mà tìm ra nước và thực phẩm, không có chỗ trú ngụ và bị bỏ rôi cho thú dữ và tôm cướp. chín mươi chín con chiên để lại sẽ không được bảo vệ? Tuy nhiên, sự mâu thuẫn tiếp tục khi nói rằng người mục tử, sau khi tìm thấy con chiên, vác nó lên vai, về nhà, gọi bạn bè và hàng xóm láng giềng tới chung vui. Dường như người mục tử không trở vào trong sa mạc để dẫn chín mươi chín con chiên trở về đàng! Duy chỉ hướng đến con chiên đi lạc, xem ra người mục tử quên chín mươi chín con chiên kia. Nhưng thật ra không phải vậy!
Giáo huấn của Chua Giêsu muốn dạy cho chúng ta, đó là không có con chiên nào bị hư mất. Chúa không chịu để một ai phải hư mất dù chỉ một người nhỏ bé nhất. Hoạt động của Thiên Chúa là hoạt động của người đi tìm các con cái bị mất để rồi vui mừng với tất cả vì tìm lại được họ. Đây là một ước muốn không thể nào kìm hãm được: chín mươi chín con chiên có thể kéo chân người mục tử lại, và giữ ông trong chồng chiên. Ông có thể lý luận như sau: tôi có chín mươi chín con chiên mất một con thì chẳng có gì là quá đáng! Nhưng không! Người mục tử đi tìm con chiên lạc ấy vì mỗi một con chiên đều rất quan trọng đối với ông, và con chiên đó là con chiên cần được giúp đỡ nhất, con chiên bị bỏ rơi nhất, bị gạt bỏ nhất và ông đi tìm nó.
Tất cả chúng ta đều cảm nhận lòng xót thương của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi là cách thức hành động của Thiên Chúa và Ngài tuyệt đối trung thành với lòng xót thương ấy. Không có gì và không có ai lấy đi khỏi Chúa ý muốn cưú rỗi của Ngài. Thiên Chúa không biết tới nền văn hóa lại bỏ của chúng ta ngày nay. Trong Thiên Chúa không có điều đó. Thiên Chúa không loại bỏ một người nào. Ngài yêu thương tất cả mọi người. Ngài tìm kiếm tất cả mọi người. Tất cả! Từng người một. Ngài không biết từ “loại bỏ người ta,” bởi vì Ngài là tất cả tình yêu và tất cả lòng thương xót.
Đàn chiên của Chúa luôn luôn tiến bước. Nó không chiếm hữu Chúa. Nó không thể nuôi ảo tưởng nhốt Ngài trong các lược đồ và chiến thuật của con người. Người mục tử ra đi để tìm thất con chiên bị lạc ở bất cứ nơi dâu. Như vậy người mục tử là chủ thể của hành động. Ngài muốn đến gặp gỡ chúng ta, chứ không phải chúng ta yêu sách muốn tìm thất Ngài. Không có cách nào khác có thể quy tụ đàn chiên nếu không theo con đường do lòng thương xót của người mục tử vạch ra.
Trong khi người mục tử tìm con chiên lạc, người mục tử mời gọi chín mươi chín con khác đến tham dự vào viẹc tái hiệp nhất đàn chiên. Khi đó không chỉ con chiên lạc được mang trên vai, mà tất cả sẽ theo mục tử trở về nhà để chung vui với các bạn bè và hàng xóm láng giềng.
Chúng ta phải năng suy tư dụ ngôn này, bởi vì trong cộng đoàn Kitô luôn luôn có ai đó thiếu và đã ra đi bỏ chỗ mình trống. Đôi khi điều này khiến nản lòng, và khiến cho chúng ta tin rằng một sự mất mát là điều không thể tránh được, một tật bệnh không có thuốc chữa. Và khi đó chúng ta có nguy cơ khép kín mình trong chuồng chiên, nơi sẽ không có mùi của chiên, nhưng mùi hôi của việc đóng kín. Và người kitô hữu không được phép đóng kín, vì chúng ta sẽ có mùi hôi của những gì đón kín. Không bao giờ! Chúng ta phải ra khỏi việc đóng kín nơi chính mình, trong các cộng đoàn nhỏ, trong giáo xứ.
Chúng ta đón kín mình khi thiếu lòng hăng say truyền giáo. Đóng kín mình khiến chúng ta không còn muốn đến gặp gỡ người khác. Trong nhãn quan của Chúa Giêsu, không có con chiên nào bị mất vĩnh viễn, nhưng chỉ có các con chiên cần tìm về. Chúng ta phải hiểu rõ điều này, đối với Thiên Chúa không có ai bị hư mất vĩnh viễn. Không bao giờ! Cho tới phút cuối cùng, Thiên Chúa vẫn tìm kiếm và cứu vớt. Chúng ta hãy nghĩ tới anh trộm lành. Trong Thiên Chúa không có ai bị hư mất vĩnh viễn, mà chỉ có các con chiên được tìm thấy.
Vì thế viễn tượng hoàn toàn năng động, rộng mở, khuyến khích và sáng tạo. Nó thúc đẩy chúng ta tìm bước đi trên một con đường của tình huynh đệ. Không có khoảng cách nào có thể giữ người mục tử ở xa và không có đàng chiên nào có thể khước từ một người anh em. Tìm ra người anh em đã mất là một niềm vui của chúng ta trong tư cách tham dự vào sứ mạng của Vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Và đó cũng là niềm vui của cả đàn chiên là cộng đoàn dân Thiên Chúa! Chúng ta tất cả đều là các con chiên được tìm lại và được quy tụ do lòng xót thương của Chúa, được mời gọi cùng Ngài thu thập thành đàn chiên. Amen.

3. Chiêm ngắm Tình Yêu Chúa Cha: Trái tim ta mở ra(Suy niệm của Lm. Đaminh Hương Quất)
Ngôi Lời Nhập Thể, đặc biệt trong sứ vụ công khai, Chúa Giêsu nổi bật dung mạo Thiên Chúa đầy yêu thương nhân từ. Tình yêu của Người quá kỳ lạ, quá lớn lao, thật khác thường. 
Chúa Giêsu chính là Hiện thân của Thiên Chúa Vô hình, Thiên Chúa tình yêu (Cl 1,15). Trái tim Chúa Giêsu dành yêu thương hết mọi người, đặc biệt người nghèo khổ, bệnh tật,  bọn thu thuế, đĩ điếm… nói chung họ thuộc thành phần tội lỗi, thuộc đối tượng cảnh giác, bị tôn giáo gạt lề.  Do đó họ bị xã hội Do Thái ghét ra mặt, khinh khi ra mặt, tẩy chay ra mặt; tệ hơn còn ra luật vạ tuyệt thông: cấm tiếp xúc, ai tiếp xúc đều lây tội. 
Một người Do Thái giáo đạo đức thời Chúa Giêsu không bao giờ nói chuyện, tiếp xúc chứ đừng nói chuyện ăn chung bàn với người mà họ cho là quân tội lỗi.
Khi còn tại thế, nhiều người Do Thái công nhận Chúa Giêsu là bậc thầy, là sư phụ không chỉ uyên thâm Lời Chúa, giảng dạy như Đấng có uy quyền mà còn là nhà đạo đức số một.
Chúa Giêsu nhà đạo đức số một, ấy thế mà!…
Người ta bắt đầu nghi ngờ về đạo đức của Chúa Giêsu, nhất là nhóm Biệt phái- luật sĩ là những bậc thầy đạo đức của người Do Thái, khi thấy Chúa Giêsu đối xử tử tế, nhân hậu với người tội lỗi như người bình thường, xem ra còn ưu ái hơn người bình thường. Khó chịu nhất cảnh Người trò chuyện thân tình, đồng bàn ăn với họ.
Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca  cho thấy phản ứng khó chịu, thái độ nghi ngờ đạo đức Chúa Giêsu của  nhóm Biệt phái luật sĩ. Họ xầm xì: nếu Thầy Giêsu đạo đức tại sao ngài  đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ăn uống với chúng?.
(Ở đây ta lại đụng phải thành kiến vững chắc, cố chấp của họ. Nhất định cho mình đúng, cái gì không như mình nghĩ là sai. Xét cho cùng đấy là thái độ kiêu ngạo. Chính trong thái độ không chịu sám hối- thay đổi lối nhìn ấy mà người Do Thái chưa nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Messia)
Để trả lời nghi vấn của họ, Chúa Giêsu kể ba dụ ngôn: con chiên lạc, đồng tiền mất và đứa con hoang đàng.
Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi, tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
Mặt khác, Chúa Giêsu cho thấy rõ giá trị Tin Mừng của một người tội lỗi biết ăn năn sám hối trở về với Chúa.
Như người Mục tử tìm được chiên lạc, như người đàn bà tìm được đồng tiền mất, như người cha tìm được đứa con hoang- họ đã không vui một mình, niềm vui quá lớn không thể vui một mình, đòi hỏi cần phải có người chia sẻ, phải mở tiệc ăn mừng- Họ đã rủ người khác đến chia sẻ niềm vui:
Người Mục tử tìm được chiên lạc: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc…
Người Đàn bà tìm được đồng tiền: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất…
Người Cha khi thấy con trở về nhà: Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình”
Cha chúng ta trên trời của cũng thể, một người tội lỗi có nguy có mất ơn cứu độ sám hối trở về Nhà Cha không chỉ có mình Thiên Chúa vui mà cả triều thần thiên quốc mừng vui. “Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải…Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.”
Tất cả là hình ảnh để diễn tả Tình yêu của Thiên Chúa, một Tình yêu quá tuyệt vời, mà bất cứ ai trong chúng ta một khi đã chạm đến Tình yêu ấy, một lần gặp gỡ có kinh nghiệm về Tình yêu ấy không thể thờ ơ, không thể không trở về với Cha.
Nói rõ hơn, Chúa không chỉ xót xa khi thấy những người con yêu dấu của Ngài phạm tội, mà còn tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu một con chiên lạc, một người tội lỗi Chúa không nản chí vì bất kỳ lý do nào, không mệt nhọc hoặc hiểm nguy. Ngài dùng mọi cách để đánh động, để báo động tình trạng tội lỗi của mình, Ngài luôn nói với ta qua tiếng lương tâm (bởi thế khi phạm tội, nhất là tội trọng lương tâm ta bất an), nếu ai đó lương tâm khô khan hơn, Ngài đánh động chúng ta mạnh hơn, chẳng hạn qua một biến cố tai nạn, qua biến cố đau thương nào đó….
Đặc biệt trong Giáo hội và qua Giáo hội Tông truyền, Thiên Chúa luôn đồng hành, hằng ngày nói với chúng ta qua Lời Chúa; gia tăng ân sủng qua các Bí tích để ta có thêm, có dư đủ sức mạnh chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ- thế gian và xác thịt.
Đến hết cách mà chúng ta nhân danh tự do từ chối lòng Thương xót của Chúa thì Chúa cũng đành… bó tay. Bởi Ngài không thể và không bao giờ xâm phạm tự do mà Ngài đã đặc ban cho con người- thụ tạo được dựng nên giống Hình Ảnh Chúa. Đấy là lúc ta chạm ngưỡng tội phạm Chúa Thánh Thần, điều mà Chúa cảnh báo: “mọi tội, kể cả tội phạm thượng cũng sẽ được tha cho con người, chứ tội phạm đến Cha Thánh Thần sẽ chẳng được tha” (Mt 12,31). Tội phạm Thánh Thần là gạt bỏ ơn tha thứ của Thiên Chúa, cố tình chai lì sống tội lỗi, không chịu sám hối trở.
Nói cách khác, trực diện trước Tình yêu của Chúa Cha trong Chúa Con nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, trái tim của mỗi chúng ta không thể không mở ra, không thể không sinh ra hoa trái hiệp thông và bác ái. 
Ở đây ta không nói về chiên lạc, đồng tiền mất, hay đứa con hoang trở về mà nói về Người Mục tử mất chiến- người đàn bà mất đồng tiền- người cha mất con.
Nghĩa là ta nói về Cha trên trời của chúng ta, chiêm ngắm về Tình yêu giàu lòng Thương xót của Cha chúng ta dành cho mỗi ta, cho cả nhân loại, đặc biệt dành cho những người tội lỗi biết sám hối trở về. Điều mà chúng ta đáng học- đáng noi theo hơn cả nơi các dụ ngôn này là Tình yêu thương của Người Cha của chúng ta. 
Đấy là điều Chúa Giêsu muốn khi Ngài kêu mời: “Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ”;
Đấy là điều Chúa Giêsu muốn khi Người công khai đòi hỏi môn đệ học theo Ngài: “hãy học nơi Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”.
Đấy là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta khi khẩn nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời… Xin Cha tha tội chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”
Đấy là điều Chúa Giêsu muốn, trước khi ra đi chịu chết đã trăn trối giơi răn mới yêu thương làm nền tảng, thuộc bản chất cho Kitô giáo: “các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con”.   
Nghĩa là con của Thiên Chúa được gọi là Tình yêu; mang danh Kitô hữu- có Chúa Giêsu hiện diện nơi mình chúng ta phải là những Sứ giả của Tình yêu Thiên Chúa; là hiện thân của Tin Mừng cứu độ là Chúa Giêsu.
Đánh mất Tình yêu, chúng ta đánh mất quyền làm con Chúa, không còn Kitô hữu đích thực nữa. Thực tế biến chất, mất chất ‘Kitô hữu’ mà vẫn mang danh Kitô hữu, nguy hiểm cho ta và cho xã hội. Sự hiện diện của ta chẳng khác gì cáo đội lốt chiên; chẳng khác gì, miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm… 
 Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đã bước vào trong những tháng cuối cùng. Vậy ta đã sống và Loan báo Lòng Chúa Thương xót chưa? Đôi khi đơn giản là nụ cười cảm thông, lời nói trân trọng dễ nghe, lời cầu nguyện cho những người mình....dễ ghét....
Bài Tin mừng hôm nay có thể coi là một trong những bài Tin Mừng làm nổi bật Lòng Thương Xót của Cha trời. Chiêm ngắm Lòng Xót Thương của Thiên Chúa là Cha, liệu trái tim ta có mở ra, có Thương xót như Cha không? 
Là Sứ giả Tình yêu, vậy chúng ta phải yêu thế nào?
Thánh Phaolô về Tình yêu Kitô giáo: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc; không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù; không mùng khi thấy sự gian ác,nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả , tin tưởng tất cả; hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 4-7)
Lời thánh Phaolô  trên, có thể nói  như bản ‘xét mình’ về Giới răn yêu thương.
Lạy Chúa xin cho chúng con luôn biết tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa, biết sam hối ăn năn, đổi mới cuộc sống để chúng con trở thành Sứ giả Tình yêu của Chúa giữa trần thế. Amen.

4. Niềm nở tiếp đón người tội lỗi(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Ngày 13/05/1981 giữa lúc hàng chục ngàn người chen chúc nhau tại công trường Thánh Phêrô để đón Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên làm mọi người đứng tim, Đức Thánh Cha đã ngã gục trên chiếc xe mui trần, máu vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại: một vị Giáo hoàng bị mưu sát. Ali Agca, hung thủ tội ác, bị bắt ngay tại chỗ. Người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ này bị giam tại nhà tù Rebibbia ở Rôma, cả thế giới kinh hoàng về tội ác tầy trời này. Năm 1984, thế giới còn kinh ngạc hơn nữa: Đấng bị thảm sát đã đến nói chuyện với kẻ sát hại mình. Không ai biết hai bên nói gì. Nhưng người ta rất cảm động thấy Đức Thánh Cha bắt tay Ali Agca với nụ cười rất trìu mến.
Đây là hình ảnh sống động nhất về tình yêu Đức Giêsu niềm nở đón tiếp các tội nhân. Đức Thánh Cha, vị đại diện Đức Giêsu, bị bắn gục, vẫn tỏ lòng rất nhân từ đối với kẻ tội ác. Ali đã nhập vào đoàn hành hương của đoàn chiên hiền lành đang vui mừng chào đón chủ chiên đến thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng tinh thần đoàn chiên bằng lời hằng sống. Ali như con chiên ghẻ, như đứa con phung phá, xô đến giết chủ chiên, giết cha mình, nhưng người cha hiền, người mục tử nhân hậu đã sẵn sàng liều chết đến cứu đứa con hư, sẵn sàng tha thứ, hòa giải và vui mừng ôm lấy đứa con trở về.
Bài Tin Mừng nói lên tình yêu của Đức Giêsu đối với những người tội lỗi qua ba dụ ngôn: Chiên lạc, đồng tiền mất và đứa con đi hoang. Mỗi dụ ngôn diễn tả một sắc thái đậm tình sâu thẵm.
1- Dụ ngôn chiên lạc: Ông chủ có 100 con chiên, chỉ lạc một con giữa cảnh bao la rừng núi, biết đâu mà tìm, thế mà với đôi chân trần đạp trên sỏi đá, gai gốc, ông đã chạy lang thang khắp nơi để tìm con chiên lạc. Một con sánh với 99 con còn lại thì chỉ như số không, không đáng gì, đâu có làm ông nghèo đi chút nào! Việc làm của ông chứng tỏ hùng hồn rằng: Bất cứ giá nào, ông cũng không để mất, dù một con. Một con được ông cho giá trị như 99 con. Nó giống như Đại tướng bất cứ giá nào cũng không để chết đi một người lính quèn, một người lính được coi như cả một đoàn quân. Chết một tên lính gác, có thể chết cả đoàn quân.
Đức Giêsu như chủ chiên, mỗi người dù chẳng đáng gì, nhưng đều được Người thương yêu đặc biệt nhưng không. Người cứu độ từng người với bất cứ giá nào. Người thương một người tội lỗi như yêu tất cả các thánh. Người đánh giá mạng sống mỗi người hơn tất cả lời lãi thế gian. Vì thế, “cả triều thần thiên quốc, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Đức Giêsu còn đặc biệt tôn trọng từng người tội lỗi: Người ăn uống với họ, tọa đàm với họ và còn vui mừng vác họ lên vai.
Thực ra, tình yêu Thiên Chúa đối với con người không thể so sánh với bất cứ dụ ngôn nào được. Chủ với chiên cũng chỉ là loại thụ tạo, còn Thiên Chúa với con người cách xa nhau vô cùng. Thiên Chúa là Đấng tạo hóa, con người là thụ tạo. Thiên Chúa thánh thiện cao sang vô cùng, con người tội lỗi và thấp hèn như bùn đất. Thế mà, Thiên Chúa đã bỏ trời vinh quang xuống thế chịu chết, cứu vớt con người. “Tình yêu của Thiên Chúa đối với tội nhân không ai hiểu thấu”.
2-  Dụ ngôn “Người phụ nữ có mười đồng bạc, chẳng may đánh mất một đồng”. Chúng ta tiếp tục chiêm ngưỡng một khía cạnh khác của tình yêu Thiên Chúa đối với tội nhân. Ở dụ ngôn chiên lạc, con số 1 cực kỳ nhỏ mọn so với số 99 cực kỳ lớn lao. Còn ở đây 1 so với 10 khá quan trọng. Nếu gói gọn cuộc đời của bà vào 10 đồng: Mất 1 đồng là mất sống một ngày, chỉ còn sống chín ngày. Vậy mất một đồng là một thiệt hại lớn đến chừng nào! Thiên Chúa mất đi một linh hồn là Thiên Chúa mất đi một ngày sống, chỉ còn chín ngày nữa thôi. Dụ ngôn nói lên sự khẩn thiết của con người được sống trong tình yêu thương Thiên Chúa. Thiên Chúa coi con người thiết yếu cho sự hiện diện tình thương của Thiên Chúa, giáo lý dạy: Con người không thêm gì cho vinh quang và hạnh phúc nội tại của Thiên Chúa. Nhưng theo dụ ngôn này, mỗi người chiếm một địa vị thiết yếu trong tình yêu của Thiên Chúa đến chừng nào! Nếu không có bệnh nhân, thì đâu có thầy thuốc. Nếu không có tội nhân, thì đâu có tình thương cứu độ nữa. Một kẻ tội lỗi như Phaolô trở lại, quan trọng đến chừng nào cho Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã tâm sự với môn đệ Timôthêu rằng: “Trước kia, cha đã từng nói phạm thượng, ngược đãi và lăng nhục Người. Thế mà Đức Giêsu Kitô đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà người thứ nhất là cha. Sở dĩ cha được thương xót là vì Đức Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng khoan dung của Người, trước hết nơi cha, mà đặt cha làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời”. “Ôi tội Adam cần thiết thay để Thiên Chúa ban Đấng Cứu độ trần gian”
3- Dụ ngôn: Một người kia có hai con trai, nói lên tình yêu Thiên Chúa càng tuyệt diệu hơn nữa đối với người tội lỗi. Người cha có hai con trai: một đứa đi hoang, một đứa ở nhà chẳng coi cha ra gì, lại ghen ghét giận dữ cha và muốn đứa em chết đi. Thế là người cha kể như mất cả hai con. Ông sẽ bị rêu rao là kẻ bạc phước, neo đơn, cô độc, tuyệt tự. Ông không còn được ai gọi là cha nữa.
Nếu xếp cả nhân loại vào hai hạng đứa con đó, thì Thiên Chúa không còn ai để ca tụng Thiên Chúa là Cha nữa, vì “nơi cõi chết, ai nhớ đến Người; chốn âm ty, ai sẽ chúc tụng Người (Tv. 6,6). Hơn nữa, quỷ sẽ rêu rao xỉ nhục Người như Môsê đã nói với Chúa rằng: “Chúa đã đưa dân này ra khỏi Ai Cập … mà lại tiêu diệt chúng … thì Ai Cập sẽ rêu rao rằng: Chúa đã manh tâm đưa chúng ra đi để giết chúng nơi sơn cước và tận diệt chúng khỏi mặt đất” (Xh. 7, 12 Bài đọc II).
Không, không bao giờ, tình yêu của Thiên Chúa không cho phép xẩy ra như vậy, vì “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc. 20, 38). Thiên Chúa đã dựng nên và cứu độ con người để họ được sống vinh quang hạnh phúc muôn đời, để tình yêu Thiên Chúa được cả sáng.
Lạy Chúa, Chúa đã ban phúc cho chúng con nhưng không. Xin cho chúng con biết trao lại cho nhau nhưng không. Mạng sống của chúng con thiết yếu nhờ vào sự cứu độ của người khác, xin cho mọi người chúng con cứu độ nhau để chúng con được cứu độ và tôn vinh lòng thương xót của Chúa đến muôn đời.

5. Hãy bao dung như người cha - Huệ MinhTrang Tin Mừng vừa nghe là một trong những trang đẹp nhất của Tin Mừng. Có thể gọi đó là Tin Mừng của Tin Mừng. Vì chương 15 Tin Mừng Luca này được coi như bản tóm tắt tất cả Tin Mừng. Tin Mừng đó là Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa thực vô biên, dài, rộng, cao, sâu khôn lường, ta không thể nào hiểu thấu. Những bài sách thánh hôm nay hé mở cho ta mấy nét của lòng thương xót vô biên đó.
Thấy Chúa Giêsu gần gũi với những người thu thuế và tội lỗi, nhóm Pharisêu và kinh sư lên tiếng trách cứ Người. Bấy giờ Người đã dùng ba dụ ngôn để diễn tả lòng thương xót và niềm vui của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi ăn năn hối cải là: “Con chiên bị lạc”, “Đồng bạc bị đánh mất” và “Người Cha nhân hậu”. Hai dụ ngôn đầu nhấn mạnh đến thái độ của Thiên Chúa luôn đi tìm người tội lỗi. Dụ ngôn thứ ba nhấn mạnh đến thái độ khoan dung tha thứ và sẵn sàng đón nhận họ hồi tâm sám hối trở về
Thiên Chúa kêu gọi con người tội lỗi ăn năn trở về, lời kêu gọi đó luôn được nhắc đi nhắc lại trong Cựu ước và đã tiếp tục vang lên một cách mạnh mẽ trong Tân ước qua những lời giảng dạy, qua cuộc đời của Đức Giêsu nhất là qua cái chết của Người trên thập giá. Trang Tin Mừng hôm nay đó là tình thương tha thứ của Thiên Chúa, nhất là qua hình ảnh người cha nhân hậu.
Thật vậy, đây là hình ảnh của một tình yêu không biên giới và vô điều kiện của Thiên Chúa. Ngài là Cha và chúng ta là con. Làm con thì có quyền hưởng gia tài của cha. Thiên Chúa luôn tôn trọng quyền tự do của chúng ta nhưng đồng thời mỗi người chúng ta lại phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước mặt Ngài. Vì tôn trọng quyền tự do của con, người cha đã chia gia tài cho cậu út và để cho cậu ra đi. Nhưng tình yêu của người cha luôn đi theo cậu không ngơi, luôn mong chờ cậu trở về. Ngày ngày ông những nóng cùng trông. Cho tới một ngày kia, ông nhìn thấy bóng dáng cậu từ xa thất thểu lê lết từng bước chân. Thế là ông vội chạy về phía cậu, quên đi tuổi già sức yếu của mình, ông lại gạt bỏ khỏi lòng mình mọi đau buồn về lầm lỗi thất hiếu của cậu. Ông ráng chạy, chạy thật nhanh mà ôm lấy người con yêu dấu, đã chết mà nay lại sống. Rồi ông mở tiệc linh đình để ăn mừng.
Thiên Chúa đi tìm và kêu gọi kẻ có tội, Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi nó hối cải, hơn nữa Ngài còn vui mừng đón nhận nó khi trở về. Dụ ngôn người đàn bà tìm thấy đồng tiền mất, người chăn chiên tìm thấy con chiên lạc và ông bố gia đình đón nhận người con phung phá trở về, cả ba dụ ngôn đó chứng minh như vậy.
“Khi cậu còn ở xa, cha cậu đã trông thấy cậu”. Người cha đang chờ đợi. Ông không tự hỏi người con thứ của mình nói gì hoặc làm gì, ông chỉ nghĩ: “Nếu con ta xuất hiện nhỉ!”. Ngay khi ông thấy cậu, ông ôm cậu vào lòng, hết sức thương hại và yêu mến. Ông chạy lại (không cần phải làm đến như thế đâu!), ông hôn cậu tới tấp (nói cha tha thứ cho con không tốt hơn sao!), ông không lắng nghe những lời xin lỗi, ông quá vội vàng khi làm bùng lên niềm vui và ngày lễ hội. Nhanh lên, hãy đưa áo quần lại đây! Nhanh lên, hãy làm thịt bê béo! Con ta đã mất nay lại tìm thấy.
Người cha không những đã bày tỏ lòng thương yêu đối với người con thứ, đứa con đã đòi chia gia tài, rồi sau khi ra đi đã ăn tiêu hoang phí, khi trở về lúc nó còn đàng xa người cha đã nhận ra và lập tức chạy đến ôm chầm lấy, hôn lấy hôn để. Ông còn cho mở tiệc ăn mừng, vì điều quan trọng đối với ông là đứa con đã trở về. Đứa con của ông đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Người cha còn bày tỏ lòng nhân hậu với người con cả, đứa con hằng ngày vẫn ở bên cha mà hình như tâm hồn của nó đã đi hoang từ lâu. Nó kể công, nó phân bì, nó ghen tị rồi tức tối giận dỗi, nó muốn cắt đứt tình nghĩa huynh đệ không chấp nhận cho đứa em trở về và nó cũng đang cắt đứt luôn tình nghĩa phụ tử không chịu vào nhà, vì trong lòng của nó chưa bao giờ có tình thương. Sự chuyên cần trong công việc hằng ngày của nó xem ra vì thói quen hoặc vì bổn phận hơn là vì một mối tình. Nhưng người cha vẫn nhân hậu đầy yêu thương năn nỉ: “Này con, hằng ngày con vẫn ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con”.
Người con cả là một người con chí thú làm ăn ở nhà với cha, nhưng xem ra quan hệ với cha không được thân mật, thẳng thắn. Tuy ở nhà với cha nhưng lòng vẫn xa cách. Và kết quả là người con cả đã không hiểu và không chấp nhận nổi cách xử sự của cha đối với đứa em của anh vừa trở về. Do đó, thay vì nhập tiệc chia vui với cha và với em, người con cả đã dừng lại ở cửa, tự mình đứng ở thể tách biệt với gia đình sum họp.
Người con cả ở đây tiêu biểu cho nhóm người Biệt phái Pharisêu trong dân Do Thái. Họ tưởng rằng họ trung thành với Thiên Chúa và đáng được Chúa thương, có quyền hưởng gia tài, rồi khinh bỉ các dân ngoại và những hạng người mà họ cho là tội lỗi. Thì ra, Tin Mừng hôm nay là một Tin Mừng đối với người tội lỗi sám hối trở về, nhưng đồng thời lại cũng là một lời cảnh cáo đối với những người “ở trong nhà”, những người tưởng mình đạo đức, tốt lành. Người con cả, bao nhiêu năm ai cũng tưởng là ngoan ngoãn tốt lành lắm. Đến ngày em của anh hồi sinh và trước niềm vui vô bở của người cha, anh đâm ra hậm hực, bực tức… thì ra bề ngoài anh ngoan, nhưng nội tâm của anh thì cay nghiệt, tù túng, đầy những ghen tị, sát phạt. Cả anh nữa, anh cũng chẳng hiểu thế nào là lòng thương xót. Cuối cùng anh không muốn bước vào lòng thương xót đó. Anh chưa gặp được Thiên Chúa. Anh vẫn ở ngoài ơn cứu độ.
Dụ ngôn cho thấy, người cần trở lại hơn hết chính lạ người con cả, người con vẫn ở nhà với cha nhưng lòng thì không ở cùng với cha.
Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân, ngay cả những tội nhân bầm dập, khốn cùng nhất, đã được Chúa Giê-su khẳng định trong Tin Mừng Mat-thêu: “Cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Ngài đưa công lý đến toàn thắng.” (Mt 12, 20 và Is 42, 3)
Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây từng phút. Tình yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh và sai mở tiệc ăn mừng.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã cho chúng ta được hiểu thêm lòng thương xót vô biên của Chúa. Xin cho chúng ta mau mắn chỗi dậy mỗi lần sa ngã, với niềm xác tín vào lòng nhân hậu vô bờ của Chúa luôn chờ đợi chúng ta trở về với Ngài.

6. Người con phung pháTrong phần chia sẻsáng hôm nay, tôi muốn dừng lại ởthái độcủa người cha và của người anh cả. Trước hết là của người cha.
Người Cha
Ởvào hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta có nhiều cách xửsự. Trước hết, ông có thểđuổi ngay đứa con vừa mới trởvềvà nói với nó: Hãy cút đi, hãy xéo cho khỏi mặt tao. Mày đã chẳngđem lại gì ngoài sựnhục nhã đến cho gia đình.Đồkhốn nạn,đồmất dạy. Mày coi cảxứnày đang bàn tán vềgia đình mày, vì vậy mà tao chẳng dám vác mặt đi tới đâu. Thứđến ông có thểthửthách đứa con một thời gian, và đây là điều mà bất cứngười con nào đã bỏnhà ra đi, khi trởvềđều mong được hưởng: Xin hãy xửvới con nhưmột người làm thuê trong gia đình. Sau hết người cha có thểlàm thinh, không thèm đểý đến nó. Cách này là một hình phạt nặng nềnhấtđối với đứa con trởvề. Nhưng người cha đã chẳng chọn một cách nào trong ba cách nói trên, thay vào đó, ông sung sướng nhưmộtđứa trẻkhi thấy cha mẹđi xa trởvề. Ông còn trút nhưmưa trên đứa con những dấu chỉmạnh mẽđểchứng tỏtình yêu khoan dung ông dành cho con. Ông phục hồi quyền lợi cho nó một cách tràn đầy nhưmột người con của ông vậy. Người ta nói rằngđứa con trởvềđó nhưđã mất mà nay lại tìm thấy và lại được thương mến hơn trước.
Vậy Chúa Giêsu muốn nói vềai thế? Ngài nói vềThiên Chúa, bởi vì chính người cha chứkhông phải là đứa con giữvai trò chính trong câu chuyện.Đó là cách Thiên Chúa cưxửvới tội nhân khi họquay trởvềvới Ngài, khi họthực sựđổi mới cách ăn nết ở. Đó là tâm tình đích thực của Thiên Chúa.
Người con cả
Trái lại người con cảsau khi nghe biết đứa em trởvềvà người cha giết bê béo ăn mừng, thì anh liền nổi giận và nhất quyết không vào nhà. Anh đã trảlời cùng người cha: Cha coi, đã bao năm tôi hầu hạcha, không hềtrái lời cha, vậy mà chẳng bao giờcha cho tôi một con bê con đểăn mừng với chúng bạn. Câu chuyện có thểchấm dứt một cách tốt đẹp khi bữa tiệc được chuẩn bị. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại thêm phần này vào dụngôn? Tôi xin thưa vì Ngài muốn mạc khải cho chúng ta biết vềcách thức Thiên Chúa suy nghĩ, cách thức ấy hoàn toàn trái ngược với con người. Nhưngười anh cảxét đoán đứa em thếnào thì người đời cũng đoán xét kẻtội lỗi nhưvậy, dù họđã ăn năn hối cải. Người đờiđâu có thèm vui mừng khi thấy một người tội lỗi trởlại nhưThiên Chúa đã làm. Đối với họ, kẻtội lỗi là một con người xấu xa và đáng khinh chê. Họcòn chống đối lòng thương xót của Chúa nữa. Và đó cũng là lý do đểChúa nói lên dụngôn này. Người bịngười ta chê trách vì đã làm bạn với bọn thu thuếvà tội lỗi, khi những người này tìm đến đểmong Ngài ban ơn cứu độ. Chúng ta chỉcầnđọc lại câu dẫn nhập là thấy rõ điềuđó: Khi ấy những người thu thuếvà tội lỗi đến gần Ngườiđểnghe giảng, thấy vậy bọn biệt phái và luật sĩlẩm bẩm: Ông này đón tiếp những kẻtội lỗi và cùng ăn uống với chúng. Với ba dụngôn vừa nghe, Chúa Giêsu đã chỉtrích cái nhìn hẹp hòi của ngườiđời, chứng tỏcho họthấy rằng họchẳng biết gì vềThiên Chúa. Ngườiđã nhấn mạnh: Trên trời sẽvui mừng biết mấy khi một kẻtội lỗi ăn năn hối cải hơn là 99 người công chính. Dù có vấp phạm, chúng ta đừng bao giờthất vọng, trái lại hãy tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa mà chỗi dậy, mà trởvềđểđược hưởng nhờơn Ngài tha thứ.

7. Sựtha thứcủa Thiên Chúa.Chủđềcủa đoạn Tin Mừng hôm nay đó là tình thương tha thứcủa Thiên Chúa, nhất là qua hình ảnh người cha nhân hậu.
Thực vậy, đây là hình ảnh của một tình yêu không biên giới và vô điều kiện của Thiên Chúa. Ngài là Cha và chúng ta là con. Làm con thì có quyền hưởng gia tài của cha. Thiên Chúa luôn tôn trọng quyền tựdo của chúng ta nhưng đồng thời mỗi người chúng ta lại phải chịu trách nhiệm vềmọi hành vi của mình trước mặt Ngài. Vì tôn trọng quyền tựdo của con, người cha đã chia gia tài cho cậu út và đểcho cậu ra đi. Nhưng tình yêu của người cha luôn đi theo cậu không ngơi, luôn mong chờcậu trởvề. Ngày ngày ông những nóng cùng trông. Cho tới một ngày kia, ông nhìn thấy bóng dáng cậu từxa thất thểu lê lết từng bước chân. Thếlà ông vội chạy vềphía cậu, quên đi tuổi già sức yếu của mình, ông lại gạt bỏkhỏi lòng mình mọi đau buồn vềlầm lỗi thất hiếu của cậu. Ông ráng chạy, chạy thật nhanh mà ôm lấy người con yêu dấu, đã chết mà nay lại sống. Rồi ông mởtiệc linh đình đểăn mừng.
Thiên Chúa là thế. Vì là Cha, Ngài luôn trông chờ, sẵn sàng đón nhận chúng ta trởvề. Chỉcần chúng ta biết nhớlại tình thương vô bờbến của Cha, nhận ra sựdại dột của mình mà ăn năn sám hối. Chúa luôn tha thứvà muốn chúng ta được lãnh nhận ơn tha thứ, nhưmột trong những ơn cao đẹp nhất của tình yêu Ngài ban cho con người.
Chúng ta cũng nên dừng lại một chút với thái độcủa người anh cả, nhờđó mà hiểu được ý Chúa muốn dạy chúng ta qua dụngôn này. Người anh cảtrong thời Chúa Giêsu, ám chỉdân Do Thái. Họtưởng rằng chỉhọlà trung thành với Thiên Chúa và đángđược Chúa thương, có quyền hưởng gia tài, họkhinh bỉcác dân tộc khác và những kẻmà lềluật đạo cũgọi là tội lỗi.
Ngày nay, người công giáo chúng ta cũng nên thật trọng, kẻo lại có cách nhìn và thái độcủađạo cũ, tựcoi mình là nắm hết chân lý, có sựtrọn hảo đạo đức, rồi khinh chê, xa tránh và thậm chí thù ghét những người không cùng chia sẻmột niềm tin, một lối sống nhưchúng ta.
Thiên Chúa rất khác chúng ta. Đối với Ngài, mỗi con người là nhưmột khúc ruột của mình. Ngài thương mỗi người,đểý chăm sóc đến mỗi người nhưchỉcó một không hai trên đời. Nếu chúng ta lỡlầnđường lạc lối, Ngài tạo mọi điều kiện đểchúng ta có thểtrởvề. Và điều kiện duy nhất Ngài đòi hỏi chúng ta, đó là tin vào tình thương tha thứcủa Ngài, đểmà dám trởvề. Sựtrởvềcủa con chiên lạc đem lại niềm vui cho mục tửnhiều hơn niềm vui có chín mươi chín con ởlại trong đàn. Niềm vui tha thứthật trong lòng là niềm vui của những người biết và dám sống nội dung của kinh Lạy Cha, lời kinh duy nhất của những công dân đích thực Nước Trời, đó là: Xin tha nợchúng con nhưchúng con cũng tha kẻcó nợchúng con.

8. Lòng Chúa xót thươngQua phần phụng vụlời Chúa hôm nay, tôi muốn chia sẻmột vài ý nghĩđơn sơvềtình yêu của Thiên Chúa.
Trước hết đó là một tình yêu đi bước trước.
Thực vậy, hình ảnh mà tiên tri Ezechiel cũng nhưnhiều vịtiên tri khác đã dùng, đó là hình ảnh một mục tửlặn lội đi tìm kiếm con chiên, không quản ngại đường xa và khó khăn khôn lường.
Chính Chúa Giêsu cũng đã nhiều lần khẳng định chân lý ấy: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước khi có chúng ta. Ngườiđã cứu độchúng ta trước khi chúng ta trởvề, nghĩa là khi chúng ta cònởtrong tội lỗi. Thái độvà cách thức cưxửcủa Chúa Giêsu đối với những kẻthu thuếvà tội lỗi đã là một lời nói hùng hồn chứng minh cho sựthật trên.
Từđó chúng ta nhận thấy tình yêu đi trước cũng chính là tình yêu vô điều kiện và hoàn toàn vô vịlợi, hoàn toàn nhằm tới hạnh phúc của ngườiđược yêu thương. Chỉmình Thiên Chúa, mới có được thứtình yêu tinh ròng và cao cảnhưvậy, còn chúng ta chúng ta được Chúa mời gọi đểsống trọn lành nhưNgài, nghĩa là cũng phải có một tình yêu đi bước trước, một tình yêu không điều kiện, một tình yêu vô vịlợi đối với những người anh em.
Tiếp đến tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu thiên vị.
Lời xác quyết này có lẽlàm cho chúng ta hơi ngạc nhiên. Đúng thế, Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, không trừmột ai, không bỏbất cứcon người nào, dù ngườiđó xấu xa tội lỗiđến đâu chăng nữa. Tuy nhiên có một điều cũng hết sức hiển nhiên là trong cung cách sống của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được một tình yêu ưu tiên, một tình yêu thiên vị, dành cho những kẻsống bên lềxã hội thời bấy giờ, đó là đàn bà, trẻem, những người thu thuế, những người ngoại đạo và những kẻtội lỗi công khai, nhưđĩđiếm, trộm cướp... Người Do Thái đã gán cho Ngài cái biệt hiệu là bạn đồng bàn với phường tội lỗi, và họđã nói lên được một sựthật.
Tuy nhiên họkhông hiểu được tâm trạng và cõi lòng của Thiên Chúa nhưchính Ngài đã diễn tả: Tưtưởng và đường lối của Ta thật khác biệt với tưtưởng và đường lối của các ngươi. Quảthật, Chúa Giêsu đã gần gũi, đã làm bạn, đã cứu vớt những kẻtật nguyền, bệnh hoạn và tội lỗi. Ngài đã khẳng định một cách rõ ràng và minh bạch: Chỉcó bệnh nhân mới cầnđến thầy thuốc, và Ngài chính là vịthầy thuốc mà các tâm hồnốm đau đang chờđón. Hơn thếnữa, Chúa Giêsu còn xác định mục tiêu Ngài phải theo đuổi, sứmạng Ngài phải thực hiện khi đến trong trần gian:
- Con Người tới là đểtìm kiếm và cứu chuộc những gì đã hưđi.
Chỉkhi nào chúng ta hiểu được cái thếưu tiên, cái thếthiên vịấy trong cách chọn lựa của Chúa, chúng ta mới nghiệm ra được tại sao nỗi vui mừng hân hoan của Chúa lại lớn lao đến thế, khi tìm thấy một con chiên lạc, mộtđồng bạc bịđánh rơi hay một người con hoang đàng trởvềnhà cha. Cảthiên đàng sẽvui mừng vì một kẻtội lỗi sám hối ăn năn hơn là 99 người công chính không cầnăn năn sám hối.
Và nhưvậy, ước muốn của Thiên Chúa là con người được cứu rỗi và sống trong tình thương yêu của Ngài, chứkhông phải là lặn ngụp trong chốn bùn nhơtội lỗi, đểrồi cuối cùng sẽbịkết án đoạđầy muôn kiếp.

9. Suy niệm của Lm. Carôlô Hồ Bặc XáiChủ Ðề:Lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Người mục tử đi tìm con chiên lạc. (Lc 15, 4)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Chúng ta rất hạnh phúc vì có một Thiên Chúa rất nhân từ, Ngài sẵn sàng tha thứ cho những kẻ tội lỗi biết sám hối. "Nếu Chúa chấp tội thì ai nào đứng vững được!"
Thánh lễ là một bằng chứng biểu lộ lòng nhân từ của Chúa: mặc dù chúng ta nhiều tội lỗi, nhưng Chúa vẫn mở rộng cửa đón chúng ta vào nhà Ngài và cho chúng ta cùng ăn đồng bàn với Ngài.
Chúng ta hãy bắt đầu Thánh lễ bằng cách nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và xin Chúa tha thứ.
II. Gợi ý sám hối
* Dùng công thức sám hối trong sách lễ Rôma trang 567.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Xh 32, 7-11. 13-14)
Đoạn này bắt đầu câu chuyện con bê vàng.
Ngay sau khi Thiên Chúa kết Giao ước với dân Israel, họ đã vi phạm Giao ước đó bằng cách đúc tượng một con bê vàng và thờ lạy trước tượng đó. Thiên Chúa rất giận. Ngài cho Môsê biết Ngài muốn tiêu diệt họ, thay vào đó Ngài sẽ tạo một dân mới từ dòng dõi Môsê. Nhưng Môsê đã van xin Thiên Chúa và cuối cùng Thiên Chúa nguôi giận không giữ ý định tiêu diệt dân Israel nữa.
Trong chuyện này có 2 điểm đáng chú ý:
Môsê đã liên kết với dân: mặc dù Thiên Chúa hứa làm một dân mới từ dòng dõi của ông, nhưng ông vẫn xin Thiên Chúa duy trì dòng dõi Israel.
Thiên Chúa tha thứ cho dân không phải vì Môsê mà vì chính lòng nhân từ Thiên Chúa của Ngài. Câu chuyện kết thúc bằng câu "Thiên Chúa đã thương, không giáng phạt dân Ngài như Ngài đã đe".
2. Đáp ca (Tv 50)
Lời cầu nguyện của tội nhân sám hối. Lý do được nêu lên để nài xin tha thứ không gì khác hơn là lòng nhân từ thương xót của Chúa: "Lạy Chúa xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm".
3. Tin Mừng (Lc 15, 1-32)
Khung cảnh: thấy Chúa Giêsu gần gũi với những người tội lỗi đến gần, nhóm pharisêu và kinh sư trách Ngài. Chúa Giêsu đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ.
Có 3 dụ ngôn: 1 con chiên trong số 100 con bị mất, 1 đồng trong số 10 đồng bị đánh rơi, và 1 đứa trong hai đứa con bỏ nhà đi hoang. Tỉ lệ mất mát ngày càng cao (1/100 à 1/10 à ½). Giá trị những thứ bị mất cũng ngày càng cao (1 con vật, đồng bạc - người ta thường nói "đồng tiền liền khúc ruột - và 1 đứa con). Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
4. Bài đọc II (1 Tm 1, 12-17)
Thánh Phaolô tạ ơn Thiên Chúa vì lòng nhân từ thương xót của Ngài:
"Trước kia tôi là kẻ lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng đã được Ngài thương xót"
"Đức Kitô đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi"
"Sở dĩ tôi được thương xót là vì Chúa Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Ngài nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Ngài".
IV. Gợi ý giảng
* 1. Giá trị của từng con người
Một hội từ thiện kia xây dựng một ngôi trường nhằm giúp cho những thiếu niên hư hỏng hoán cải. Khi bàn đến những chi tiết trong việc điều hành trường như mua sắm phương tiện, thuê mướn giáo viên v. v. một hội viên phát biểu: "Chúng ta đừng ngại tốn kém. Chỉ cần hoán cải được một thiếu niên thôi thì tốn bao nhiêu cũng đáng". Một người khác hỏi tại sao thì ông này đáp: "Bởi vì thiếu niên hư hỏng ấy là con của tôi".
Bài Tin Mừng hôm nay gồm tới 3 dụ ngôn. Dụ ngôn đầu xem ra không hợp lý: ai lại bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc? Dụ ngôn thứ hai cũng chẳng có sức thuyết phục bao nhiêu: một đồng xu có đáng là bao so với công sức mà người đàn bà kia bỏ ra để tìm lại nó? Nhưng rồi tất cả đều trở thành hợp lý khi ta đọc dụ ngôn thứ ba: Ý của Chúa Giêsu không nhằm nói tới con chiên, cũng không nói tới tiền bạc mà nói tới con người. Trước mặt Thiên Chúa, mỗi một con người đều có giá trị vô cùng, bởi vì mỗi một con người, dù là tội lỗi, cũng đều là con của Ngài.
Tuy nhiên có mấy ai chia xẻ tâm ý của Chúa? Những người pharisêu và các kinh sư thấy Chúa Giêsu bỏ công lui tới với những người tội lỗi thì họ cho là mất công vô ích nên xầm xì phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻ tội lỗi là hạng đáng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Một đồng xu quý giá thế nào đối với người đàn bà nghèo khổ, một người con quý giá thế nào đối với tấm lòng người cha, thì một người tội lỗi cũng đáng giá thế ấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Thế còn việc bỏ 99 con chiên trong đàn để đi tìm con chiên lạc thì sao? Vì con chiên ấy cần được chăm sóc hơn 99 con kia: nó cô đơn, nó bơ vơ, nó đói khát hơn, nó bị nguy hiểm nhiều hơn. Vì thế nên người mục tử nhân lành không thể ở yên chờ nó tìm được đường về, mà phải đích thân ra đi tìm nó. Chúa Giêsu đã làm như người mục tử ấy: Ngài không chờ kẻ tội lỗi đến với mình, nhưng được bước trước đến với họ. Ngài kết thân với họ trong tình trạng của họ còn đang là tội nhân, còn đang lầm lạc. Chính đó là cách đối xử khác những người pharisêu và kinh sư, và chính đó là lý do khiến họ xầm xì phản đối. Nhưng chính cách đối xử này đã hoán cải được một người pharisêu nổi tiếng là Thánh Phaolô (bài đọc 2).
* 2. Cái mất là cái quý
Nhiều người không thể hiểu tại sao người mục tử bỏ 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc, và người đàn bà còn 9 đồng trong tay lại chịu khó tìm cho bằng được một đồng bị mất.
Lý do là: cái mất đi trở thành cái quý giá. Rất nhiều thứ khi bị mất rồi chúng ta mới thấy quý.
Sự quý giá của một vật hay một người không chỉ do vật hay người đó đã làm ích cho ta (thí dụ một chiếc đồng hồ chính xác, một người giúp việc tận tụy), mà còn do những công sức mà ta đã đổ dồn vào đó (thí dụ bức tranh mà người họa sĩ đã tốn nhiều thời gian để vẽ, một người thợ mà ông thầy đã dầy công đào tạo), và còn do những hy sinh đau khổ mà ta đã dành cho vật hay người đó (như đứa con mà người mẹ phải sinh nặng đẻ đau)
Có một câu chuyện biến ngôn như sau: Chúa Giêsu gặp một người mục tử đang rất buồn rầu. Ngài hỏi tại sao thì người ấy đáp: "Vì tôi lạc bị mất một con chiên". Chúa Giêsu nói: "Để Ta đi tìm nó cho". Một lúc sau, Chúa Giêsu trở lại, ôm theo con chiên lạc giao lại cho người mục tử, và căn dặn: "Từ nay anh phải yêu thương nó, chăm sóc nó nhiều hơn những con khác nhé, vì Ta đã tốn rất nhiều công sức mới tìm lại được nó đó".
Tất cả chúng ta đều là những đồng bạc đã từng bị mất, những con chiên đã từng đi lạc và những đứa con đã từng đi hoang. Nhờ công lao khó nhọc của nhiều người và nhất là của Chúa mà chúng ta đã được tìm lại. Vậy chúng ta phải có những tâm tình gì?
Tâm tình cảm mến, vì mình đã hư mất mà đã được tìm lại.
Tâm tình vui sướng, vì biết mình là đối tượng được thương yêu nhiều hơn.
Và tâm tình tự trân trọng, đừng để mình bị lạc mất thêm một lần nào nữa.
* 3. Những con người bị mất
Không chỉ đồ vật hay thú vật bị mất, mà chính con người cũng có thể bị mất.
Những con người bị mất ấy là ai?
Là những đứa trẻ không tìm được hạnh phúc trong gia đình nên đi hoang.
Là những thiếu niên bị thói xấu xã hội lôi kéo.
Là những người nghiện ngập đến nỗi hư cả cuộc đời.
Là những vợ chồng bất thuận đến nỗi không còn là vợ chồng với nhau.
Là những anh em bất hòa không còn coi nhau là anh em nữa.
Là những tín hữu yếu đuối lỡ phạm tội nên mặc cảm và xa lánh gia đình xứ đạo.
Những con người lạc mất ấy không ở đâu xa, mà đang ở bên cạnh chúng ta, ở giữa chúng ta. Nhưng buồn thay, nhiều người không hề quan tâm đi tìm họ lại.
* 4. Tuyệt đỉnh của yêu thương (Lc 15,1-12)
Một lần kia, các tu sĩ trong miền dẫn tới đức Giám Mục Amôna một thiếu nữ mang bầu xin ngài ra hình phạt. Nhưng Đức cha đã ban phép lành cho thai nhi, rồi ra lệnh ban cho cô sáu tấm vải bằng lanh mịn. Những kẻ tố cáo lại nói:
- Tại sao Đức Cha làm như thế? Xin ra cho nó một hình phạt.
Ngài ôn tồn bảo:
- Anh em thử nghĩ xem, cô ta đã đau khổ muốn chết được; tôi phải làm gì hơn nữa.
Nói thế rồi ngài cho cô ta về. Từ đấy không tu sĩ nào còn dám tố cáo ai nữa.
***
Cũng như các tu sĩ trong câu chuyện trên đây, nhóm Pharisêu và các kinh sư thường lên án những người tội lỗi, nên khi Chúa Giêsu tiếp đón những hạng người này thì họ lẩm bẩm kêu trách Người. Thấy vậy, Chúa Giêsu đã trả lời bằng ba dụ ngôn: Con Chiên Lạc Mất, đồng Bạc Đánh Rơi, và Đứa Con Hoang Đàng, để bày tỏ lòng nhân hậu và niềm vui của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi hối cải ăn năn.
Còn gì vui bằng khi cái đã mất lại tìm thấy được; còn gì sướng hơn khi cái tìm thấy lại là vật quí. Tìm kiếm chính là mục đích của Con Thiên Chúa khi xuống trần gian: "Con Người đến tìm kiếm những gì đã mất". Con người là đối tượng duy nhất mà Thiên Chúa muốn kiếm tìm. Con người thật vô cùng quí giá trước mặt Người. Thiên Chúa lao đao vất vả đi tìm kiếm con người. Người không muốn để mất một ai trên trái đất này.
Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi, như người mục tử tốt lành sẵn sàng để chín mươi chín con chiên lại đi tìm cho bằng được con chiên lạc mất. Khi tìm thấy rồi mừng rỡ khoác chiên trên vai.
Thiên Chúa yêu thương kẻ lầm lỡ, như người đàn bà cần mẫn, đốt đèn kiếm cho được đồng bạc đánh rơi. Khi thấy rồi tíu tít chia vui với mọi người.
Thiên Chúa yêu thương tội nhân, như người cha già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ tìm con. Khi thấy con rồi ông vui mừng chạy lại ôm choàng lấy nó.
Thật vậy, "lỗi lầm là của con người và tha thứ là của Thiên Chúa" (A. Pope). Thiên Chúa yêu thương con người và yêu thương đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là tha thứ, vì thế dù phải chịu hấp hối lâu dài và đớn đau khôn tả, phải chịu khinh miệt và chối bỏ, nhưng Người vẫn cầu nguyện tha thiết: "Lạy Cha, xin tha cho họ". Đây chính là lời rõ ràng và trang trọng nhất nói lên tâm hồn cao thượng và tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.
Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, những con người lầm lỗi; nhưng Người chỉ có thể thứ tha khi chúng ta thật lòng sám hối. Người trộm lành suốt một đời lầm lỡ, thế mà chỉ trong giây phút cuối cùng, tỏ lòng sám hối ăn năn đủ trở nên một vị thánh. Ông trở nên thánh không phải vì ông là người tội lỗi, nhưng vì ông nhận biết mình là kẻ tội lỗi. Đứa con hoang đàng được người cha tha thứ cũng vì anh đã biết nhận ra lỗi lầm, trở về sám hối ăn năn. Người cha không chỉ tha thứ mà còn phục hồi chức vị làm con. Một chiếc nhẫn mới, một đôi giầy mới, một bữa tiệc linh đình, vinh dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi.
Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân hậu và tha thứ cho chúng ta, thì Người muốn chúng ta cũng hãy tha thứ cho nhau như người cha nhân hậu xin ông anh cả tha thứ cho đứa em lầm lỗi.
Người ta chỉ có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi ý thức thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình. Có nhận ra mình hay lầm lỗi, con người mới dễ cảm thông tha thứ cho những lỗi lầm của anh em. Đừng bắt người có tội phải bị trừng phạt mới hả dạ, đừng đòi hỏi cho được sự công bằng mới thôi, vì Martin Luther King có viết: "Nếu cứ áp dụng luật mắt đền mắt thì mọi người đều trở nên mù loà".
***
Lạy Chúa, nếu Chúa không tha thứ cho các tội nhân thì thiên đường sẽ trống rỗng, và thế giới này không có thánh nhân.
Xin cho chúng con mỗi lần được Chúa thứ tha lại thấy mình nên giống Chúa hơn, vì đã biết tha thứ cho anh em. Amen. (Thiên Phúc)
5. Chuyện minh họa
a/ Sự tha thứ của Chúa
Một nhà truyền giáo trên một đảo ngạc nhiên khi nhìn thấy một phụ nữ mang một nắm cát ướt bước vào túp lều của ông.
- Ông biết đây là gì không?
- Nó giống như cát.
- Ông có biết tại sao tôi mang nó vào đây không?
- Không, tôi không thể tưởng tương được tại sao.
- Đây là tội tôi. Tội tôi không thể đếm được như cát biển. Làm thế nào tôi có thể được tha thứ tất cả?
- Bà hãy đưa cát đó ra bãi biển và chất thành một ít cát. Rồi ngồi nhìn xem những cơn sóng ập tới, chắc chắn sẽ cuốn đi tất cả. Đó là cách Chúa thực hiện sự tha thứ của Ngài. Lòng nhân từ của Chúa bao la như đại dương. Hãy thành thật hối lỗi và Chúa sẽ tha thứ.
b/ Không cần đếm
Ở Phi châu, có một bộ tộc khá kì lạ. Họ không bao giờ đếm, không ai biết tí gì về toán học. Có người hỏi một người dân bản địa có bao nhiêu cừu. Anh đáp: không biết. "Vậy nếu lỡ mất một hai con, làm sao anh biết? " Câu trả lời thật ý nhị: "Không phải tôi mất một con số, mà mất một bộ mặt. "
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Người sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của người có tội thật lòng ăn năn thống hối. Tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa, chúng ta cùng khẩn khoản nài xin:
1. Hội thánh là dấu chỉ tình thương của Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa Thánh thần / tuôn đổ đầy trành tình yêu của Người vào tâm hồn mọi thành phần Dân Chúa / để ai nấy đều trở nên sứ giả đem tình thương của Chúa đến cho hết thảy mọi người.
2. Hiện nay / có biết bao thanh thiếu niên bỏ nhà đi bụi đời vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau / trong số đó nổi bật nhất là do thiếu tình thương / và sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ / hoặc cha mẹ bất hòa hay ly dị / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các gia đình luôn là tổ ấm tình thương / là nơi nương tựa cho mọi thành viên của mình.
3. Thử thách gian truân nhiều khi làm cho con người lâm vào cảnh bế tắc / mất hết niềm hy vọng để vui sống / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết chạy đến cùng Chúa khi gặp buồn phiền đau khổ / để được Người nâng đỡ ủi an.
4. Chúa yêu thương tất cả mọi người / không kỳ thị thiên tư / không phân biệt đối xử với bất cứ ai / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn noi gương Người trong cách cư xử của mình.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con phải tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần, mà đến bảy mươi lần bảy. Xin ban ơn giúp sức để chúng con có thể sống trọn vẹn lời Chúa dạy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Chúng ta là những người vô cùng hạnh phúc vì có một người Cha vô cùng nhân từ thương xót là Thiên Chúa. Với tất cả tâm tình kính mến, chúng ta hãy dâng lên Ngài lời Kinh Lạy Cha sau đây.
VII. Giải tán
Chúng ta đã thấy Chúa đã đối xử với chúng ta cách nhân từ thương xót như thế nào. Chúng ta cũng hãy đối xử như thế với những anh chị em chúng ta.

10. Hòa giải là từngữmới của tha thứ– An PhongChủđềTin mừng Chúa Nhật 24 Thường Niên C là lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã nói với những người Pharisêu 3 dụngôn: dụngôn một con chiên lạc mất trong số100 con chiên; dụngôn một đồng bạc bịmất trong số10 đồng; và dụngôn người con hoang đàng (một trong hai anh em). Mức độcàng tăng từcấpđộthứnhấtđến cấp độthứba cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa đối với người tội lỗi thật lớn lao. Một trên một trăm( 1/100) và một trên mười (1/10) không đáng giá bằng một trên hai (1/2). Lòng thương xót của Thiên Chúa được thểhiện qua cung cách của người cha già luôn sẵn sàng mởrộng vòng tay đón người con hoang đàng trởvề, tha thứcho hắn trước khi hắn mởmiệng xin lỗi Cha. Thiên Chúa luôn chờđón mọi người chúng ta quay trởvềtrong vòng tay yêu thương của Người.
Khi bắt đầu sứvụcủa mình, Đức Giêsu đã long trọng tuyên bốtrước mặt mọi người:
"Thánh Thần Chúa ngựtrên tôi,
bởi Người đã xức dầu cho tôi
sai tôi đem Tin mừng cho người nghèo khó
ban bốân xá cho kẻtù đày
cho người đui mù được thấy
cho kẻbịáp bức được giải oan
loan báo năm hồng ân của Chúa"
Niềm vui và hạnh phúc đến với những ai tội lỗi khi đã gặp được Đức Giêsu: - Với người bất toại: "Tội lỗi của anh đã được tha"; Với Lêvi, người thu thuế: "Tôi không đến đểkêu gọi người công chính, mà là kẻtội lỗi"; Với Giakêô: "Con Người đến đểtìm kiếm những gì đã hưmất".
Những người đau khổ, bé mọn cảm thấy mình được yêu thương nâng đỡkhi tìm gặpĐức Giêsu: Với người phung hủi: "Tôi muốn anh được sạch"; Với người nghèo: "Phúc cho những người nghèo"; Với các trẻnhỏ: "Hãy đểtrẻnhỏđến cùng tôi, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc vềnhững người giống nhưchúng". Với người phụnữbăng huyết: "Lòng tin của chịđã chữa chị, hãy đi bình an".
+ Người không đểngười góa bụa cô thếcô thân ra vềmà không một lời an ủi.
+ Người trảlại sựsống cho đứa con duy nhất của bà góa thành Naim.
+ Người ngợi khen bà góa bỏhai đồng xu vào hòm tiền dâng cúng.
Caođiểm khuôn mặt dịu hiền của Đức Giêsu bộc lộkhi Người hấp hối trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Kitô hữu là người đứng bên bờvực thẳm, nhích lên một milimét nữa là rớt xuống vực thẳm như: Vực thẳm của nạn ghiền ma túy; Vực thẳm của rượu chè, cờbạc; Vực thẳm của nạn mại dâm.
Đó là vực thẳm mà NGƯỜI CON THỨrơi vào.
Vực thẳm nguy hiểm hơn, khó nhận thấy hơn, là vực thẳm của NGƯỜI ANH CẢ: Khi cho rằng chu toàn lềluật là đủ; khi cho rằng mình phục vụnhiều, nào đi học, dạy giáo lý, tập hát... cho mình quyền đòi hỏi. Đó là một điều ích kỷkhi phục vụ. Khi tưởng rằng mình thờThiên Chúa, nhưng thực ra là chỉthờmột bức tượng khô cứng, bụi bậm. Và vì thếhọdễphê phán người khác.
Lạy Chúa,
Ngài kêu gọi chúng con phải tha thứcho nhau luôn mãi.
Mỗi ngày nhiều biến cốxảy ra,
nhiều sựhiểu lầm to và nhỏkhiến chúng con phiền lòng,
mỗi ngày vang lên tiếng kêu mời hãy tha thứcho nhau.
Nhưng, lạy Chúa, con lại không muốn tha thứ,
vì con thấy phải hạmình đểtha thứ.
Thếrồi con nhìn Chúa trên thập giá,
Chúa đã phải can đảm lắm và yêu mến nhiều
thì mới có thểthốt lên lời "Lạy Cha, xin tha cho chúng...".
Xin cho chúng con sức mạnh đểtha thứluôn mãi.

11. Thiên Chúa là Đấng thương xót và hay tha thứ.(Suy niệm của Lm. GB. Trần Văn Hào)
Đặc nét của Kitô giáo chính là tình yêu thương. Không một tôn giáo nào có thểgọi Thần linh của họlà ‘Cha’ giống chúng ta. Hơn nữa,Thiên Chúacủa chúng ta còn là một người Cha nhân hậu, luôn sẵn sàng thứtha những phản bội và bất trung nơi con người. Cao điểm diễn bày lòng thương xót chính là cái chết của Đức Giêsu trên Thập Giá. Điều này đã được chính Chúagợi nhắc trong cuộc đàm đạo với Nicôđêmô. “Thiên Chúa yêu thếgian đến nỗiđã ban Con Một Ngài, đểai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưngđược sống muôn đời” (Ga. 3,16). Các bài đọc Lời Chúa hôm nay xoáy sâu vào chủđềnày, đặc biệt trong bối cảnh của năm nay, năm thánh tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa. Sứđiệp Lời Chúa gợi nhắc chúng ta ba điều: Mỗi ngườiđều là tội nhân đáng phải chết; Thiên Chúa luôn sẵn sàng bao dung và tha thứ; Cuối cùng chúng ta cũng phải quảng đại tha thứcho nhau đểdiễn bày lòng thương xót nhưThiên Chúa.
Mọi người đều là tội nhân
Cervantes, một biên kịch gia khá nổi tiếng đã nói một câu đểđời: “Trong các sinh vật trên mặt đất, loài có khuôn mặt đẹp nhất chính là con người, và loài có khuôn mặt xấu xa bỉổi nhất cũng là chính con người.”Tội lỗi làm méo mó khuôn mặt chúng ta, vốnđược dựng nên giống họa ảnh của Thiên Chúa. Chắc chắn không ai trong chúng ta dám vỗngực tựhào nói mình vô tội. Chúng ta nhớlại giai thoại được thánh Gioan kểlại khi Chúa được mời tham dựphiên tòa xét xửngười phụnữbịbắt quảtang phạm tội ngoại tình. Ngài nói vớiđám đông: “Ai trong các ông sạch tội, hãy cầm đá mà ném trước đi” (Ga. 7,7). Sau khi được Chúa lay động lương tâm, tất cảđám đông ‘biến’ sạch, từnhững tay già đầu nhất. Chúng ta đừng vội kết án người khác, nhưng trước tiên hãy nhìn lại chính mình. Hãy can đảm bới tìm những xấu xa bẩn thỉu, sâu tận bên trong tâm hồn mỗi người. Kinh nghiệm của thánh Phaolô mà Giáo hội đọc lên trong phụng vụhôm nay (bài đọc 2) cũng là một kinh nghiệm rất thực tếđểgiúp chúng ta xét mình và lục soát lương tâm mỗi ngày. Ngài viết “Đức Giêsu Kitô đã đến thếgian đểcứu những người tội lỗi, mà kẻđầu tiên là tôi.” (1Tm15).
Thiên Chúa là Đấng khoan dung và hay tha thứ.
Cảba dụngôn trong bài Tin Mừng hôm nay đều diễn bày phẩm tính cao đẹp này nơi Thiên Chúa. Đây là ba dụngôn độc sáng của thánh Luca. Những hình ảnh rất đời thường nơi một người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, nơi một người đàn bà thắpđèn đểkiếm tìm đồng bạc bịmất, nhất là qua dung mạo của một người cha ngày đêm mong ngóng đợi chờđứa con đi hoang trởvề,đã được Chúa Giêsu vay mượnđểlột tảchân dung lòng thương xót của Chúa Cha. Thay vì kết án, Ngài tha thứ. Thay vì ruồng bỏ, Ngài lại đi kiếm tìm. Xét vềkinh tế, Chúa Giêsu tính toán rất tồi. Ai lại dám liều lĩnh bỏlại chín mươi chín con chiên giữa rừng vắng đểđi kiếm một con ốm yếu lỡđi lạc. Xét vềbình diện toán học, Ngài làm tính cũng quá dở, khi coi con số1 lớn hơn con số9. Một đồng bạc lỡđánh mất đáng là gì. Nhưng Thiên Chúa của chúng ta không phải là một kinh tếgia, cũng không phải là một nhà toán học. Ngài là một người Cha giàu lòng lòng thương xót đối với phận người tội lỗi. Vì thế, Đức Giêsu đã nói với các học trò: “Anh em phải có lòng thương xót nhưCha anh em trên trời là Đấng xót thương” - Misericordes sicut Pater (Lc. 6.36). Đây cũng là chủđềcủa năm nay, năm thánh Lòng Thương Xót.
Bài học vềsựtha thứ
Tháng 03 năm 1981, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bịmột thanh niên ThổNhĩKỳmưu sát tại quảng trường Thánh Phêrô. Anh ta tên là Ali Agca. Đức Thánh Cha thoát chết nhưmột phép lạ, và cảnh sát bắt giữchàng thanh niên ngay lập tức. Sau khi ra khỏi bệnh viện, Ngài đã sắp xếp thời gian đểđến nhà tù Rebibbia gặp anh ta. Vịđại diện của Chúa đã hoàn toàn tha thứcho kẻsát nhân. Cái bắt tay chân tình, vòng ômhôn thắm thiết và ánh mắt dịu dàng của Đức Thánh Cha làm cảthếgiới xúc động. Vài năm sau, vợcủa kẻsát nhân đã đích thân sang Rôma đểbày tỏlòng biết ơn đối với Người đã tha thứcho chồng mình. Còn chính đương sựsau khi mãn hạn tù, cũng nài nỉxin nhập quốc tịch Vatican và tựnguyện xin làm đàn em của Đức Thánh Cha.Đức Thánh Giáo hoàng đã không hềđưa ra một triết lý mới, hay một cung cách ứng xửđặc thù, nhưng đây chính là cốt lõi của Tin Mừng mà Ngài sao chép lại. Trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã giang tay cầu nguyện: ‘Xin tha cho họvì họkhông biết việc họlàm’. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta lời cầu nguyện với kinh Lạy Cha: ‘Xin Cha tha cho chúng con nhưchúng con cũng tha kẻmắc lỗi với chúng con’. Đó là những bài học rất căn bản, mời gọi chúng ta quảng diễn lòng thương xót và sựtha thứnhưThiên Chúa.
Một cha xứnọđã kểcho chúng tôi nghe một kinh nghiệm đau đớn, xảy ra nơi giáo xứcủa ngài. Hai đứa bé chơi với nhau và đánh nhau, chuyện rất nhỏvẫn thường hay xảy ra. Nhưng chuyện trẻem dần dần lây lan thành chuyện của người lớn. Cảhai gia đình xúm vào cãi nhau, lúc đầu chỉlời qua tiếng lại, sau đó dẫn đến tranh chấp. Đấu bằng miệng không đủ, chuyển sangđấu đá bằng tay chân. Khổnỗi,vịđứng đầu một trong hai gia đình lại là trùm xứ, có tiếng là đạo đức và rất siêng năng trong việc chung. Một buổi tối nọkhi trời nhá nhem tối, hai gia đình lại xô xát. Ông trùm cầm một cây gậy lớn phang vào đầu đối thủ, chẳng may đập ngay vào đầu đứa con trai mình. Thằng bé chết trên đường chuyển đến bệnh viện. Từđó, trong lòng ông, sựcăm thù ngày càng dâng cao và ông quyết tâm trảthù. Cha xứkhuyên can thếnào ông cũng chẳng nghe. Lúc ông lâm trọng bệnh và hấp hối chờchết, người nhà mời cha xứđến đểgiải tội và xức dầu. Một lần nữa cha xứlại hết lời khuyên lơn xin ông làm hòa đểtìm lại bình an trong tâm hồn, nhưng ông nhất định không. Cha xứkhông thểnào giải tội và ban Bí tích Xức dầu cho ông ta. Tâm hồn ông vẫn còn mang nặng một khối đá lớn cản che ơn thánh, đó là sựhận thù. Ông ta chết đi, đôi mắt vẫn luôn trợn ngược và không thểnhắm lại. Một kinh nghiệm thật đáng buồn.
Kết luận
Nói vềlòng khoan dung và sựtha thứthì dễ, nhưng thực hành không phải là chuyện giảnđơn. Con người chúng ta ai cũng có tựái và không dễthứtha một cách vô điều kiện nhưChúa mong muốn. Trong năm thánh Lòng Thương Xót, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta biết trải nghiệm và thấm sâu lòng thương xót của Ngài, đểchúng ta cũng biết quảng đại tha thứcho nhau. Misericordes sicut Pater.

12. Suy Niệm của Lm. Anthony Trung ThànhBài Tin mừng hôm nay kể lại các dụ ngôn của Lòng Thương Xót: dụ ngôn con chiên lạc, đồng xu thất lạc và người cha với hai đứa con (x. Lc 15,1-32). Trong Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa luôn tràn ngập vui mừng, nhất là khi Ngài tha thứ. Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta thấy được điểm cốt lõi của Tin Mừng và của đức tin, vì lòng thương xót tỏ hiện như một sức mạnh vượt thắng tất cả, đong đầy trái tim bằng tình yêu thương và mang lại an ủi bằng ơn tha thứ” (Số 9).
Thật vậy, vì thương xót, Thiên Chúa đã tha thứ tội lỗi cho nhân loại như người cha đã tha thứ cho đứa con đi hoang trở về. Không những tha thứ mà người cha còn tìm mọi cách để trả lại cho đứa con của mình những chức phận làm con mà anh ta đã đánh mất. Ông nói với gia nhân: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu” (Lc 15, 22). Không những thế, ông còn cho giết bê béo để mở tiệc ăn mừng (x. Lc 15, 23).
Vì thương xót, Thiên Chúa luôn đi tìm kiếm con người khi con người xa đường lạc lối. Người đàn bà đi tìm đồng tiền bị đánh mất và người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, đó là hình ảnh của chính Ngài đi tìm kẻ tội lỗi. Hành động đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm được, hoặc hành động bỏ 99 con chiên còn lại để trèo đèo lội suối tìm kiếm cho bằng được con chiên lạc…nói lên sự hy sinh, sự quan tâm lo lắng của Ngài đối với người tội lỗi.
Vì thương xót, Thiên Chúa đã không dấu được sự vui mừng khi có người tội lỗi ăn năn hối cải. Đó là niềm vui của người chủ chiên khi tìm thấy con chiên lạc: ông vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!”(x. Lc 15,5-6). Đó là niềm vui của người đàn bà khi tìm thấy đồng tiền bị đánh mất. Bà mời bạn bè và những người láng giềng đến mà rằng: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất” (x. Lc 15, 9). Niềm vui đó được lan tỏa tới các thần thánh trên Thiên đàng. Chính Đức Giêsu khẳng định rằng: "Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”(Lc 15, 10).
Vì thương xót, Đức Giêsu đã bị những người luật sỹ và biệt phái khiển trách khi Ngài đón tiếp và ăn uống với người tội lỗi. Đó cũng chính là hình ảnh người cha bị người con cả giận hờn, xa lánh khi ông tha thứ tội lỗi cho đứa con thứ. Mặc dầu bị khiển trách, nhưng Ngài vẫn không thay đổi thái độ yêu thương, vì yêu thương là bản chất của Ngài. Ngài không những yêu thương kẻ tội lỗi, đứa con thứ mà Ngài còn yêu thương cả những người biệt phái, yêu thương người con cả. Ngài nói với đứa con cả rằng: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”(Lc 15, 31-32).
Bài đọc I hôm nay còn cho chúng ta biết, lòng thương xót của Thiên Chúa còn được thể hiện qua việc Ngài tha thứ cho dân Do Thái: khi được Thiên Chúa giải thoát ra khỏi Ai-cập, dân Do thái phải có bổn phận trung thành với Ngài, tiếp tục thực hiện theo đường lối Ngài chỉ dạy…Đó là cách tốt nhất để đền đáp công ơn của Ngài. Nhưng họ không làm như vậy. Trái lại, họ còn phạm tội, bỏ đường lối của Ngài chỉ dạy, thay vì trung thành với Ngài thì họ lại đúc tượng một con bò và thờ lạy nó, dâng lên nó của lễ hiến tế. Chính vì thế, Thiên Chúa đã nổi giận và định hủy diệt họ. Nhưng nhờ lời cầu khẩn của ông Môsê, Thiên Chúa đã không hủy diệt họ.
Bài đọc II, Thánh Phaolô cũng cho chúng ta thấy vì tình thương mà Đức Giêsu đã tha thứ cho Thánh nhân. Thánh Nhân không ngần ngại kể lại rằng: trước đây, Thánh nhân là “kẻ nói phạm thượng, bắt đạo và kiêu căng,” nhưng vì lòng thương xót, Đức Giêsu đã đi tìm và biến đổi Thánh nhân thành người Kitô hữu, đặt Thánh nhân làm Tông đồ của dân ngoại.
Ngày hôm nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục thi thố lòng thương xót của Ngài trên nhân loại. Ngài vẫn đi tìm kẻ tội lỗi. Ngài vẫn tha thứ cho họ khi họ biết ăn năn thống hối trở về. Lòng thương xót của Thiên Chúa luôn mở ra cho con người niềm hy vọng lớn lao. Ở đời, một người mất chức, mất quyền, một người giàu có bị tán gia bại sản, một người suy sụp về sức khỏe…thật khó để phục hồi lại như trước. Nhưng thật hạnh phúc cho chúng ta là người Kitô hữu, nếu lỡ may sa ngã phạm tội, đánh mất phẩm giá cao đẹp của mình. Chỉ cần chúng ta cố gắng quyết tâm ăn năn thống hối, chạy đến với Bí tích Giao hòa thì Thiên Chúa sẽ tức khắc trả lại phẩm giá cao quý cho chúng ta. Chúng ta thấy điều này nơi chính đứa con hoang đàng. Đó cũng chính là hình ảnh của biết bao nhiêu người có quá khứ tội lỗi, nhờ thống hối ăn năn họ đã được làm thánh. Chẳng hạn: Thánh Augustinô, thánh Mathêu, Thánh Maria Mađalêna…
Mới đây, trên trang wed phanxico.vn có đăng tải bài viết với chủ đề: “Sự trở lại lạ lùng của một người bị lên án tử hình qua một bản tin cáo phó.” Nội dung bài viết kể lại cuộc đời của tử tội Joshua Daniel Bishop, 41 tuổi, ở Mỹ. Ông can tội giết người và bị chích thuốc để chết. Một luật sư cũng là người bạn từ thời thơ ấu của tử tội kể lại từng giai đoạn trong cuộc đời của ông, từ tuổi thơ ấu bất hạnh cho đến những giây phút cuối cùng ở Texas. Ông nêu lên tình trạng nghiện ngập ma túy và rượu, và những “sai lầm khủng khiếp” mà tử tội đã phạm. “Sự nghiện ngập này đã cướp đi đời sống của Joshua, nhưng Joshua mong các bạn trẻ đối diện với các trạng huống như anh đã đối diện học được bài học từ kinh nghiệm của anh”, bài báo viết.
Người bạn luật sư kể lại giai đoạn anh “sống dưới cầu Milledgeville” và thế nào mà khi ở tù anh đã quay về với Chúa Kitô và xin rửa tội theo đạo Công Giáo. Chính vì thế mà tử tội đã ý thức, “không một ai mà không được tha thứ.”
Sau đó, ông Joshua bắt đầu học vẽ và ông là một nghệ sĩ thực thụ. Điểm xúc động là vào giây phút cuối cùng, người tử tội được những người thương mình ở bên cạnh mình. “Cho đến giờ cuối, Joshua đã an ủi các bạn của mình. Anh cầu nguyện với chúng tôi, nhắc chúng tôi săn sóc nhau, rồi tất cả cùng hát bài “Amazing Grace.” Anh hy vọng cái chết của mình sẽ làm anh khỏi đau khổ và giúp anh có được bình an, sau tất cả những gì anh đã chịu đựng.”
Cho đến khi anh đi vào hành lang tử thần, anh luôn chú ý đến sự đau khổ của người khác, điều này chứng tỏ, đến điểm nào, “con quỷ” mà nhà nước muốn gạt hẳn ra trong con người của anh đã không còn. “Điều duy nhất thực sự khi anh rời thế gian này là một tâm hồn được cứu chuộc, dứt khoát muốn làm điều tốt...”
Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Cánh cửa tha thứ của Ngài luôn rộng mở. Chúng ta hãy mạnh dạn bước vào. Đồng thời, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa cho tất cả những kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn trở về và đi qua cánh của của lòng thương xót Chúa. Amen.

13. Lòng bao dung của Thiên Chúa(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Đểđối phó với những người phạm tội, luật hình sựtại các quốc gia quy định nhiều hình phạt khác nhau: phạt tiền, giam nhốt trong các nhà tù hay xà lim, lưu đày biệt xứhoặc trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng thì đem ra xửtửđểvĩnh viễn loại trừngười lỗi phạm khỏi thếgiới loài người.
Trong khi đó, đểđối phó với tội nhân, Thiên Chúa không muốn trừng phạt mà chỉmuốn giúp tội nhân ăn năn hối cải quay vềđường lành. Từngàn xưa, Thiên Chúa phán qua miệng ngôn sứÊ-dê-kiên: “Ta không muốn kẻgian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn sám hối mà được sống” (Ê-dê-kiên 18, 23 và 33, 11)
Đối với Thiên Chúa, mỗi một người đều có giá trịrất cao nên cần phảiđược trân trọng và yêu thương. Dù con người có đắm chìm trong lầm lạc và tội lỗi, Thiên Chúa không bỏrơi, không hủy diệt họ, nhưng tìm mọi cách đưa họtrởvềđàng lành.
Dụngôn người đi tìm chiên lạc trong Tin Mừng Luca (Lc 15, 4-7) chứng tỏcho chúng ta thấy điều đó:
Người chăn chiên tốt hết lòng yêu thương, quý mến từng con trong đàn, bất kểđó là chiên tốt hay chiên xấu, mập hay gầy, già hay non. Và khi phát hiện ra một con chiên lạcđàn, anh ta bôn ba, tất tảkiếm tìm cho bằng được con chiên lạc với bất cứgiá nào. Một khi đã tìm thấy, anh vác chiên lên vai, mừng vui hớn hởtrởvề, kêu mời bà con làng xóm đến chia mừng với anh.
Qua dụngôn trên đây, Chúa Giê-su tỏcho chúng ta thấy Thiên Chúa xem mỗi người chúng ta là báu vật vô giá, nên nếu có bất kỳai “lạc mất”, thì Ngài phải tìm vềcho bằngđược.
Dụngôn trên cũng cho thấy cung cách ứng xửrất khoan dung và đầy thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.
Thay vì trừng trịhoặc trừkhửcác tội nhân nhưcác tòa án khắp nơi thường làm, Thiên Chúa Ngôi Hai đã rời bỏngai trời vinh hiển, vượt qua khoảng cách gần nhưvô tận giữa trời và đất, hạmình xuống thế, trởnên người phàm đểđi tìm kiếm từng người trong nhóm họ.
Thay vì tống giam các tội nhân vào ngục, bắt họmang gông cùm xiềng xích, Chúa Giê-su rất tôn trọng và quý mến tội nhân, tìm nhiều cách hoán cải họ; có khi Ngài còn đến ởlại trong nhà người tội lỗi, cùng ăn uốngđồng bạn với họ, trởnên bạn bè của họ, nhằm lấy tình bạn mà cảm hóa họtrởvề. (Luca 15,2)
Thay vì kết liễu mạng sống của các tội nhân ác nghiệt, bắt họphải đền nợmáu họđã gây ra nhưcác tòa án nhân loại thường làm, Chúa Giê-su đãđổmáu châu báu của mình ra đểchết thay cho họ, đểrửa sạch họkhỏi muôn vàn tội lỗi và cho họđược sống đời đời.
Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân, ngay cảnhững tội nhân bầm dập, khốn cùng nhất, đãđược Chúa Giê-su khẳngđịnh trong Tin Mừng Mat-thêu: “Cây lau bịgiập, Ngài không đành bẻgãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡtắt đi, cho đến khi Ngài đưa công lý đến toàn thắng.” (Mt 12, 20 và Is 42, 3)
Lạy Chúa Giêsu,
Hôm xưa, Chúa đã rong ruổi tìm kiếm từng con chiên lạc đểvác chiên về. Hôm nay, đểtiếp tục sựnghiệp đó, Chúa đã dùng bí tích Thánh Tẩy đểtháp nhập chúng con vào Thân Mình Chúa, cho chúng con trởthành một chi thểsống động trong Thân ThểChúa đểchúng con đồng hành với Chúa trên hành trình tìm kiếm và đưa vềđàn nhiều con chiên lạc trong thôn xóm chúng con.
Xin cho chúng con trởnên đôi chân của Chúa, rảo bước không mệt mỏi trên vạn nẻo đường đời, đểtìm kiếm và đưa vềnhững anh em lạc xa đường Chúa.
Xin cho chúng con trởnên đôi vai của Chúa đểlàm chỗdựa tinh thần cho những con người lâm cảnh khốn cùng đang cần một chỗtựa nương. Amen.

14.Đấng nhân từTrênđời này, không tìm được ai có lòng nhân từnhưChúa Giêsu. Vì Ngài là Thiên Chúa đầy lòng yêu thương và nhân hậu. Ngài đến trần gian đểcứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi và sựchết. Ngài kêu mời mọi người, nhất là những kẻtội lỗi biết ăn năn quay vềđường ngay nẻo chính. Lời mời gọi nhân từcủa Ngài được diễn tảqua 3 hình ảnh: Con chiên lạc, đồng bạc mất và người con hoang đàng. Qua ba dụngôn đó, chúng ta cảm nghiệm được tấm lòng nhân ái vô cùng của Thiên Chúa đối với loài người. Và không chỉlà dụngôn mà chính Chúa Giêsu đã thực thi lòng nhân từđó. Cuộc đời Chúa Giêsu là dấu chứng rõ ràng nhất vềlòng nhân từvô biên của Chúa Cha đối với loài người chúng ta.
Chính Chúa Giêsu từtrời đã lặn lội xuống trần gian đểtìm những kẻsắp hưmất, đểdẫn đưa những con chiên lạc đàn vềchính lộ, giúp thếgiới đón nhận chân lý, đón nhận ơn làm con Chúa. Nhờviệc Chúa Giêsu hiến thân trên thánh giá, mọi người chúng ta đã được chúa dành sẵn ơn cứu chuộc rồi, chỉcần chúng ta đến lãnh nhận thôi.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy, loài người hay tựái, ngại ngùng, không muốn tìm hiểu vềChúa cho đến nơiđến chốn và tựcho rằng mình không được chúa đoái hoài tới. Vì vậy, hôm nay, trong bài Phúc âm này, Chúa mạc khải cho chúng ta hiểu lòng quãng đại của Ngài. Ngài luôn ban phát ơn lành cách quãng đại, không tính toán hơn thiệt nhưthếgian. Ngài ưu tiên cứu giúp con người không phải vì sốđông. Không phải nhiều mới cứu. Chúa ưu ái từng người một, không coi nhẹmột linh hồn nào. Một vịthánh nói rằng: nếu thếgian này chỉmột người, Chúa cũng sẵn sàng chịu chết đểcứu chuộc. Điều này cho thấy Chúa quí trọng linh hồn ta đến độnào. Vậy mà có nhiều khi bản thân tôi lơlà trong việc lo cho linh hồn mình, không quí trọng phần rỗi mình cho đúng mức. Chúa rất quí trọng chúng ta. Nhưngười đàn bà kia có 10 đồng bạc, lỡrơi mất một đồng thì đốt đèn cho sáng, quét nhà tìm thật kỷlưỡng cho đến khi tìm thấyđồng bạc đã mất. Chúa đối xửvới từng người chúng ta cũng tương tựnhưvậy. Dù tôi không đáng giá chi trước mặt chúa, Chúa cũng thương mến tôi. Nếu tôi lạc mất, Chúa cũng lo hết sức đểtìm lại tôi. Tìm thấy rồi thì vui mừng mời mọi người đến chia vui. Chúa rất quý từng người chúng ta. Nếu thiếu tôi, Chúa sẽrất buồn, Chúa không muốn bữa tiệc Thiên Đàng thiếu tôi. Chúa nhớrất kỷtừng linh hồn Chúa đã dựng nên và mong muốn mọi người đều hạnh phúc trong bữa tiệc cánh chung.
Thếnhưng, đáng buồn thay, có những con chiên không chịu trởvềđàn, có những đồng bạc nhất định bám vào ngõ tối trần gian hoặc vì ham mê những danh vọng giảtrá, những lợi lộc nhất thời không muốn trởvềvới Chúa đểnhận ra giá trịcủa mình trong trái tim của Chúa. Tôi có biết rằng linh hồn tôi là vô giá trong mắt Chúa. Dù tôi chỉlà thụtạo đơn hèn nhưng Chúa rất quý tôi, rất thương tôi, coi tôi nhưmột phần không thểthiếu trong thân thểNgài.
Chúng ta đừng ngại quay trởvềkhi phạm lỗi, dù tôi có tội lỗi đến đâu đi nữa, dù tôi có nhưngười con hoang đàng, đã có lúc quyếtđịnh sai lầm, đã có lúc truỵlạc hay phản bội lại tình thương của cha mẹ, và giết chết phẩm giá con người mình. Chúa vẫn chờvẫn đợi, mong một ngày tôi biết suy nghĩ, bớt cốchấp, bớt thành kiến kiêu căng đểnhận ra sựthật vềmình, vềsựthưởng phạt đời sau và hạmình trông cậy vào lòng thương xót của chúa. Chúa nhưngười cha của đứa con đi hoang, chiều nào cũng trông ngóng con mình. Khi thấy con từđàng xa, người cha vội chạy ra ôm lấy con và kêu đầy tớmau đem áo, giày, nhẫn ra đểphục hồi nhân cách cho đứa con đi hoang nay quay vềnhà. Tất cảnhững áo, nhẫn đó ông đã chuẩn bịrồi và ngày nào ông cũng dặnđầy tớkhi nào cậu trởvềthì đem ra mặc cho cậu, phục hồiđịa vịlàm con cho kẻđi hoang biết quay vềchính lộ.
Lòng nhân từChúa thật quá bao la, Chúa luôn đối xửvới chúng ta nhưvậy, chúng ta đã nhận ra tình thương Chúa đang ấpủriêng từng người chúng ta hay chưa? Hãy nhắm mắt lại và cảm nghiệm tình yêu Chúa trong con tim mình, chúng ta sẽthấy tình thương Chúa ngọt ngào đang bao phủtâm hồn chúng ta, đang thôi thúc chúng ta dâng trọn cuộc sống mình trong sựquan phòng yêu thương của Chúa.
Xin Chúa cho chúng con luôn biết đáp trảtình yêu Chúa cách quãng đại, bằng cách đối xửnhân hậu với mọi người bằngđời sống phục vụcho người xung quanh trong chức vị, trong vịtrí hiện tại của mình, đểchúng con xứngđáng là con cái Cha trên Trời.

15. Nụhôn nồng nàn tình thương xót(Trích dẫn từ‘Nút Vòng Xoay’ – ĐGM. Giuse VũDuy Thống)
Hôm qua có dịp ra phốghé ngang một sáp báo, tôi tình cờnghe từquán cà phê đối diện vẳng ra một giọng hát trong trẻo: “Cao cao bên cửa sổcó hai người hôn nhau”. Bài hát đã nghe dăm lần bảy lượt qua các phương tiện truyền thông, có chăng chỉlà một cảm nhận vềmùa xuân hạnh phúc, thếmà chiều nay bỗng thấy nôn nao khác lạ. Đó không phải là thứnôn nao của kẻđộc thân bất chợt thấy mùa xuân bên cửa sổ, rồi tựnhiên tủi vềphận mình nhưMichel Quoist đã ghi trong cuốn sách của ông; cũng chẳng phải thứnôn nao của những kẻtrên đường phốđang hối hảvềnhà dịp nghỉcuối tuần. Thứnôn nao rất lạmà cũng rất đỗi thân quen.
Đang còn vẩn vơvới cái nôn nao ấy thì cô chủsạp đã trao cho tôi tờbáo và vui miệng cô hát theo: “Thành phốơi hãy im lặng cho hai người hôn nhau”.
Tới lúc này, tôi mới vỡlẽ. Thì ra mình nôn nao là vì cái nụhôn. Không phải của “anh lính vềthăm phốvới cô gái vào ca ba” nhưbài hát kể, mà là cái nụhôn của một người cha dành cho đứa con hoang đàng trởvềcủa bài Phúc Âm. Giai điệuấy, nụhôn ấy quyện lấy nhau và tựnhiêm ngấm vào người tôi trởthành một thứnôn nao, đểhôm nay, xin được trang trải với cộng đoàn nhưsuy nghĩvềtrang Tin Mừng. Đó là nụhôn của lòng thương xót.
1. Nụhôn ấy vượt trên lý lẽcủa sựcông bình.
Nếuđểý, người ta thấy nếp nghĩcủa những người con trong dụngôn Tin Mừng là nếp nghĩvượt trên lẽcông bình. Làm sao người con thứdám xin cha mình chia gia tài mà anh gọi là “thuộc vềanh” trong khi cha mình sờsờcòn sống? Làm sao người con cảlại vùng vằng làm mày làm mặt với cha khi cảđời hầu hạmà chẳng có lương? Sẽlà hỗn nếu dựa trên cái tình, nhưng cũng có thểquan niệm được nếu dựa vào cái lý. Chính nhân danh sựcông bình đương nhiên nào đó mà tưcách của hai người con trong dụngôn đã được hình thành.
Nhất là việc người con thứtrởvề. Sau những ngày phung phá đến bước đường cùng, đếnđộkhánh kiệt gia tài, cạn kiệt sức khỏe, anh vẫn còn đủtỉnh táo đểhạch toán nẻo lối tìm về. Bởi vì dựa trên công bình, anhđã đốt cháy quyền làm con nên không thểđược gọi là con nữa. Bởi vì dựa trên công bình, anhđã tựý bỏnhà ra đi ôm theo sản nghiệp nên muốn tìm vềphải được cha chấp nhận. Bởi vì dựa trên công bình, anh chỉdám coi mình như“người cần việc” tìm đến “việc cần người”. Nếu anh có gặp cảnh then cài khóa ổxua đuổi chối từcó lẽanh cũng phải công bình mà chấp nhận.
Lẽcông bình khó khăn là nhưthếnhưng nụhôn của người cha đã hóa giải tất cả. Nó vượt qua giới hạn của lẽcông bình đểrạng rỡlà một nụhôn của lòng thương xót. Người cha tha thứhết. Không khóa trái đời sống người con thứvào quá khứtội lỗi, không niêm phong nhịp đời của anh vào bước đường phóng đãng, nhưng phục hồi quyền làm con nhưthuởban đầu. Người ta không biết ởđâu lẽcông bình dừng lại và ởđâu lòng thương xót khởi đầu, nhưng chỉbiết rằng, bằng nụhôn ấy sựtha thứđã vượt lên chiếm lĩnh tiếng nói của lẽcông bình đểtrởnên nụhôn của lòng thương xót.
2. Nụhôn ấy vượt trên khuôn khổcủa nền giáo dục.
Vẫn biết rằng khuôn khổcủa tình yêu là một tình yêu không theo một khuôn khổnào, nhất là tình ấy lại là tình cha, lại là lòng mẹ, cùng lắm chỉdám ví von nhưnúi cao biển rộng, tựa lai láng của dòng sông và mênh mông của đồng lúa. Nhưng trong trọng trách giáo dục, người ta cũng phải mặc nhiên chấp nhận một thứkhuôn khổnào đó. Chảthếmà ca dao Việt Nam bảo: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Yêu con không phải là nuông chiều theo ý của con, nhưng là biết cách cho con roi giọt giáo hóa, và ghét con đâu phải chỉlà hằn học mắng la mà nhiều khi lại là những ngọt ngào ghẻlạnh của một tình thương vắng bóng.
Một trong những châm ngôn nổi tiếng trong bổn phận giáo dục con cái là câu: “Nếu hôm nay không muốn con khóc vì được dạy dỗ, thì coi chừng sẽphải khóc vì con hưđốn mai ngày”. Nhưtrường hợp nóng hổi thời sựtại phiên tòa, khi người cha nghe con mình, một thành viên trong băng cướp “quý tử”, bịkết án chung thân đã nhỏlệthốt lên: “Tôi đã thiếu trách nhiệm làm cha”. Cũng là tình phụtử, nhưng quá muộn màng.
Tình phụtửcũng cần theo một khuôn khổnào đó. Nhưng tình phụtửtrong dụngôn đã vượt lên tất cả. Không có một lời trách móc, không có một lời răn đe, cũng chẳng có hình phạt đểmà nhớđời. Chỉcó nụhôn nhưmột minh chứng: Với bản lĩnh của lòng thương xót, người ta vẫn có thểđi xa hơn đểyêu con đích thực bằng cách cho ngọt cho ngào.
3. Nụhôn ấy không dừng lại nơi cá nhân mà còn lây lan đến cảcộng đoàn.
Đây chính là đỉnh cao của trang Tin Mừng. Nó mởra một nhãn giới mới lạ. Nơi nụhôn ấy là rạng rỡlên hình ảnh của một Người Cha: chung cho người con cảvà người con thứ, chung cho dân Do Thái và Dân Ngoại, chung cho cảngười đã biết Chúa hay chưa biết Chúa. Nếu “cha chung không ai khóc” theo lẽthường tình, thì ởđây lại khác, Cha chung này không cần đến tiếng khóc của ai, nhưng lại sẵn sàng cúi xuống với bất cứtiếng khóc sám hối nào đểban tặng nụhôn ntha thứnồng nàn xót thương. Người Cha chung ấy yêu thương hết mọi người và chẳng bao giờbỏquên những trường hợp tội lỗi đáng thưong và bởiđáng thương nên Ngài cũng thương cho đáng với tấm lòng không vơi cạn của mình.
Qua nụhôn đầu ngõ, Người Cha ấy biến nỗi buồn sám hối trởthành niềm vui tha thứ. Ngài ban ơn rộng rãi cho những kẻtìm vềvới Ngài, rồi nhanh chóng gửi họvềlại gia đình cộngđoàn xã hội trong một nhịp sống mới nồng nàn tình xót thương, đểnhững kẻđược ơn tha thứhiểu rằng, từnụhôn ấy, họphải minh chứng bằng cảcuộc đời biết phát triểnơn tha thứvà cũng biết dìu đưa những kẻcòn sa chìm vềvới lẽxót thương. Đó là niềm vui của lòng thương xót, không dừng lại nhưng triển nởsinh sôi, không khép kín cá nhân nhưng mởra cho hết mọi người.
Tóm lại, ba lý do: vượt trên lẽcông bình, vượt trên nền giáo dục và vượt trên đời sống cá nhân khiến nụhôn cha – con là nụhôn của lòng thương xót. Dẫu có kinh nghiệm vềnụhôn nhưphần lớn cộng đoàn hay chưa có kinh nghiệmấy nhưmột sốbạn nhỏ, thiết tưởng nụhôn xót thương của Tin Mừng cũngđọng lại trong ta một thứnôn nao lạlạquen quen.
Khi thấy quen quen, là khi ta đồng hóa mình với người con phung phá tìm vềvà được tha thứ, trong lời kinh, trong Thánh Lễ, nơi tòa Giải Tội. tất cảđều là những nụhôn thương xót. Khi thấy là lạ, là khi ta chợt nhận ra vẫn còn lẩn khuất đâuđó trong ta một anh con cảvùng vằng: Chúa đã đối xửvới ta bằng tình thương xót còn ta chỉđối xửvới Chúa theo sựcông bình, ta không đi hoang lang thang xađạo, nhưng cách sống của ta biết đâu còn tệhơn cảchối Chúa công khai.
Và khi thấy chen lẫn quen quen lạlạấy chính là khởi đầu cho một quyết định: bởi tôi đã nhậnđược ơn tha thứcủa Chúa, tới phiên tôi phải sống ơn tha thứbằng cách bỏqua lỗi lầm cho anh em; tôi đã nhận lòng xót thương của Chúa, tôi phải phát triển lòng thương xót ấy qua cách sống tốt lành của mình. Hãy quên đi những phần đời không đáng nhớkhi anh em có lỗi với mình, và hãy nhớlấy những phần đời không thểquên khi mình đã được Thiên Chúa tha thứxót thương.
Làmđược nhưthếcũng là lúc ta có thểhát lên: “Thành phốơi, hãy im lặng cho mọi người hôn nhau”

16. Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang KiệtTHIÊN CHÚA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
Bài Phúc Âm vừa nghe là một trong những trang đẹp nhất của Tin Mừng. Có thểgọiđó là Tin Mừng của Tin Mừng. Vì chương 15 Phúc Âm Luca này được coi nhưbản tóm tắt tất cảPhúc Âm. Tin Mừng đó là Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa thực vô biên, dài, rộng, cao, sâu khôn lường, ta không thểnào hiểu thấu. Những bài sách thánh hôm nay hé mởcho ta mấy nét của lòng thương xót vô biên đó.
1. Nét thứnhất của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa là: sựtha thứ
Tình yêu đích thực không đượcđo bằng đam mê nồng cháy. Bởi những đam mê nồng cháy mau qua nhưmột cơn bão lốc. Bão lốc qua đi chỉđểlại đổvỡđiêu tàn.
Tình yêu đích thực không đượcđo bằng hy sinh tận cùng. Người ta có thểhy sinh mạng sống vì của cải, danh vọng. Hy sinh nhưthếcó thểchỉvì bản thân mình chứkhông phải vì người khác.
Tình yêu đích thực đượcđo bằng sựtha thứ. Chỉcó yêu thực lòng, yêu tha thiết mới có thểtha thứ. Khi yêu người ta dám cho đi tất cả. Nhưng ít có ai cho đi sựtha thứ. Chính tha thứmởcho ta cánh cửa dẫn vào thâm cung nhiệm mầu của tình yêu.
Tha thứlà đặc tính của tình yêu Thiên Chúa. ta hãy đọc lại lịch sửdân Israel. Biết bao lần dân chúng phản bội, chống lại Thiên Chúa. Nhưng Chúa vẫn nhân từtha thứ. Khi Môsê cầu nguyện trên núi, dân Do Thái đã phản bội, gom góp vàng bạc đúc tượng bò mà thờ. Chúa nổi giận muốn phạt họ. Nhưng khi Môsê nài xin Chúa, Chúa đã nguôi giận mà tha thứcho dân.
Phaolô ghét đạo Chúa, đi tìm bắt những người theo Chúa. Nhưng Chúa đã thương hoán cải ông. Hơn nữa, Chúa còn chọn ông làm Tông đồcho Chúa.
Người con bỏnhà ra đi, phung phí hết tiền của cha, nhưng người cha già vẫn yêu thương chờđời, tha thứhết khi nó trởvề.
Sựtha thứcủa Thiên Chúa đối với con người, nhất là người tội lỗi thực là vô biên. Sựtha thứây minh chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người lớn lao biết chừng nào.
2. Nét thứhai của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Đó là: sựđi tìm.
Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ, nhưng Người không chỉngồiđó chờkẻcó tội trởvềxin lỗi rồi mới thứtha. Không, chính Thiên Chúa chủđộng, có sáng kiến đi tìm con người. Đó là nét độcđáo trong tình yêu thương tha thứcủa Thiên Chúa.
Chính Chúa đi tìm Phaolô khi ông đang trên đường lầm lạc, có sáng kiến làm ông té ngựađểđưa ông trởlại với Chúa. Chính Chúa là người chăn chiên đi tìm con chiên bịlạc. Là người ra ngõ tìm đứa con bỏnhà đi hoang. Cuộc đi tìm không phải dễdàng. Người chăn chiên phải băng đồi vượt sông, luồn lách qua gai góc, dẫm đạp sỏi đá, chịu đựng nắng mưa, bất chấp thú dữrình rập. Người phụnữphải thắp đèn soi vào mọi ngóc ngách trong nhà, lùa chổi vào những khe nứt nhỏbé, kiên nhẫn moi móc tìm kiếm niềm hy vọng mong manh. Người cha phải vượt qua những thành kiến xã hội, lòng tựái bịthương tổn, trái tim đauđớn vì yêu thương.
Đi tìm là yêu thương. Còn hơn thế, đi tìm là đã tha thứ. Quảthật Chúa đã yêu thương ta trước. Người yêu thương ta trước khi ta biết Người. Người tha thứcho ta trước khi ta xin lỗi. Người đi tìm ta trước khi ta trởvề.
3. Nét thứba của lòn thương xót vô biên của Thiên Chúa. Đó là: Thiên Chúa yêu thương từng người, dù rất bé nhỏ.
Trongđời sống xã hội, những người bé nhỏnghèo hèn thường bịbỏquên: sống cô đơn, chết cô độc, chìm vào quên lãng. Nhưng trong trái tim Thiên Chúa, mỗi ngườiđều chiếm một vịtrí quan trọng. Mỗi người đều là duy nhấtđộc đáo, không thểthay thếđược đối với Thiên Chúa. Càng bé nhỏnghèo hèn lại càng chiếm vịtrí quan trọng trong tình yêu Thiên Chúa.
Một con chiên lạc có gì so với 99 con chiên còn lại. Giữ99 con còn lại vừnhàn nhã lại vừa có lợi. Đi tìm một con đi lạc vừa mệt nhọc lại vừa thiệt thòi. Nhưng trong tình yêu làm gì có tình toán thiệt hơn. Một con chiên nhỏbé lạc loài đã chiếm hết trái tim của người mục tửnhân từ. Bao lâu chưa tìm được con chiên nhỏbé gầy gò, lạc bầy ấy, lòng người mục tửấy vẫn còn khắc khoải lo âu.
Đứa con bỏnhà ra đi, xài phí hết gia sản cha mẹlàm sao sánh được với đứa con trai ngoan ngoãn ởnhà, biết chăm lo công việc, luôn hiếu thảo phụng dưỡng mẹcha. Ấy vậy mà người cha ăn không ngon, ngủkhông yên, tắt tiếng cười, mắt mờlệ, bao lâu đứa con hưhỏng chưa trởvề.
Thật kỳdiệu tình thương của Thiên Chúa. chính vì những tâm hồn bé nhỏ, tội lỗi, yếu đuốiấy mà Thiên Chúa đã sai Con Một Người xuống trần gian nhưlời Chúa Giêsu nói: “Những người bệnh mới cầnđến thầy thuốc”.
Thực là vô biên lòng thương xót của Thiên Chúa. lòng thương xót ấy lớn hơn cảtrái tim của ta. Ơn lành của Thiên Chúa lớn hơn cảtội lỗi của ta. Sựtha thứcủa Thiên Chúa lớn hơn cảtrí tưởng tượng của ta. Tất cảchúng ta hãy đến với Người. Hãy mang theo những yếu đuối lầm lỡcủa ta. Hãy cho Người xem vết thương từlâu gặm nhấm trái tim ta. Hãy tâm sựnỗi buồn vô vọng của ta. Thiên Chúa Cha chúng ta Đấng giaù lòng thương xót. Không có tội lỗi nào Người không tha thứ,không có vết thương nào Người không chữa lành. Không có nỗi buồn nào Người không an ủi.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Kểra vài nét của lòng thương xót của Chúa.
2. Tại sao tha thứlà dấu chỉrõ nhất của tình yêu?
3. Cảm nhận được tình yêu và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. bạn có coi điều này là hệtrọng nhất trong đời không?

17. Phục hồi phẩm chất cao đẹp(Trích dẫn từ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ – Lm Ignatiô Trần Ngà)
Chỉcó tội lỗi là nguyên nhân duy nhất tàn phá phẩm chất cao đẹp của con người.
Cho dù lũlụt có thểcuốn trôi tất cảnhà cửa ruộng vườn, biến người ta thành người tay trắng, nhưng không thểcuốn trôi phẩm giá người ta.
Cho dù hoảhoạn có thiêu rụi nhiều phốxá làng mạc, cướp đi tất cảtài sản của người dân, nhưng cũng không thểthiêu rụi phẩm giá con người.
Dù tai ương hoạn nạn có cướp đi một vài chi thểcủa con người, khiến người ta trởnên tàn phế, nhưng cũng không thểcướp đi phẩm chất cao đẹp của người ấy.
Không gì từbên ngoài có thểlàm mất phẩm chất, mất giá trịcon người, nhưng chỉcó tội lỗi và chỉcó tội lỗi mà thôi mới có thểhuỷdiệt phẩm giá cao đẹp của họ. Chính Chúa Giêsu cũng khẳngđịnh điều nầy: "Vì từbên trong, từlòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉbáng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cảnhững điều xấu xa đó, đều từbên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế." (Mc 7, 21-23).
Câu chuyện người con thứtrong Tin Mừng hôm nay minh hoạcho thấy tội lỗi làm băng hoại phẩm giá con người đến mức nào.
Sau khi đòi chia gia tài và phung phí tài sản của mình với bọnđàng điếm, người con thứlâm vào cảnhđói khát cùng cực và phải xin làm nghềchăn heo là nghềô nhục nhất đối với người Do Thái.
Không có hình ảnh nào diễn tảtình trạng xuống cấp và suy đồi phẩm giá cho bằng hình ảnh một con ngườiđói rách thảm hại, chen chúc với đàn heo bẩn thỉu hầu mong được ăn thực phẩm của heo nhưng chẳng ai cho.
Chính tội lỗi và chỉcó tội lỗi mà thôi mới có thểlàm cho giá trịcon người bịsuy sụp cách thảm hại nhưthế.
Nhưng cũng qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mởra cho chúng ta một chân trời hy vọng: những con người bịtội lỗi làm mất giá trịcó thểđược phục hồi nhân phẩm cách tuyệt vời.
Phục hồi lại phẩm chất cao đẹp của mình nhờquay vềvới Chúa.
Một người giàu có bịphá sản, còn rất lâu mới có cơmay xây dựng cơđồ, phục hồi sựnghiệp.
Một người bịmất chức, mất việc... khó lòng kiếm lại được chức, được việc ngon lành nhưtrước.
Nhưng thật vô cùng may mắn và hạnh phúc cho chúng ta là những người tội lỗi, một khi lỡsa ngã phạm tội, đánh mất hết phẩm chất cao đẹp của mình... thì chỉcần cốgắng, kiên quyết hoán cải là có thểphục hồi lại được phẩm chất cao đẹp nhưtrước.
Sau khi người con thứlâm vào tình trạngđói khát, anh ta hồi tâm lại và quyết chí trởvềnhà cha, đểxin làm một người tôi tớ.
Khi thấy con từđằng xa, người cha mừng rỡchạy lại ôm lấy đứa con hoang và hôn nó hồi lâu.
Khôngđểcho đứa con hưnói hết lời hối lỗi, ông truyền sai tôi tớmau mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏnhẫn quý vào tay cậu, mang giày sang quý vào chân cậu và hãy hạbò tơđểăn mừng...
Thếlà từmột con người thân tàn ma dại, một thằng chăn heo hèn hạđói khát, người con hoang đàngđã trởthành chàng công tửthượng lưu với bao nhiêu tôi tớhầu hạ. Thay vì tấm áo rách hôi hám, cậuđược mặc vào người tấm áo đẹp nhất. Thay vì đi chân đất bần cùng, cậu được mang giày dép sang trọng,được đeo nhẫn quý vào tay nhưnhững người quyền quý. Thay vì trước đây khao khát đượcăn chung máng với đàn heo, ăn giữa đàn heo, cậu được ngồi ăn với cha, với họhàng, với những bậc tai mắt trong làng xóm, có kẻhầu người hạ. Thay vì nhữngđồcặn bã của heo, nay cậu được ăn thịt bê đã vỗbéo ngon lành. Thật khác ngày hôm qua một trời một vực. Thật là một sựthay đổi tuyệt vời, nằm mơkhông thấy.
* * *
Chỗi dậy trởvềcùng Chúa là từbỏtội lỗi và tính hưtật xấu, là kết hợp với Đức Kitô đểtrởnên con người mới, thụtạo mới nhưlời thánh Phao lô dạy trong thưgửi tín hữu Cô-rinh- tô: "Phàm ai kết hợp với Đức Kitô, đều là thọtạo mới. Cái cũđã qua đi, và cái mới đã có đây rồi." (2C 5,17).
Cơhội trởvềluôn luôn sẵn có. Lời Chúa và Hội Thánh vẫn liên tục kêu mời.Điều còn lại hoàn toàn tuỳthuộc ởnơi ta. Điều quan trọng là chúng ta có quyết tâm làm lại cuộc đời, sửa đổi và nâng cấp đời sống mình hay không.

18. Mất – Tìm – Mừng(Suy niệm của Lm. Vũ Xuân Hạnh)
Trong cuộc đời truyền giáo, Chúa Giêsu có nhiều dịp tiếp xúc nhiều hạn người, nhiều tầng lớp xã hội. Theo Tin Mừng, Chúa đặc biệt ưu ái người nghèo, nghèo vật chất và nhất là nghèo phẩm giá. Chúa lui tới, gặp gỡ, ăn uống với họ. Chúa bày tỏ tình yêu đối với họ là tình yêu thương xót, thông cảm, bao dung, tha thứ và đón nhận. Chúa đi ngược hẳn lối suy nghĩ của những người lãnh đạo trong đạo, ngoài đời của xã hội Dothái đương thời. Họ khinh miệt những người nghèo. Họ xa tránh và gọi những người nghèo ấy là “phường tội lỗi”.
Hôm nay, bằng ba dụ ngôn, Chúa dạy những “nhà lãnh đạo Dothái” bài học của lòng yêu thương thông cảm.
I. MẤT – TÌM – MỪNG
Bài Tin Mừng hôm nay, với ba dụ ngôn, để diễn tả nỗi lòng yêu thương cao cả của Thiên Chúa, có nhiều động từ được Chúa Giêsu lặp đi lặp lại, đó là những động từ: “mất” (6 lần), “tìm” (8 lần), “mừng” (8 lần).
  Người ta bị mất, người ta đi tìm. Tìm thầy, người ta vui mừng.
  Cái bị mất càng quý giá, càng phải tìm. Tìm thấy, nỗi vui mừng càng lớn.
Con người lưu lạc khỏi vòng tay Thiên Chúa, Thiên Chúa lạc mất con người. Cả dòng lịch sử cứu độ trải dài hàng thế kỷ là hành động của Thiên Chúa tình yêu đi tìm con người. Bởi thế, dòng lịch sử cứu độ đã ghi một dấu ấn tích cực, đó là dấu ấn của cả Hội Thánh Chúa và biết bao nhiêu anh chị em đã đáp lại sự tìm kiếm của Chúa.
Con người, đối với Thiên Chúa, đó là quà tặng quý giá dành cho chính bản thân Người. Bởi con người đáng quý, cho nên sự bội nghĩa vong ân của họ gây nên nỗi đau lớn nơi lòng Thiên Chúa. Một khi Thiên Chúa đã tìm thấy con người qua sự đáp trả của họ, đó là một niềm mừng vui không xiết. Chúa Giêsu diễn tả niềm vui này bằng nhiều hình ảnh:
- Người chủ chiên, sau khi tìm thấy con chiên tự ý bỏ đàn ra đi, đã “vui mừng vác chiên lên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: ‘Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc”.
- Người phụ nữ cất mọi công sức đi tìm đồng bạc bị lạc mất: “Đốt đèn, quét nhà, tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy”. Khi tìm thấy, “bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: ‘Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm thấy đồng bạc tôi bị mất”.
- Nhất là người cha nhân hậu, sau bao năm mỏi mòn trông đợi đứa con phụ nghĩa bạc tình, ông vui mừng hết sức khi tìm thấy con ông trở về. Niềm vui của ông vỡ òa trong ngày chính ông được chạm đến cuộc đời đứa con hư hỏng: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giày vào chân cậu. Hãy bắt con be béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”.
Ba động từ MẤT – TÌM – MỪNG xuyên suốt ba dụ ngôn, trở thành một tình ca hay, ca ngợi lòng yêu thương vừa kỳ diệu, trường kỳ, sâu thẳm trong hành động tìm kiếm con người của Thiên Chúa, vừa cho thấy: Tội lỗi đáng ghét, đáng loại trừ, nhưng người có tội, dù tội của họ nặng đến mức độ nào, vẫn đáng thương, đáng được tha thứ một khi họ biết ăn năn.
Một con chiên lạc, một đồng bạc bị mất, một đứa con hư hỏng. Thực ra đó là hình ảnh của loài người tội lỗi, là linh hồn con người cần được tình yêu tha thứ của Chúa đón nhận. Linh hồn còn quý giá hơn bội lần đối với con chiên, quý giá hơn đồng bạc, quý giá hơn đứa con hoang đàng. Bởi vậy, một khi tìm lại được linh hồn con người, thì không phải chỉ cả nhà vui, người chủ vui, hàng xóm vui, nhưng cả thiên đàng đều vui: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”.
II. THÁI ĐỘ NÀO CHO CHÚNG TA?
Thứ nhất: Biết mình có tội.
Cả vô tình lẫn cố ý, nhiều lần ta trở thành “người anh cả” trong dụ ngôn thứ ba, đã không thể thông cảm, không thể đón nhận anh em mình đứng lên sau khi đã vấp ngã, lại còn ganh ghét, lên án, kết tội. Đó là thái độ của những biệt phái và luật sĩ mà bài Tin Mừng nhắc đến nói riêng, các nhà lãnh đạo trong đạo ngoài đời của xã hội Dothái nói chung. Chính thái độ loại trừ một cách độc ác này đã “bị” Chúa dạy liên tiếp bằng ba dụ ngôn đáng giá, để nhắc nhở họ về tình trạng tội lỗi của chính họ. Họ cũng cần được tha thứ, cũng cần được Thiên Chúa yêu thương đón nhận như mọi người. Họ phải khôn ngoan nhìn mình để khám phá con người thực của mình hơn là nhìn người anh em để đổ vạ, để lên án.
Hơn bao giờ hết, chính lúc này đây, lúc mà ta đang lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, hãy biết rằng, Chúa dạy ta đừng xét đoán, đừng lên án anh em, bởi không phải anh em có tội, nhưng là chính bản thân ta có tội. Chúa đang dạy ta hãy cúi đầu nhìn nhận mình tội lỗi mà ăn năn tội và cầu xin ơn tha thứ như lời thú nhận của người con thứ trong dụ ngôn thứ ba: “Thưa Cha, con thật đắc tội với Cha”.
Thứ hai: Đừng đánh mất hy vọng.
Dù ta xấu thế nào, tội nặng đến đâu, ta vẫn không có quyền thất vọng. Hãy tin mãnh liệt rằng, trước khi ta trở về, Chúa đã đi tìm ta. Chẳng những Chúa không bỏ rơi người có tội, ngược lại Chúa chủ động đi tìm. Chúa tìm đến lúc tìm được mới thôi. Ngày nào ta còn xa Chúa, ngày ấy Chúa còn mòn mỏi trông ngóng, chờ đợi, đau khổ. Chúa tìm ta, Chúa cần ta, Chúa thương ta, Chúa nâng niu ta. Một khi đã tìm lại được ta, Chúa không chỉ đón nhận như đón nhận người con ân hận trở về. Nhưng lòng Chúa mở hội, lòng Chúa vui mừng khôn tả.
Ta không có quyền thất vọng trước tình yêu hãi hà của Chúa. Tại sao ta lại thất vọng trong khi Chúa đang tha thiết chờ đợi ta trở về cùng Chúa? Tại sao ta không xác tín rằng, với ơn Chúa, ta sẽ có đủ nghị lực đứng lên trở về với Chúa? Người con hoang đàng trong dụ ngôn thứ ba toàn làm điều xấu, chỉ duy nhất có một hành động đẹp mà thôi: Đứng lên trở về cùng cha. Dẫu chỉ một, nhưng hành động ấy quá đủ để anh lại được ngự giữa tình yêu của cha. Dù ta phạm tội đến mức độ nào đi nữa, thì cũng hãy dứt khoát thực hiện một hành động rất đẹp mà người con hoang đàng đã thực hiện: Ra đi, trở về cùng Cha và thưa với Cha rằng: Lạy Cha, con đã lỗi phạm đến Cha. Hãy nhớ một điều rất quan trọng: Thất vọng là động lực nguy hiểm lôi kéo ta càng ngày càng xa Chúa. Do đó, thất vọng càng nhấn chìm ta. Càng đẩy ta lún sâu vào vũng bùn dơ bẩn của tội lỗi. Thất vọng là giết chết cuộc đời mình, giết chết tương lai vĩnh cửu của mình, giết chết cơ hội trở về với tình yêu của Chúa.
Thứ ba: Tin vào khả năng mình sống thánh thiện.
Ai trong chúng ta cũng có khả năng làm việc thiện. Đó là thực tế. Ngay cả một người dù bậm trợn nhất, xấu xa nhất, thì nội tâm anh ta vẫn khao khát hướng về sự thiện.
Tin vào khả làm việc thiện, sẽ đưa ta tới một niềm tin quan trọng khác: Ta có thể đứng lên thay đổi đời sống và hoán cải lòng mình. Hình tượng người con hoang đàng quyết trở về với cha của anh là bằng chứng mà Chúa đã dùng để nhắc ta hãy tin vào khả năng mình nên thánh thiện. Lịch sử Hội Thánh đã ghi nhận nhiều tấm gương sống đúng như Lời Chúa dạy qua hình ảnh người con hoang đàng. Chẳng hạn: thánh Phêrô, thánh Âugustinô, Thánh Phanxicô Asisi, á thánh Charles de Foucauld… Tất cả những con người thánh ấy, đều đã có một thời gian sai phạm, nhưng đã tự tin đứng lên về cùng Chúa. Họ đã thành công. Họ đã nên thánh. Chính tình yêu của Chúa đã trao cho họ động lực hoán đổi đời mình. Cũng vậy, Chúa vẫn bao bọc đời ta bằng tình yêu triều mến của Chúa. Tin tưởng Chúa không bỏ ta, ta sẽ đủ nghị lực, đủ mạnh mẽ mà dứt khoát giả từ tội lỗi, trở về cùng Chúa.

19. Cha anh chạy ra gặp anh(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn VănĐộ)
Bước vào Chúa nhật thứXXIV thường niên C, Phụng vụGiáo hội mời gọi chúng ta đọc Tin Mừng chương 15 Phúc Âm theo thánh Luca (15,1-32). Chương này gồm ba thểhiện lòng thương xót nên gọi là "dụngôn lòng thương xót": con chiên lạc,đồng tiền mất, và người con trai hoang đàng.
Khiđọc "Người kia có hai con trai", dù người biết rất ít vềTin Mừng vừa nghe đọc mấy lời trên sẽbiết ngay là " dụngôn người con trai hoang đàng", có người gọi là "dụngôn người cha nhân hậu".
Dụngôn này thường được khai thác dưới nhiều khía cạnh vềmặt thiêng liêng. Thực ra dụngôn này chỉlà chuyện hoà giải giữa cha và con, một sựhòa giải nhưthếlà thiết yếu cho hạnh phúc của các người cha và con cái.
Trong ca dao, thơca, hò vè, văn chương, nghệthuật, kịch nghệsân khấu và những quảng cáo, xem ra chỉtập trung vào một tương quan nhân bản duy nhất là tình yêu lứa đôi giữa người nam và người nữ, giữa người vợvà người chồng. Tương quan giữa cha và con thật quan trọng, vậy mà ít được khai thác. Tương quan này là đem lại vui mừng cho sựsống, niềm vui trong cương vịlàm cha và làm con.
Khi nói vềtương quan gia đình, không có gì xấu hơn trong tương quan giữa một người nam và một người nữcho bằng sựlạm dụng, khai thác và bạo lực, và không có gì dễbịphơi bày và biến dạng trong tương quan giữa những người cha và con cái cho bằng tính độc đoán, chủnghĩa gia trưởng, sựnổi loạn, sựloại trừ, sựthiếu liên lạc.
Thiên Chúa đã than: "Ta đã nuôi nấngđàn con, cho chúng nên khôn lớn, nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta" (Is 1, 2). Nhiều người cha ngày nay có kinh nghiệm vềđiều trên.
Sựđau khổlà hỗtương; không phải nhưdụngôn mà lỗi hoàn toàn ởngười con. Có những người cha bịđau khổhơn cảtrong cuộc đời khi bịcon cái loại bỏhay khinh chê. Và có những đứa con bịđau khổsâu xa nhất, đến nỗi không thểchấp nhận được khi cảm thấy bịhiểu lầm, không được coi trọng, bịloại trừbởi cha mình.
Thực ra một sựhoà giải giữa cha mẹvà con cái và một sựchữa lành nội tâm sâu thẳm vềtương quan giữa họlà một điều quan trọng cho sựtân phúc âm hóa. Chúng ta biết, tương quan của một người cha trần thếcó thểảnh hưởng rất lớn, tích cực hay là tiêu cực, đến tương quan chúng ta với Cha trên trời và nhưthếcũng ảnh hưởng tớiđời sống Kitô hữu.
Vậy khi chúng ta phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa, chúng ta khước từNgài, chúng ta phải làm gì, vì Thiên Chúa vẫn một lòng trung tín, không từbỏchúng ta? Thiết nghĩ, chúng ta lấy lại những lờiđã soạn sẵn của người con thứtrong dụngôn, cùng với can đảmđểthưa với cha mình.
"Tôi muốn ra đi, trởvềvới cha tôi và thưa người rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha' ". Lời thú nhận đầu tiền của chúng ta với Thiên Chúa là Cha, Đấng Tạo Hóa, giầu lòng thương xót và là thẩm phán là nhưthế. Cho dẫu Thiên Chúa biết mọi sự, Ngài vẫn đợi chờchúng ta trởvềlên tiếng thú lỗi; lý do là "tuyên xưng nơi miệng thì được ơn cứu rỗi" (Rm 10,10)...
Đó là điều người con thứđã từng nói với cha mình; nói thôi, chưa đủ, nếu anh không vềcùng Cha. Nhưng giờnày biết cha ởđâu đểvềgặp? " Tôi sẽtrỗi dậy". Đó là điều thánh Phaolô Tông Đồnói: "Thức dậyđi, hỡi người ngủmê! Từtrong cỏi chết, hãy đứng dậy!" (Ep 5,14)... Trước hết hãy trỗi dậy, nếu chúng ta đang ngồi đây và ngủmê. Hãy thức dậy trởvềvới Giáo hội, với Thiên Chúa là Cha, là Con, là Thánh Thần. Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn sâu thẳm nơi con người, đến tìm gặp con người; nếu người cha trong dụngôn ngày ngày ra ngóng chờcon, nên khi con cònởđàng xa ông đã chạy tới ôm chầm lấy con. Thiên Chúa là Cha, Ngài luôn dõi mắt theo con người, khi thấy con người khi còn ởđàng xa, Chúa đã thấy và chạy tới ôm chầm lấy con người và hôn lấy hôn để... khi con người bịtội lỗi thếgian vùi dập, Ngài cúi xuống đểnâng con người lên; hướng con người vềTrờiđểtìm thấy Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên mình. Đức Giêsu chính là Thiên Chúa, Ngài đã hạmình xuống đểgiải thoát con khỏi thân phận nô lệvà trởnên chỗêm ái nhẹnhàng đểcon người dưỡng sức nghỉngơi, khi nói, nơi Đức Giêsu, con người gặp được Thiên Chúa Cha Đấng giầu lòng thương xót: «Hãy đến với Ta, hết thảy những kẻlao đao và vác nặng". Và Ta sẽcho nghỉngơi lại sức" (Mt 11,28). Đó là cách mà Chúa ôm chặt con người, nếu con người hoán cái trởvềvới Chúa. Áo, nhẫn, giầy, con người đánh mất, Thiên Chúa sẽban lại. Áo ởđây là áo sựkhôn ngoan..., áo tinh thần và là y phục lễcưới. Nhẫn ởđây không gì khác là dấu ấn của niềm tin chân thành và dấuấn của chân lý đó sao? Còn đôi giầy đi, chỉsựloang báo Tin Mừng. Hãy hồi tâm và trỗi dậy, can đảm trởvềvới Thiên Chúa khi ta lầm đường lạc lối, đểđón nhậnđược lòng xót thương của Thiên Chúa là Cha nhân lành. Amen.

20. Thiên Chúa yêu thương và đợi chờ(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Chúng ta đang tiến gần đến giai đoạn cuối của của Năm Thánh Lòng Thương Xót, ba dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay làm nổi bật hình ảnh ba chiều về Lòng Thương Xót Chúa: Lòng thương xót của Thiên Chúa là vô cùng vô tận; Chúa thương xót hết mọi loài; Chúa hành động vì xót thương.
Dụ ngôn: "Con chiên lạc" (x. Lc 15, 4-7); " Đồng bạc bị đánh mất" (x. Lc 15, 8-10); cụ thể hơn cả là dụ ngôn "Tình phụ tử " (x. Lc 15, 11-32) thể hiện niềm vui viên mãn tràn đầy. Nếu như hai dụ ngôn trước nói về sự vui mừng hay chung vui, thì dụ ngôn "Tình phụ tử là phải ăn tiệc và vui mừng". Vì đồng bạc vô tình bị đánh mất, con chiên lạc có thể cố gắng tìm thấy đàn của mình, và người mất chiên cũng có thể tìm lại được chiên, nhưng không một trường hợp nào hồi tâm trở về với chính mình. Nên người tội lỗi trở về, Chúa Cha khao tiệc ăn mừng. Chúng ta không thể vui mừng sao được, khi có Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Thương Xót, rất mực yêu thương chúng ta như thế.
Cả thiên đàng vui mừng khi ta tội lỗi trở về cùng Chúa
Người cha mất con, ngày ngày ngóng chờ con trở về là hình ảnh của Thiên Chúa là Cha luôn cháy lửa tình yêu đối với nhân loại, cha ôm con vào lòng, không đơn giản chỉ là tội nhân, nhưng là kẻ có tội biết ăn năn: "Tôi sẽ trỗi dậy và trở về với cha tôi" (Lc 15,18). Vì thế, cuộc gặp gỡ giữa người cha và người con, khơi dậy sự trở về trong ân sủng của người con, cuộc gặp gỡ này mang dấu ấn của vòng tay cha và sự hoán cải của người con tìm thấy được tình yêu trìu mến của cha.
Cha Marko I. Rupknik S.I tác giả Logo của Năm Thánh Lòng Thương Xót họa vẽ Chúa Giêsu đang vác con người lầm lạc trên vai, là một minh hoạ tuyệt vời về lòng thương xót Chúa.
Lòng Thương Xót đã trở nên người, mặt Chúa và mặt người giống hệt nhau. Khi vác con người trên vai, Thiên Chúa và con người hướng về nhau, đến nỗi có chung một con mắt. Như thế, Thiên Chúa nhìn con người bằng chính mắt con người, để cảm thông, yêu thương và hoán cải con người. Từ nay con người nhìn vũ trụ vạn vật bằng đôi mắt của Thiên Chúa, mà hiểu được Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa, để sống trong vũ trụ theo chương trình ban đầu của Thiên Chúa là đem lại hạnh phúc cho con người.
Con người bỏ Chúa ra đi, lầm đường lạc lối, đi vào ngõ cụt, bị thương tích. Thiên Chúa vẫn yêu thương mang về. Logo Năm Thánh diễn tả, Chúa tay chân vẫn còn mang thương tích vì bị con người đóng đinh. Nhưng Chúa không quan tâm đến vết thương đau đớn của chính mình, vẫn vội vã, chân thấp chân cao đi tìm con người. Tìm được rồi, Chúa không lên án lỗi lầm, Chúa vác con người trên vai mang về mở tiệc ăn mừng. Đó là tình yêu thương vô biên, yêu thương đến tha thứ những phản bội, yêu thương đến quên mình, dám chết vì người mình yêu. Lòng Thương Xót của Chúa thật vô biên, không ai hiểu thấu, không lý luận nào có thể cắt nghĩa được.
Có người nghi ngờ về lòng thương xót ấy nên mới nói: Tôi tội lỗi lắm, vào xưng tội, cho dù cha có tha, không biết Chúa có tha cho tôi không?
Xin thưa: Để lãnh ơn tha thứ, cần phải có tội, và cho dù tội có đỏ như son Chúa vẫn tha thứ, vì Chúa là Đấng tha thứ không biết mệt mỏi. Thứ tha là việc của Chúa, lỗi lầm là của con người chúng ta. Con người tha cho nhau còn nhớ lại. Thiên Chúa tha thứ là xóa sạch tội khiên. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên: nếu xưng tội xong lại phạm, hãy đến tòa giải tội để lĩnh ơn tha thứ. Xin bật mí, ấn tín tòa giải tội luôn được cha giải tội trân trọng giữ gìn, nghe xong quên luôn là việc các cha phải làm.
Có người còn hỏi: Khi ta phạm tội, ta xin Chúa tha thứ, Ngài thứ tha, vậy cần gì phải đến xưng tội với cha cho mất thời gian và thêm phiền toái?
Quả thật, sau khi phạm tội chúng ta thật lòng hối cải ăn năn tội cách trọn thì đã được Thiên Chúa tha thứ rồi, nhưng nếu ta không đến tòa giải tội, ta không lĩnh nhận được cách trực tiếp ơn tha thứ ấy. Cũng như người con thứ bỏ nhà ra đi, cha anh ở nhà đã sắm cho anh nhẫn vàng, áo đẹp và giầy sang, những thứ đó là của anh, nhưng nếu anh không về thì anh chưa nhận được trực tiếp.
Tìm lại chính mình và trở về với tha nhân
Người con trưởng tuy ở hằng ở cùng cha, nhưng anh đã đánh mất chính mình, tự nhận mình là kẻ làm tôi "con đã làm tôi cha" (Lc 15,29), đánh mất em, em mình mà anh gọi là "thằng con con của cha kia" (Lc 15,30). Và giờ đây anh ta tố cáo cha đã không bao giờ cho anh một con dê con để mừng lễ với bạn bè. Tội nghiệp người cha! Một đứa con bỏ nhà, đứa kia thì lại đã không bao giờ gần gũi cha thực sự! Ông đã mất cả hai thằng con. Cái khổ đau của người cha giống nỗi khổ đau của Thiên Chúa, khi chúng ta rời xa, hay bởi vì chúng ta ở xa hoặc vì chúng ta ở gần nhưng lại không gần. Người anh cả cũng cần phải trở về. Những người công chính, những người tin rằng mình công chính cũng cần lòng thương xót.
Đạo của chúng ta không phải là đạo ghen tị, được thua mà là đạo của tình thương. Chúng ta buồn vì anh em thành công, được ưu đãi hơn mình, tìm cách hạ bệ, thậm trí đối xử với đồng loại, cả đồng đạo, tệ hơn nữa là coi cha mẹ, anh em ruột thịt mình như kẻ thù, không bằng người dưng nước lã. Lúc ấy cần phải sám hối trở về với chính mình và anh em.
Vậy, hãy trở về với Chúa bằng lòng thống hối ăn năn, lao mình vào vòng tay của Chúa, để cho tình thương lân tuất của Chúa làm ta hồi sinh.
Lạy Mẹ Maria, người mẹ khoan nhân, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin giúp đỡ chúng con. Amen.

21. Mất mát - Lm. Vũ Đình TườngAi trong chúng ta cũng có kinh nghiệm bị mất. Không phải chỉ con người bị mất mà ngay cả loài thú hoang cũng có kinh nghiệm bị mất. Nói một cách chung thì có hai loại mất cho con người đó là mất về mặt thể chất và mất về mặt tinh thần.
Về thể chất lại được chia làm hai loại. Mất những gì trong con người và mất những gì liên quan đến con người. Có những thứ mất trong ta thể hiện bản tính của ta. Thí dụ như mất tự chủ, hay nóng giận thể hiện bản tính con người. Mất trí nhớ, mắt kém, mất ăn, mất ngủ đều thể hiện trạng thái trong con người. Mất liên quan đến con người như vật kỉ niệm, quà tặng, giấy tùy thân, mất hướng đi, mất học. Tất cả đều ảnh hưởng đến cuộc sống.
Mất về mặt tinh thần được chia thành tinh thần và tâm linh. Mất về mặt tinh thần nguy hiểm hơn mất vật chất. Thí dụ như mất bạn hữu, mất nhận biết mình là ai. Mất tự tin, mất hy vọng vào cuộc sống, mất lòng tin vào anh em. Mất nguy hiểm nhất là mất đức tin bởi mất đức tin là mất tất cả, kéo theo cả sự sống trường sinh.
Mất ảnh hưởng đến cả cuộc đời là mất người thân và đây chính là kinh nghiệm của người cha trong Kinh Thánh nhắc đến. Nghe thoáng qua thì người ta thấy người cha này mất con. Khi suy nghĩ kĩ sẽ thấy người cha mất nhiều hơn là mất con. Truớc hết người cha không còn chọn lựa nào khác ngoại trừ chia nửa gia tài cho người con. Như thế ông ta mất rất nhiều của, nửa gia tài. Có của trong tay người con bỏ nhà ra đi như thế ông ta biết rõ con ông mất hướng đi tốt. Cách sống tốt lành ông dậy con, mong con thành người tốt, nhân đức bị con cho vào sọt rác. Ông là người thành công trên thương trường, có gia sản đồ sộ, có con ăn, đầy tớ, người làm nhưng ông thất bại trong gia đình, thất bại việc bày tỏ tình yêu cho con hiểu. Hai điều mất tiếp theo làm ông đau khổ hơn nhiều. Thứ nhất là việc người con bỏ nhà ra đi đánh mạnh vào cái tâm lí thất bại của người cha. Con bỏ nhà đi vì không chịu nổi cha. Ở đây không phán đoán đúng sai nhưng nói về cảm xúc người này cảm nhận về người kia. Người con cảm nhận cha anh không yêu anh. Tình cha con sứt mẻ không thể hàn gắn ngoài cách thoát li. Điều làm người cha đau khổ hơn nữa là vấn đề tâm linh của người con. Anh ta đi theo con đuờng ăn chơi, bê tha đời sống đức tin và ảnh hưởng đến sự sống trường sinh.
Người cha có quá nhiều kinh nghiệm đau thương, mất mát nhưng người cha không bao giờ mất hy vọng, không tuyệt vọng. Không biết điều gì khiến ông tin tưởng mãnh liệt ngày nào đó con ông sẽ trở về. Điều chắc chắn là tình yêu ông dành cho con lớn hơn lỗi lầm con mắc phạm- bỏ nhà ra đi, chê trách cha. Tình yêu ông dành cho con quan trọng hơn vật chất- nửa gia tài của ông. Niềm hy vọng của người cha luôn vững chắc và tin tưởng ngày nào đó con ông sẽ nhận ra sai lầm của mình và quay về. Người cha không chỉ hy vọng trong thầm lặng, hy vọng, ông chuẩn bị đón chờ ngày đó đến. Ông âm thầm cho vỗ béo bò chuẩn bị cho tiệc mừng con ông trở về. Bên cạnh đó ông còn sắm giầy cho cậu, mua áo mới cho cậu. Khi việc chuẩn bị tạm ổn, chiều chiều ông ngồi trước cổng nhìn về phía chân trời hy vọng trông thấy con thất thểu trở về. Niềm hy vọng của ông không tắt và ông được toại nguyện. Người con nhận ra mình sai lầm, nhận biết tình yêu của cha và anh đã từ giã bóng tối trở về ánh sáng tình thương. Người con trở về nhận lại tình yêu cha dành cho, ông ôm con trong lòng, tha thứ mọi lầm lỗi và mở tiệc mừng đón con.
Tình yêu và lòng xót thương Chúa dành cho ta khoan dung, đại lương hơn tất cả tội ta đã phạm. Xin ơn này để can đảm trở về.

22. Thiên Chúa, Đấng Nhân Hậu1."Có phụnữnào quên được đứa con thơcủa mình, hay chẳng thươngđứa con mình đã mang nặngđẻđau? Cho dù nó có quênđi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ" (Is 49,15). Đó là lời tiên tri Isaia đã phản ánh rất trung thực vềtình cảm của người mẹtrần thếđối với đứa con của mình, và hơn thếnữa, Isaia cho thấy tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta.
Vângđúng thế, Thiên Chúa luôn yêu thương con người, chủđềcủa các bài Thánh Kinh hôm nay đều nói vềlòng nhân từcủa Thiên Chúa đối với loài người, nhất là những tội nhân. Bài đọc I, trích sách Xuất hành, diễn tảcơn thịnh nộcủa Thiên Chúa trước tội "thờbò vàng" của dân Israel, nhưng nhờlời cầu nguyện của Môsê, cơn thịnh nộấy đã được nguôi dần. Bài đọc II, trích thưcủa thánh Phaolô gởi cho Timôthê, thánh Phaolô cho thấy Thiên Chúa không chỉnhân hậu cách chung chung với một dân, một nhóm người, mà Ngài còn nhân hậu với từng người một, nhưkinh nghiệm chính thánh Phaolô đã thuật lại khi xác tín:"Đức Kitô Giêsu đãđến thếgian, đểcứu những người tội lỗi, mà kẻđầu tiên là tôi " (1Tm 1,15). Hình ảnh Thiên Chúa là Đấng nhân hậu càng rõ nét, qua ba dụngôn nổi tiếng nhưtrong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe: "Con Chiên Lạc", "Đồng Bạc Mất" và "Người Cha Nhân Hậu".
2. Chúng ta sẽhiểu tấm lòng của Đức Giêsu hơn khi biết bối cảnh của đoạn Tin Mừng nầy. Đức Giêsu tiếp đón những người tội lỗi, điều này làm cho những ngừời biệt phái và luật sĩphiền trách Chúa. Trước thái độấy, Người dạy cho họmột bài học, một cái nhìn đích thực vềThiên Chúa, Đấng gần gũi, giàu lòng nhân hậu đối với mọi người, nhất là những kẻlầm lỗi. Lòng nhân hậu đó có thểdễnhận thấy qua các phương diện: Tôn trọng tựdo của con người; yêu thương và đi bước trước đến với tội nhân; và hoàn toàn tha thứcho tội nhân.
3. Thiên Chúa luôn tôn trọng tựdo của con người. Trong dụngôn "Con Chiên Lạc", hẳn con chiên này cũng nhưnhững các con chiên khác trong đàn, chủđã đểcho nó tựdo đểđi lại ăn uống, nhưng thay gì đi theo bầy đàn, nó lại đi riêng, thếlà nó bịlạc!Điều này càng rõ hơn trong dụngôn người cha nhân lành. Thông thường cha chỉchia gia tài cho các con khi thấy mình đã già yếu, sắp chết, bởi "ai nắm tiền là nắm quyền" (x. Hc 33,20-24) hoặc thấy con mình có khảnăng giữđược gia tài thì mới trao phó cho nó và việc nầy là tựý của người cha. Nhưng xem ra người cha trong dụngôn này đã không khôn ngoan tính kỹnhưvậy, vì ông quá thương con, quá tôn trọng tựdo của nó nên đã chia gia tài và cho nó tuỳnghi sửdụng. Người cha nầy chính là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng ban cho con người tựdo, và nhiều khi con ngườiđã sửdụng tựdo một cách sai lạc!
4. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa thểhiện qua việc yêu thương từng người trong chúng ta và luôn muốn ta sống trong tình yêu thương của Ngài. Một con chiên lạc không có giá trịgì so với cảđàn chiên, thếmà người chủlại đi tìm ngay khi nhận ra nó đi lạc. Một đồng bạc rơi mất không có giá trịgì, vậy mà cũng đáng quý, cho nên người phụnữnầy phải tốn công tìm kiếm cho bằng được. Một đứa con hưhỏng không ích lợi gì cho gia đình, vậy mà người cha vẫn luôn trông ngóng ngày đêm, nên mới có thểnhận ra khi nó còn ởđàng xa. Đó chính là hình ảnh Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta. Mỗi tâm hồn xa cách Thiên Chúa, Ngài đều mong quay trởvề.
5. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa còn thểhiệnởviệc hoàn toàn tha thứcho tội nhân. Người chăn chiên khi tìm gặp con chiên lạc thì vui mừng vác nó trên vai mà trởvề, cho nó nhập lạiđàn, chứkhông đánhđập nguyền rủa. Người đàn bà vui mừng khi tìm được đồng bạc bịđánh mất. Cũng vậy, người cha nhân hậu quá sức mừng rỡkhi đứa con hoang đàng trởvề, ông bất chấp lỗi lầm của nó.
Đọc Tin Mừng, chúng ta thấyĐức Giêsu thật là hình ảnh của Thiên Chúa nhân hậu. Phêrô đã từng chối Thầy mà sau khi hối lỗi vẫn được Thầy tin tưởng giao trọng trách. Người trộm lành được hoàn toàn tha thứvà còn được hứa hưởng hạnh phúc với Chúa... Thật là đúng theo một bài hát cầu hồn mà chúng ta thường nghe "Chúa làĐấng từbi và nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương. Người không xửvới ta nhưta đáng tội, và không trảcho ta theo lỗi của ta ".
6. Hình ảnh Thiên Chúa nhân hậu từng giây từng phút vẫn còn tiếp diễn. Thật vậy, Thiên Chúa ban cho con người tựdo và vẫn luôn tôn trọng tựdo của con người. Đó là hồng ân Ngài ban cho ta, hơn thếnữa khi ta sửdụng tựdo cách sai lạc Ngài vẫn mong chờta quay trởvềvà rộng lòng tha thứ. Ánh mắt Ngài vẫn dõi theo từng người trong chúng ta. Một cách cụthểhơn, qua bạn bè, những người thân nhắc nhởkhi chúng ta có điều bất xứng. Qua những vịmục tửhay những người làm công tác tông đồlặn lộiđi tìm kiếm những người nguội lạnh. Qua hình ảnh cửa toà giải tội luôn rộng mở, mà linh mục thay mặt Chúa, nhưngười cha nhân từ, ngồi trông ngóng những tội nhân...
7. Chúng ta không chỉcảm nhận lòng nhân hậu của Thiên Chúa đểquyết tâm sống tốt hơn, mà còn hãy noi gương Đức Giêsu trong việc cưxửtừtâm đối với nhau. Đừng nhưnhững người biệt phái, luật sĩkết án, loại trừđối với anh em, bởi tất cảchúng ta đều con một Cha trên trời, đều được mời gọi hạnh phúc với Ngài và ai trong chúng ta dám cho mình là vô tội!?

23. Hối cải – Lm. Giuse Trần Việt HùngTruyện kể: Một thầy giáo nói với các học sinh trong lớp: Các em hãy viết lại Dụngôn Con Chiên Lạc, qua đó, các em sẽcảm nhận được ý nghĩa sâu sắc hơn. Một học sinh viết: Giảsửbạn hoàn thành đánh máy một luận án dài 100 trang. Bạn đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi và sửa chữa rồi đánh máy. Bạn cảm thấy sung sướng khi đã hoàn tất. Bạn thu thập các trang lại bấm ghim và dán bìa, khi đó bạn phát giác ra bịthiếu mất một trang. Tưởng tượng sựsợhãi, hoang mang và cảm thấy bực bội, xôi bao tử. Bạn bỏ99 trang đó và bắt đầu lục lọi tìm kiếm. Bạn mong tìm cho được trang giấy đã bịthất lạc. Vì thiếu một trang, cảluận án sẽvô nghĩa và bịmất giá trị. Đột nhiên, đàng kia, nó rơi ởngay góc phòng. Bạn phấn khởi, dời ghế, ném tung 99 trang và quỳgối xuống, nhặt vội trang đã bịlạc mất.
Tội lỗi đã nhập vào thếgian. Lòng con người thường dễhướng chiều vềđàng dữ. Những kéo lôi thỏa mãn của dục vọng tội lỗi gọi mời con người đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn kiên nhẫnđợi chờlòng hối cải, chứkhông tiêu diệt. Niềm vui của Chúa Giêsu và của thần thánh trên trời là người tội lỗi lầm lạc biết ăn năn hối cải trởvề. Chúa nói: "Trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải (Lc 15, 7). Chúa đến đểkêu gọi người tội lỗi. Biết rằng chỉnhững bệnh nhân mới cần đến thầy thuốc. Chúa Giêsu có quyền tha tội và chữa lành cảthân xác lẫn linh hồn. Chúa mởrộng cửa đón nhận những người tội lỗi. Chúa không kết án hay bỏmặc họchìm đắm trong vũng bùn của tội nhơ. Chúa tạo cho họcó cơhội sám hối trởvề.
Ngày xưa, Thiên Chúa đã chọn ông Môisen làm thủlãnh dẫn Dân Do-thái ra khỏi nước Ai-cập. Giải thoát họkhỏi làm nô lệcho người Ai-cập. Bước đầu của Chương trình cứuđộlà đưa Dân Riêng vào miềnĐất Hứa. Mới ra khỏi vòng nô lệ, lòng dân chưađược thuần thành. Tâm hồn họcòn bịảnh hưởng bởi cách sống của dân ngoại. Nên khi có cơhội, họdễquay trởlại thờcác thần do chính họđúc thành. Họđã nhiều lần phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Khi ông Môisien lên núi cầu nguyện, thì dân chúng ởdưới chân núi đã hùa nhau gây rối và làm phản: Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy đi xuống; dân mà ngươi dẫn ra khỏi đất Ai-cập đã phạm tội (Xh 32, 7). Dân chúng muốn tìm thỏa mãn ngay những nhu cầu hạgiới. Họlo cho sựan toàn cuộc sống, lo cái ăn, cái mặc hiện tại, chứkhông nhận biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa sẽdẫn đưa họ.
Phải mất rất nhiều thời gian đểcải đổi thuần thành tâm hồn một nhóm dân đông đảo. Thiên Chúa đã yêu thương, bao bọc, chởche, dạy dỗ, sửa phạt và từtừmạc khải vềchương trình cứu độ. Dân Do-thái trên đường lữhành đãđối diện với nhiều khó khăn thăng trầm. Cũng đã nhiều lần họbỏChúa chạy theo tà thần: Chúng đã sớm bỏđường lối Ta đã chỉdạy cho chúng, chúng đã đúc tượng bò con và sấp mình thờlạy nó; chúng đã dâng lên nó của lễhiến tếvà nói rằng: "Hỡi Israel, này là Thiên Chúa ngươi, Đấngđã đưa ngươi ra khỏiđất Ai-cập" (Xh 32, 8). Họchưa nhận biết Thiên Chúa duy nhất, thánh thiện, nhân từvà công bằng vô cùng. Tâm trí của dân xưa chỉnhìn nhận một Thiên Chúa vĩđại, quyền uy, cao sang và sửa phạt công thẳng. Họchưa cảm nghiệm được hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng xót thương và nhân hậu. Thiên Chúa luôn khoan dung kiên nhẫn đợi chờ.
Chúa Giêsu là hình ảnh Chúa Cha. Không ai biết Chúa Cha ngoài Chúa Con và không ai biết Chúa Con ngoài Chúa Cha. Chúa con là Ngôi Lời mạc khải. Ngài thi hành sứmệnh Chúa Cha giao phó. Trước hết, Chúa mang ơn cứu độcho các con chiên lạc nhà Israel. Thời đó, các vịchức sắc tôn giáo chưa nhận diện được sứvụcủa Chúa Giêsu. Họcàm ràm: Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩlẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻtội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng" (Lc 15, 2). Các biệt phái và luật sĩrất bén nhậy quan sát cách hành xửcủa Chúa. Tưtưởng, cung cách sống đạo và thi hành lềluật của họchỉgiới hạn nơi hình thức bên ngoài. Chúa Giêsu đi vào nội tâm khao khát của từng người. Chúa chữa lành và ban lại sựbình an cho mọi tâm hồn.
Chúa dùng nhiều thí dụđểnói lên niềm vui của tâm hồn. Chúa mong muốn những mảnh hồn đang bịxa lạc, tội lỗi, thương tích và tan nát được rửa sạch thay bằng trái tim lành mạnhđầy yêu thương. Chúa vui lắm khi một người tội lỗi biết ăn năn sám hối trởvề. Tôi bảo các ông: Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải" (Lc 15, 10). Trên trời vui mừng, các Thiên Thần vui mừng và mọi người cùng hối nhân vui mừng. Sựmừng vui trong tâm hồn không thểtrảgiá. Vui của nước mắt ăn năn, vui của sựhối cải trởvềvà niềm vui của ơn cứu độ. Niềm vui an bình và thanh thoát của tâm hồn được kết hợp cùng Chúa.
Mỗi người có tiến trình trởvềkhác nhau. Người xa kẻgần, người tốt kẻxấu, ai ai cũng cần có những giây phút trởvề.Đừng nghĩrằng mình là người công chính thánh thiện không cần hối cải. Ai nói mình không phạm tội là người nói dối. Có thểchúng ta không hưthân mất nết,ăn chơi phung phí hết tiền của nhưngười con phung phá đểrồi cuối cùng mới trởvề: Tôi muốn ra đi, trởvềvới cha tôi và thưa người rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha (Lc 15, 18). Tựvấn, có thểchúng ta không đến nỗi sống tệbạc nhưngười bạn trẻnày, nhưng có khi chúng ta đã lạc xa Chúa qua những sựdối gian, ích kỷ, giận ghét, thù hận và kiêu căng khác. Những thói xấu này làm xói mòn đời ta hơn nữa. Tội lỗi âm ỉnhưnhững con vi trùng ung thưlan tràn khắp châu thân. Tội nhưlà những con vi khuẩn độc hại tàn phá từng ngày. Chúng ta phải luôn cảnh tỉnh xét mình qua lời nói, hành động và cách suy nghĩ. Sẽkhông thừa thãi, chúng ta biết chạy đến bác sĩđểkhám bệnh, phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời.
Một tâm hồn biết hối cải sẽlà niềm vui chung. Trong dụngôn người con phung phá trởvề, đã được cha mởtiệcăn mừng. Cha nói: Nhưng phảiăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy (Lc 15, 32). Thật cảm động vềtình cha nhân hậu! Cha không ngoái lại quá khứđểbắt bẻ, hạch hỏi hay la rầy. Cha đón nhận một tâm hồn thống hối với trái tim yêu thương rộng mở. Lòng xót thương của cha thật bao la vĩđại. Cha ôm con vào lòng và thổlộrằng con ta đã bịlạc mất nay lại tìm thấy. Niềm vui vỡòa. Con đượcđón nhận trởlại trong vòng tay âu yếm của cha. Của cải của cha giờđây sẽlà của con. Sựgiao hòa, tha thứvà yêu thương sẽđan kết nên một tương lai an vui và hạnh phúc.
Thánh Phaolô không ngại nói vềquá khứbất hảo của mình. Khi được ơn trởlại, Phaolô đã sống trong ân sủng của Chúa. Thánh Phaolô tâm sự: Dù trước kia cha là kẻnói phạm thượng, bắtđạo và kiêu căng, nhưng cha đã được Thiên Chúa thương xót, vì cha vô tình làm những sựấy trong lúc cha chưa tin (1Tm 1, 13). Phaolô đã dũbỏqúa khứlỗi lầm và bước đi trên con đường cứu độ. Ngài không ngừng rao giảng vềChúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh từcõi chết đểchuộc lại lỗi lầm của chúng ta. Chúa đến đểcứu thoát những con người tội lỗi. Phaolô chấp nhận thân phận yếu đuối của mình: Lời nói chân thật và đáng tiếp nhận mọi đàng là: Đức Giêsu Kitô đãđến trong thếgian này đểcứu độnhững người tội lỗi, trong sốấy, cha là người thứnhất (1Tm 1, 15). Noi gương thánh Phaolô, mỗi người chúng ta cũng tựxét mình, cúi đầu nhận lỗi và xưng thú lỗi lầm,ăn năn sám hối và xin ơn tha thứ.
Lạy Chúa, chúng con đã nhiều lần lạc xa và phạm tội mất lòng Chúa. Đôi khi chúng con tựcho mình là người thánh thiện và công chính. Xin cho chúng con biết cúi đầu đấm ngực ăn năn và hối lỗi trởvềvới Thiên Chúa là Đấng từbi nhân hậu.

24. Lòng Chúa xót thương – Lm Jos. TạDuy Tuyền(Trích dẫn từ‘Cùng Nhau Suy Niệm’)
Có ai đó đã nói rằng: "con tim có lý lẽcủa con tim". Hành động của con tim không đo lường bằng toán học, không kiểm chứng bằng khoa học. Hành động của con tim chỉcó thểhiểu được bằng tình yêu. Thếnên, chỉcó những ai ởtrong tình yêu mới có thểhiểu được những việc làm xem ra thiếu tính toán của tình yêu.Đó cũng là cách hành xửmà Chúa Giêsu đã nói đến qua dụngôn con chiên lạc và đồng tiền đánh mất. Cảhai dụngôn đều nói lên một tình yêu vượt lên trên mọi tính toán vụlợi. Vì không ai dại gì bỏlại 99 con chiên trong rừng vắng đểđi tìm con chiên lạc. Và cũng không có ai dại gì bỏhàng vạnđồng đểchiêu đãi bà con lối xóm khi tìm lại 1 đồng bạc bịđánh mất. Thiên Chúa không tính toán thiệt hơn.Thiên Chúa luôn hành động vì yêu thương. Chính tình yêu đã thúc bách Ngài phải lên đường ngay đểtìm con chiên lạc. Chính trong sựnhẫn nại của tình yêu đã làm cho Ngài tràn ngập niềm vui sướng khi tìm được đồng tiềnđã mất.
Con chiên và đồng tiền đánh mất tựa nhưcuộcđời của mỗi người chúng ta. Vì chạy theo danh vọng. Vì chạy theo nhữngđam mê trần gian đã làm cho nhiều người lầmđường, lạc lối và đánh mất phẩm giá cao qúy của mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa không bỏrơi con người. Thiên Chúa dùng muôn nghìn cách đểtìm lại chúng ta. Ngài sẽlàm tất cảđểchuộc lại con người chúng ta. Đó cũng là cách mà Thiên Chúa đã thực hiện trong suốt dọc dài của lịch sửơn cứu độ. Loài người luôn bất trung, bội tín, bội thề. Thiên Chúa thì luôn tín trung. Tình yêu của Ngài dành cho con người mãi mãi vẫn là một. Ngài không bao giờthay đổi. Ngài có giận, giận trong giây lát nhưng yêu thương, yêu thương ngàn đời.
Tình yêu của Ngài hôm nay vẫn thế. Ngài vẫn đeo đuổi cuộc đời mỗi người chúng ta. Ngài sẽđau khổnếu chúng ta lạc xa tình Chúa. Ngài sẽbuồn nhiều nếu chỉvì tiền tài và lạc thú mà chúng ta đánh mất phẩm giá làm người của mình. Phẩm giá con người lớn hơn những giá trịvật chất. Ngài không đang tâm đứng nhìn con người tựhạthấp phẩm giá của mình đểđổi lấyđồng tiền và lạc thú. Ngài càng không làm ngơvà bỏmặc con người cho ma qủy lôi kéo vào hốdiệt vong. Ngài sẽlàm muôn ngàn cách đểđưa con người trởvềnẻo chính đường ngay. Điều đó, Ngài đã thểhiện nơi cuộc đời của vua Đavít. Đavít là một con người được Chúa yêu thương nhưng lại vì đam mê lạc thú đã lỗi luật Chúa. Ông đã phạm tội ngoại tình với Batseva, là vợcủa tướng Uria. Ông còn đang tâm đẩy Uria vào chỗchết đểchiếm lấy nàng Batseva. Thếnhưng, tình yêu Chúa còn lớn hơn tội của Đavít, Ngài đã không giáng phạt theo nhưtội Đavít đã làm. Ngài đã cho Đavít cơhội làm lại cuộc đời. Qua tiên tri Nathan, Thiên Chúa đã thức tỉnh Đavít nhận ra lỗi lầm mà ăn năn trởvề. Đavít đã sám hối ăn năn. Đavít đã cảm nhận tình thương Chúa dành cho ông quá to lớn đến nỗi mà ông phải thốt lên: "Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được". Chúa đã không chấp tội Đavít mà "lòng nhân từcủa Chúa còn theo đuổi Đavít suốt cuộc đời".
Vâng, lòng nhân từcủa Thiên Chúa vẫn ởtrong cuộc đời chúng ta. Lòng nhân từcủa Thiên Chúa ví tựa nhưtấm lòng người mẹ, luôn yêu con bằng trái tim chứkhông bằng trí óc. Và cũng chỉcó tình thương trời bểcủa người mẹmới cho chúng ta hiểu nổi tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho chúng ta, nhất là đối với kẻtội lỗi, người nghèo khó bé mọn. Vì "Có người mẹnào quên đượcđứa con thơcủa mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻđau? Nhưng cho dù người mẹcó quên con đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ".
Dù có những người mẹđộc ác bỏcon mình, Chúa không bao giờbỏchúng ta. Người còn ban ơn chăm sóc chúng ta hằng ngày: "Các ngươi sẽđược nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Nhưmẹhiền an ủi con thơ, Ta sẽan ủi các ngươi nhưvậy".
Chúng ta thường nghe hát: "Lòng mẹbao la nhưbiển Thái Bình". Còn lòng Chúa thương chúng ta thì không gì sánh được. Tình mẹđã khó mà đền đáp cho đủ, còn tình Chúa thì sao? Liệu rằng chúng ta sẽlàm gì đểđền đáp ơn Ngài cho cân xứng?
Ước gì mỗi người chúng ta cũng nhận ra lòng Chúa xót thương đểăn năn sám hối trởvềvới Chúa, và cũng biết sống tình yêu đó cho anh em. Amen.

25. Sống chữ nhẫn - Lm. Giuse Tạ Duy TuyềnCha ông ta nói rằng:
Chữ nhẫn là chữ tương vàng
Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu
Sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta sống bao dung hơn với anh em. Sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta kìm chế tính nóng giận hay nổi nóng với anh em. Sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta “sống dĩ hòa vi quý” để gìn giữ sự hòa thuận với nhau.
Có một thầy giáo vừa mở cửa bước ra thì đụng ngay một người đàn ông có bộ râu quay nón, cú va chạm mạnh và bất ngờ khiến cặp kính của thầy rơi vỡ vụn và mắt bị bầm tím. Ông ta đã không xin lỗi mà còn lớn tiếng quát: Ai bảo ông đeo kính làm gì? Ông thầy đồ vẫn đáp lại sự vô lý của người đàn ông bằng nụ cười rất hiền hòa khiến hắn kinh ngạc hỏi:
– Này, sao ông không tức giận?
Thầy đồ mới nói:
- Tức giận vừa không gắn được cặp kính đã vỡ, vừa không xoá được vết bầm trên mắt ta. Vả lại nếu ta tức giận mắng chửi anh hoặc động đến chân tay, ắt gây ra cãi vã lớn hơn thậm chí hại đến thân mà vẫn không hoá giải được sự việc. Chi bằng cứ vui vẻ chấp nhận cho xong!
Ông ta nghe xong rất cảm động về bài học đầy tình người này và rồi tiếp tục lên đường. Bẵng đi một thời gian, một hôm thầy đồ nhận một bức thư như sau: “Rất cảm ơn thầy đã khai sáng cho con, hôm đó nhờ đụng phải thầy mà sau nầy con đã cứu được 3 sinh mạng. Sự thể là thế nầy: một hôm đi làm con quên cặp tài liệu nên quay về nhà lấy, không ngờ bắt gặp vợ con đang hú hí với người đàn ông khác. Con rất tức giận, chạy vào bếp cầm dao định giết họ sau đó tự sát để chấm dứt mọi chuyện. Không ngờ người đàn ông đó kinh hoàng quay đầu lại, cặp kính đeo mắt rơi xuống đất vỡ toang… con bỗng nhớ đến thầy và câu nói của thầy “Tức giận không giải quyết được vấn đề” giúp con bình tĩnh lại và thấy rằng oán báo oán, oán lại chập chùng… Con đã tha thứ tất cả. Hiện nay cả nhà chúng con sống hạnh phúc hòa thuận, công việc làm ăn thuận lợi. Gương sáng của thầy đã thay đổi nhận thức của con. Ngàn lần tri ân thầy.
Vâng, đã là con người thì bất cứ ai cũng sẽ mắc sai lầm trong cuộc đời. Vì thế hãy khoan dung với những ai biết hối hận, biết sửa chữa. Hãy cho nhau cơ hội được tha thứ. Vì chắc chắn cuộc đời ta cũng cần những cơ hội như thế. Có tha thứ thì tâm mới bình yên và lòng mới thanh thản. Tha thứ cũng chính là liệu pháp chữa lành tâm hồn chúng ta khỏi nỗi đau của vô ơn, của phản bội...
Thiên Chúa vẫn nhẫn nại với lỗi lầm của con người. Ngài còn ân cần với từng người chúng ta. Ngài ví cuộc đời chúng ta như con chiên đi lạc, như đồng tiền đã mất. Ngài đã tức tốc đi tìm mà không màng đến những con chiên còn lại và cũng không tiếc sót mở tiệc ăn mừng khi tìm thấy đồng tiền đã mất. Ngài còn ví tình yêu của Ngài như người cha nhân ái bao dung. Một người cha đã chia gia tài cho con, thế nhưng nó lại dùng của cải để ăn chơi, để vượt ra khỏi mái nhà của cha. Nó đàn điếm đến nỗi thân tàn ma dại. Thế mà, chỉ cần thấy nó trở về, Cha đã quên hết quá khứ tội lỗi của con, và còn ban lại quyền làm con mà nó đã tự đánh mất.
Cuộc sống nơi các gia đình sẽ đẹp biết bao nếu chúng ta biết sống chữ nhẫn này.
+ Cha con biết nhẫn nhịn, gia đạo mới an vui.
+ Vợ chồng biết nhẫn nhịn, gia đình mới không bị đổ vỡ.
+ Anh em biết nhẫn nhịn, gia đình êm ấm bình yên.
+ Bạn bè biết nhẫn nhịn, tình nghĩa mãi không phai mờ.
+ Tự mình biết nhẫn nhịn, được mọi người yêu mến.
Ước mong năm thánh Lòng Thương Xót là dịp chúng ta theo gương Chúa mà nhẫn nhịn nhau. Xin đừng ăn thua đủ với nhau. Xin hãy đối xử khoan dung với nhau. Ước gì chúng ta biết làm sáng danh Chúa khi họa lại chân dung Lòng Thương Xót Chúa trong thế giới hôm nay. Amen.

26. Nắm tay Cha - Lm. Giuse Tạ Duy TuyềnMột cô bé và cha đi ngang qua cây cầu. Cô bé sợ nên hỏi cha:
“Cha ơi, con có thể nắm lấy tay cha để con khỏi rơi xuống sông không?”
Cha đáp:
“Con yêu, không được, chính Cha sẽ nắm tay con đi.”
Cô bé nói: “Như vậy thì có khác nhau gì đâu ?”
Cha đáp.
“Rất khác đó con ơi.”
Và người cha nói tiếp: “Nếu con nắm tay cha và có điều gì đó xảy ra với con, rất có thể là con thả tay cha ra. Nhưng nếu cha nắm tay con, con biết là cho dù điều gì xảy ra, cha sẽ không bao giờ buông tay con ra.”
Thiên Chúa không bao giờ buông tay chúng ta ra. Ngài luôn nắm chặt tay chúng ta để dìu chúng ta đi qua những khó khăn của giòng đời. Cho dù, đã nhiều phen chúng ta cố tình buông tay khỏi tay Chúa. Cho dù chúng ta muốn vuột khỏi tầm tay Chúa, Chúa vẫn níu kéo chúng ta và gìn giữ chúng ta. Vì Chúa biết một khi chúng ta vuột khỏi tầm tay Chúa, sẽ phải đối phó với biết bao cạm bẫy của Sa tan, của sự dữ. Chúa biết một khi chúng ta vuột khỏi tầm tay Chúa, sẽ lạc vào những ảo ảnh của danh lợi thú mau qua.
Tình yêu Chúa đời đời vẫn là thế! Nhân ái - bao dung và nhẫn nại. Tình yêu của Ngài luôn ân cần với từng người chúng ta. Ngài ví cuộc đời chúng ta như con chiên đi lạc, như đồng tiền đã mất. Ngài đã tức tốc đi tìm mà không màng đến những con chiên còn lại và cũng không tiếc sót mở tiệc ăn mừng khi tìm thấy đồng tiền đã mất. Ngài còn ví tình yêu của Ngài như người cha nhân ái bao dung. Một người cha đã chia gia tài cho con, thế nhưng nó lại dùng của cải để ăn chơi, để vượt ra khỏi mái nhà của cha. Nó đàn điếm đến nỗi thân tàn ma dại. Thế mà, chỉ cần thấy nó trở về, Cha đã quên hết quá khứ tội lỗi của con, và còn ban lại quyền làm con mà nó đã tự đánh mất.
Vâng, tình yêu Thiên Chúa thì bao dung và không giới hạn. Tình yêu của Ngài luôn chậm bất bình và rất mực khoan dung. Tình yêu ấy Ngài đã thể hiện qua sự bao dung dành cho Adam – Eva. Ngài không đoạn tình với ông bà, dù rằng ông bà đã cố tình quay lưng lại với Chúa. Ngài không bỏ rơi dân Ngài đã tuyển chọn, cho dù họ cố tình không để Chúa dẫn dắt họ. Tình yêu ấy, hôm nay Ngài vẫn dành cho chúng ta. Ngài vẫn kiên nhẫn với lỗi lầm chúng ta. Ngài vẫn vui mừng khôn xiết khi thấy chúng ta ăn năn trở về. Ngài sẽ ân cần choàng chiếc áo ân sủng và ban thưởng gia tài trên trời cho chúng ta.
Làm người ai cũng có những lầm lỗi. Ai cũng có những bước chân lầm lạc. Điều quan yếu là biết tỉnh thức và quay trở về. Đừng cố tình sống trong tội lỗi. Đừng làm ngơ trước tiếng mời gọi trở về của lương tâm, của lề luật. Đừng nại vào lòng thương xót của Chúa để cố tình ngủ mê trong tội lỗi.
Hãy nhớ rằng: Chúa không bao giờ buông tay và rời xa chúng ta, mà chính chúng ta đã nhiều lần cố tình rời xa Chúa. Ước gì cuộc đời chúng ta luôn bước đi trong sự dẫn dắt của Chúa. Xin hãy để Chúa dẫn dắt chúng ta hơn là để ma quỷ lôi kéo chúng ta. Xin hãy để Chúa cầm tay chúng ta trong sự phó thác trọn vẹn nơi Chúa. Amen.

27. Suy niệm của ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình TụngBài Phúc Âm hôm nay thuật lại ba dụngôn: - người chăn chiên đi tìm con chiên lạc. – Người đàn bà tìm đồng tiền mất. – Và người cha nhân hậuđón nhận đứa con phung phá trởvề. Ba dụngôn đó nội dung khác nhau nhưng đều quy vềmột đềtài là: lòng thương xót bao la của Thiên Chúa đối với con người có tội.
Ta có thểnói, toàn bộThánh Kinh, Cựuước cũng nhưTân Ước chứng minh rằng: Thiên Chúa hằng đi tìm và kêu gọi kẻcó tội, Thiên Chúa nhẫn nại chờđợi họquay vềvà vui mừng đón nhận khi họquay trởlại.
Trước hết Thiên Chúa đi tìm và kêu gọi kẻcó tội.
Tất cảlịch sửcứuđộ, Cựu ước cũng nhưTân ước cho ta thấy: Thiên Chúa hằng làm mọi cách đểđưa con người tội lỗi trởvề, bằng sựngămđe, bằng lời hứa hẹn, bằng tiếng kêu gọi, bằng những cửchỉưu ái, những phép lạvĩđại, những hình phạt nặng nề, những lần xuất hiện uy linh, bằng sai các vịtiên tri khuyến cáo, và sau cùng bằng sai chính Con Ngài xuống trần gian chịu chết trên thập giá đểcứu chuộc kẻcó tội.
Trong vườn địa đàng, Thiên Chúa đã đích thân đi tìm con người lẩn trốn và Ngài đã lên tiếng kêu gọi: “Ngươiởđâu?”. Đây là tiếng gọi đầu tiên trong muôn vàn tiếng gọi. Vềsau Thiên Chúa thôi thúc con người, kêu gọi trong oán trách nhưmột người tình bịphụbạc, kêu gọi trong đau buồn nhưngười mẹxót thương con. Những lời kêu gọi đóđược nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua miệng các tiên tri. Thí dụ, qua tiên tri Ô-zê Chúa phán nhưsau: “Khi Israel còn niên thiếu, Ta đã yêu thương chúng, và từnước Ai-cập Ta đã gọi con Ta về. Nhưng khi kẻkhác gọi chúng, chúng liền bỏTa. Chúng đã đốt lễvật dâng kính các thần tượng. Dù thế, chính Ta đã tập cho chúng bước đi, Ta đã bồng bếchúng trên cánh tay Ta, nhưng chúng nào biết rằng mình được chăm sóc. Chúng đã từchối không trởlại cùng Ta. Vì thế, lưỡi gươm sẽvung lên trong thành của chúng và tiêu diệt đồn luỹcủa chúng”.
Lời Thiên Chúa kêu gọi con người tội lỗi ăn năn trởvề, lời kêu gọi đó luôn được nhắc đi nhắc lại trong Cựu ước và đã tiếp tục vang lên một cách mạnh mẽtrong Tân ước qua những lời giảng dạy, qua cuộcđời của Đức Giêsu nhất là qua cái chết của Người trên thập giá.
Trong những năm giảngĐạo, Chúa không quản ngại hy sinh thời giờsức lực và cảdanh dựđểđi tìm kẻcó tội, gần gũi họ, ngồi ănđồng bàn với họ, tha thứvà cứu giúp họ, thái độđó đã làm cho người Biệt phái bất bình, phản đối. Họgọi Chúa là bạn bè với những người thu thuếvà tội lỗi. Nhưng Chúa cương quyết trảlời: không phải những người khoẻmạnh cần đến thầy thuốc nhưng là những người đau yếu. Ta đến không đểkêu gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi. Con Người đến tìm và cứu vớt những gì đã hưmất.
Không những Thiên Chúa đi tìm và kêu gọi người có tội trởvềmà Ngài còn chờđợi một cách kiên nhẫn không biết mệt mỏi nhưngười cha hằng ngày ra đứng cửa trông đợi đứa con phung phá trởvề. Thánh Augustinô nói: Biết bao kẻmê ngủtrong tội lỗi nhiều tháng nhiều năm. Họcòn khoe khoang vềnhững tội ác của họ, thếmà Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn chờđợi. Thánh nhân tiếp: “Lạy Chúa, chúng con khiêu khích cơn thịnh nộChúa, còn Chúa thì lạiđưa chúng con tới lòng thương xót của Người”.
Trong cuộc đời, có khi chúng ta thắc mắc vì thấy người nọngười kia quá gian ác mà Thiên Chúa không phạt nó chết đi, đểnó làm khổngười khác, làm khổnhững người vô tội. Chúng ta thắc mắc nhưvậy vì không hiểu lòng Thiên Chúa. Cũng nhưmột ông bốtrong gia đình có đứa con hưkhông ai chịu nổi muốn tống cổnó ra khỏi nhà, thếmà ông bốkia vẫn kiên nhẫn chịu đựng chỉvì nó là con mình và mình đã sinh ra nó. Thiên Chúa cũng kiên nhẫn chờđợi kẻcó tội chỉvì Ngài là Cha nhân lành đã sinh ra nó, đã cứu chuộc nó bằng giá Máu cực trọng Con Ngài, có thếthôi.
Thiên Chúa đi tìm và kêu gọi kẻcó tội, Thiên Chúa kiên nhẫn chờđợi nó hối cải, hơn nữa Ngài còn vui mừng đón nhận nó khi trởvề. Dụngôn người đàn bà tìm thấy đồng tiền mất, người chăn chiên tìm thấy con chiên lạc và ông bốgia đìnhđón nhận người con phung phá trởvề, cảba dụngôn đó chứng minh nhưvậy.
Ngườiđàn bà tìm thấy đồng tiền mất, mời chịem bạn bè đến chia vui. Người chăn chiên tìm thấy con chiên lạc không hắt hủi đánh đập nó vì đã làm cho ông mất bao thì giờ, hao tốn sức lực và liều để99 con khác ởmột nơi. Trái lại,ông vui mừng sung sướng âu yếm vuốt ve nó, ôm nó lên ngực, vác nó trên vai đem vềnhà mời chúng bạn đến chia vui với mình. Cũng thế, người bốtrong gia đình, khi thấy đứa con phung phá trởvề, ông không hềxua đuổi trách mắng vì nó bỏnhà ra đi, phụbạc tình cha, phung phí tài sản, ăn chơi truỵlạc, bôi nhọdanh dựgia đình… không, ông không hềtrách mắng, mà trái lại, khi nó ởđàng xa ông đã vội vã chạy ra ôm choàng lấy nó mà hôn thật lâu, ông cũng không cần nghe nó thú tội xin lỗi, ông truyền đầy tớlấy áo đẹp mặc cho nó, lấy nhẫn đeo vào tay, lấy giầy xỏvào chân nó. Hỏi rằng ởtrần gian có ông bốnào đối xửvới đứa con phụbạc một cách lạlùng nhưvậy? Ông bốtrong dụngôn đón nhận đứa con phung phá chính là Cha trên trời nhận kẻcó tội quay trởvề. Thật âu yếm biết bao! Cảm động biết bao! Lạlùng biết bao! Nếu Đức Giêsu không tỏra thì ai có thểtin được?
Sau đây, ta rút ra hai bài học thực hành:
* Trong đời ta dù có sa ngã phạm tội, dù tội ta nhiều và nặng đến đâu cũng cứvững lòng trông cậy Chúa sẽkhoan hồng tha cho ta nhưngười cha trong Phúc âm tha thứcho người con phung phá trởvề.
* Theo gương người con đó, ta phải thành khẩn và khiêm tốn nhìn nhận tình trạng khốn nạn của ta khi phạm tội lìa xa Chúa. Khi bỏnhà ra đi, người con đó tưởng mình sẽđược tựdo sung sướng, nhưng tựso không thấy, lại phải làm đầy tớchăn lợn cho người, sung sướng không thấy lại phải đói khổcùng cực muốnăn cám lợn cũng chẳng ai cho. Khi phạm tội lìa bỏThiên Chúa chúng ta cũng mấtđịa vịvà sựtựdo của con cái Thiên Chúa rơi vào ách nô lệcủa tà thần. Sung sướng không thấy lại phải nhiều sựkhốn khó đời này và nhất là đời sau trong hoảngục, vì tội là nguyên nhân sinh ra mọi sựdữ. Người con phung phá đã hối hận lên đường trởvề. Theo gương người con đó, ta cũng quyết tâm từbỏtội lỗi ăn năn hối cải và nói nhưanh: “Tôi đi vềcùng cha tôi”.

28. Tin Mừng của Lòng Thương Xót ChúaChúng ta biết mỗi năm Phụng vụC, Giáo hội sẽcho con cái mình đọc và suy niệm Tin mừng của Chúa Giêsu theo thánh Luca. Tin Mừng theo thánh Luca được gọi là Tin mừng của lòng thương xót. Điều ấy được thểhiện rõ nét nhất nơi những dụngôn chúng ta sẽđọc và suy niệm trong Chúa nhật hôm nay.
Lòng thương xót của Thiên Chúa là tấm lòng của Đấng hạmình xuốngđểnâng con người lên. Nhờlòng thương xót ấy, chúng ta được cứu khỏi tội lỗi và sựchếtđời đời. Lòng thương xót của của Đấng đến tìm và cứu chữa những gì hưmất. Và lòng thương xót ấyđược thểhiện nơi hình ảnh người chủchiên, người phụnữbịmất tiền và người cha nhân hậu.
Trước hếtlà thái độlạthường của người chủchiên với những con chiên bịlạc mất. Ông ta sẵn sàng "đểchín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, đểđi tìm cho kỳđược con chiên bịmất". Lạhơn, khi tìm được ông "mừng rỡvác lên vai" và "vềđến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi". Dầu vậy, thái độnày sẽkhông lạgì với một người chủchăn thật sựgắn bó với những con vật nuôi của mình. Họsẽđểý và chăm sóc đặc biệt hơn với những con bệnh tật. Một người mẹthương con thật sựcũng sẽquan tâm nhiều hơn cho những đúa con chịu nhiều thiệt thòi hơn. Cũng vậy và hơn thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không cho Người đành lòng bỏđi một con người bịmất đi trong tội lỗi.
Kế đếnlà thái độlạthường của người phụnữcó mười quan tiền. Một hôm chịlỡđánh mất một trong mười quan ấy, chịta "thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳđược". Theo cái nhìn thông thường, chúng ta sẽnghĩchỉmất một quan thôi thì bỏđi tội gì kiếm chi cho mệt. Tuy nhiên, ông bà thường nói "Đồng tiền dính liền khúc ruột". Do đó, nếu lỡmất đi dù chỉsốnhỏchúng ta cũng cảm thấy đau lòng. Sựđau lòng ấy càng dữdội hơn, khi chính những đồng tiền ấy do chính mồhôi nước mắt của mình tạo nên. Nhìn nhưthếchúng ta sẽdểhiểu hơn tấm lòng của Thiên Chúa chúng ta. Thiên Chúa có thểvui được khi thấy một trong những đứa con của mình bịhưmất chăng? Chắc chắn Thiên Chúa sẽđau lòng hơn nhiều khi thấy chúng ta đang đắm chìm trong tội lỗi và sựchết. Chính sựđau lòng ấy sẽthôi thúc Người đi tìm và cứu chữa chúng ta cho bằng được.
Sau cùng, hình ảnh người cha nhân hậu có lẽsẽđánh động ta nhiều hơn. Một đứa con hưhỏng cốý chối bỏtình thương của cha. Vì nghĩrằng tiền bạc, lạc thú trọng hơn cha nên nó đã sẵn sàng coi ông nhưđã chết (đòi chia gia tài) mặc dù ông vẫn còn sống đó. Đến nỗi, lúc quyếtđịnh trởvềchỉvì cái bụng của nó (đang chết đói). Nhưng cha nó chẳng đểtâm đến những điềuđó. Ngày đêm ông trông ngóng nó trởvề. Từđàng xa thấy nó trởvề, ông đã "chạy ra ôm cổanh ta và hôn lấy hôn để" và bảo các đầy tớ" Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏnhẫn vào ngón tay, xỏdép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗbéo làm thịt đểchúng ta mởtiệcăn mừng". Ông hoàn toàn không ngó ngàng gì đến quá khứcủa con mình. Bấy giờông chỉcòn biết con mình thật sựtrởvề. Những cửchỉđón tiếp ấy cho thấy ông đã nhanh chóng phục hồi địa vịmà con ông đã làm mất trước kia.
Nhưthế, những hình ảnh trên của lòng thương xót Chúa chắc chắn ít nhiều gì cũngđánh động và đáng cho ta suy nghĩnhiều. Thiên Chúa đau khổbiết bao khi thấy chúng ta cốý lìa xa tình thương của Người. Sựđau khổấy sẽtrởthành niềm vui lớn khi Người tìm được chúng ta trởvềcũng nhưkhi chúng ta biết quay trởvềvới tình thương của Người.
Chúng ta hãy tin tưởng vào lòng thương xót vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Tin tưởng đểchúng ta cốgắng đừng gia tăng đau khổcho Thiên Chúa. Tin tưởng đểchúng ta biết sớm trởvềmỗi khi lỡdạiđi theo con đường tội lỗi.

29. Suy niệm của Lm Gioan Nguyễn Văn TyTôi là ai: ông anh hay cậu em trong dụngôn?
Chương 15 của Phúc âm Luca, một chương hoàn toàn nói vềlòng thương xót của Thiên Chúa, có kểba dụngôn. Dụngôn thứba tường thuật vềmột nhân vật mà mà truyền thống gọi là đứa con hoang đàng và coi anh nhưnhân vật chính của câu truyện. Ngày nay nhiều tác giảcho rằng người cha nhân hậu mới là nhân vật chính. Một nhân vật thứba đượcđềcập tới, và chắc chắn chỉgiữvai phụlà người anh tuân phục. Khi kểcâu chuyện dụngôn lừng danh này, ý củaĐức Giêsu vềcác nhân vật rất rõ ràng: Người cha là Thiên Chúa nhân hậu và thứtha, người con hoang đàng phải là những kẻtội lỗi tiếp nhận Tin Mừng, còn người con cảđểchỉnhững người Do Thái, đặc biệt các Pharisêu, đang xầm xì phảnđối.
Xét theo diện luân lý thông thường thì người anh tuân phục mới là diện mạođáng được đềcao hơn cả. Là con trưởng trong nhà, không khi nào dám làm trái lệnh cha, hầu hạcha trong mọi sự, không có gì đáng trách… anh đángđược thừa hưởng phần lớn gia tài của cha. Trước mặt mọi người xung quanh, anh thậtđáng nểphục và kính trọng, đáng nêu gương cho mọi người. Ai có thểđòi hỏi nơi anh điều gì hơn nữa?
Còn cậu em thì ngược lại, cậu thật đáng cho mọi người khinh khi. Bất tuân lệnh cha và làm phật lòng người, chơi bời trác táng, sống mất nhân phẩm… cậu thật không đáng hưởng bất cứphần gia tài nào của cha. Nhưthếcậu em này chẳng có gì đángđược đềcao đểnêu gương cho hậu thếsoi chung. Nói trắng ra anh chàng này chẳng có giá trịgì hết!
Thếnhưng khi kểcâu chuyện dụngôn Đức Giêsu cho thấy có một yếu tốmới làm đảo lộn tất cả; yếu tốđó là điểmđộc đáo đặc trưng nhất của Tin Mừng, đó là cảm nhận và sống trong lòng nhân ái của Cha. Cho dầu có hộiđủtất cảmọi điều được coi là tốt lành nhất, ông anh vẫn còn thiếu mộtđiều gì đó đểbiến cuộc sốngđúng khuôn phép trong gia đình của anh trởnên hạnh phúc. Còn cậu em, thì dầu đã đánh mất tất cảmọi điều được luân thường đạo lý cho là cao đẹp, nhưng may mắnđã khám phá ra được điều sẽthực sựlàm cho mối tương quan giữa anh với cha già từđây trởnên sâu đậm,đó là nhận ra lòng nhân ái của cha. Đức Giêsu hình nhưmuốn gói ghém trong câu chuyện này một điều gì quan trọng lắm mà Người gọi là Tin Mừng, là rượu mới. Nếu ông anh là hình ảnh của nhóm Do Thái Pharisêu trung thành thuộc Cựu Uớc thì chính cậu em mới là hiện thân của Kitô hữu Tân ước qua mọi thời.
Nhận ra điều này tôi mới thấy sững sờ. Hình nhưchính tôi và nhiều Kitô hữu đã dành quá nhiều thời giờvà sức lực đểxây dựng cho mình, và cho những người mình được trao phó, hình ảnh một ông anh hơn là cậu em. Chúng ta đã chẳng dành quan tâm hàng đầu nhấn mạnh phải sống trung thành với luật Chúa, phải tuân phục cặn kẽmọi qui tắc luân lý đạođức… đểvào Nước Thiên Chúa hay được lên thiên đàng… hơn là nhận biết và cảm tạlòng nhân ái cứu độcủa Cha trên trời hay sao? Chúng ta đã chẳng từng mong đợiđược Chúa thưởng công cho sựcông chính đạo đức của mình hơn là phó thác trọn vẹn cho lòng từbi nhân ái của Người là gì? Thậm chí đôi lúc có người trong chúng ta còn cảm thấy ganh tịkhi nghĩrằng các cậu em tội lỗi kia sẽđược Cha nhân ái đối xửngang bằng với mình hay hơn cảmình trên thiên quốc. Một ngườiđã trọn đời dâng hiến và phục vụtrong tưcách là linh mục, tu sĩ, hay giáo dân lành thánh – lẽra phảiđược Thiên Chúa ưu đãi thưởng công xứng đáng hơn trên thiên đàng mới phải chứ!
Thếđấy, chúng ta, vì chưa xác định được điều gì là độc đáo đặc trưng nhất của một Kitô hữu (và hơn nữa của linh mục, tu sĩ) nên có thểđã đặt cuộc sống mình sai trọng tâm chăng? Chính tôi vẫn thường nhắc nhởcho giáo dân: phải trung thành giữcác lềluật Chúa và Hội Thánh… và dựa vào tiêu chuẩn đó mà đánh giá giáo dân mình là tốt hay xấu. Vô hình chung tôi đang biến mình thành con người của Cựu Ước hơn là Tân Ước chăng, có khác chi chỉlà thay tên gọi Gia-vê thành Thiên Chúa? Câu chuyện dụngôn, và nhất là khi so sánh vai diễn của ông anh và cậu em, cho tôi thấy hiện rõ một chân lý mà từlâu mình đã lãng quên: hãy sống triệt đểTin Mừng Tân Ước hơn qua việc đón nhận tình yêu tha thứcủa Thiên Chúa được tỏhiện nơi thập giá Đức Kitô, hơn là chỉchăm chú vun quén một đời sống tốt lành đạo đức theo kiểu Cựu Ước. Hãy thâm tín sâu hơn nữa câu khảng định của Đức Giêsu: “Ta muốn lòng nhân chứđâu cần lễtế”(Mt 9,13). Giữluật là quan trọng, nhưng nhận biết và sống lòng thương xót từnhân của Thiên Chúa còn quan trọng hơn rất nhiều. Tóm lại hãy trởthành cậu em hơn là chỉcốsống nhưông anh. Đừng dừng lại mãi trong CựuƯớc một hãy thẳng tiến ngày càng sâu hơn vào Tân Ước của Tin Mừng.
Lạy Chúa, xin không chỉhoán cải con trong một vài chi tiết tốt xấu luân lý của cuộc sống. Xin cho con được lột xác tận căn và chuyển bước dứt khoát từCựu Ước qua Tân Ước. Xin cho con, nếu đang được sống trong nhà nhưông anh, thì cũng có được tâm tình và cảm nghiệm sâu xa của cậu em khi đi bụi trởvề. Xin cho con biết ngước nhìn lên Thập giá Chúa Kitô đểnhận ra Thiên Chúa không phải là người cha nghiêm nghịbắt phải tuân phục, nhưng trên hết là người cha đầy lòng nhân ái thứtha. Xin cho con ơn trọng đại này đểđược sống hạnh phúc trong nhà Cha muôn đời. Amen.

30. Mất và được - Lm. Vũ Xuân HạnhChúa Nhật ngày 11.9.2016 năm nay, trùng vào dịp nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, tưởng niệm mười lăm năm biến cố khủng khiếp, làm chấn động và hoang mang cả thế giới, nhất là người Mỹ, xảy ra ngày 11.9.2001.
Đó là một ngày đầy nước mắt, kinh hoàng và sửng sốt đối với dân chúng nước này. Vì thế, nhân dịp này, dựa vào Lời Chúa Giêsu dạy, tôi muốn nói về những mất mát và sự tìm thấy.
Lời của Chúa dạy hôm nay là ba dụ ngôn: Người chủ tìm thấy con chiên lạc, Người đàn bà tìm thấy đồng bạc bị mất, Người cha đón nhận đứa con hoang đàng trở về, mang cùng một ý nghĩa: MẤT MÁT và TÌM THẤY (Lc 15, 1-32).
Cái bị mất càng lớn, người đi tìm càng vất vả bao nhiêu, khi tìm thấy, nỗi vui mừng càng lớn bấy nhiêu. Ý nghĩa của sự mất mát và tìm thấy trong ba dụ ngôn, là lòng ca ngợi tình yêu lớn lao của Thiên Chúa đối với con người.
Nhất là mỗi khi con người phải sống trong tai ương, mất mát, đổ vỡ, tang tóc, chết chóc, chia lìa, hận thù, lo sợ, nghi nan và giết hại nhau…, là mỗi lần khuôn mặt của tình yêu ấy lại sáng ngời, làm dịu bớt nỗi thất vọng, thăng hoa niềm hy vọng.
Nhờ tình yêu của Thiên Chúa, chính trong mất mát, con người hiểu rằng, họ đã được tìm thấy.
Chính trong nỗi chết chóc của sự tàn bạo, họ lại nhận ra chiều kích thánh thiêng của sự sống.
Tôi muốn nói tới vụ khủng bố Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York gồm hai tòa nhà cao 110 tầng và Ngũ Giác đài ở Washington, bị ba chiếc máy bay lớn do không tặc khống chế đâm vào. Một chiếc khác cũng bị khống chế, rơi tại Pennsylvania dọc đường đến mục tiêu.
Người ta ước tính trên 3.000 nạn nhân thiệt mạng. Phải mất gần chín tháng mới dọn dẹp hết đống đổ nát gồm 1.600.000 tấn. 100 tỷ đôla bị mất trắng. 8.300.000 người thất nghiệp trên khắp nước Mỹ.
Ngoài ra, từ biến cố kinh hoàng ấy, người Mỹ và thế giới còn mất rất nhiều thứ quý báu khác:
- Mất cảm giác bảo đảm và an toàn, vì từ trước đến nay, khoa học thời nay vẫn tự hào, đặc biệt nước Mỹ rất tự hào: họ ổn định. Hơn nữa, người Mỹ còn có phần ngủ yên trong hãnh diện mình là quốc gia giàu có, quyền hành, sẽ chẳng ai dám thọc vào sự ổn định của mình. Nhưng mọi suy nghĩ ấy, giờ đây bị “lật đổ”.
- Con người khắp nơi cũng đánh mất sự bình an trong tâm hồn. Vì từ đó đến nay, không ngày nào, thế giới và nước Mỹ không sống trong nỗi lo và cảnh giác. Sống mà cứ phải lo lắng và cảnh giác từng ngày, làm sao có bình an!
- Lòng tin nơi người Mỹ cũng bị đánh cắp. Lòng tin vào con người, trên khắp thế giời, ngày càng vắng bóng. Nhìn bất cứ ai xa lạ, nhất là những người từ Trung Đông, những người xuất thân từ đạo Hồi, họ đều có thể đáng nghi ngờ. Thay vì bắt tay thân thiện, họ chấm ngay một dấu hỏi thật to trên khuôn mặt người lạ ấy. Anh ta là ai? Lương thiện hay bất lương?
- Cứ như thế, sự tấn công khủng bố sát hại hàng loạt đã và có thể sẽ xảy ra khắp nơi, quá nhiều, làm nhức nhối lương tâm từng người chúng ta. Sự tấn cống ấy, càng ngày càng cho thầy nước Mỹ và châu Âu là mục tiêu hàng đầu.
Từ vụ khủng bố 1.9.2001 đến nay, hai tiếng “khủng bố” luôn là nổi ám ảnh ghê gớm trong tâm trí từng người, trên khắp thế giới. Những gì mà loài người đã và vẫn mất mát thật là lớn lao. Những gì mà chúng ta phải và vẫn chịu đựng thật là đau đớn.
Nhưng những gì đã tìm thấy được cũng không phải ít. Đó chính là đức tin, tin nơi Thiên Chúa và tìm đến Thiên Chúa để được giải thoát nỗi u buồn.
Người ta kể rằng, sau ngày đại họa của năm 2001, rất nhiều người đến nhà thờ cầu nguyện. Các thánh lễ liên tục được tổ chức để tưởng nhớ người bị nạn và cầu bình an. Tất cả các thánh lễ ấy đều có rất đông người đến tham dự. Chính tổng thống Bush đã trích Thánh Vịnh 23 để trấn an dân chúng: “Lạy Chúa, dù bước đi trong thung lũng của sự chết, con không lo nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”.
Nhưng chẳng phải chỉ có người Mỹ – là những người, nhờ nền văn minh rực rỡ của mình, đã góp phần không nhỏ làm cho lối sống tiêu thụ, tâm lý hưởng thụ lớn lên, từ đó phần nào lôi kéo đạo đức xã hội đi xuống – lại có dịp tiếp cận và lấy lại đức tin của mình, nhưng trong ngày ấy, họ còn nhận được biết bao nhiêu sự cảm thông và lời cầu nguyện mà khắp thế giới dành cho họ.
Cho đến hôm nay, mỗi lần ở đâu đó xảy ra những tấn công kinh hoàng như thế, cũng đều lôi kéo những con người, nhất là những nạn nhân còn sống sót trở về với lòng tin, trở về với Đấng giàu lòng xót thương.
Những gì tìm thấy được còn là niềm tương trợ lẫn nhau, sống gắn bó và thắt chặt tình đoàn kết. Tất cả những nơi bị đánh, đều tìm thấy những tấm lòng quả cảm và can đảm của biết bao nhiêu người liều mạng cứu lấy người khác.
Lính cứu hỏa và các nhân viên cảnh sát đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ giải cứu và cấp cứu nạn nhân là một điển hình. Trong số những người hy sinh vào ngày 11.9,2001, có cha Mychal Judge, một linh mục dòng Phanxicô, tuyên úy cho lính cứu hỏa tại thành phố New York.
Cũng như anh chị em mình, cha hiểu rất rõ, giữa cảnh điêu tàng, nếu đến gần, sẽ nguy hiểm vô cùng, nhưng cha vẫn đến làm tròn nghĩa vụ của mình. Tòa nhà kinh khủng ấy đã tàn nhẫn đè bẹp và vùi lấp cha Judge cùng mấy trăm lính cứu hỏa, trong khi cha đang cử hành bí tích Xức dầu và ban các phép lần sau hết cho họ.
Hóa ra, trong những lúc tối tăm của cuộc đời, người ta ngỡ rằng, mình đã mất, đã chẳng còn, đã tiêu tang, thì chính lúc ấy, ánh sáng của những cái được nơi những gì có thể tìm thấy, lại cứ lóe lên.
Bởi thế, ta có thể nói mạnh rằng, không ai sống lạc quan cho bằng những anh chị em tín hữu Kitô. Họ biết khôn ngoan trực diện với nỗi đau xé lòng đang diễn ra trước mắt, và lấy ánh mắt đức tin nhìn vào đó.
Đức tin dạy họ rằng, thập giá không dừng lại ở ngày thứ Sáu ảm đạm nhuộm đầy máu, tử nạn và ô nhục, nhưng thập giá đã bừng lên ánh sáng trường cửu, bừng lên sự sống không tàn không phai của sáng Chúa Nhật Phục sinh.
Với đức tin, nhìn vào sự tàn phá của tử thần, họ tìm thấy sự sống. Nhìn vào hận thù tưởng đã lên ngôi thống trị, họ tìm thấy lòng yêu thương. Nhìn vào nỗi bi đát ê chề của đổ nát, của mất mát, của tha hóa, họ tìm thấy niềm lạc quan tin tưởng. Nhìn vào nỗi hoang mang nghi ngờ của nhân loại, họ tìm thấy khuôn mặt dịu hiền, đầy yêu thương thông cảm và thứ tha của Thánh Giá Chúa Kitô.
Thiên Chúa không bao giờ vắng mặt. Con người không bao giờ mất Thiên Chúa. Bởi thế, cái mất vẫn còn đó trong nỗi đau cuộc đời, trong tội lỗi, trong sự tha hóa, và lòng hận thù lồng lộng như một con thú dữ, thì những gì tìm thấy được vẫn cao cả, vẫn sang trọng, vẫn vượt thắng.
Và Tình yêu vời vợi của Thiên Chúa là niềm hạnh phúc, là sức mạnh lớn, giúp con người vượt qua, đó là điều mà các Kitô hữu tìm thấy được trong nỗi đau mất mát tột cùng.
Bạn ạ, Thiên Chúa tôn trọng tự do của chúng ta. Người là Đấng toàn năng, tự giới hạn quyền năng của mình, đứng ngoài tự do của chúng ta, để chúng ta có thể hiện hữu một cách tự do.
Lý do mạnh nhất, khiến ta đánh mất rất nhiều, là bởi ta lạm dụng tự do và lỗi phạm không ngừng. Chính vì có tự do, ta đánh mất chính mình, đánh mất Thiên Chúa, xa lìa tình yêu của Chúa, để trôi tuột khỏi cuộc đời mình bao nhiêu ơn lành mà Chúa hằng ban phát. Đánh mất là sự thật của mỗi con người đầy yếu đuối, hèn mọn.
Nhưng còn một sự thật khác vô cùng quan trọng, vì nhờ đó mà ta sống và lấy lại những gì đã mất. Sự thật ấy chính là Thiên Chúa đi tìm con người.
Người không đi tìm như tìm một cái gì có lợi cho Người. Người cũng không đi tìm như tìm một thứ sở hữu cho riêng mình. Sự tìm kiếm của Chúa là một sự tìm kiếm có lợi cho ta.
Đó là một sự tìm kiếm đầy hân hoan, vui mừng, tin tưởng. Đó là một sự tìm kiếm mà khi tìm thấy, vỡ òa vì một niềm vui trào dâng tột đỉnh. Bởi ta là con chiên thất lạc, là đồng bạc bị mất, đã lìa xa Chúa vì chọn cuộc đời này làm bạn, chọn tội lỗi làm chốn nương thân.
Một khi tìm thấy ta trong bóng đen tăm tối ấy, Thiên Chúa đã vui mừng đưa về, không phải dẫn đi, mà vác trên vai, như giữ lấy một của báu quý giá. Niềm vui ấy còn là một niềm vui nức nỡ, được diễn tả qua lời mời mọc bè bạn chia vui với mình, vì mới đưa về chốn hạnh phúc một kẻ vong thân.
Chưa dừng lại, Chúa Giêsu đã đẩy đến đỉnh điểm, để kết thúc nỗi vui mừng vì yêu ấy trên một cao trào đẹp khôn xiết: Tình yêu quá đỗi diệu hiền, nhưng rất mạnh mẽ của một người cha dành cho đứa con hư đốn của mình.
Dụ ngôn người cha nhân hậu đón nhận đứa con đi hoang trở về vì đói, chứ không phải vì nghĩ đến tình cha, cho ta bài học không thể có bài học nào lớn hơn, về lòng thương xót đến không thể tưởng tượng, không thể hiểu nổi mà Thiên Chúa dành cho ta.
Bài học ấy còn dạy ta rằng, vong thân trong tội, ta đánh mất tất cả: cả sự sống (biểu hiện qua sự đói khát của người con), cả nhân phẩm (biểu hiện qua nồi cám heo mà người con phải ăn cắp để nhét cho đầy bụng), cả tình yêu (người con bị ruồng rẩy, bị bỏ rơi), là những cái làm nên căn cội của cuộc đời con người.
Chỉ có trở về cùng Thiên Chúa, ta mới lấy lại tất cả những gì đã mất mà thôi. Chính người cha đã trả lại cho đứa con sự sống, nhân phảm và tình yêu (Lc 15, 22-32).
Ý thức Thiên Chúa luôn luôn yêu thương kiếm tìm, chúng ta đừng cứng đầu, nhưng hãy trở lại cùng Người.
Hãy đứng lên để quyết tâm đi tới. Hãy đứng lên để làm một chọn lựa mới: chọn lựa tách mình khỏi tội và đứng về phía tình yêu của Chúa.
Tội lỗi đã là điều đáng sợ khôn cùng. Nhưng chưa phải đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất là ta cứng đầu ở lỳ trong tội. Vì tự đánh mất chính mình đã là một nguy hiểm. Tự chôn mình chìm đắm trong sự mất mát ấy, là một nguy hiểm khó lường, một nỗi dại khờ không có gì có thể biện minh.
Vậy với tất cả những gì đã suy nghĩ, bắt đầu từ Lời Chúa đến tội ác khủng bố, sự mất mát và sự tìm thấy trong đời sống nhân loại, cũng như mất mát và tìm thấy đối với đời sống đức tin, chúng ta thành tâm dâng lên Chúa lời cầu nguyện tha thiết của mình:
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra ánh sáng của sự sống giữa chết chóc bạo tàn; ánh sáng của hy vọng giữa những tuyệt vọng; ánh sáng của sự tìm thấy giữa những mất mát và đổ nát; ánh sáng của tình yêu Chúa giữa những thù hận dối gian; ánh sáng của ơn cứu độ giữa bóng tối tội lỗi đang cuốn hút chúng con vong thân; ánh sáng của niềm tin giữa những lầm lạc, hụt hẫng.
Lạy Chúa, xin ban ơn bình an để nhân loại được hạnh phúc. Và xin ban cho tâm hồn chúng con hạnh phúc vì biết giữ mình thanh sạch, thánh thiện.
Xin cho chúng con bao dung để tha thứ; khiêm nhu để tránh kiêu căng; ôn hòa để nhường nhịn; yêu chuộng hòa bình để tâm hồn bình an.

31. Tìm về– Lm. Antôn Nguyễn Văn Tiếng(Trích dẫn từ‘Suy Gẫm’ – Cánh Đồng Truyền Giáo)
TÌM VỀCHÍNH MÌNH
Khi con người sai lầm, con người phạm tội, con người “chạy trốn” chính mình! Khi ấy, con người không muốn nghe tiếng nói lương tâm, tiếng nói từsâu thẳm lòng mình.
Nhiều kẻlún sâu vào sai lầm, vào tội ác, nhưng vẫn sống an nhiên nhưngười thánh thiện. Họđã rời xa con người thật của họ. họsống trong lớp vỏbình an giảtạo. Với loại người này, họkhông còn con đường vềnẻo thiện lương. Họđánh mất chính mình. Họđánh mất nhân tính. Có những vụán giết người, mà kẻtội phạm kểlại tội ác mình làm khi đứng trước vành móng ngựa thật bình thảnđến lạlùng!
“Sai lầm là thường tình của con người”. Để“nhận ra mình sai lầm”, cần phải khiêm nhường.
Không khiêm nhường không thểthấy mình sai. Không thấy mình sai thì cứcho mình đúng. Cứcho mình đúng là kiêu ngạo. Mà kiêu ngạo thì đối nghịch lại khiêm nhường… cái vòng lẫn quẫn ấy cản trởcon người bước vào con đường nội tâm. Không đi vào nội tâm, không thểtìm vềchính mình được.
Đi vào nội tâm là lúc con người hồi tâm lại, và nhìn đoạnđường mình đã đi qua. Đểxem mình đang đi vềđâu. Có hồi tâm mới có hối hận. Không giọt nước mắt ăn năn sám hối nào rơi xuống mà con người không nhìn sâu vào tận đáy lòng mình. Đó chính là lúc tìm vềchính mình thật sự.
TÌM VỀGIA ĐÌNH
“Không ai là một hòn đảo”. Ngay cảnhững người đã “phủi bụi trần” đểkhép mình vào “bốn bức tường” tu viện, vẫn cần có tình người. Tìm vềgia đình - hay đại gia đình - là mởrộng tấm lòng đểsống có trách nhiệm với cha mẹ, anh em, người thân, tha nhân, đoàn thể, cộng đồng…
Trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay, đứa con hoang đàng đã tìm vềkhông phải vì nhớthương cha mẹhay anh em trong nhà, mà vì cái bụngđói, vì cuộc sống quá gian nan, nhục nhã. Lý do tìm vềchỉnhắm tới lợi ích riêng mình, còn rất ích kỷ. Khi ra đi với lý do ích kỷ, tìm vềcũng với lý do ích kỷ.Động lực sám hối chưa sâu xa. Chính vì lý do đó mà người anh trong câu chuyện đã không thểchấp nhận được. “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọnđiếm, nay tìm về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!” (Lc 15,30)
Nhưng, cũng chính vì lý do non nớt, trẻcon đó, mà tình cha càng nổi bật, càng lớn lao. Bất kểlà vì lý do gì, miễn là đứa con biếtăn năn sám hối, biết tìm vềgia đình. Người cha không nói rằng đứa con trai lớn đã nghĩsai, nhưng chỉnói lên lý do đứa con lầm lỗi cần được thương xót. Nó đang cần tình thương. Và dù cho thếnào, nó vẫn là đứa con mà ông hết mực thương yêu. Và tình yêu đó không có sức mạnh nào lay chuyển. Và người cha muốn đứa con trai lớn mình phải hiểu và chấp nhận em mình với tấm lòng bao dung cao cảnhưvậy. “Yêu thương em mình nhưtình cha”. Điều này, chúng ta gặp thấy nơi giới luật yêu thương của Chúa Giêsu: “Các con hãy yêu thương nhau nhưThầy yêu thương chúng con”.
Vàđó, chính là ý nghĩa của việc tìm vềgia đình. Không có nơi nào con người nương tựa vững chắc nhưmái ấm gia đình. Trong sựbảo vệ, đùm bọc của tình cha nghĩa mẹ. Đó còn là hình ảnh của “gia đình Chúa Giêsu”, của “đại gia đình nhân loại”. Tình thương anh em phải được nâng cao lên, hơn tầm nhìn của người anh trong câu chuyện Tin Mừng này. Vì đó là Đại Gia Đình Thiên Chúa. “MộtĐức Tin, một Phép Rửa, một Thiên Chúa là Cha”.
TÌM VỀBÊN CHÚA
Trong cuộc đời, có những cuộc tìm vềbịchối từ, nhưng với Thiên Chúa thì không, vòng tay của Ngài luôn rộng mở.
Điều Ngài muốn duy nhất, là con người biết ăn năn, sám hối. Sựsám hối có khi còn rất nông cạn, còn rất đời thường, còn rất vật chất, còn vì cái lợi trước mắt. Nhưng căn bản là nhận ra rằng Chúa chính là nơi con người nương tựa thật sự. Không tìm vềnơi đâu khác, mà tìm vềchính Thiên Chúa. Và tin tưởng rằng Chúa vẫn hằng yêu thương tha thứ.
Sựtìm vềcủa Giuđa Ít-ca-ri-ốt là sựtìm vềdang dở.
Giuđa biết “tìm vềchính mình”. Anh ta đã “nhìn lại mình” và đau khổ. Anh có sám hối. Đó là một khởi đầu rất tốt. Giuđa thật can đảm. Sựtìm vềvới chính mình của Giuđa thật tuyệt vời. Nhưng thật đáng tiếc, những bước tiếp theo lại thất bại. Thật tội nghiệp cho Giuđa, anh đã không đến được với Chúa vì anh không hình dung được tình yêu Chúa bao la đến mức có thểtha thứtội tày trời của anh!
Có người bảo rằng thật tiếc là kết thúc cuộc đời của Giuđa “không có hậu”. Nếu Giuđa tin vững vào Tình Yêu của Chúa, không ngã lòng trông cậy, phần kết luận sẽkhác! Thí dụnhưGiuđa không tựtử, Giuđa khóc lóc hối hận một đời nhưthánh Phêrô. Rồi Giuđa sau này rao giảng vềChúa phục sinh, lời lẽcủa Giuđa sẽmạnh mẽ: “Tôi đã từng bán Chúa! Tôi đã chen vào đámđông và đứng chứng kiến người ta đóngđinh Chúa trên Thập Giá. Trong khoảnh khắc tình cờtừtrên Thập Giá Chúa đã nhìn thấy tôi. Đôi mắt Ngài nhân từ,đượm buồn nhưng rất âu yếm…”. Và cuối cùng, Giuđa đã bịtreo cổvì đã rao giảng vềGiêsu đã chết và đã Phục Sinh, chứkhông phải tựtreo cổvì tuyệt vọng! Kết thúc được nhưvậy cuộc đời Giuđa thật đẹp biết bao!
Có thểsựhối hận của Giuđa quá muộn màng. Cách sống của Giuđa quá biệt lập trong “gia đình các môn đệ”. Khi Giuđa biết “tìm vềchính mình” và sám hối ăn năn, Giuđa lại cảm thấy lẻloi, mang nặng mặc cảm tội lỗi với Chúa và với anh em. “Một trong các môn đệcủa Chúa Giêsu là Giuđa Ít-ca-ri-ốt, kẻsẽnộp Người, liền nói: ‘Sao lại không bán dầu thơmđó lấy ba trăm đồng bạc mà cho người nghèo?’ Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữtúi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏvào quỹchung” (Ga.12.4-6). Bước tiếp theo “tìm vềgia đình”, hòa nhập vào “cộngđoàn môn đệ”là không thểđược. Giuđa không thểnào chịu nổi sựlạc lỏng, cô đơn, có khi là “búa rìu” của “dưluận” ngay trong “gia đình môn đệ”, không còn con đường tìm vềbên Chúa được nữa, Giuđa đã chọn con đường tựtử. Giuđa không đủniềm tin đểchỗi dậy.
Hãy thửtưởng tượng đứa con trai hoang đàng trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay đã “không dám” vềgặp thẳng cha mình, mà vềgặp anh mình để“thăm dò” xem cha mình có thể“nhận” mình không, thì người anh sẽphản ứng ra sao? Dựa vào phần kết câu chuyện, chắc chúng ta cũng có thểsuy ra những câu nói của người anh đối với em mình thếnào! Những câu nói có thểđại loại như: - “mầy còn vác mặt mày vềđây hả?” – “Mày định vềđây chia cái gì nữa đây?” – “ Mày làm tán gia bại sản chưa hài lòng chắc?” – “Ông già thất vọng vềmày”… Và đứa con trai hoang đàng sẽrút lui. Sựtìm vềcủa nó thất bại. Nó sẽlại bước vào dòng đời gió bụi. Nó sẽchết ởxó kẹt nào đó, mang theo nỗi lòng đau khổsám hối ăn năn mà không còn cơhội nhận ra được người cha đang yêu thương chờđợi nó.
Có rất nhiều vật cản trên “bước đường tìm về”.Có rất nhiều sương mù làm nhạt nhòa hình ảnh Thiên Chúa là Người Cha Nhân Hậu. Không phải chỉngày xưa, thời Pharisêu, Biệt Phái, mà trong cảthời nay, có khi ngay cảtrong lòng Giáo Hội.
Chuyến tìm vềcủa đứa con trai hoang đàng trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay thành công, vì anh đã can đảm đến với cha mình. Anh trực tiếp thấy được dung nhan hiền từcủa cha mình ngoài sức tưởng tượng của anh. Không có cánh tay trừng phạt giáng xuống anh, chỉcó vòng tay êm ái ôm chằm lấy anh. Không có những lời hạch tội quát mắng, chỉcó những lời ra lệnh mởtiệc ăn mừng. Không có những lời lên án, chỉcó những lời bênh vực. Không có bờmôi đay nghiến, chỉcó những nụhôn. Không có chỗởđểnhận thêm mộtđầy tớ, chỉcó chỗởdành cho đứa con bao năm chờđợi trởvề. Anh trực tiếp cảm nghiệm được lòng yêu thương của cha anh trổi vượt hơn vạn lần anh suy đoán. Anh nhậnđược ân huệcủa cha anh lớn lao vạn lần hơn những gì anh van xin.
Sựvui mừng của cha anh cho anh lòng tựtrọng. Cho anh vững bước tiến lên đểxứngđáng với tình cha. Cha anh tin tưởng anh làm lại cuộcđời mới. “Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy." (Lc.15,32).
Chỉcó Chúa Giêsu mới trảlờiđược vì sao “các người thu thuếvà các người tội lỗi đều lui tới với Người”, và vì sao Người lại “đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với họ”. Các người thu thuếvà các người tội lỗi đều lui tới vớiĐức Giêsu đểnghe Người giảng. Những người Pharisêu và các kinh sưbèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc.15,1-32).
Chỉcó Chúa Giêsu mới diễn tảđúng mức thếnào là Thiên Chúa là Cha Nhân Từ. và thếnào là Tình Yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại khi vòng tay của Người dang rộng trên Thập Giá. “Ông Philípphê nói: ‘Thưa Thầy, xin tỏcho chúng con thấy Chúa Cha, nhưthếlà chúng con mãn nguyện’. Đức Giêsu trảlời: ‘Thấy ởvới anh em bấy lâu, thếmà anh Philíphê, anh chưa biết Thầyư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏcho chúng con thấy Chúa Cha’?” (Ga.14,8-9).
Lạy Chúa, Xin đừng làm rạng rỡchúng con, vâng, lạy Chúa, xin đừng! nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ, bởi vì Ngài thành tín yêu thương. (Tv.115,1). Amen.

32. Xin chung vui với tôi(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn An Khang)
Hai dụngôn: con chiên lạc và đồng bạc bịmất giống nhau vềhình thức, lời văn cũng nhưnội dung tưtưởng và giáo huấn, đến nỗi có thểgọi chúng là hai dụngôn sinh đôi. Thực vậy, hai dụngôn đó,Đức Giêsu lần lượtđưa ra một ngườiđàn ông và một ngườiđàn bà, một mục tửmất chiên và một nội trợmất tiền. Có khác vềcon sốnhưng cùng một giáo huấn:
Dụngôn chiên lạc
Một người chăn chiên có một trăm con, lạc mất một, người đóđểchín mươi chín con nơi hoang vắng đểđi tìm con lạc, việc đi tìm không phải dễ, giữa cảnh bao la rừng núi. Vảlại, một sánh với chín mươi chín có là gì. Thếmà với đôi chân trần đạp trên đá sỏ, ông đã chạy lang thang khắp nơi đểtìm.
Tại sao? Vì yêu thương. Đối với tình yêu, sốhọc không còn nhưcũ. Lúc đó có thểđặt dấu bằng ởgiữa sốmột và sốchín mươi chín (1=99). Nhưthế, bất cứgiá nào, ông cũng không đểmất, dù một con. Một con được ông coi giá trịnhưchín mươi chín. Giống nhưđại tướng yêu binh lính, bất cứgiá nào cũng không đểchết đi một người, dù là lính quèn. Một người lính được coi nhưcảmột đoàn quân, chết một có thểchết cảđoàn.
Bởi thế, khi tìm thấy con chiên lạc, ông đã vui mừng chạy lại ôm lấy, vác trên đôi vai, cho dù con chiên có nặng, ông rất mệt, đã chạy nhiều giờtrên những ngọnđồi sỏi đá, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời. Nhưng theo ông, một con chiên xa đàn, lang thang nhiều giờ, nó kiệt sức, cần ông vác. Khi vềđến nhà, niềm vui nhưvỡbờ, ông đã kêu bạn bè hàng xóm đến chia vui, niềm vui của ông tỏa rộng và lây sang người khác.
Đồng bạc bịđánh mất.
Đây là cảnh xảy ra bên trong nhà người dân xứPalestin: Một căn phòng bằng đất nện, với vài chiếc chiếu, hay ít đồđạc lỉnh kỉnh, ánh sáng không bao nhiêu và chỉlọt qua cửa chính, giữa ban ngày cũng cần một ngọn đèn nhỏđểsoi các góc xó. Một phụnữcó mười đồng bạc, bịmất một, bà đã gia công tìm kiếm, soi đèn quét nhà, moi móc khắp nơi, tìm cho kỳđược, tìm được, lòng tràn ngập vui mừng, đồng tiền thếnào cũng được cất vào một nơi chắc chắn, bà cũng mời bạn bè hàng xóm đến chia vui.
Tại sao? Đối với bà mộtđồng trịgiá bằng một ngày công, nhưng nó quá lớn. Mất đi một đồng, bà mất đi một ngày sống. Dụngôn con chiên lạc, một so với chín mươi chín là quá nhỏ.Ởđây một so với chín quá quan trọng. Vì thếngườiđàn bà này có lý vui mừng.
Giáo huấn của hai dụngôn
Qua hai dụngôn, Đức Giêsu dạy: Tội nhân muốn trởlại cần có sựhối cải, nhưng sựhối cải của họkhông phải là điều kiện tiên quyết đểđược Thiên Chúa ân cầnđón tiếp, nhưnhững người Pharisiêu và các Kinh sưchủtrương. Trái lại, sựhoán cải này trước tiên được Thiên Chúa thực hiện.
Các triết gia đã biến Thiên Chúa thành một hữu thểbấtđộng, không thay đổi. Đức Giêsu cho chúng ta thấy một Thiên Chúa chuyển động,đang mởchiến dịch tìm kiếm cái Ngườiđã mất. Đức Giêsu đặt trước mặt chúng ta: Người mục tửvùng đồi núi Galilê, chân trần trên đá sỏi đang chạy hết tốc độ, đểtìm con chiên lạc; người đàn bà đang soi đèn quét tước tìm đồng bạc đã mất. Đức Giêsu bảo: Thiên Chúa là nhưthế. Không có người nào bịThiên Chúa bỏrơi, không có người nào bịmất hẳn, bởi vì có Đấng yêu thương không ngừng đi tìm người ấy. Thiên Chúa không chịu ngồi chờkẻtội lỗi trởvề, Người ra đi tìm họ.
Đối với người chăn chiên, một con bằng chín mươi chín, với ngườiđàn bà, một đồng bằng chín. Đối với Thiên Chúa, mỗi người đàn ông, mỗi người đàn bà, có một giá trịđộc nhất vô giá. Một con chiên lạc mất đã chiếm hết ý nghĩcủa người mục tử, một đồng bạc bịmất đã chiếm hết ý nghĩcủa người đàn bà. Xem ra chỉcon chiên lạc, đồng bạc mất mới là đáng kể. Chúng ta có một Thiên Chúa nhưthế. Một Thiên Chúa tiếp tục nghĩđến những ai đã bỏrơi Ngài, một Thiên Chúa đau khổvì một linh hồn hưmất, bởi mỗi người đều quý giá, đều chiếm chỗquan trọng trong con tim Ngài.
Tuy giáo lý dạy, con người không thêm gì cho vinh quang và hạnh phúc nội tại của Thiên Chúa. Nhưng theo những dụngôn này, mỗi người chiếm địa vịthiết yếu trong tình yêu Ngài đến chừng nào. Nếu không có bệnh nhân, đâu có thầy thuốc. Nếu không có tội nhân, đâu có tình thương cứu độ. Nói thế, không có nghĩađềcao tội lỗi.Đức Giêsu không bao giờnói, tội lỗi không quan trọng. Trái lại, sựlên án của Ngườiđối với tội lỗi thì mãnh liệt và không chút mơhồ: "Nếu tay ngươi hoặc chân ngươi làm dịp tội cho ngươi, hãy chặt nó đi..." Nhưmọi ngôn sứ, Đức Giêsu đòi hỏi sựhoán cải và sám hối (Mc 1,15). Nếu các dụngôn này là một lời rao giảng vềtình yêu Thiên Chúa, chúng cũng là một lời rao giảng vềsựhoán cải cần thiết của kẻtội lỗi.
Câu chuyện minh họa
Ngày 13-5-1981, giữa lúc hàng chục ngàn ngời chen chúc nhau tại quảng trường thánh Phêrô đểđón đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổchát vang lên làm mọi ngời đứng tim. đức thánh cha đã ngã gục trên chiếc xe mui trần, máu vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sửnhân loại, một vịgiáo hoàng bịmu sát. Ali Agaca, hung thủtội ác, bịbắt ngay tại chỗ. Người thanh niên ThổNhĩKỳnày bịgiam tại nhà tù Rebiblia ởRôma, cảthếgiới kinh hoàng vềtội ác tày trời này. Năm 1984, thếgiới còn kinh ngạc hơn nữa. Đấng bịthảm sát đã đến nói chuyện với kẻsát hại mình. Không ai biết hai bên nói gì. Nhưng người ta rất cảm động, thấy đức thánh cha bắt tay Ali Agaca, với nụcười rất trìu mến. Phải chăng đây là hình ảnh sống động nhất vềtình yêu Đức Giêsu niềm nởđón tiếp các tội nhân. Đức thánh cha, vịđại diện Đức Giêsu, bịbắn gục, vẫn tỏlòng rất nhân từđối với kẻtội ác. Ali Agaca đã nhập vào đoàn hành hương của đoàn chiên lành đang vui mừng chào đón chủchiên đến thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng tinh thần bằng lời hằng sống. Ali Agaca nhưcon chiên ghẻ, nhưđứa con phung phá xô đến giết chủchăn, giết cha mình. Nhưng người cha hiền, người mục tửnhân hậu đã sẵn sàng liều chết đến cứu đứa con hư, sẵn sàng tha thứhòa giải và vui mừng ôm lấy đứa con trởvề.

33. Người chaSuy Niệm
Khi chiêm ngắm người cha nhân hậu, ta khám phá ra khuôn mặt một Thiên Chúa yêu thương.
Thiên Chúa yêu thương là Thiên Chúa khiêm tốn.
Nhưngười cha chấp nhận chia gia sản cho con, chấp nhậnđểcon bỏnhà ra đi, Thiên Chúa cũng tôn trọng tựdo của con người.
Đấng Toàn Năng đã tựgiới hạn quyền năng của mình đểchúng ta có thểhiện hữu một cách tựdo. Ngài nhưthểthu mình lại đểnhường chỗcho thụtạo.
Không phải chỉcon người mới cần cởi giày trước Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng cởi giày trước mầu nhiệm con người, vì lòng con người cũng là phầnđất thiêng thánh.
Thiên Chúa yêu thương là Thiên Chúa biết chờđợi.
Thiên Chúa vẫn nuôi hy vọng khi con người lìa xa Ngài.
Người Cha vẫn luôn ngóng con từbên cửa sổ. Lòng Cha luôn hướng vềcon. Bởi thếngay khi con còn ởđàng xa, Cha đã thấy. Cha vẫn nhận ra con, dù con xanh xao tiều tụy.
Thiên Chúa không thất vọng vềcon người. Ngài không bắt ép người ta hoán cải, Ngài chỉchờ. Ngài chờvì Ngài tôn trọng tựdo của họ.
Thiên Chúa yêu thương là Thiên Chúa biết tha thứ.
Ngài là Cha yêu con bằng cung lòng người mẹ.
Rõ ràng con thứthật đáng trách, vì bất hiếu. Nhưng tình thương của Cha còn lớn hơn tội của anh.
Cha thương anh vì anh đã lỗi phạm.
Tội lỗi tựnó đã đem lại hình phạt rồi.
Người cha có vẻkhông cần nghe con mình xin lỗi. Sựtrởvềcủa anh đã là lời thống hối ăn năn. “Con ta đã chết, nay đang sống; đã mất, nay lại tìm thấy.”
Thiên Chúa không nhớmãi chuyện đã qua. Điều quan trọng là hiện tại: con đang sống trong vòng tay Cha.
Thiên Chúa yêu thương là Thiên Chúa luôn chạy ra, nhưngười cha chạy ra đểđón đứa con thứ, nhưngười cha đi ra đểnăn nỉđứa con cả.
Thiên Chúa dường nhưkhông yên trong hạnh phúc của mình, nếu có một người con còn đứng ngoài.
Người cha trong dụngôn chẳng sợmất uy nghi, đạo mạo. Ông chạy đến với con, phá vỡkhoảng cách của quyền uy. Quyền uy của người cha là quyền uy của tình yêu, mà tình yêu thi có can đảm vượt qua mọi khoảng cách.
Thiên Chúa yêu thương là Thiên Chúa biết nhảy mừng.
Thiên Chúa đãi tiệc vì một người ăn năn sám hối.
Nhưng Thiên Chúa nhảy mừng cũng là Thiên Chúa từngđau khổ. Ngài đau nỗi đau của con khi cốtình xa Cha.
Thiên Chúa biết buồn vui với con người và vì con người.
Hãy trởlại và ởlại trong nhà Cha, vì Cha muốn trao cho bạn tất cảnhững gì Ngài có. Tiệc đã sẵn, vào với Cha cũng là vềvới anh em.
Gợi Ý Chia Sẻ
Qua bài Tin Mừng này, bạn hãy cho thấy khuôn mặt khiêm tốn của người cha. Bạn thấy Thiên Chúa có khi nào khiêm tốn với bạn không?
Đâu là những nét giống nhau giữa người con thứvà người con cả? Người con cảcần hoán cải vềtội gì?
Cầu Nguyện
Lạy Cha, người con thứđã muốn tựđịnh đoạt lấy đời mình.
Chúng con vẫn rơi vào tội của người con thứ, khi coi Cha nhưngười cản trởhạnh phúc của chúng con. Chúng con thèm được tựdo bay nhảy ngoài vòng tay Cha, nhưng tựdo ấy lại biến chúng con thành nô lệ.
Hạnh phúc do thếgian ban tặng thì bọt bèo. Nhưngười con thứ, chúng con bỗng thấy mình tay trắng, rơi xuống chỗcùng cực và bịcái chết đe dọa.
Lạy Cha đầy lòng bao dung, xin kéo chúng con trởvềvới Cha mỗi ngày, giúp chúng con điều chỉnh những đam mê lệch lạc. Xin nâng chúng conđứng lên trong niềm vui vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội.
Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên, thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng.
Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ, chúng con lại thấy mình hiền hòa hơn với tha nhân.

34. Tuyệt đỉnh của yêu thương – Thiên Phúc(Trích dẫn từ‘NhưThầyĐã Yêu’)
Một lần kia, các tu sĩtrong miền dẫn tới Đức Giám Mục Anmôna một thiếu nữmang bầu xin ngài ra hình phạt. Nhưng Đức cha đã ban phép lành cho thai nhi, rồi ra lệnh ban cho cô sáu tấm vải bằng lanh mịn. Những kẻtốcáo lại nói:
- Tại sao Đức Cha làm nhưthế? Xin ra cho nó một hình phạt.
Ngài ôn tồn bảo:
- Anh em thửnghĩxem, cô ta đã đau khổmuốn chết được; tôi phải làm gì hơn nữa?
Nói thếrồi ngài cho cô ta về. Từđấy không tu sĩnào còn dám tốcáo ai nữa.
Cũng nhưcác tu sĩtrong câu chuyện trên đây, nhóm Pharisêu và các kinh sưthường lên án những người tội lỗi, nên khi Đức Giêsu tiếpđón những hạng người này thì họlẩm bẩm kêu trách Người. Thấy vậy, Đức Giêsu đã trảlời bằng ba dụngôn: Con Chiên Lạc Mất, Đồng Bạc Đánh Rơi, và Đức Con Hoang Đàng,đểbày tỏlòng nhân hậu và niềm vui của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi hối cải ăn năn.
Còn gì vui bằng khi cái đã mất lại tìm thấy được; còn gì sướng hơn khi cái tìm thấy lại là vật quí. Tìm kiếm chính là mục đích của Con Thiên Chúa khi xuống trần gian: “Con Ngườiđến tìm kiếm những gì đã mất”. Con người là đối tượng duy nhất mà Thiên Chúa mướn kiếm tìm. Con người thật vô cùng quí giá trước mặt Người. Thiên Chúa lao đao vất vảđi tìm kiếm con người. Người không muốn đểmất một ai trên trái đất này.
Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi, nhưngười mục tửtốt lành sẵn sàng đểchín mươi chín con chiên lạc,đi tìm cho bằng được con chiên lạc mất. Khi tìm thấy rồi mừng rỡkhoác chiên trên vai.
Thiên Chúa yêu thương kẻlầm lỡ,nhưngười đàn bà cần mẫn, đốt đèn kiếm cho được đồng bạcđánh rơi. Khi thấy rồi tíu tít chia vui với mọi người.
Thiên Chúa yêu thương tội nhân, nhưngười cha già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ tìm con. Khi thấy con rồi ông vui mừng chạy lại ôm choàng lấy nó.
Thật vậy, “lỗi lầm là của con người và tha thứlà của Thiên Chúa” (A.Pope). Thiên Chúa yêu thương con người và yêu thương đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là tha thứ, vì thếdù phải chịu hấp hối lâu dài và đớn đau khôn tả, phải chịu kinh miệt và chối bỏ, nhưng Người vẫn cầu nguyện tha thiết: “Lạy Cha, xin tha cho họ”.Đây chính là lời rõ ràng và trang trọng nhất nói lên tâm hồn cao thượng và tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu.
Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứcho chúng ta, những con người lầm lỗi; nhưng Người chỉcó thểthứtha khi chúng ta thật lòng sám hối. Người trộm lành suốt một đời lầm lỡ, thếmà chỉtrong giây phút cuối cùng, tỏlòng sám hối ăn năn đủtrởnên một vịthánh. Ông trởnên thánh không phải vì ông là người tội lỗi, nhưng vì ông nhận biết mình là người tội lỗi.Đứa con hoang đàng được người cha tha thứcũng vì anh đã biết nhận ra lỗi lầm, trởvềsám hối ăn năn. Người cha không chỉtha thứmà còn phục hồi chức vịlàm con. Một chiếc nhẫn mới, một đôi giầy mới, một bữa tiệc linh đình, vinh dựcòn lớn hơn cảtrước khi ra đi.
Nếu Thiên Chúa đã tỏlòng nhân hậu và tha thứcho chúng ta, thì Người muốn chúng ta cũng hãy tha thứcho nhau nhưngười cha nhân hậu xin ông anh cảtha thứcho đứa em lầm lỗi.
Người ta chỉcó thểdễdàng tha thứcho kẻkhác khi ý thức thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình. Có nhận ra mình hay lầm lỗi, con người mới dễcảm thông tha thứcho những lỗi lầm của anh em. Đừng bắt người có tội phải bịtrừng phạt mới hảdạ, đừng đòi hỏi cho được sựcông bằng mới thôi, vì Martin Luther King có viết: “Nếu cứáp dụng luật “mắt đền mắt” thì mọi người đều trởnên mù loà”.
Lạy Chúa, nếu Chúa không tha thứcho các tội nhân thì thiên đàng sẽtrống rỗng, và thếgiới này chẳng có thánh nhân.
Xin cho chúng con mỗi lần được Chúa thứtha lại thấy mình nên giống Chúa hơn, vì đã biết tha thứcho anh em. Amen.

35. Cây táo và miếng vải trắng(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Richard Pidell có viết một câu chuyện ngắn nhan đề: “Đứa con trai của một ai đó” (Somebody’s son). Câu chuyện mởđầu với một cậu bé tên là David bỏnhà ra đi sống bụi đời. Vì khổquá, không chịu nổi, cậu bèn viết một lá thưgửi vềnhà cho mẹbày tỏniềm hy vọng được ông bốcổhủtha thứcho cậu và chấp nhận cậu làm con trởlại. Lá thưnhưsau: “Mẹkính mến, trong một vài ngày nữa con sẽđi ngang qua nhà. Nếu bốbằng lòng nhận con trởlại, thì mẹyêu cầu bốcột một miếng vải trắng lên cây táo hồng ởmiếng đất cạnh nhà chúng ta”. Vài ngày sau, David lên tàu hỏa đi về. Trong lúc tàu hỏa lao nhanh đến nhà thì hai hình ảnh cứliên tục hiện ra trong trí cậu ta: khi thì trên cây táo có cột một miếng vải trắng, khi thì trên cây chẳng cột một miếng vải trắng nào. Tàu hỏa càng tiến gần nhà, trái tim David càng đập nhanh hơn. Không bao lâu nữa cây táo sẽhiện ra ởkhúc quẹo, nhưng David không dám tựmình nhìn tới vì sợnhỡkhông có miếng vải trắng cột ởđó. Thếlà cậu quay sang người đàn ông bên cạnh ấp úng nói: “Thưa ông, ông có thểlàm ơn giúp cháu một việc không? Vào khúc quẹo bên tay mặt, ông sẽthấy một cây táo. Ông làm ơn cho cháu biết trên cành cây táo đó có một miếng vải trắng không nhé”.
Khi tàu hỏa rầm rập lướt qua cây táo, David nhìn chăm chăm vềphía trước. Đoạn run run giọng, cậu hỏi người đàn ông: “Thưa ông, có một miếng vải trắng nào treo ởcành cây táo đó không?” Ông ta sửng sốt trảlời: “Ồ, nầy cậu bé, cành cây nào ta cũng thấy có một miếng vải trắng cả!”
Anh chịem thân mến,
Thiên Chúa cũng đối xửvới chúng ta nhưthế. Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉcảm thấy chán chường thất vọng. Nhưng Thiên Chúa không bao giờthất vọng vềchúng ta. Ngài chờđợi chúng ta từng giây từng phút. Tình yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉxin được đối xửnhưmột người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vịlàm con. Ông đã xỏnhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh và sai mởtiệc ăn mừng.
Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứhơn cảsựchờmong của chúng ta. Đối với Chúa, mỗi người chúng ta đều đáng kể, không thểcó gì khác thay thếđược. Mỗi con người là nhưmột con chiên trong đàn, phảiđược chăm sóc nhưnhau, không được đểthất lạc. Chính mươi chín con chiên yên lành không làm nguôi lòng thương đối với một con chiên lạc. Thiên Chúa cũng cuống quýt nhưmột bà già nghèo đánh mất mộtđồng bạc quý. Phày hì hục moi móc mọi ngóc ngách trong nhà đểtìm cho bằngđược. Nhưngười cha già, con mình đã hưquá thểmà trong lòng vẫn lo lắng không nguôi, vẫn không thôi chờđợi đến mỏi mòn, cho đến lúc ôm lại đứa con vào lòng và rạo rực vui sướng không gì kìm hãm được và cảThiên đàng cũng vui lây, vui sướng vì một người tội lỗi ăn năn trởlại hơn cảvui sướng vì chính mươi chín người lành thánh không cần sám hối ăn năn.
Thiên Chúa rất khác chúng ta. Đối với Ngài, mỗi con người là nhưmột khúc ruột của mình. Ngài thương mỗi người,đểý chăm sóc mỗi người nhưchỉcó một không hai trên đời. Nếu chúng ta lỡlạc đường, Ngài tạo mọiđiều kiện đểta có thểtrởvề. Và điều kiện duy nhất Ngài đòi hỏi là tin vào tình thương tha thứcủa Cha đểmà dám trởvề. Sựtrởvềcủa con chiên lạc đem lại niềm vui cho người mục tửnhiều hơn niềm vui có chín mươi chính con ởlại trong đàn.
Thưa anh chịem,
Đến đây, đáng lẽdụngôn vềngười cha nhân hậu đã có thểkết thúc rất đẹp với nỗi vui mừng của người cha. Nhưng Chúa Giêsu lại nối thêm cái đoạn cuối vềngười con cả. Chúng ta cũng nên dừng lại một chút với thái độcủa người con cảđểhiểu hết ý Chúa muốn dạy chúng ta qua dụngôn nầy.
Người con cảlà một người con chí thú làm ăn ởnhà với cha, nhưng xem ra quan hệvới cha không được thân mật, thẳng thắn. Tuy ởnhà với cha nhưng lòng vẫn xa cách. Và kết quảlà người con cảđã không hiểu và không chấp nhận nổi cách xửsựcủa cha đối vớiđứa em của anh vừa trởvề. Do đó, thay vì nhập tiệc chia vui với cha và với em, người con cảđã dừng lại ởcửa, tựmình đứngởthểtách biệt với gia đình sum họp.
Người con cảởđây tiêu biểu cho nhóm người Biệt phái Pharisêu trong dân Do Thái. Họtưởng rằng họtrung thành với Thiên Chúa và đáng được Chúa thương, có quyền hưởng gia tài, rồi khinh bỉcác dân ngoại và những hạng người mà họcho là tội lỗi. Thì ra, Tin Mừng hôm nay là một Tin Mừngđối với người tội lỗi sám hối trởvề, nhưng đồng thời lại cũng là một lời cảnh cáo đối với những người “ởtrong nhà”, những người tưởng mình đạo đức, tốt lành. Người con cả, bao nhiêu nămm ai cũng tưởng là ngoan ngoãn tốt lành lắm. Đến ngày em của anh hồi sinh và trước niềm vui vô bởcủa người cha, anh đâm ra hậm hực, bực tức… thì ra bềngoài anh ngoan, nhưng nội tâm của anh thì cay nghiệt, tù túng, đầy những ghen tị, sát phạt. Cảanh nữa, anh cũng chẳng hiểu thếnào là lòng thương xót. Cuối cùng anh không muốn bước vào lòng thương xót đó. Anh chưa gặp được Thiên Chúa. Anh vẫnởngoài ơn cứuđộ.
Dụngôn cho thấy, người cần trởlại hơn hết chính lạngười con cả, người con vẫnởnhà với cha nhưng lòng thì không ởcùng với cha.
Anh chịem thân mến,
Hãy tin vào tình thương yêu vô bờbến của Thiên Chúa mà trởvềvới Ngài, nếu chúng ta lỡlạc đàng, sa ngã. Và hãy khoan dung tha thứcho những người anh chịem, nếu chẳng may có ai trượt chân vấp ngã. Phải tìm đến với người anh chịem đó đểgiúp họtrởlại với Chúa là Cha yêu thương. Đừng có thái độlên án, loại trừnhưthái độcủa người con cảtrong dụngôn. Trái lại, hãy vui mừng vì đã giúp được một người anh em gặp lại niềm vui cứuđộ. Hãy coi thái độkhoan dung, quảngđại yêu thương tha thứcủa người cha trong dụngôn là hình ảnh của lòng nhân từthương xót của Thiên Chúa, đểchúng ta biết đối xửvới những người anh em nhưChúa đã đối xửvới chính chúng ta.
“Lạy Chúa, xin tỏlòng thương xót con, và lấp đầy trái tim con tình yêu tha thứcủa Chúa.
Con là đứa con thứđã bỏnhà ra đi rồi lại trởvề. Con cảm ơn Chúa đã đón nhận lại con.
Và con cũng là người con cảđã từng khưkhưkhông chịu tha thứcho anh chịem con nhưNgài đã tha thứcho con. Vậy xin Chúa hãy chạm vào trái tim con với tình yêu tha thứcủa Ngài.
Đểrồi sau khi an nghỉtrong cõi chết, con sẽthức dậy trước thánh nhan Ngài mãi mãi cùng với anh chịem từng được con tha thứlỗi lầm”. Amen.

36. Thương xót – Veritas(Trích dẫn từ‘Hãy Ra Khơi’)
Có câu chuyện kểrằng, một ngày nọAbraham mời một lữhành vào lều của ông dùng một bữa cơm, sau khi đọc kinh chúc tụng trước khi ăn, người khách này bắt đầu chửi rủa Thiên Chúa, ông nói rằng, ông không thểchịu nổi khi nghe gọi tên Thiên Chúa. Phẫn nộtrước thái độđó Abraham đuổi ngay kẻphạm thượng ra khỏi lều. Tối đến, khi Abraham cầu nguyện Chúa nói với ông: “Abraham, người kia đã chửi rủa Ta từ50 năm nay và Ta vẫn cứban cho ông ta lương thực hằng ngày. Còn ngươi, ngươi không thểnào cho ông ta chỉmột bữa cơm sao?”.
Tin Mừng theo thánh Luca của Chúa nhật hôm nay vốn được mệnh danh là Tin Mừng về“Lòng thương xót của Thiên Chúa”. Và quảthực nhưvậy, bài Tin Mừng khá dài nhưng thật cảm động, Chúa Giêsu không chỉđưa ra một mà tới ba dụngôn đểphá đổthái độhống hách đạođức giảcủa những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư. Nhưng quan trọng hơn hết là Ngài bày tỏlòng nhân hậu đầy lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.
Dụngôn đầu tiên, Thiên Chúa nhưngười mục tửnhân lành quyết tâm đi tìm cho bằngđược con chiên bịlạc, dù chỉlà một trong sốmột trăm. Khi tìm được rồi, ông vui mừng vác chiên trên vai, vềđến nhà ông mời bà con hàng xóm đến chung vui.
Dụngôn thứhai, Thiên Chúa nhưngười phụnữmất một đồng bạc, có lẽgiá trịcủa nó chỉbằng tiền lương của một ngày công lúc bấy giờ. Nó không lớnđối với nhiều người trong chúng ta, nhưng nó quan trọng đối với người phụnữ. Bà đã thắpđèn quét nhà moi móc tìm kiếm cho bằngđược, khi tìm được rồi bà mời bạn bè hàng xóm đến chung vui.
Trong cảhai dụngôn này, thái độvui mừng của người mục tửvà của người phụnữcó lẽtrong thời buổi thịtrường kinh tếchúng ta thấy thật phi lý, nhưng nó lại là lôgích của tình yêu trong cuộc sống và là bản chất yêu thương của Thiên Chúa. Rõ ràng giá trịcủa con chiên bịlạc hay đồng bạc bịmất không đặt trong sựso sánh cái này với cái khác, cũng không đặt trong tỉlệphần trăm hay phần mười, nhưng giá trịcủa chính nó trong tương quan của người tìm kiếm, trong lòng thương xót và trong ơn cứu độcủa Thiên Chúa. Đó là sựvui mừng của Nước Trời khi có một tội nhân ăn năn sám hối.
Điều này càng nổi bật hơn trong dụngôn thứbangười cha nhân hậu. Người cha không nhữngđã bày tỏlòng thương yêu đối với người con thứ, đứa con đã đòi chia gia tài, rồi sau khi ra đi đãăn tiêu hoang phí, khi trởvềlúc nó còn đàng xa người cha đã nhận ra và lập tức chạy đến ôm chầm lấy, hôn lấy hôn để. Ông còn cho mởtiệc ăn mừng, vì điều quan trọng đối với ông là đứa con đã trởvề.Đứa con của ông đã chết nay sống lại,đã mất nay lại tìm thấy. Người cha còn bày tỏlòng nhân hậu với người con cả,đứa con hằng ngày vẫnởbên cha mà hình nhưtâm hồn của nó đã đi hoang từlâu. Nó kểcông, nó phân bì, nó ghen tịrồi tức tối giận dỗi, nó muốn cắt đứt tình nghĩa huynh đệkhông chấp nhận cho đứa em trởvềvà nó cũng đang cắt đứt luôn tình nghĩa phụtửkhông chịu vào nhà, vì trong lòng của nó chưa bao giờcó tình thương. Sựchuyên cần trong công việc hằng ngày của nó xem ra vì thói quen hoặc vì bổn phận hơn là vì một mối tình. Nhưng người cha vẫn nhân hậu đầy yêu thương năn nỉ: “Này con, hằng ngày con vẫnởvới cha, tất cảnhững gì của cha đều là của con”.
Thiên Chúa, Ngài đã kiếm tìm chúng ta trước khi chúng ta tìm kiếm Ngài. Ngài chờđón chúng ta trước khi chúng ta trởvề, và Ngài đã yêu thương chúng ta khi chúng ta vẫn còn là tội nhân. Trong lòng thương xót của Thiên Chúa, mỗi người chúng ta đã trởnên viên ngọc quí mà Ngài là thương gia bán tất cảgia tài đang có đểchuộc lấy viên ngọc quí là chúng ta. Ngài vốn dĩlà Thiên Chúa mà không nghĩnhất quyết duy trì địa vịngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏvinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trởnên giống phàm nhân, sống nhưngười thế. Người còn tựhạsống vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.
Thiên Chúa vẫn luôn luôn là Thiên Chúa nhân hậu và hay thương xót. Ngài không nỡbẻgãy cây lau bịdập, không đánh dập tắt tim đèn còn khói. Ngài vẫn kiên trì, vẫn chờđợi chúng ta những người con yếu đuối, tội lỗiăn năn sám hối trởvềvới Ngài. Thiên Chúa là mục tửnhân lành nhưthếđó; Thiên Chúa là người cha nhân hậu nhưthếđó, và Thiên Chúa đã tìm kiếm chúng ta nhưthếđó. Xin cho mỗi người chúng ta biết ăn năn sám hối đểđón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.

37. Quan trọng - McCarthyNgười ta có thểnói: Tại sao người mục tửlại quan trọng hóa nhưthếvới một con chiên đi lạc trong lúc người ấy vẫn còn 99 con khác? Và tại sao người phụnữlại quan trọng hóa nhưthếvới một đồng tiền đánh mất? Bất cứcái gì mà chúng ta đánh mất đều có một giá trịthái quá. Ví dụnhưbạn đánh mất một cái chìa khóa. Ngay khi bạn làm mất, cái chìa khóa ấy trởnên quan trọng hơn tổng sốmọi vật mà chúng ta vẫn có. Không bao giờchúng ta biết giá trịcủa một vật chúng ta có cho đến khi chúng ta mất nó.
Một lần kia, có một thanh niên mong ước mình sẽtrởthành một nhà nhiếp ảnh. Mỗi năm, anh đem một gói các bức ảnh đẹp nhất của mình đến nhà một nhiếp ảnh gia lão thành và danh tiếng đểxin ông này chỉdẫn và đánh giá. Nhiếp ảnh gia lão thành nghiên cứu các bức ảnh và chia ra làm hai gói nhỏ, một gói gồm các bức ảnh đẹp và một gói gồm các bức ảnh xấu, chưa đạt. Năm nào ông cũng nhận thấy rằng người thanh niên luôn đem đến một bức ảnh chụp phong cảnh và lần nào cũng bịxếp vào các bức ảnh xấu bịloại. Vì thế, ông mới quay lại người thanh niên và nói: “Rõ ràng là cậu đánh giá cao bức ảnh này. Tại sao cậu lại thích nó nhưthế?”
Người thanh niên đáp: “Bởi vì cháu phải leo lên núi đểchụp nó”.
Một vật trởnên quí giá đối với chúng ta bởi vì chúng ta mất nó. Nhưng nó cũng có thểtrởnên quí giá vì công sức mà chúng ta đã bỏra cho nó. Những hy sinh mà chúng ta đã thực hiện có được hoặc giữđược nó làm tăng thêm giá trịcủa nó trong mắt chúng ta.
Có một câu chuyện tuyệt vời kểlại rằng một ngày nọĐức Giêsu hiện ra với một người mục tửđang gặp chuyện đau buồn. “Tại sao con buồn bã thế?” Người hỏi “Bởi vì con đã đểmất một trong các con chiên của con”, người mục tửđáp “và dù con đã tìm kiếm khắp nơi, con đã không tìm thấy nó. Có lẽchó sói đã xé xác nó”. Nghe đến đây Đức Giêsu nói: “Con hãy chờởđây. Chính Thầy sẽđi tìm nó”.
Nói xong, Người biến mất vào trong các đồi. Ít giờsau, Người trởlại với con chiên lạc. Đặt con chiên dưới chân người mục tử, Người nói: “Kểtừngày hôm nay, con phải yêu thương con chiên này hơn những con chiên khác trong bầy chiên của con, vì nó đã mất mà nay đã tìm lại được”.
Trong các câu chuyện con chiên lạc và đồng tiền đánh mất Đức Giêsu nhấn mạnh một điều,đó là: Đối với Thiên Chúa, mỗi người đều quan trọng và quí giá. Nhất là khi ngườiấy đã hưmất. Thiên Chúa sẽyêu thương người ấy nhiều hơn chứkhông ít đi.
Những người Pharisêu tựcoi mình là những mẫu mực vềđạo đức nên không liên can gì đến những người tội lỗi. Họcho rằng Thiên Chúa cũng không quan tâm đến những người tội lỗi. Tín điều chính yếu trong tôn giáo của họlà: “Thiên Chúa yêu thương ngườiđạo đức và ghét bỏkẻtội lỗi”. Nhưng Đức Giêsu cho họthấy có một loại Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn.
Đức Giêsu nhân hậu và yêu thương khi Người tiếp cận với những người tội lỗi. Người biết rằng sựloại trừvà phán xét không bao giờgiúp cho một người thay đổi. Vì thếNgười dùng sựhiện diện của Người nhưmột cách đểngười ta cảm thấy được chấp nhận và yêu thương và trong bầu không khí ấy họcó thểđáp lại và thay đổi.
Dù từmột quan điểm nhân bản, sựtiếp cận của Người cũng mang nhiều ý nghĩa. Nếu một đứa bé bịlạnh và đói lả, nó không cần một bài giảng thuyết; nó cần hơi ấm và lương thực. Jean Vanier cũng nói rất hay: “Con ngườiởtrong cảnh khốn cùng không cần một cái nhìn xét đoán và chỉtrích, nhưng cần một sựhiện diện đầy an ủi đem lại bình an, hy vọng và sựsống”.
“Khi một người cha than khóc đứa con của mình đã đi vào những con đường xấu xa, ông sẽlàm gì? Ông sẽyêu thương nó nhiều hơn bao giờhết” (Beal Shem Tov).

38. Tấm lòng người chaDụngôn vềđứa con hoang đàng, vềchàng trai phung phá, hay nói đúng hơn, câu chuyện vềtấm lòng của một người cha là một hình ảnh cảm động thật nói lên tình thương vô biên của Thiên Chúa. Ngài luôn chờđời và sẵn sàng tha thứcho chúng ta, ngay cảnhững tội lỗi xấu xa và nặng nềnhất.
Chàng thanh niên, tuổi đời còn ít và kinh nghiệm chẳng được bao nhiêu, đã đòi người cha phải chia gia tài cho mình, đểrồi lên đườngđi bụi đời.
Chàng hăm hởlao mình vào những cuộcăn chơi đànđúm, tiêu xài hoang phí cho đến khi không còn mộtđồng xu dính túi.
Chính trong giây phút đau khổvà đói khát, chàng mới nhận ra rằng mình đã hành động sai quấyđối với người cha. Và cũng chính những đau khổvà đói khát ấyđã làm cho chàng suy nghĩvà quyết tâm làm lại cuộc đời.
Biết bao nhiêu người ngày hôm cũng thế. Sau những hành động tội lỗi, thì trong cảnh tĩnh mịch của nhà tù họmới tìm lại khuôn mặt của Thiên Chúa mà họđã quên lãng từlâu.
Hiểuđược sựsai trái của mình, chàng thanh niên đã dứt khoát trởvềnhà cha. Cõi lòng chàng tan nát khiêm cung, cho dù cái lý do thúc đãy chàng trởvềchưa thực sựtốt lành và tinh ròng cho lắm. Chàng sẽquì xuống đểxin cha tha thứ. Chàng nói:
- Thưa cha, con đã phạm tội nghịch với trời và lỗi với cha, con không xứng đáng được gọi là con cha nữa, xin cha hãy đối xửvới con nhưmột người làm công.
Và thếlà chàng lên đường. Khi chàng còn ởđàng xa, thì người cha đã trông thấy, bởi vì biết bao nhiêu ngày ông đã mòn mỏi đợi chờ.
Nếu là chúng ta, có lẽchúng ta đã quát tháo:
- Cái thằng trời đánh thánh vật kia ơi. Mày đã làm cho tao đau khổbiết bao nhiêu. Mày không còn là con tao nữa. Hãy cút xéo khỏi nhà tao.
Nhưng không. Người cha trong câu chuyệnđã không nói và làm nhưthế. Trái lại, ông đã tha thứhết. Ông chạy tới, ôm choàng lấy chàng và hôn chàng hồi lâu.
Không một lời khiển trách, trái lại với tất cảtình yêu thương, ông đã truyền lấy áo mới cho chàng mặc, lấy nhẫn cho chàng đeo, lấy giày cho chàng đi, rồi lại còn chuẩn bịtiệc mừng. Ông nói:
- Hãy giết con bê béo làm tiệc ăn mừng vì con ta đã chết nay được sống, đã mất nay lại tìm thấy.
Câu chuyện trên đây quảthực đã đem lại cho chúng ta, những kẻtội lỗi, một niềm an ủi lớn lao. Bởi vì qua câu chuyện này, Chúa Giêsu muốn tỏcho chúng ta thấy lòng nhân từ, khoan dung và thương xót của Thiên Chúa. Ngài sẵn sàng tha thứ, sẵn sàng xóa bỏtất cảmọi tội lỗi của chúng ta, miền là chúng ta biết sám hồn ăn năn và lên đường trởvềvới Ngài.
Cha Piô là một vịlinh mục nổi tiếng thánh thiện. Ngày kia, ngài tới Rotondo và tình cờgạp Cesare Festa, một kẻđứng đầu phái Tam Điểm tại đây. Khi gặp ngài, ông ta ngạc nhiên và nói:
- Ngài cũng ởđây với chúng tôi, những người theo phái Tam Điểm hay sao?
Cha Piô đáp lại:
- Phải, thếcác anh đã làm gì?
Ông ta trảlời:
- Chúng tôi chống lại Giáo hội.
Cha Piô cầm tay ông ta, nhìn ông ta bằng cặp mắt trìu mến, rồi kểlại cho ông ta nghe câu chuyện đứa con hoang đàng, hay câu chuyện tấm lòng của một người cha.
Một giờsau, ông ta đã quì gối xưng tội. Rồi sau đó, ởmọi nơi và trong mọi lúc, ông ta sẵn sàng tuyên xưng lòng khoan dung và thương xót bao la của Thiên Chúa.
Riêng mỗi người chúng ta, hãy sám hốiăn năn trởvềcùng Chúa đểđược hưởng nhờơn tha thứ, bởi vì tâm tình sám hối ăn năn chính là một thứtiền đểmua lấy ơn tha thứ.

39. Niềm vui san sẻ– Achille Degeest(Trích dẫn từ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Suy niệm của chúng ta vềdụngôn đồng bạc đánh mất rồi tìm thấy, bắtđầu từý niệm việc tông đồcủa người Kitô hữu phải tỏa rộng niềm vui đã tìm thấy ơn cứu độ.
Ngườiđàn bà nói trong dụngôn rất bực vì đánh mấtđồng bạc, món tiền nhỏnhưng rất quý đối với mình. Moi móc các nơi trong nhà, tìm được rồi, bà ấy vui mừng phân phô với hàng xóm. Chúng ta chuyển dụngôn sang bình diện đời sống nhân loại. Kitô hữu là một ngườiđau xót vì thiết mất một vật gì, biết rõ nó là của mình trước đây, mình đã vô ý đánh mất; mơhồcảm thấy tất cảcon người mình khao khát tình thân thiết của Thiên Chúa, nhận thức rằng tai họa do sựtội đã khiến mình đánh mất tình thân thiết quý báu ấy. Nhưng không cam chịu mất mát, người ấy tìm tòi trong mình và quanh mình, tựhỏi lòng mình, hỏi cảngười xung quanh. Một ngày kia, gặp thấy ơn cứu độtrong Đức Giêsu Kitô, lại tìm thấy ý nghĩa cuộcđời, người ấy vui mừng. Của bịmất nay lại tìm thấy, nó quý vô cùng, đến nỗi không thểvui riêng một mình, người ấy phải san sẻvới người xung quanh. Ngườiấy có giống ngườiđàn bà mất tiền không? Có gọi bạn bè hàng xóm đến chung vui không? Vấnđềấy không đặt ra ởđây. Vấn đềkhác sâu sắc hơn là niềm vui phải làm rạng ngời vẻmặt một kẻđược cứu vớt, vui từthâm tâm tỏa ra trên nét mặt, lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻniềm vui giữa anh em mình. Hai câu hỏi đặt ra cho chúng ta:
1) Chúng ta có cảm biết sâu sắc không, thếnào là đánh mất rồi tìm lại được?
Có thểrằng chúng ta tựtại trong niềm tin, trong sựgiữđạo đầy đủ, cho nên không hiểu được thấm thía tai họa to lớn xảy đến cho kẻkhông có đời sống siêu nhiên. Người Kitô hữu rất có thể-nói theo ngôn từPhúc Âm- lâm vào tình huống mất tiền mà không biết; vì không biết nên không tìm kiếm; không tìm kiếm nên không tìm được đồng bạc, không có được niềm vui. Chúng ta thửnghĩvềbi kịch đời sống kẻđã mất Thiên Chúa; chúng ta hãy vui lên vì đã tìm lại được tình thân thiết của Thiên Chúa (hoặc nói đúng hơn, vì tình thân thiết của Thiên Chúa đã tìm lạiđược chúng ta- đàng nào kết quảcũng vậy).
2) Chúng ta có san sẻniềm vui với anh em không?
Ởđây đặt ra vấn đềhoạt động tông đồtheo mộtđường lối nào đó. Một sốđường lối truyền giáo (nhất là một sốbuổi họp đoàn thể) ít lan tỏa niềm vui… Niềm phấn khởi, sức năngđộng của công việc truyền giáo phải bắt nguồn từniềm xác tín sâu sắc và kinh nghiệm sống rằng ‘chúng ta đã tìm thấy’. Bình thường thì phát hiệnấy phải khiến chúng ta vui mừng, niềm vui của chúng ta phải tỏa rộng. Chúng ta biết rằng niềm vui thu hút, niềm vui đa dạng. Chúng ta cũng biết, nụcười tươi của chiến sĩtruyền giáo thu được nhiều thành quảhơn mọi kỹthuật hành động.

40. Người cha sẽlàm bất cứđiều gì cho chúng ta(Trích trong ‘MởRa Những Kho Tàng’ - Charles E. Miller)
Khi những người cha người mẹyêu con cái của mình họsẵn lòng làm bất cứđiều gì cho chúng. Tuy nhiên đã xảy ra là những đứa con ít khi nhận biết tình yêu sâu nặng của cha mẹdành cho chúng. Cảhai người con trong dụngôn hôm nay của Chúa Giêsu đã không hiểuđược tình yêu của cha mình. Cũng không thểhiểu được sựdâng hiến của ông dành cho chúng, nhưlà những người con của ông không hềthay đổi, không hềcó vấnđềgì. Người cha không thểnào tưởng tượng có gì đổi khác trong mối liên hệvới những người con của mình.
Đầu tiên, tôi nghĩvềngười con thứ, người con mà chúng ta hay nhắc tới là người con hoang đàng, người con phung phá hết tất cảtài sản của mình. Khi anh nhận ra sựđiên rồcủa mình, anh đã sửa soạn một bài diễn văn nhỏđểnói với cha của mình. Trong những lời anh đã soạn sẵn đó, anh cũng nhận ra rằng anh không còn xứng đángđểđược gọi là con, và anh mong cha coi anh nhưmột người làm công thôi. Khi anh trởvềnhà và nói lên những lờiđã soạn sẵn của mình, nhưng người cha không hềđểý đến điềuấy. Người cha đã ôm choàng lấy người con, hôn lấy hôn đểvà gọi gia nhân làm tiệc mừng. Ông ta nhấn mạnh: “Hãy xỏgiày vào chân cậu”, một dấu hiệu anh trởvềvới gia đình nhưmột thành phần của gia đình chứkhông phải là một tôi tớ, bởi vì chỉnhững phần tửcủa gia đình mới mang giày trong nhà. (Một bài hát thiêng liêng cổđã hát: ‘Tất cảnhững con cái của Thiên Chúa đềuđược mang giày’).
Người con lớnmà chúng ta cũng không hềcó cảm tình. Anh ta không hềrời xa nhà, anh vẫn tiếp tục chu toàn công việc bổn phận với người cha. Anh đã từchối vào dựtiệc mừng đứa em của mình và lý do anh đưa ra đểbiện minh cho sựtừchối của mình tiết lộrằng, anh ta đã quá thất bại trong mối tương quan của anh với cha của mình. Anh ta minh chứng: “Bao nhiêu năm con đã làm việc hầu hạcha nhưnô lệ, mà cha không hềcho con một con dê nhỏđểcon ăn mừng với chúng bạn”. Người ch của anh đã trởthành một chủnô, một người chủkeo kiệt bủn xỉn, đứa con đã nghĩrằng nó nhưnô lệ, vì anh ta chỉtrông đợi một phần thưởng, anh ta đã không phục vụngười cha của mình với tình yêu. Nhưng người cha đãđáp lại: “Con luôn luôn ởvới cha, mọi sựcủa cha là của con”. Thật sựđiều này đã biểu lộđược cảm xúc của người cha, thật ra ông ta đãđáp lại sựgiận dữcủa con trai bằng một sựdịu dàng. Ông ta không hềkhuyên nhủcon mình, ông chỉnhìn con và nói hai từ: “Con ơi”.
Người Chatrong dụngôn là một người đáng đểý. Khi người con thứquyếtđịnh trởvềnhà thì ông đã nồng nhiệt chạy ra tiếp đón nó: “Khi người con cảtừchối vào dựtiệc, người cha cũng chạy ra nói anh ta và nài xin anh ta vào”.
Điểm đáng chú ý hơn, Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Đểbắtđầu hiểu và nhận biết Thiên Chúa, chúng ta phải nhớchúng ta là ai. Chúng ta là con cái của Thiên Chúa, là những con trai, con gái yêu dấu của Người. Thiên Chúa sẽkhông bao giờthay đổi tình yêu mà Người luôn luôn qua tâm đến chúng ta ngay cảkhi chúng ta từbỏNgài. Không có vấn đềchúng ta điên rồthếnào trong cách sống, không có vấn đềchúng ta xa rời tình yêu của Thiên Chúa thếnào. Thiên Chúa vươn đến chúng ta bằng ân sủng của Người.
Mỗi ngày Chúa Nhật, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến nhà của Ngài, nhà thờ. Thiên Chúa luôn luôn là Cha của chúng ta. Nhà của Người là ngôi nhà gia đình của chúng ta. Nơi đây Ngài mời gọi chúng ta cửhành nghi thức gia đình, một bữaăn thánh thiện mà tạiđó Người Con thần linh của Ngài nói với chúng ta bằng những lời trong Thánh Kinh, nuôi dưỡng chúng ta bằng Thánh Thể. Chúng ta được kêu gọi tới bữa ăn này nhưlà một bữa tiệc vui mừng và một biến cốhạnh phúc của chúng ta, bởi vì chúng ta nhận biết rằng chúng ta đã chết một lần trong tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu bằng cái chếtđã phục hồi cho chúng ta sựsống. Chúng ta đã trởnên thành phần của gia đình Thiên Chúa, những con cái yêu dấu của Người và Thiên Chúa sẽkhông bao giờthay đổi mối quan hệđó. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và Ngài đã trình bày rằng Ngài sẵn sàng làm bất cứđiều gì cho chúng ta. Chúng ta có thểđiên rồhoặc là quên lãng được Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là con cái của Người sao?

41. Lạc mất - McCarthyKhông chỉcó chiên cừu và các đồng tiền bịđánh mất. Con người cũng bịlạc mất. Theo tờThe Tablet (Tháng 12-1996) có khoảng 250.000 người ởAnh Quốc bịmất tích mỗi năm. Đủmọi loại tuổi và thành phần, từtrẻem cho đến người đứng tuổi, bởi mọi loại lý do và không lý do nào giống lý do nào, và họbỏđi mất tích. Những người ởlại, gia đình của họbịnghi kỵdày vò, tội lỗi dằn vặt và lo lắng, người ta vừa sống với niềm hy vọng vừa tuyệt vọng, không thểchấp nhận điều đã xảy ra hoặc đau buồn vì họđã chết. Đường dây những người mất tích của quốc gia được thiết lập ởAnh quốc năm 1992 và mởra 24 giờmỗi ngày, 365 ngày mỗi năm. Đây là một trong những hoạt động từthiện phát triển nhanh nhất ởnước Anh.
Vấn đềcòn to lớn hơn ởMỹ. Người ta ước chừng 50.000 trẻem xuất tích mỗi năm, trong đó có 5000 em tìm thấy đã chết. Tại sao những em ấy mất tích? Một sốem cha hoặc mẹđã ly dịbắt đem đi. Một sốem là bạn thân của các tội ác bạo hành. Một sốbỏtrốn khỏi những gia đình không hạnh phúc.
Kevin là một cậu bé mười tuổi hay cười. Cậu sống với cha mẹcậu và hai người chịởSan Francisco. Một ngày kia, cậu rời khỏi trường sau giờthực hành bóng rổ. Người ta không còn nhìn thấy cậu nữa.
Phần lớn các quốc gia không có con sốchính xác các trẻem mất tích mỗi năm. Hầu hết các lực lượng cảnh sát không hành động theo một báo cáo có một đứa trẻmất tích ít nhất trong vòng 24 giờ. ỞMỹ, cảnh sát liên bang FBI nói rằng nếu họphải đi tìm mỗi đứa trẻmất tích, họsẽkhông có thời gian đểlàm những việc khác. Nhiều quốc gia có những chương trình hiện đại đểlần theo dấu vết của các xe cộbịmất cắp và thẻtín dụng nhưng không có chương trình nào cho các trẻem bịmất tích.
Người ta có thểlạc loài bằng nhiều cách. Có người đã nghiện rượu hoặc ma túy, có người không thểổn định cuộc sống, có người không thểgiữđược việc làm hoặc hoàn tất chương trình học, có người không thểduy trì một tương quan rất khó mà tìm thấy họ. Điều làm cho sựviệc thêm trầm trọng là thông thường họkhông bỏđi. Họbiến mất ởgiữa chúng ta, họlạc loài ngay giữa gia đình mình.
Dĩnhiên xem ra không ai có thểđến gần họ. Trong những trường hợp nhưthế, nhiệm vụcủa người mục tửkhông tìm kiếm họcho bằng giúp họtìm thấy chính mình.
Và dĩnhiên, người ta lạc loài vềtinh thần và tâm linh. Những người nhưthếgiống nhưcon thuyền không neo hoặc một thủy thủkhông có la bàn. Trong sốhọ, có những người lạc loài vì lỗi của họ. Nhưng những người khác lạc loài vì họkhông có người hướng dẫn, không có một ai quan tâm tích cực đến những người sống lạc loài.
Đức Giêsu bày tỏmối quan tâm của Người đối với các “con chiên lạc” – những người thu thuế, những người tội lỗi v.v…là những người đã bịcác mục tửchính thức bỏrơi. Những mục tửchính thức phẫn nộđối với việc mà một mục tửxứng đáng với danh xưngấy phải làm.
Người mục tửkhông chờcho con chiên lạc quay về; người ấyđi tìm nó. Đức Giêsu cũng thế. Người là vịsứgiảmà Chúa Cha sai đến với chúng ta. Người không chờcho những người có tội đến tìm Người. Người ra đi tìm họ. Và khi người tìm thấy họ, Người đưa họtrởvềnhà Cha với niềm hoan hỉ.
Hối cải là trởvềvới Thiên Chúa, và trởvềvới Thiên Chúa là trởvềnhà mình.

42. Tha thứCó một vấn đềngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay, đó là con người không thểvà không muốn tha thứcho nhau.
Một sựkiện cụthểchứng minh cho sựthật trên, đó là tình trạng ly dịmỗi lúc một gia tăng, nó làm cho nhiều cặp vợchồng phải đau khổ, nhiều gia đình bịđổvỡ.
Qua sựđiều tra vềnhững người vợđòi ly dị, một tác giảđã rút ra hai kết luận nhưsau:
Trước hết, họđã phải tiêu phí một cách khủng khiếp năng lực và tiền bạc đểtrảthù người chồng cũcủa họ. Tiếp đến vì cứnuôi mãi mối căm hận, nên nhiều người tựgây thương tổn cho mình hơn là cho người chồng cũmà họthù ghét.
Đểthấy rõ sựgiận hờn và căm thù có thểhủy diệt chúng ta nhưthếnào, hội y khoa nước Mỹđã mởcuộc thăm dò hàng ngàn bác sĩvới câu hỏi:
- Trong một tuần lễ, bạn điều trịđược bao nhiêu bệnh nhân?
Hầu nhưtất cảđều trảlời rằng họchỉđiều trịđược khoảng 10% bệnh nhân. Còn 90% kia, mặc dù có đau đớn, nhưng nỗi đauđớn của họlại thuộc lãnh vực tâm lý, mà những thuốc men bình thường không thểgiải quyết được. Và nguyên nhân chính gây bệnh đó là nỗi căm giận, sựthù ghét dồn nén, những bất mãn và phản kháng.
Kinh nghiệm cũng cho thấy: khi chúng ta giữmãi trong mình mối ác cảm, không chịu tha thứvà luôn tìm cách báo thù, thì chúng ta gây thương tổn cho mình không kém gì gây thương tổn cho kẻthù.
Nói một cách sống động hơn, mũi gươm thù địch chúng ta dùng đểgây thương tích cho đối phương sẽđâm vào bản thân chúng ta trước. Hay nhưmột câu danh ngôn đã bảo:
- Ai cứquyết tâm nuôi mộng báo thù thì nên đào sẵn hai cái huyệt, một cái cho kẻthù và một cái cho chính mình.
Tất cảnhững sựviệc trên góp phần làm sáng tỏlời Chúa vềlòng tha thứqua đoạn Tin Mừng sáng hôm nay. Đây là sứđiệp mà mỗi người chúng ta cần phải ghi nhớvà thực hành.
Hãy tựvấn lương tâm xem chúng ta đang làm gì đối với sựthù hận, mối ác cảm chua chát đang làm cho đời sống chúng ta mất đi sựbình an? Hãy xét lại mối liên hệgiữa chúng ta và những người chung quanh đểxem chúng ta đã thực sựsống lời Chúa truyền dạy vềvấn đềnày hay chưa:
- Hãy yêu thương kẻthù và làm ơn cho kẻghét bỏchúng ta. Hãy đểcủa lễđó, trởvềlàm hòa với người anh em mình trướcđã, rồi hãy đến mà dâng của lễsau? Hãy tha thứkhông phải bảy lần mà là bảy mươi lần bảy lần. Chúng ta đã phảnứng nhưngười cha nhân từ, giàu lòng thương xót, hay nhưngười anh cảvừa nhỏnhoi lại vừa ích kỷ.
Đểkết luận, chúng ta hãy mượn lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô mà dâng lên Chúa:
- Lạy Chúa từnhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sựChúa trong mọi người, đểcon đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứtha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

43. Suy niệm của JKNCâu hỏi gợi ý:
1. Bình thường, cha mẹcó còn yêu thương con cái khi chúng bất hiếu hay tệbạc với mình không? Tại sao? Thái độcủa Thiên Chúa thếnào?
2. Giữa hai thái độ: tha thứvà kết án, thái độnào là thái độcủa bậc cha mẹ? thái độnào có tác dụng làm người tội lỗi trởlại với đường ngay nẻo chính hơn? Những người lãnh đạo trong Giáo Hội, trong các hội đoàn nên có thái độnào?
Suy tưgợi ý:
1. Thiên Chúa là người Cha đầy tình thương, sẵn sàng thông cảm và tha thứcho con cái tất cảmọi lỗi lầm
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dùng một hình ảnh, một câu chuyện cụthểđểmô tảchân dung của Thiên Chúa, vừa là Cha chung của toàn thểnhân loại, vừa là Cha của mỗi người chúng ta. Trong chân dung ấy, có hai đặc tính nổi bật: tình thương vô hạn và sựtha thứvô điều kiện.
a/ Tình thương vô hạn của Thiên Chúa: Thiên Chúa được Đức Giêsu mạc khải là một người Cha (chắc hẳn nếu phải nói vềThiên Chúa trong một nền văn hóa mẫu hệthì Ngài sẽmạc khải Thiên Chúa là một người Mẹ). Cha mẹnào mà chẳng thương yêu con cái bằng một tình thương tựnhiên, vô điều kiện, nghĩa là bất chấp con cái tốt xấu, hay dở, có lợi hay gây hại cho mình, bất chấp cảviệc chúng đối xửtệbạc với mình tới đâu. Tình thương đích thực luôn luôn tựđộng biểu lộthành hành động. Bản chất của tình thương là nhưthế, nếu không nhưthếthì không phải là tình thương đích thực. Tình thương không biểu lộthành hành động chỉlà tình thương ngoài môi miệng (x. Gc 2,16.26). Và hai cách biểu lộrõ rệt nhất của tình thương là: (1) sựtha thứvô điều kiện, và (2) sẵn sàng chấp nhận đau khổhoặc chết cho người mình yêu thương. Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người đã được biểu lộqua cảhai cách ấy nơi con người Đức Kitô: «Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta» (Rm 5,7).
b/ Sựtha thứvô điều kiện của Thiên Chúa: Trong dụngôn bài Tin Mừng hôm nay, người con hoang đàng đãđối xửthật tệbạc với cha, đã rời bỏcha mẹmình đểđi hoang, không còn biết nghĩđến nỗi cô đơn, thương nhớvà đau khổcủa cha mẹkhi mình bỏđi, lại còn tiêu tán hết gia sản cha mẹdành cho mình. Thếmà khi đứa con bội bạcấy trởvề, thái độcủa người cha là: khi «anh ta còn ởđằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổanh ta và hôn lấy hôn để» và ngay tức khắc ra lệnh cho «các đầy tớ: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏnhẫn vào ngón tay, xỏdép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗbéo làm thịt đểchúng ta mởtiệcăn mừng!». Ông làm nhưđứa con ấy chưa hềphạm một lỗi nhỏnào đối với mình. Tội lỗi của đứa con hết sức to lớn nhưng ông làm nhưkhông nhìn thấy, chỉnhìn thấy nó đã trởlại với mình, nhưthểnó «đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy». Tình thương, lòng tha thứvà quảngđại chỉcó thểbiểu lộđến thếlà cùng.
Chúng ta đã từng nghe nói có biết bao cha mẹđã đến thăm nuôi đứa con tệbạc và bất hiếu với mình hiện đang bịtù đày, bất chấp xa xôi, hiểm nguy hay trướcđó nó đã làm phiền lòng mình tới đâu. Cho dù cha mẹđó có là phường xấu xa trộm cướp, cũng vẫn có thểđối xửtốt với đứa con tệbạc của mình nhưvậy. Có thếmới là bậc cha mẹ! Có nghĩnhưthế, ta mới thấyđược ý nghĩa vô cùng sâu xa khi Đức Giêsu mạc khải cho ta biết Thiên Chúa là Cha Mẹcủa chúng ta. Tình thương đầy khiếm khuyết của cha mẹtrần gian còn nhưthế, huống gì tình thương hoàn hảo của Thiên Chúa! Ngài đã được thánh Gioan định nghĩa là Tình Thương (x. 1 Ga 4,7-8), một tình thương vô hạn của bản tính Thiên Chúa, nên sựtha thứcủa Ngài cũng vô hạn.Đây quảlà một thông tin hết sức vui mừng và vô cùng quí báu cho tất cảmọi con người, vốn yếu đuối và đầy lầm lỗi!
2. Hãy tin tưởng vào tình thương và sựtha thứvô bờbến của Thiên Chúa
Động lực nào đã làm cho đứa con quay trởvềnhà mình? Chắc chắn không phải vì thương cha mình, mà vì sựkhốn khổnó đang phải chịu do sựngu xuẩn và bất hiếu của nó. Tóm lại, nó vềlà vì nó thương bản thân nó hơn là thương cha. Chắc chắn khi thấy nó trởvềvới «thân tàn ma dại», cha nó cũng biết nó vềvì động lực gì. Nhưng đối với ông, điềuấy không quan trọng. Điều quan trọng là nó đã trởvề, vì nó tưởng như«đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy».Động lực khiến người cha tha thứvà vui mừngđón nhận nó trởvềhoàn toàn vì yêu thương con, vì muốn cho nó hạnh phúc, bất chấp quá khứlầm lỗi của nó.
Đó cũng chính là tâm tình của Thiên Chúa đối với những người con tội lỗi. Chỉcần người tội lỗi quay trởvềvới Thiên Chúa và nói lên lời hối hận: «Thưa cha, con thậtđắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...», thì lập tức trước mặt Thiên Chúa, họtrởthành người vô tội, trởthành con cái trong nhà, được yêu thương, bảo vệ, được hưởng mọi quyền lợi của một người con y nhưtrước. Vì thế, dù ta có phạm một tội tầy đình, nếu ta biết trởvềvới Chúa, Ngài sẽtha thứtất cả, và coi ta nhưcon cái hiếu thảo trong nhà.
MẹGiáo Hội của chúng ta đã từng có những hành vi nhưthế. Chẳng hạn, Âu-Tinh, một thanh niên đã từng sống trụy lạc, ăn chơi, và có nhữngđứa con rơi rớt không kém gì đứa con hoang đàng trong Tin Mừng. Thếmà khi trởvềvới Giáo Hội, Giáo Hộiđã mởrộng vòng tay đón nhận. Sựđón nhận trởnên hoàn toàn khi Giáo Hội chấp nhận chàng vào tu viện, và khi thấy chàng xứngđáng, đã phong chức giám mục cho chàng. Nhờsựtha thứquảng đại ấy của Giáo Hội, Âu-Tinh đã trởnên một vịthánh. Giáo Hội xưa là nhưthế, Giáo Hội ngày nay thì sao? Thiết tưởng Giáo Hội không nên quá chú trọng đến vấn đềlý lịch hay quá khứcủa những người muốn trởvềvới Thiên Chúa và với Giáo Hội. Chúng ta không nên lấy cớkhôn ngoan đểhành xửgiống nhưnhững thếlực trần gian. Đức Giêsu đã trao cho Giáo Hội quyền tha và buộc (x. Mt 16,19; 18,18), thiết tưởng Giáo Hội nên tha nhiều hơn là buộc, nên có thái độcủa bậc cha mẹyêu thương con cái hơn là thái độcủa các quan tòa. Các bậc làm cha mẹcũng cần có thái độquảngđại nhưthếđối với nhữngđứa con hưhỏng.Đọc Tin Mừng, tôi chỉthấy Đức Giêsu kết án có một loại người duy nhất là bọn kinh sưvà biệt phái giảhình hoặc các tiên tri giảmà thôi!
Người con hoang đàng sẽkhông dám quay trởvềkhi đoán rằng cha mẹmình sẽkhông tha thứ, sẽruồng rẫy nó khi nó trởvề. Nếu biết nhưthếthì trởvềlàm gì? Vì thế, nếu cha mẹvẫn luôn luôn tỏthái độyêu thương chăm sóc khi chúng bất hiếu và tệbạc với mình, thì sẽkhiến chúng trởvềvới đường ngay nẻo chính hơn là thái độbỏrơi, ruồng rẫy chúng. Thái độkết án, ruồng rẫy chỉlàm cho con cái xa lìa và chống lại cha mẹmà thôi. Lịch sửGiáo Hội cũng nhưchuyện đời thường chứng minh điềuấy.
Dụngôn người cha và đứa con hoang đàng của Đức Giêsu là một bài học cho nhiều loại người: không chỉcho những người tội lỗi cần quay trởvề, mà còn đềnghịvới các bậc làm cha mẹvà với cảnhững người tốt lành ởtrong Giáo Hội cách đối xửvới những người con hay anh em đang sống trong lầm lạc tội lỗi. Không nên có thái độnhưngười anh kém quảng đại trong bài Tin Mừng chỉbiết ganh tịvới em, mà không hềtỏmột tâm tình yêu thương gì với cha và với em cả.
Cầu nguyện
Lạy Cha, Đức Giêsu đã cho con thấy khuôn mặt đầy tình thương và giàu lòng tha thứcủa Cha qua dụngôn người cha nhân hậu và đứa con hoang đàng. Xin cho con luôn ý thức tình yêu thương ấy của Cha đểsẵn sàng quay trởvềvới Cha ngay khi lầm lỗi,đồng thời cũng luôn luôn bắt chước Cha trong việc quảng đại tha thứvô điều kiện cho con cái, cũng nhưcho tất cảmọi người có lỗiđối với con. Amen.

44. Tình thương vô biên“Trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải”
Xưa nay, trong xã hội, thường có hạng người đa nghi, hay dòm ngó, xét nét người khác. Việc người thì sáng việc mình thì quáng. Nhóm Biệt phái và luật sĩDo-thái thuộc vềhạng người ấy. Họtìm cách đểbắt bẻChúa Giêsu trong lời nói, trong việc làm. Họkhông thểvạch ra những sơhởcủa Chúa trong lời giảng dạy thì họtheo dõi mọi cửchỉ, mọi giao dịch của Chúa. Chúa Giêsu lại không mấy quan tâm đến. Ngài đi nhiều lần với những người thu thuế, vào trọtrong nhà họ, ngồi ăn với họ; Ngài đểcho ngườiđàn bà được coi là tội lỗi đem thuốc thơm xức, xõa tóc lau, lại còn hôn cảlên bàn chân. “Ông này, nếu quảthực là tiên tri, ắt đã biết ngườiđàn bà sợđụngđến mình kia là ai, và thuộc hạng nào: một đứa tội lỗi!” (Lc 7, 39).
Ngài đi xuống hốthẳm tội lỗi để“cứu những gì hưmất”.
Đểminh giải trước bọn đối thủ, nhất là đểnói lên tình thương của Ngài đối với người tội lỗi, Chúa Giêsu đã đểlại 3 dụngôn của Ngài thật cảmđộng. Hơn nữa,đây không phải chỉlà những dụngôn mà là những lời cầu nguyện sống, rất thực tế,đánh động lòng chúng ta là kẻtội lỗi.
Đó là câu chuyện con chiên lạc,đồng bạc đánh mất, và nhất là câu chuyện người con trai đi hoang hối cải trởvề. Trong cảba câu chuyện, điểm nổi bật hơn cả, đáng chú ý hơn cả,đánh động tâm hồn hơn cả, là sựvui mừng của Thiên Chúa khi gặp lại những người hưmất sau bao công chờđợi tìm kiếm.
Thiên Chúa, Đấng toàn thiện toàn năng mà lại vui mừng. Thật là một mầu nhiệm: “Trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải”. Nhà Tiên tri Mikha cũng đã nói đến: “Có Thiên Chúa nào nhưNgài lại vui mừng khi ban ơn tha thứ”(Mk 7,18).
Đây cũng là bài học cho chúng ta. Bao nhiêu lần chúng ta tuyên bốtha cho kẻxúc phạm, làm cực lòng ta, nhưng ta vẫn giữmột thái độlãnh lẽo, mặt nặng nhưchì với họ.
Ngày 5-7-1902, Maria Goretti bịthanh niên Alexandrođâm 18 lát dao, vì muốn bảo toàn đức trong sạch. Trước khi chết, vô vui vẻtha thứcho hung thủvà “muốn cho Alexandro được vềThiên Đàng với cô”. Bức gương của vịnữthánh phản ánh tình thương hay tha thứcủa Chúa.
Dụngôn thứba vềngười con trai đi hoang trởvềlại càng tô điểm mối tình Chúa thương ta bằng những nét thật sâu đậm.Đọc lại cuộcđón tiếp vồn vã của người cha già với những cái hôn nóng hổi, với nhẫn xỏtay, áo đẹp phủngười, tiệc tùng thịnh soạn, có người cho rằng làm gì cóm một người cha tốt lành quá nhưvậy đối với người con thất hiếu bất trung? Nhưng nên nhớrằngđây chỉlà hình bóng phai mờcủa người Cha trên trờiđầy tình thương xót hay tha thứ. Tình thương của chúa thật vô biên, “thương đến tận cùng”.
LạyĐấng chăn chiên, hãy đểlại đó 99 con kia,
Và mau đi tìm con chiên duy nhất đã thất lạc,
Hãyđi tìm con, vì con đang tìm Chúa.
Hãyđón nhận con, vác con trên vai Chúa…
Dướiđất Chúa ban vơn cứuđộ, và trên trời sẽcó niềm vui lớn.
(Thánh Ambrosiô thành Milan)

45. Mầu nhiệm Thánh thiện và tội lỗi(Suy niệm của Lm. Thiện Duy)
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết trong TựSắc Cửa Đức Tin số13 nhưsau: “Một điều quan trọng trong NămĐức Tin này là điểm lại lịch sửđức tin của chúng ta, được ghi dấu bằng mầu nhiệm lạlùng vềsựđan xen giữa thánh thiện và tội lỗi”.
Phụng vụlời Chúa hôm nay là dịp đểmỗi người chúng ta điểm lại lịch sửlạlùng vềmầu nhiệm thánh thiện và tội lỗi của nhân loại cũng nhưcủa từng người chúng ta.
I. PHỤNG VỤLỜI CHÚA
1. Bài Đọc I: Xh 32, 7-11.13-14
Thiên Chúa đã yêu thương, chọn một dân bơvơ, vất vưởng, rày đây mai đó làm dân riêng của mình: “Ta sẽnhận các ngươi làm dân riêng của Ta, và đối với các ngươi, Ta sẽlà Thiên Chúa” (Xh 6, 7). Ngài đã sửdụng “cánh tay quyền lực của Ngài” để“quyến rũ”dân, không phải vì Ngài cần được người ta tôn thờ, nhưng bởi vì: “Thiên Chúa nhớlại giao ước của Ngài với các tổphụApraham, Isaac và Giacop” (Xh2, 24). Sau khi dùng Môsê đưa dân vượt qua biển Đỏ, thoát khỏi ách nô lệcủa người Ai Cập, Thiên Chúa đã gặp gỡriêng tưvới ông đểcó những kếhoạch dành cho dân tộc Israel: “Người gọi ông Môsê lên đỉnh núi và ông đi lên” (Xh20, 20b).
Thếnhưng sựviệc xảy ra là: “Dân thấy ông Môsê lâu quá không xuống núi, bèn tụhọp bên ông Aaron và nói với ông: “Xin ông đứng lên, làm cho chúng tôi một vịthần đểdẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái ông Môsê này, là ngườiđã đưa chúng tôi lên từđất Ai Cập” (Xh 32, 1).
Thiên Chúa nhìn thấy cảnh tượng đó nên đã “méc” ông Môsê: “Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hưhỏng rồi. Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê rồi sụp xuống lạy nó, tếnó và bảo: đây là thần của chúng ta” (x. Xh 32, 7-9). Chúng ta phải đặt mình trong hoàn cảnh của Thiên Chúa, đểthấy được sựnỗi giận của Thiên Chúa là hoàn toàn đúng.
Một người mới cưới vợ, cô vợnày xấu xí lắm, nhưng anh chồng vẫn thương lạthương lùng. Một thời gian sau, anh chồng có công việc phảiđi vắng, cô vợnày ởnhà rước một người thanh niên khác vềvà bảo: đây là chồng tôi. Cô vợnày ôm ấp, tình tứvới người thanh niên “mà cô gọi là chồng” ngay trước mặt người chồng cũcủa mình, thì thửhỏi người chồng đó có chịu nỗi không? Trời đấtơi, chắc tức, giận, và có cảsựkinh tởm không thểtưởng tượng được!
Thiên Chúa đã đòi tiêu diệt dân này, và sẽthay thếbằng nhà của ông Môsê. Nhưng chúng ta đểý thái độcủa ông Môsê, quảthật là một con người tuyệt vời. Nếu là chúng ta, hổng chừng chúng ta sẽnói: “Đượcđó, Chúa giết sạch hết đi, chừa lại nhà của con thôi, con sẽlàm cho Chúa được vinh quang, rạng rỡ…”.Đằng này: “Ông lại cốlàm cho nét mặt Đức Chúa dịu lại”. Chắc có lẽông cũng dùng những lời nói chơi, những lời xoa dịu cho Chúa mát bụng: “Thôi Chúa ơi, có gì đâu mà giận dữvậy, Chúa phải vất vảlắm mới đưa được dân này ra khỏiđất Ai Cập. Với lại tụi nó mới quá mà. Bây giờgiảdụtụi nó có làm gì sai, thì thây kệtụi nó, Chúa chỉcần nhớđến mấy người lớn, ông Apraham, Isaac, Giacop, bạn thân của Ngài không hà, nểhọmà tha cho dân lần này đi nghe Chúa!”. Nhờvậy mà: “Đức Chúa đã thương, không giáng phạt dân Người nhưNgườiđã đe”.
Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được 3 điều:
Thứnhất, không phải dân chúng bỏChúa, không tin Chúa nên sụp lạy con bò vàng, mà bởi vì họmuốn một vịThiên Chúa có hình ảnh cụthể, một vịThiên Chúa nhưhọmuốn. Hay nói cách khác, họmuốn một Thiên Chúa vừa với tầm nhìn của họ.
Thứhai, hình ảnh ông Môsê, một khi đã nhận nhiệm vụlãnh đạo dân, ông coi dân nhưchính bản thân mình, gắn bó với dân, không màng chi đến những lợi lộc cá nhân, coi tội lỗi của dân chính là tội lỗi của mình.
Điểm thứba quan trọng hơn, đó là tình yêu của Thiên Chúa dành cho những ai Ngài đã tuyển chọn. Sẽcó những lúc họlàm cho Thiên Chúa nỗi giận, nhưng giận thì giận mà thương thì vẫn thương. Ngài sửa dạy họđểmỗi ngày họnên tốt hơn. Đó là mầu nhiệm tội lỗi và thánh thiện nơi con người và từng người chúng ta.
2. Đáp ca: Tv.50
Đây là thánh vịnh nổi tiếng vềlòng ăn năn sám hối. Nó là tâm tình của vua Đavit sau khi được Thiên Chúa cho biết những tội lỗi tày trời của ông. Ông đã phạm tội ngoại tình, hơn thếnữa, đểngoại tình ông đã bày mưu giết người, mà người đó lại là một vịtướng giỏi của ông. Ông không che giấu, không biện minh, mà chỉbiết nói: “Nguyện xót thương con theo lòng nhân hậu của Chúa, nguyện xóa tội con theo lượng cảđức từbi Người”. Mầu nhiệm thánh thiện và tội lỗi được đan xen nơi con người vua Đavit.
3. Bài Đọc II: 1Tm 1, 12-17
Thánh Phaolô trong thưgửi cho ông Timôthêô đã nói rất rõ ràng: “Đức Giêsu Kitô đã đến thê gian đểcứu những người tội lỗi”, ông cũng không ngần ngại xác nhận: “Mà kẻđầu tiên là tôi’’ (1Tm1, 15). Ông không giấu diếm vềquá khứcủa mình: “Trước kia tôi là kẻnói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược” (1Tm1, 13). Tuy nhiên: “Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng vớiđức tin và đức mến của một kẻđược kết hợp với Người” (1Tm1, 14). Có ai ngờmột người bắtđạo lại trởthành một người giảngđạo cách nhiệt thành. Đó là mầu nhiệm thánh thiện và tội lỗi nơi cuộc đời Phaolô, vịtông đồdân ngoại.
4. Tin mừng: Lc 15, 1-32
3 dụngôn trong đoạn Tin mừng hôm nay làm nổi bật khuôn mặt thật của Thiên Chúa: Thiên Chúa chúng ta là Đấng giàu lòng thương xót.
Chúng ta nhớbối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay là Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem, đổmáu mình ra đểchuộc tội cho muôn người. Tuy nhiên, những người biệt phái và Pharisêu thì lại bực bội, khó chịu khi thấy Chúa Giêsu “đón tiếp phường tội lỗi”. Hơn thếnữa còn “đồng bàn với quân thu thuếvà phường tội lỗi”, nghĩa là tỏra mình thuộc vềphe của những người đó.
Đểtrảlời cho bức xúc của những người được cho là đạođức, thánh thiện, Chúa Giêsu đã kểmột loạt 3 dụngôn vềlòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Cả3 dụngôn đều làm nổi bật sáng kiến của Thiên Chúa. Chính Ngài đi bước trước đểtìm kiếm những thứđã hưmất, những gì là lạc loài và những con người tội lỗi. Một mục tửbăng rừng vượt suối đểđi tìm con chiên lạc. Một bà góa đốt đèn, quét nhà đểtìm đồng tiềnđánh mất. Một người cha chiều chiều ra ngõ ngóng đứa con trởvề, và khi thấy nó vềthì chạy lại ôm chầm lấy nó.
Tác giảCousin đã nhận xét về3 dụngôn này nhưsau: “Tình yêu ấy của Thiên Chúa dành cho tất cảnhững ai chẳng được yêu và cũng chẳng đáng yêu, gián tiếp lên án sựcứng cỏi và khắc nghiệt mà những con người “đàng hoàng” hơn kia đã đối xửvới họ”.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa làm cho cuộc đời của chúng ta trởthành một mầu nhiệm. Mầu nhiệm không phải là sựthánh thiện, càng không thểlà tội lỗi; mà mầu nhiệmởchỗ“đan xen giữa thánh thiện và tội lỗi”.
II. MẦU NHIỆM ĐAN XEN GIỮA THÁNH THIỆN VÀ TỘI LỖI
Đâu là sựđan xen giữa thánh thiện và tội lỗi, khiến nó trởthành một mầu nhiệm? Thưađó chính là lòng hoán cải phát xuất từmột tình yêu chân thành.
1. Hoán cải là nhìn lại mình:
Nơi mỗi con người, ranh giới giữa sựthánh thiện và tội lỗi chính là sựtrởvề. Chính con tim sẽđẩy lùi tội lỗi và hướng đến thánh thiện. Hay nói cách khác nhờtình yêu mà chúng ta sẽquyết tâm từbỏnhững gì bất xứngđểhướng đến những gì là xứng hợp. Các nhà tu đức nói: “Không có thánh nhân nào mà không có quá khứ, cũng nhưkhông có tội nhân nào mà không có tương lai”. Với thân phận mỏng dòn của một con người, chắc chắn chúng ta sẽbịma quỷcám dỗđểđi nghịch lại đường lối của Thiên Chúa. Nhưng cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa sẽgiúp chúng ta biết vươn lên, vượt thoát khỏi những cạm bẫy của ma quỷ.
Tình trạng bi thảm của con người là không nhận ra được lỗi lầm của mình. Vì vậy mà đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Tội lỗi lớn nhất của con người là cho rằng mình không có tội”. Luôn luôn nghĩrằng mình công chính, thánh thiện. Luôn luôn cho rằng mình không làm gì sai.
Người ta kểquỷđến trách Chúa: “Tại sao con người làm biết bao nhiêu tội mà Chúa cũng tha thứhết, còn tôi chỉphạm một tội thôi mà Chúa không tha?” Chúa hỏi nó: “Thếcó bao giờngươi xin Ta tha thứcho ngươi chưa?” Nghe đến đó, quỷngoảnh mặt bỏđi.
Ngạn ngữĐức có câu: “Sa ngã vào tội chính là con người, nhưng ởlại trong tội chính là quỷsứ”.
Chúng ta hãy thường xuyên nhìn lại những suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình; nhìn lại những dựtính, những chương trình của chúng ta; nhất là nhìn lại đời sống đức tin của mỗi cá nhân đểkịp thời chỉnh đốn những sai lỗi và sai xót.
2. Hoán cải là rộng lượng với người khác.
Thiên Chúa biết được quá khứtội lỗi của chúng ta, nhưng Ngài cũng biết cảtương lai của chúng ta nữa. Nhưngười cha biết chắc sẽcó ngày con trai mình trởvềnên chiều chiều ra ngõ ngóng trông. Trong việc chờmong của người cha đã có ý định tha thứ. Tuy nhiên người con cảtrong nhà lại không muốn cha mình tha thứcho đứa em. Thái độđó hoàn toàn đi ngược lại với lòng nhân từcủa Thiên Chúa.
Chúng ta muốn Thiên Chúa, muốn người khác tha thứcho mình, mà mình lại không muốn tha thứcho người khác. Vì vậy hoán cải là chúng ta biết rộng lượng tha thứcho người khác. Khi chúng ta tha thứcho người khác là chúng ta đang mởđường đểThiên Chúa tha thứcho mình: “Xin Cha tha nợchúng con nhưchúng con cũng tha kẻcó nợchúng con”. Đừng bao giờđặt dấu chấm hết cho một người, dù cho người đó có cốchấp, có đang trong tình trạng tội lỗi. Đó là con đường củaĐức Giêsu Kitô. Ngài đồng bàn với tội nhân, tựxem mình thuộc vềphe của họ.
Nói tóm lại, phụng vụlời Chúa hôm nay cho chúng ta thấyđược mầu nhiệm thánh thiện và tội lỗi luôn đan xen trong cuộc đời chúng ta. Dù chúng ta có tội lỗi, và tội tày trời: “không đáng là con cha nữa”, thì tình yêu của Thiên Chúa cũng tha thứ, mởngõ, chờđợiđểđược ôm ấp chúng ta vào lòng, miễn là chúng ta biết hoán cảiđểquay trởvề.Đồng thời cũng phải biết rộng rãi tha thứcho những lỗi lầm của người khác.

46. Cao vời khôn ví - JM. Lam Thy ĐVD.Đoạn văn mở đầu bài Tin Mừng hôm nay (CN 24 TN-C. Lc 15, 1-32) có nêu nhận định của đám người Pha-ri-sêu và các kinh sư về Đức Giê-su Ki-tô: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Trước đó, cũng đám kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thắc mắc như vậy và đã được Đức Giê-su trả lời thẳng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." (Lc 5, 31-32). Biết quá rõ về đám người này chỉ chuyên đi “nhìn người” để săm soi, xét nét, rồi kết án nọ kia; nên lần này Đức Giê-su không trả lời thẳng vào thắc mắc của họ, mà kể cho họ nghe 3 dụ ngôn liền: “Con chiên bị mất”, “Đồng bạc bị đánh mất” và “Người cha nhân hậu”.
Dụ ngôn thứ nhất nói về con chiên lạc đàn. Đối với chiên cừu thì những con đi hai bên cạnh hoặc ở cuối đàn thường hay bị lạc bầy, lạc đàn. Lý do chiên bị lạc thường chỉ vì đồng cỏ phía trước mặt đã bị những con chiên đi trước ăn trụi, chỉ còn ở hai bên mới có cỏ, vì thế nên mải mê với những bãi cỏ non xanh, quên mất hoặc không nghe được tiếng chủ chăn, lạc xa bầy đàn. Chủ chăn với tấm lòng nhân hậu, thương đàn chiên như con cái, khi kiểm diện nếu thấy có chiên bị lạc, thì dù chỉ có một con trong tổng số cả trăm con, chắc chắn sẽ bằng mọi cách tìm lại con chiên lạc ấy. Và khi tìm được, sẽ vác nó trên vai đem về với sự vui mừng hân hoan khôn tả và mời mọi người đến "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. Dụ ngôn kết bằng Lời Đức Giê-su: “Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15, 4-7).
Đến dụ ngôn thứ hai nói về người phụ nữ có 10 đồng quan, đánh mất một đồng, liền thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm, và khi tìm được thì mời hàng xóm láng giềng lại để "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất” (Lc 15, 8-10). Thực tế, có thể không có trường hợp tương tự như người phụ nữ trong dụ ngôn. Mất có một đồng quan, tiếc của, tìm cho kỳ được thì có thể; nhưng mời xóm giềng lại chung vui thì hơi quá! Tuy nhiên phải hiểu đây là một dụ ngôn, mà đã nói đến dụ ngôn (ví ngầm) là muốn nói đến cái ngụ ý ẩn trong câu chuyện kể hiện thực. Cụ thể hơn, đó là cách dùng con vật (chiên, cừu), hoặc vật chất (đồ dùng, tiền bạc) để nói về con người. Ca dao hay truyện cổ Việt Nam cũng không thiếu những ngụ ngôn dùng cách này. Đức Ki-tô đã kết lụân dụ ngôn này rất rõ ràng: “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."
Cuối cùng, dụ ngôn thứ ba (Lc 15, 11-32) kể lại chuỵên một người có hai đứa con trai. Khi được chia gia tài thì người con thứ hai đã chứng tỏ mình là một “phá gia chi tử” (người con phá nhà) bằng cách “thu góp tất cả (phần tài sản được chia) rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình”. Khi đã nhẵn túi, anh ta mới “Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không” (Nguyễn Gia Thiều), đến cám heo cũng không có mà ăn, liền hồi tâm và “Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chay ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa.” (Lc 15, 20-21). Chính nhờ vậy mà anh được người cha vui mừng đón tiếp rất nồng hậu ("Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!”).
Một đứa con hoang đàng tội lỗi biết ăn năn hối cải trở về với gia đình hoặc một con chiên lạc mất mà tìm lại được, mở tịêc mời bà con lối xóm đến chung vui thì còn có thể hiểu được, nhưng đến như mất một đồng quan mà tìm lại được cũng mời hàng xóm tới chung vui thì… kỳ quá! Thực tế có thể không có chuyện đó, nhưng đây là một dụ ngôn nên những hành động biểu hiện bên ngoài chỉ là một cách diễn tả ngụ ý bên trong. Và ẩn ý trong cả ba dụ ngôn đó chính là: “giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc 15, 10). Con chiên hay đồng bạc chỉ là một hình ảnh ẩn dụ về một người lầm lạc, sa vòng tội lỗi (như người con hoang đàng). Và mục đích chính của dụ ngôn nhắm tới chính là biểu hiện tấm lòng bao dung độ lượng đầy tính nhân đạo của chủ đàn chiên, người chủ đồng tiền hay người cha nhân hậu của đứa con hoang đàng.
Như vậy là đã rõ: con chiên lạc, đồng tiền bị mất hay đứa con hoang đàng cũng chỉ là hình ảnh phản ánh trong muôn một bản tính con người trần thế. Kể từ khi Nguyên tổ loài người sa vòng tội lỗi, bị tội lỗi thống trị, đã kéo theo hệ luỵ cho con cháu đến muôn đời muôn kiếp, để tội lỗi trở nên như một bản tính cố hữu. Nói đến tội lỗi là nói đến bản chất con người. Là con người thì không ai là không có những thiếu sót, lỗi lầm, “nhân vô thập toàn” là điều hiển nhiên. Vấn đề đặt ra là bản thân có nhìn ra được những sai lầm tội lỗi hay không, và khi đã nhận ra những thiếu sót lầm lỗi, thì có biết ăn năn hối cải hay không.
Đối với chủ con chiên bị lạc, chủ đồng tiền bị mất hay người cha của đứa con hoang đàng, thì luôn luôn và mãi mãi vẫn rất vui mừng khi tìm lại được con chiên, tìm thấy đồng bạc hoặc đứa con biết ăn năn sám hối trở về. Người chủ, người cha ấy đối với những cảnh “đã lạc, đã mất nay lại tim thấy, đã chết nay lại sống” luôn tỏ ra bao dung độ lượng với tấm lòng nhân hậu vô bờ bến. Đó chỉ có thể là Thiên Chúa với Tình Yêu vô lương dành cho con người. Một minh hoạ sống động cho cảnh “người con đã chết nay lại sống”, là chính tác giả bài đọc 2 trong Thánh lễ CN hôm nay: Thánh Phao-lô với biến cố Đa-mat (Cv 9, 1-19).
Thánh Phao-lô trong Thư gửi tín hũu Ti-mô-thê đã bày tỏ rõ ràng sự vui mừng mà Đức Giê-su Thiên Chúa ban cho ngài. Thánh nhân chân thành cảm tạ Thiên Chúa, vì ngài đã được đón nhận cách lạ lùng lòng thương xót của Chúa. Nếu Thiên Chúa không thương xót thánh nhân, thì Phao-lô suốt đời chỉ là Sao-lô, một biệt phái rất thông thái nhưng đã tiêm nhiễm giáo lý sai lạc của Do-thái giáo, sống với não trạng và thái độ kỳ thị, chỉ có mình và “phe ta” là đáng được hưởng ân huệ của Thiên Chúa, còn những kẻ khác (thuộc nhóm “theo Ki-tô”) thì không xứng đáng và cần diệt đi. Sao-lô đã là một con chiên không những lạc bầy mà còn a dua theo sói dữ quay lại mưu toan hãm hại chủ chiên và cả đàn chiên (lùng bắt Ki-tô, sát hại những người theo Ki-tô).
Rõ ràng não trạng tôn giáo của biệt phái, của Sao-lô đã sai lầm về Chúa, sinh ra sai lỗi về đồng bào, kỳ thị người khác và hết coi họ là anh em. Lòng Thương xót của Chúa không vì thế mà bị suy giảm, trái lại càng tăng trưởng mãnh liệt, vì “ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5, 20). Và với biến cố Đa-mát, Đức Giê-su Thiên Chúa đã làm cho một kẻ đã chết là Sao-lô được sống lại thành Phao-lô Tông đồ kiệt xuất. Thánh nhân khẳng định chắc nịch: “Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời.” (1Tm 1, 15-16).
Người Ki-tô hữu hôm nay rất cần thiết nhìn lại mình xem có phải mình cũng cách nào đó giống Sao-lô hoặc những biệt phái, Pha-ri-sêu… với cái não trạng hẹp hòi ích kỷ, chỉ biết “săm soi người” mà không biết “xét tật mình”. Từ đó, sám hối để trở về cùng Người Cha Nhân Lành, cũng tức là thể hiện tinh thần hoà giải với Thiên Chúa và với anh em. Muốn đạt được hiệu quả tốt thì phải biết đổi mới tận gốc rễ con người của minh, mà muốn đổi mới thì phải biết nhìn lại mình để thấy được những sai lầm tội lỗi và quyết tâm thống hối. Hãy cầu nguỵên xin cho được cùng chết đi với Đức Ki-tô để được cùng sống lại với Người. Hãy cùng với Thánh Phao-lô dâng lời tôn vinh: “Kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất, kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. A-men.” (1Tm 1, 17).
Ôi! Lạy Chúa! “Cao vời khôn ví, tình yêu của Chúa cao vời khôn ví, tình yêu của Người, con lấy gì, Chúa ơi, đền đáp cho cân, Chúa ơi, con lấy gì đền đáp cho cân (là đền đáp cho cân). TK: Thương con thủa rất xa vời (là vời), từ khi chưa chưa có (í-a) mặt trời, (trăng) mặt trăng. Khi chưa tạo tác (í-a) gian trần, người luôn ấp ủ (í-a) một niềm, một niềm son sắt son.” (TCCĐ “Cao vời khôn ví”). Ôi! Lạy Chúa con! Lạy Thiên Chúa của con. Amen.

47. Một người cha có hai con trai – André Sève(Trích dẫn từ‘Tin Mừng Chúa Nhật’)
Tin Mừng không phải là mộtđồng bằng, nhưng có những đỉnh cao. Chúng ta đangđứng trước một trong những đỉnh cao nhất: Luca 15,11-32. Người ta nói rằng đây là dụngôn đứa con hoang đàng, nhưng Chúa Giêsu làm nổi bật ba nhân vật: một người cha và hai đứa con trai. Đối với người con thứ, những cuộc phiêu lưu của cậu ta có hềchi, có biết bao cách đểphung phí món quà cuộcđời khi đi sống xa cha mình. Điều phải khám phá chính là Chúa Cha, nhờChúa Giêsu. Tất cảcác nhà chú giải và tất cảcác nhà linh hướng đều nói điềuđó. Chúa Giêsu đã mặc khải Thiên Chúa chính trong trang Tin Mừng này.
“Khi cậu còn ởxa, cha cậu đã trông thấy cậu”.Người cha đang chờđợi. Ông không tựhỏi người con thứcủa mình nói gì hoặc làm gì, ông chỉnghĩ: “Nếu con ta xuất hiện nhỉ!”. Ngay khi ông thấy cậu, ông ôm cậu vào lòng, hết sức thương hại và yêu mến. Ông chạy lại (không cần phải làm đến nhưthếđâu!), ông hôn cậu tới tấp (nói cha tha thứcho con không tốt hơn sao!), ông không lắng nghe những lời xin lỗi, ông quá vội vàng khi làm bùng lên niềm vui và ngày lễhội. Nhanh lên, hãy đưa áo quần lạiđây! Nhanh lên, hãy làm thịt bê béo! Con ta đã mất nay lại tìm thấy.
Đây chính là mặc khảiđáng ngạc nhiên mà Chúa Giêsu muốn cho chúng ta biết: chúng ta được yêu thương biết bao! Nhưng dại dột và thậm chí những tội ác của chúng ta là gì trước nhiệt tình này: “Cậu ấy lại được tìm thấy”. Nếu chúng ta dám tin điều ấy thì quan hệtình yêu giữa chúng ta với Chúa Cha kỳlạbiết mấy! Tại sao khó mà thấyđược Thiên Chúa yêu thươngđến thế? Có phải vì sựkhó khăn này mà Chúa Giêsu giới thiệu người con cảvới chúng ta nhiều lầnđến thế? Ngài có thểđã nghĩđến dụngôn này sau khi nghe những lờiđảkích của những người công chính trước thái độcủa Ngài: “Người này tiếp đón những kẻtội lỗi, thậm chí ngồi cùng bàn ăn với họ!”.Đúng y nhưlời lẩm bẩm của người con cả! Thay vì vui mừng, anh ta phản đối, anh ta bịảnh hưởng xấu. Thật là đứa em làm bực mình.
Than ôi, biết bao lần chúng ta cũng bịdồn vào thếbí, cũngđóng kín đối với tình yêu. Chúng ta phán xét thay vì mởrộng vòng tay. Nhưng tôi thấy rõ sựkhó khăn: nếu chúng ta chấp nhận tất cả, thì đạo đức dùng đểlàm gì? Và Thiên Chúa là ai nếu Ngài chấp nhận tất cả?
Chúng ta đã được đào tạo ghê sợtội lỗi, lên án sựvô trật tự, chúng ta không thểtrởnên vừa lòng một cách đáng ngờ! Chính Thiên Chúa là Đấng chúng ta bảo vệbằng cách bảo vệluật lệcủa Ngài và bằng cách tỏra cứng rắn!
Nhưthếthì làm thếnào mà mởrộng vòng tay được? Làm thếnào bắt chước người cha trong dụngôn theo cách hoàn toàn điên rồcủa ông, đó là tiếpđón đứa con lưu manh trởvềvì đói được?
Nhưng cậu ấy trởvề! Hành động của người cha trước tiên là tình yêu thương, chứkhông phải trước tiên là những câu hỏi vềnhững thái độcông chính. Sau đó, chúng ta sẽxem xét việc sống trong nềnếp nhưthếnào. Điều cấp bách nhất chính là yêu thương.
Chúng ta, những người công chính, muốn là những người công chính, chúng ta trước hết nghĩđến việc xét đoán, lưu ý những điều cần thiết, giới hạn điều xấu xa, xem điều gì có thểchấp nhận được. Khi tất cảđều khá rõ ràng, được sửa chữa tốt, chúng ta mới có thểyêu thương.
Nhưthếlà hỏng hết 90% rồi. Chúa Giêsu đã nhận thấy điều đó trong khi quan sát những cốgắng thực sựcủa những người công chính vào thời của Ngài, tức những người biệt phái và những luật sĩ: khởi đi từsựcông chính, họkhông điđến được tình yêu. Họcốgắng yêu thương, nhưng họvẫn ởtrong những giới hạn chật hẹp và tất nhiên đặt Thiên Chúa trong cũng những giới hạnđó: “Dầu sao thì Ngài cũng không thểyêu thương những kẻtội lỗi!”, họnghĩnhưthế. Chúng ta, bởi vì Chúa Giêsu đã nói điều ấy, nói chung chúng ta chấp nhận rằng Thiên Chúa yêu thương những kẻtội lỗi, điều này thậm chí lại tốt cho chúng ta hoặc người này người nọ, nhưng không phải cho người kia đâu!, xem nào! Người kia, “những người kia”, Thiên Chúa không thểyêu thương họđược.
Có chứ! Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng không có ai bịloại bỏ, rằng Thiên Chúa đúng là người cha trong dụngôn của Ngài. Và chúng ta là những người con của Ngài khi chúng ta trước hết là đặt mình vào trong tình yêu thương.
Chúng ta không nên chấp nhận tất cả, chúng ta phải chiếnđấu chống lại tội lỗi và chiến đấu vì sựcông chính. Nhưng làm nhữngđiều đó trong tình yêu. Tất cảđều nằm ởđó. Chính trong khi yêu thương chúng ta Thiên Chúa đưa chúng ta ra khỏi tội lỗi, chính Thiên Chúa chiến đấu tội lỗi nơi chúng ta, không phải bằng cách đè bẹp hoặc loại bỏchúng ta.
Xin Chúa giúp chúng ta quay lại đểđạt được suy tưTin Mừng trong sáng duy nhất này: luôn luôn đặt mình trong tình yêu.Khi tôi tựphán xét tôi, hãy nghĩrằng Chúa Cha yêu thương tôi. Khi tôi phải phán xét những người khác, trước tiên hãy nghĩđến việc yêu thương họnhưThiên Chúa yêu thương họ.Đó là vịThiên Chúa thậtđược Chúa Giêsu mặc khải.
Trong ánh sáng tình yêu này tất cảđều có thểtrởvềlại sựsống: “Con trai tôi đã chết mà nay vẫn còn sống! Em con đã chết mà nay vẫn còn sống!”.

48. Chứng từcủa lòng sám hốiTrong bộsưu tập vềcác vịẩn tu, ta đọc được câu chuyện sau đây: Có hai tội nhân quyết tâm vào sa mạc đểăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.Ngày ngày các tu sĩcủa một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều của mỗi người. Sau đúng một năm thửthách, các tu sĩnhận thấy có sựkhác biệt giữa hai người. Một người thì khỏe mạnh, vui tươi, một người thì lại ốm o buồn phiền. Cảhai người đến trình diện trước vịbềtrên của cộng đoàn đểchờđợi sựphán quyết của ngài, theo đó họcó xứng đáng gia nhập cộng đoàn hay không. Khi được hỏi trong suốt một năm qua họđã suy niệm vềnhững gì. Con người ốm o buồn phiền lên tiếng đáp: Trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớlại những tội lỗi tôi đã phạm. Từng giây từng phút tôi nghĩđến hình phạt tôi sẽgánh chịu, tôi sợhãi đến mất ăn mất ngủ. Đến lượt mình, con người vui tươi khỏe mạnh trình bày nhưsau: Suốt một năm qua, từng giây từng phút tôi hằng nghĩđến những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi luôn luôn nghĩđến tình thương của Thiên Chúa.
Các tu sĩtrong cộng đoàn rất cảm kích vềchứng từcủa con người khỏe mạnh vui tươi. Vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca chúc tụng, tri ân đối với tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng con người ốm o sầu buồn kia cũng được đón nhận vào cộng đoàn.
Sám hối là khởi đầu của sựnên thánh. Không phải tất cảcác vịthánh đều bắt buộc phải là những tội nhân. Nhưng tất cảđều bắt đầu có ý thức sâu sắc vềtội lỗi và sựyếu hèn của mình. Càng ý thức vềthân phận tội lỗi yếu hèn của mình con người càng cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa. Đó là thực trạng tâm hồn của tất cảcác vịthánh trong giáo hội. Lời đầu tiên Chúa Giêsu dùng đểkhai mạc sứmệnh của Ngài chính là: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Chúa Giêsu đã nối kết lòng sám hối với Tin Mừng. Tin Mừng là gì nếu không phải là tình yêu của Thiên Chúa thểhiện qua con người củaĐức Giêsu Kitô? Sám hối không chỉlà ý thức và hồi tưởng vềtội lỗi của mình. Sám hối đích thực không dừng lạiởđau xót, buồn phiền, sợhãi, mà phải là ngõ dẫnđến Tin Mừng, nghĩa là hoan lạc, vui mừng.
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải qua cuộc sống và nhất là cái chết của Ngài là một người cha yêu thương và tha thứ, một người cha muốn được con cái yêu mến hơn là sợhãi. Do đó,đạo mà Chúa Giêsu đã thiết lập không phải là đạo của buồn phiền, của khổđau mà là đạo của Tin Mừng, của Tình Yêu, của hân hoan, của hy vọng. Đành rằng thập giá là biểu tượng của Kitô giáo. Nhưng người Kitô hữu không dừng lạiởchết chóc, buồn phiền, khổđau. Họluôn được mời gọi nhìn ra ánh sáng, hy vọng, tin yêu, sựsống bên kia thập giá.

49. Huyền nhiệm yêu thương - Trầm Thiên ThuTình yêu của con người (tình mẫu tữ, tình phụ tử, tình phu thê, tình bạn, tình láng giềng,…) chỉ là tình yêu phàm tục, thế mà chúng ta còn khó lý giải xác đáng, huống chi là tình yêu của Thiên Chúa, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
“Tình yêu thương con người là tài sản quý giá nhất” (tục ngữ Ả Rập). Tình yêu chân chính không xói mòn theo thời gian và cũng chẳng biến đổi theo hoàn cảnh. Tình yêu luôn huyền diệu, tính túy và thuần khiết, không biến động theo ý muốn của chúng ta. Có thể ví tình yêu như chiếc đồng hồ cát có hai ngăn, ngăn lý trí và ngăn trái tim, ngăn này đầy thì ngăn kia trống.
Mẹ Thánh Teresa Calcutta (1910-1997) nói về tình yêu với những lời giản dị mà sâu sắc: “Bạn có thể làm gì để xây dựng hòa bình thế giới? Hãy về nhà và yêu thương gia đình của mình. Chúng ta hãy luôn gặp nhau với nụ cười, bởi nụ cười là điểm bắt đầu của yêu thương. Nếu bạn phán xét người khác, bạn chẳng còn thời gian để yêu thương họ nữa. Những lời tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng thực sự vĩnh cửu. Điều chúng ta cần là yêu mà không mệt mỏi. Việc tốt là những mắt xích tạo nên sợi xích tình yêu”.
Giáo hội Công giáo đã long trọng tuyên thánh cho Mẹ Teresa ngày 4-9-2016. Mẹ là một phụ nữ có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng lại có trái tim vĩ đại khả dĩ chứa đựng cả thế giới. Ngay khi còn sinh thời, Mẹ đã nổi tiếng khắp thế giới về lòng nhân hậu, đến nỗi Australia tỏ lòng kính phục Mẹ nên đã làm tem in hình Mẹ Teresa, sản xuất tháng 10-2015, ghi nhớ dịp Mẹ được chính phủ tặng Huân Chương năm 1982. Mẹ Teresa đã đến Australia 12 lần, Việt Nam cũng được diễm phúc đón Mẹ 3 lần (tháng 9/1991, tháng 11/1993, tháng 4/1994). Mẹ đã đến nhà thờ Thanh Đa – TGP Saigon, nhà thờ Thái Hà – Bắc Việt, và một số nơi khác).
Tình yêu thương là một huyền nhiệm – huyền bí và mầu nhiệm, nghĩa là chúng ta không tài nào hiểu thấu với trí tuệ phàm nhân. Tuy không hiểu thấu và không thể có một định nghĩa trọn vẹn, nhưng ai cũng khả dĩ thể hiện và cảm nhận. Thật là kỳ diệu biết bao!
Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã chứng tỏ Lòng Thương Xót với dân Ít-ra-en, nhưng họ luôn cứng đầu cứng cổ. Thiên Chúa phải nói thẳng với ông Môsê: “Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi, dân mà ngươi đã đưa lên từ đất Ai Cập. Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê, rồi sụp xuống lạy nó, tế nó và nói: ‘Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai Cập’. Đức Chúa lại phán với ông Môsê: “Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ. Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng, và Ta sẽ tiêu diệt chúng. Nhưng Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn” (Xh 32:7-11).
Thương mới cho roi vọt, thương mới sửa trị, thương mới nói tới, nhưng người ta thường cảm thấy khó chịu. Đó là cứu vớt, đó là thương xót. Ngược lại, không thương thì mặc kệ, không cần quan tâm, muốn ra sao thì sao, nhưng người ta không biết rằng như vậy mới đáng sợ. Đó là lòng thương xót bị làm ngơ, không được đáp lại.
Tuy nhiên, ông Môsê thân thưa: “Xin Ngài nhớ đến các tôi tớ Ngài là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Ít-ra-en; Ngài đã lấy chính danh Ngài mà thề với các vị ấy rằng: Ta sẽ làm cho dòng dõi các ngươi đông đúc như sao trên trời, và sẽ ban cho dòng dõi các ngươi tất cả miền đất ấy, là miền đất Ta đã hứa; chúng sẽ được thừa hưởng miền đất ấy đến muôn đời” (Xh 32:13). Quả thật, “Đức Chúa đã thương, không giáng phạt dân Người như Người đã đe” (Xh 32:14). Điều này chứng tỏ rằng lời cầu nguyện của người khác là điều cần thiết đối với chúng ta, và việc cầu nguyện cho người khác rất hiệu quả.
Trước khi được Trời cứu thì phải tự cứu mình, trước khi được người khác cầu thay nguyện giúp thì phải biết chân thành cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51:3-4).
Ai cũng là tội nhân, không ai là người công chính trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, cầu nguyện liên lỉ, sám hối không ngừng, ăn năn không ngớt luôn là điều cấp bách và cần phải kiên trì: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ. Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài” (Tv 51:12-13).
Cầu nguyện liên lỉ là cầu nguyện mọi nơi và mọi lúc, ngay khi mở mắt thức dậy và khi nhắm mắt nghỉ ngơi: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài” (Tv 51:17). Có nhiều cách ca tụng Thiên Chúa, không nhất thiết phải nói ra bằng lời. Càng tội lỗi càng phải tín thác vào Thiên Chúa, vì tội nhân là “đối tượng” số một của Lòng Chúa Thương Xót. Vả lại, “ở đâu tội lỗi đã tràn lan thì ở đó ân sủng càng chan chứa gấp bội” (Rm 5:20). Vấn đề quan trọng là ĐỪNG NẢN CHÍ hoặc TUYỆT VỌNG. Hãy tin tưởng vào sự thật minh nhiên này: “Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 51:19).
Mỗi người có một ơn gọi riêng, tất cả là để vinh danh Thiên Chúa mà thôi. Trong thư gởi cho ông Timôthê (1 Tm 1:12-17), ông Phaolô cho biết cách suy nghĩ của ông về ơn gọi của mình, đồng thời cũng là lời tự thú của ông:
“Tôi tạ ơn Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin. Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người. Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót vì Đức Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người để được sống muôn đời”.
Rất chân thành, và cũng rất can đảm. Chúng ta cũng phải can đảm thú nhận, đừng tránh né, đừng bao che, đừng giấu giếm, đừng biện hộ. Càng chân thành thì càng được giải án tuyên công. Đó là huyền nhiệm của tình yêu thương, là huyền nhiệm của Lòng Chúa Thương Xót, hãy giữ vững niềm tín thác vào Thiên Chúa! Tại sao? Bởi vì Ngài tuyệt đối từ bi và nhân hậu: “Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi” (Mt 12:20). Kinh Thánh cho thấy Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vô cùng huyền nhiệm!
Trình thuật Lc 15:1-32 trình bày ba dụ ngôn về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa: “Con Chiên Bị Mất” (tương đương Mt 18:12-14), “Đồng Bạc Bị Đánh Mất” và “Người Cha Nhân Hậu”.
Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng. Nhóm Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Đúng là lắm chuyện!
Đức Giêsu đặt vấn đề với họ: “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?”. Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai, về nhà rồi mời thân hữu đến chung vui vì ông đã tìm được con chiên thất lạc. Ngài nói với họ: “Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”.
Ngài nói với họ dụ ngôn khác về một phụ nữ có mười đồng quan và đánh mất một đồng. Bà thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được. Tìm được rồi, bà mời thân hữu cùng chia vui vì bà tìm được đồng quan đã mất. Rồi Ngài xác định rằng, giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.
Hai con số đối lập: một đối với chín hoặc chín mươi chín – nhỏ và lớn, ít và nhiều. Tuy nhiên, số ít lại quan trọng hơn số nhiều. Cuối cùng là dụ ngôn đặc biệt: Người Cha Nhân Hậu và Đứa Con Hoang Đàng (Lc 15:11-32), một dụ ngôn thâm thúy và rất quen thuộc. Đứa con hoang đàng là ai? Chắc chắn không ai xa lạ, đó là chính mỗi chúng ta.
Chính Con Thiên Chúa đã chuộc chúng ta về bằng giá máu của Ngài (x. Kh 5:9).
Chúng ta vừa là đứa con thứ, vừa là đứa con trưởng. Là đứa con thứ thì dễ hiểu, vì ai trong chúng ta cũng là tội nhân, là kẻ hoang đàng. Nhưng có lẽ chúng ta ít thấy mình là đứa con trưởng. Thật ra đứa con trưởng cũng chẳng tốt lành gì: so đo với người cha, ghen tỵ với đứa em, và kiêu căng – tự nhận mình là đứa con ngoan. Một lúc phạm cả ba tội, thế mà vẫn mạo nhận là công chính. Quá ảo tưởng!
Mẹ Thánh Teresa (1910-1997) đặt vấn đề về cách yêu thương hiệu quả: “Nếu bạn phán xét người khác, bạn chẳng còn thời gian để yêu thương họ nữa”. Người con trưởng đã phán xét người khác nên khó thể hiện lòng yêu thương với chính đứa em ruột của mình, thậm chí kể cả với người cha.
Yêu thương người yêu thương mình, hợp ý mình, cùng phe với mình thì quá dễ dàng, nhưng yêu thương người đối lập với mình thì thật khó biết bao! Nhưng phải yêu thương tới mức đó mới đúng là Kitô hữu. Người cha nhân hậu giải thích với người con trưởng: “Chúng ta PHẢI ăn mừng, PHẢI vui vẻ, vì em con đây đã CHẾT mà nay lại SỐNG, đã MẤT mà nay lại TÌM THẤY”. Ước mong mỗi chúng ta có thể “sáng mắt” khi được giải thích như vậy.
Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết yêu thương vô điều kiện, không mệt mỏi. Xin giúp con gặp được Ngài khi con giao tiếp với tha nhân, và xin cho mọi người cũng gặp được Ngài khi họ giao tiếp với con, mọi nơi và mọi lúc. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

50. Nhân lànhMột văn sĩnọđã kểlại câu chuyện ngắn vềcậu bé David trong câu chuyện có tựa đềlà: “Người Con Của Ai Đó” nhưsau:
David đã bỏnhà ra đi, nó viết thưvềcho mẹnhưsau: Thưa Mẹ, vài ngày nữa con sẽđi ngang qua nhà, con sợcha lắm, nếu cha tha thứcho con thì mẹhãy xin cha cột một dây vải trắng nơi cây xoài trước nhà, nhìn thấy dấu hiệu này con biết là cha đã tha thứvà con sẽvềlại.
Vài ngày sau, David lấy vé xe lửa vềquê. Đường xe lửa đi ngang qua trước nhà, cậu nghĩ, nếu cậu thấy được sợi dây vải trắng cột trên cây xoài thì cậu sẽxuống trạm xe kếbên và đi vềnhà, nếu không thì sẽđi luôn sang nơi khác.
Cậu David rất hồi hộp khi xe gần đến nhà, sợmình có thểnhìn lầm hay không kịp nhìn, cậu nhờmột người bên cạnh cùng nhìn phụ. Xe chạy ngay qua địa điểm, không những là cậu mà cảngười bạn cũng nhìn thấy, người bạn hỏi cậu:
- Tại sao cây xoài nhà đó lại đầy những tấm vải trắng treo trên khắp các cành cây nhưvậy?
David mỉm cười không trảlời, cậu chỉgiữlấy ý nghĩa của dấu hiệu đó cho riêng mình mà thôi và hân hoan xuống trạm xe kếtiếp.
Câu chuyện vui trên giúp chúng ta hiểu thêm sứđiệp Phúc âm mà Chúa gởi đến chúng ta hôm nay. Nhưcậu David, chúng ta mang nặng ý thức vềnhững lỗi lầm của mình và nghi ngờtình thương tha thứcủa Thiên Chúa. David cần được củng cốvì tình thương của cha sẵn sàng tha thứ. Chúng ta cũng vậy, Thiên Chúa đã thực hiện nhiều dấu chỉtrong cuộcđời đểchỉcho chúng ta thấy tình thương của Ngài, và dấu chỉquan trọng nhất hằng ngày chúng ta thấy, đó là thập giá Chúa Giêsu Kitô, dấu chỉđó cho chúng ta thấy tình thương tha thứcủa Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta.
Bài Phúc âm hôm nay ghi lại ba dụngôn vềlòng thương xót của Thiên Chúa: dụngôn con chiên bịmất; dụngôn đồng bạc bịđánh mất, nhất là dụngôn người cha nhân hậu.
Qua bài Phúc âm, Giáo Hội nhắc lại cho chúng ta dụngôn vềtình thương của Thiên Chúa Cha đối với con người tội lỗi. Thái độcủa người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, của người đàn bà bịmất một đồng tiền và của người cha có đứa con bỏnhà đi hoang, thái độyêu thương tha thứđó vượt quá mức độbình thường con người có thểtưởng tượng được và phản chiếu thái độcủa Thiên Chúa đối với con người.
Theo lệthường, nếu chúng ta có một trăm con chiên mà lỡbịmất một con, chúng ta có nhất quyếtđi tìm con chiên lạc cho đến khi gặp được mới thôi hay không? Chắc chắn là không, vì sốchín mươi chín con còn lại không đáng giá hơn một con bịlạc mất hay sao? Quan niệm của con người chúng ta thường hay căn cứvào sốlượng, và có thểchúng ta cho rằng hành động của người chăn chiên là một hành động khác thường, nếu không muốn nói là điên khùng theo mức độcon người. Nhưngđối với Thiên Chúa thì không điên khùng, vì Ngài không đặt tương quan của Ngài trên căn bản con số, chất lượng nhiều hay ít, nhiều người hay ít người, nhưng trên căn bản tương quan giữa Ngài với từng cá nhân. Mỗi con chiên, mỗi người đều có giá trịduy nhất đối với Ngài, và do đó nếu bịlạc mất thì nhất quyết phải tìm cho được mới thôi. Rồi hành động của người đàn bà cũng thế, theo thường tình thì mất một đồng cũng không sao, vì còn cảchín đồng kia mà. Nhưngđểdiễn tảmức độcủa Thiên Chúa thì mộtđồng bịmất kia là hết sức quan trọng, phải tìm cho được mới thôi.
Người cha của đứa con đi hoang, theo thường tình thì bỏmặc kệnó, nhưng đểdiễn tảthái độcủa Thiên Chúa đối với con người thì người cha kia hằng ngày đứng trông con mình trởvề, và đã nhìn thấy con mình trởvềtrước khi nó nhìn thấy ông. Người cha tha thứcho đứa con ngay cảtrước khi nó mởmiệng xin tha, rồi làm tiệc ăn mừng.
Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người và mỗi người, Ngài muốn tận dụng mọi phương thếcó thểđểban ơn cứu rỗi cho con người. Vì Ngài yêu thương con người, yêu thương từng người một cách vô cùng, nhưng con người có chấp nhận ân sủng và tình thương của Ngài hay không?
Trong bài dụngôn vềngười cha của đứa con hoang đàng, chúng ta còn quan sát thái độgiữa hai anh em ganh tịvới nhau. Người anh cảởnhà với cha, thay vì thông cảm và mừng với em mình trởvềthì anh lại tỏra ganh tị.
Mặt khác, nhưtrong Cựu ước, chúng ta thấy Môisen cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài tha thứcho dân đã phạm tội đến Ngài, Môisen đã không xin Chúa hủy diệt dân mình, nhưng hãy tha thứcho dân mình. Cũng thế, chúng ta đừng bắt chước thái độcủa người anh cảtrong dụngôn, đừng ganh tịvới anh chịem đượcơn Chúa tha thứcho, nhưng hãy bắt chước thái độcủa Môisen cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài tha thứtội lỗi cho anh chịem và cho cảchính mình nữa.
Trước nhan Thiên Chúa, tất cảmọi người chúng ta đều là những kẻtội lỗi, đều cần đến lời cầu nguyện của nhau đểtrởlại cùng Chúa và trung thành với đức tin. Nguyện xin Chúa thương tha thứcác tội lỗi và nâng đỡthành tâm thiện chí mỗi người chúng ta, giúp mỗi người chúng ta biết trởvềcùng Chúa, sống xứngđáng là con cái Cha trên trời.

51. Thương ngườiĐềcập đến Tin Mừng nghiêm chỉnh một chút, chúng ta sẽnhận thấy rõ điều này: những kẻcầm quyền đương thời trong đạo Do thái, những người Pharisêu, những người tựcho mình là công chính… đã khinh thường và tẩy chay Chúa Giêsu. Trái lại, những người tội lỗi, những kẻthu thuế…đã trân trọng và nhận biết Ngài. Thửhỏi: Nếu Chúa Giêsu trởlại giữa chúng ta hôm nay, chúng ta sẽthuộc hạng người nào? Thuộc hạng người “công chính” không cầnđến Ngài hay thuộc hạng người tội lỗi,đối tượng Ngài quan tâm khi đến thếgian? Bài Tin Mừng nêu lên vấnđềấy. Chúng ta thấy Chúa Giêsu yêu thích “những gì đã lạc mất” một cách hết sức ngỡngàng. Ngài đến “tìm kiếm và cứu vớt những gì đã lạc mất”. Những lời nói này giúp chúng ta đi sâu vào tâm khảm của Chúa. Những lời nói đóđã làm rung lên một cung nhịp chính yếu của Kitô giáo: cung nhịp của tình thương.
Bài Tin Mừng thánh Luca kểlại một loạt ba dụngôn cùng diễn tảvềmột chủđềduy nhất. Dụngôn thứnhất nói vềsựlo âu tìm kiếm và mừng rỡcủa người chăn chiên khi tìm lại được con chiên lạc trong số100 con chiên. Dụngôn thứhai tương tựnhưvậy, nói vềsựcốcông tìm kiếm và vui mừng của người đàn bà khi tìm lại được đồng bạc rơi trong số10 đồng. Dụngôn thứba nói vềtình phụtửhay thường gọi là dụngôn đứa con hoang đàng. Cảba dụngôn đều nói lên tình thương tha thứcủa Thiên Chúa. Cảba đều cho biết Thiên Chúa vui mừng biết bao khi một tội nhân ăn năn hối cải. Dụngôn con chiên lạc cho thấy: khi người chăn chiên tìm thấy con chiên lạc, đã vác nó lên vai, vui sướng trởvềnhà, kêu gọi láng giềng lại và nói với họ: “Các bạn hãy vui mừng với tôi vì tôi đã tìm được một con chiên đã lạc mất”. Rồi Chúa kết luận: “Tôi bảo thật các ông: trên trời sẽvui mừng vì người tội lỗi hối cải hơn 99 người công chính không cần hối cải”. Cùng một cung giọng, trong dụngôn đồng tiền mất, chúng ta thấy những câu kết còn rõ ràng và vui vẻtưng bừng hơn: “Tôi nói thật với các ông: các thiên thần của Chúa sẽvui mừng vì một người tội lỗiăn năn thống hối”. Rồi trong dụngôn đứa con hoang đàng, cung giọng càng cảm kích hơn nữa vềtình phụtửcủa Chúa đối với người tội lỗi thống hối ăn năn trởvềvới Chúa: khi đứa con còn ởxa, người cha đã nhận ra nó, và ông thổn thức trong lòng, chạy lại ôm cổcon mà hôn.
Qua ba dụngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hai điều: Thứnhất, sứmạng tình thương của Ngài. Thứhai, bổn phận và thái độcủa chúng ta. Trước hết, chúng ta đều biết: Sứmạng của Chúa Giêsu đến trần gian đểcứu vớt những kẻtội lỗi. Ngài đến đểkêu gọi những người tội lỗi thống hốiăn năn, và đểtìm kiếm, cứu vớt những gì đã lạc mất. Thánh Phaolô trong thưthứnhất gửi cho Timôthêô cũng khẳngđịnh: “Chúa Kitô đến thếgian đểcứu vớt những kẻtội lỗi”. Đó là động lực cần có đểkéo Ngài xuống thếgian. Vềđiểm này, giáo huấn của mạc khải thậtđồng nhất. Không có mộtđoạn văn nào, không có một chỗnào quảquyết rằng: không có kẻtội lỗi, Ngài cũng vẫn xuống thếgian.
Quảthực, Chúa Giêsu đã đến vì tội nhân. Đó chính là ánh sáng trong đó mạc khải bày tỏChúa Giêsu cho chúng ta và chúng ta phải luôn luôn ngắm nhìn Ngài trong ánh sáng này. Nói khác đi, vì yêu thương loài người tội lỗi mà Chúa Giêsu đã bỏtrời xuống thếgian. Chính tên “Giêsu” của Ngài, nghĩa là “Cứu Thế” cũng đã gắn liền với kẻcó tội. Cứu ai? Người lành đâu cần cứu, mà cứu là phải cứu người có tội. Do đó, đối với chúng ta, tình thươngđã hiển hiện nhưmột nét nổi bật của Chúa. Tình thương của Chúa không phải là một tình cảm mờnhạt, mong manh mà là cảmột tâm hồn say mê nóng bỏng. Lòng say mê đó là tình yêu đã đến cảm mến cảnh cùng khổcủa chúng ta và đểnâng cảnh cùng khổđó lên. Tình thương của một Thiên Chúa làm người khôn lường và da diết. Tình thương đó không phải là một đức tính phụthuộc nơi bản thân Người, nhưng là một nét chính yếu, đặc biệt: chính vì đó mà Ngài đãđến. Tội lỗi của chúng ta nếu đượcđưa vào ngọn lửa nóng bỏng yêu thương này sẽbịthiêu hủy ngay.
Vậy nếu chúng ta có xa cách Ngài thì không phải vì chúng ta khốn cùng mà chính vì chúng ta đã không dâng lên cho Ngài sựkhốn cùng đó. Chúng ta đã chẳng dâng lên cho Ngài sựkhốn cùng hoặc vì chúng ta còn quá ham cái cái cảnh cùng khốn, hoặc vì chúng ta nghĩrằng tình thương xót của Ngài quá nhỏbé so với tội lỗi tầy trời của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thực sựdâng lên cho Ngài sựkhốn cùng đó, thì Ngài đã vồlấy con người tội lỗi chúng ta mau lẹhơn cảchim phượng hoàng vồlấy con mồi. Khi ấy, dầu tội lỗi của chúng ta có thắm đỏbao nhiêu, Ngài cũng sẽbiến nó trắng tinh nhưtuyết.
Chúng ta nghĩsao đây? Chúng ta sẽđược liệt vào hạng người Pharisêu, kinh sưhay vào hạng những người tội lỗi, những người thu thuế? Chúng ta tựnhận mình là người công chính hay người tội lỗi? Chắc chắn không ai dám cho mình là trong sạch, vô tội trước mặt Chúa, bởi vì từngày có trí khôn cho đến nay, biết bao nhiêu lần chúng ta đã không giữtrọn 10 điều răn của Chúa. Bao nhiêu lần chúng ta đã chịu thua cám dỗvà sa ngã. Bao nhiêu lần lời ăn tiếng nói của chúng ta là những lời hành tỏi, xét đoán, gièm pha, kết án hay là những lời hưtừvô ích. Bao nhiêu lần chúng ta đã ghen ghét, oán thù, tranh chấp… Có lẽchúng ta không chịu bới đống rác tội lỗi của chúng ta ra thôi, chứthiếu gì những lý do đểchúng ta phảiăn năn thống hối. Chúng ta phải thành thật nhận mình là tội nhân đáng hình phạt nhưngười trộm lành; chúng ta là đứa con hoang đàng trởvề, là Mađalêna thống hối, là Phaolô bịquật ngã, là Âu Tinh cần đổi mới. Kinh Kính mừng, Thương xót, An năn tội, Chiên Thiên Chúa… dạy cho chúng ta biết chúng ta chỉlà tội nhân, là kẻbại trận, chỉtrông hòng vào lòng Chúa thương xót mà thôi.
Mong sao tựthâm tâm chúng ta luôn vọng lên lời tựthú của người thu thuếlên đền thờcầu nguyện: “Lạy Chúa, con là kẻtội lỗi”. Và rồi chúng ta cũng hãy trào ra những giọt lệsung sướng nhưTin Mừngđã kể. Không cần phải có những giọt lệtrào ra từkhóe mắt, nhưng là những dòng lệâm thầm chảy tựtrong lòng. Những bước chân trởvềvà hoán cải thường gọi là niềm ân hận, âm thầm đau đớn vềnhững lầm lỡđã qua, đó là con tim tan vỡ, hay nói giản dịhơn, là lòng ăn năn hối cải. Tấm lòng ăn năn đó đôi khi được bộc lộbằng những dòng lệchảy ra từkhóe mắt,đó là những dòng lệthấy được từbên ngoài, nhưng quí hóa hơn, âm thầm sâu kín hơn vẫn là những dòng lệđau đớn của con tim. Ước mong đó là những dòng lệcủa chúng ta. Lạy Chúa, xin đừng chê bỏcon, xin nhận lấy tấm lòng con: tấm lòng tan nát khiêm cung.

52. Nhân hậuCó một bài hát chúng ta hay hát trong lễcầu hồn mà tôi rất thích: “Chúa là Đấng TừBi và Nhân Hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương”.Vâng, tình thương nhân hậuấy của Thiên Chúa từngàn xưađến nay vẫn luôn tuôn đổtrên muôn loài Chúa tác thành: trên muôn vật, muôn dân, muôn người, và đặc biệt trong Phúc âm hôm nay, tình thương ấy còn được tuôn đổtrên tội nhân khiến “Người không xửvới họnhưhọđáng tội, và không trảcho họtheo lỗi của họ”.
Vâng, trong Phụng VụLời Chúa hôm nay, chúng ta sẽđược chiêm ngưỡng cách rõ nét và cụthểlòng nhân hậu ấy của Thiên Chúa, đểrồi từđó ta được mời gọi sống noi gương Ngài, cưxửnhân ái với anh chịem xung quanh.
Trước hết, điều đáng chú ý trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay là: có một sựtiến triển trong việc mạc khải khuôn mặt nhân hậu của Thiên Chúa. Nói cách khác, từbài đọc I đến bài Phúc âm, lòng nhân hậu của Thiên Chúa được khắc họa ngày càng rõ nét hơn.
Thật vậy, nếu nhưởbài đọc I, tác giảsách Xuất Hành diễn tảcơn thịnh nộcủa Thiên Chúa trước tội “thờbò vàng” của dân Israel, và phải nhờlời cầu khẩn của Môsê, cơn thịnh nộấy mới nguôi dần, cho thấy khuôn mặt nhân hậu của Thiên Chúa mới chỉđược phác họa cách mờnhạt, thì đến bài đọc II, thánh Phaolô đã diễn tảkhuôn mặt ấyởmột chiều kích khác, cụthểhơn, gần gũi hơn: Chúa nhân hậu không chỉcách chung chung với một dân, một nhóm người, mà Ngài còn nhân hậu với từng người một, nhưkinh nghiệm chính thánh Phaolô đã thuật lại khi xác tín: “Đức Giêsu đãđến trần gian đểcứu chuộc những người tội lỗi, mà kẻđầu tiên là tôi”. Với câu nói này, khuôn mặt nhân hậu của Thiên Chúa đã được cụthểhóa nơi Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến đểcứuđộcon người.
Tuy nhiên, hình ảnh Thiên Chúa nhân hậu chỉthực sựđược xuất hiện cách rõ nét trong bài Phúc âm qua chính hình ảnh của Chúa Giêsu và ba dụngôn nổi tiếng vềlòng nhân hậu của Thiên Chúa mà chỉPhúc âm thánh Luca, một Phúc âm được mệnh danh là “Phúc âm của lòng nhân hậu Chúa” mới ghi lại, đó là các dụngôn: “Con chiên lạc”, “đồng bạc mất” và “người cha nhân hậu”.
Đi vào bối cảnh của ba dụngôn ta sẽthấy được chủý của Chúa Giêsu khi đưa ra ba dụngôn này. Người Biệt phái thấy Đức Giêsu đón tiếp người tội lỗi thì khó chịu và phiền trách Chúa: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Trước thái độấy, Chúa Giêsu đã cho họmột bài học. Với giáo huấn của Chúa Giêsu, Thiên Chúa không còn là một Thiên Chúa xa xôi, hay giận dữnhưtrong Cựu ước quan niệm nữa, nhưng là một Thiên Chúa rất gần gũi và giàu lòng nhân hậu đối với những kẻlỗi lầm.
Lòng nhân hậu ấy của Thiên Chúa được diễn tảqua hai hành động cụthể: Đi bước trước đến với tội nhân và hoàn toàn tha thứmọi lỗi lầm cho tội nhân.
Đi bước trước đến với người tội lỗi: các dụngôn hôm nay đều diễn tảđiều này. Hình ảnh người chăn chiên không chờphải nghe tiếng con chiên lạc kêu cứu mới đi tìm, mà ngay khi phát hiện nó đi lạc, ông đã vội vã đi tìm ngay; hay người cha nhân hậu chạy ào ra đón con khi thấy nó từđàng xa, mà không chờmột lời xin lỗi đã nói lên điều đó. Cũng thế, Thiên Chúa luôn yêu thương và đi bước trước đến với con người. Ngay khi ta còn là tội nhân, Thiên Chúa đã sai Con Một đến cứu độchúng ta. Chính Chúa Giêsu, trong cuộcđời tại thếcũng vậy, Ngài từngđi bước trước đến với người tội lỗi đểcứu chữa họ, nâng họdậy. Những cuộc gặp gỡgiữa Ngài và Mađalêna, người phụnữbên giếng Giacop, Giakêu… đã cho thấy điều này. Cảm nghiệmđược tình thương ấy của Thiên Chúa, thánh Gioan đã thốt lên: “Chúa thương ta ngay từkhi ta còn là kẻcó tội”.
Hoàn toàn tha thứmọi lỗi lầm cho tội nhân: dấu chỉcủa sựtha thứấy là: phục hồi nguyên trạng cho họ. Hình ảnh người cha sai gia nhân mang áo, nhẫn, giày mới… cho người con trởvềđã nói lên điềuđó. Anh ta đã được tha thứmọi lỗi lầm và được lạiđịa vịlàm con trong gia đình. Chúa Giêsu cũng từng phục hồi phẩm giá cho tội nhân khi tha thứmọi lỗi lầm cho họ: cho Phêrô, cho người phụnữngoại tình, người trộm lành… và nhất là cái chết của Ngài đã phục hồi địa vịlàm con cho toàn nhân loại tội lỗi.
Chúng ta cũng cảm nhậnđược điều này khi lãnh nhận Bí tích Giải tội:được lại những công phúc ta lập đã bịmất đi do tội lỗi gây nên, và nhất là được lạiđịa vịlàm con Thiên Chúa.
Tóm lại, qua giáo huấn và chính cuộcđời Chúa Giêsu, ta nhận ra một Thiên Chúa nhân hậu với những hành động thật cụthể. Tuy nhiên, không dừng ởlại đó, Ngài còn mời gọi ta hãy noi gương Ngài, cưxửnhân hậu với tha nhân.
Với lời mời gọi: “Hãy chung vui với tôi” và “chúng ta phải vui mừng vì em con đã chết nay sống lại,đã mất nay lại tìm thấy”. Chúa đang mời gọi chúng ta hãy noi gương Ngài cưxửnhân hậu với tha nhân, những anh chịem của mình, đặc biệt là những người bịcoi là tội lỗi.
Tuy nhiên, với bản tính con người ta thấy, thực hiện điều này không phải là dễ: làm sao tôi có thểđi bước trước đểđến với kẻxúc phạm tôi? Làm sao tôi có thểtha thứcho kẻđã cướp bóc, chà đạp nhân phẩm tôi …? Vậy thì công bằng ởđâu? Vâng, đó cũng là suy nghĩcủa người Biệt phái và người anh cảhôm nay, thếnên họkhông thểtha thứlỗi lầm cho người khác. Với lẽtựnhiên của con người thì không thểđược, nhưng thửnhìn lại cuộc đời mình xem: biết bao lần nếu Chúa cưxửcông bằng với ta nhưta đáng tội, thì liệu ta có còn tồn tại nhưngày hôm nay không? Thếnên, trong cuộc sống không chỉcó công bằng mà còn có bác ái, có lòng nhân hậu nữa, nhất là đối với những người con cái Chúa. Nhưvậy, lời mời gọi sống nhân hậu của Chúa hôm nay vẫn là lời mời gọi chúng ta. Dù biết rằng khó, ta vẫn phải cốgắng thực hiện, lý do vì:
Mỗi người đều là tội nhân, đều từng được Chúa cưxửnhân hậu, nên phải nhân hậu với nhau. Đừng đểlời quởtrách trên con nợbất lương xưa kia giờlại xuống trên ta: “Sao ngươi không cưxửvới anh em ngươi nhưTa đã cưxửvới ngươi!”. Hơn nữa, “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, nếu Chúa là Đấng Nhân hậu thì tại sao là con, ta không sống nhân hậu nhưThiên Chúa là Cha của mình?
Tóm lại, lời Chúa hôm nay trình bày cho ta hình ảnh một Thiên Chúa từbi nhân hậu, qua đó mời gọi chúng ta noi gương Ngài trong cưxửvới tha nhân. Đểkết luận, xin đưa một vài thực hành cụthểqua Phụng VụLời Chúa hôm nay nhưsau:
*Đối với Chúa: Ta hãy luôn sống trong tâm tình cảm tạ, vì Chúa đã đối xửnhân hậu với ta, bằng cách tránh xa tội lỗi;đồng thời, mỗi khi lỡphạm tội, hãy tin tưởng vào lòng Chúa xót thương mà chạy đến với Ngài trong Bí tích Giải tội.
*Đối với tha nhân: Ta hãy noi gương Chúa, luôn thông cảm với những lỗi lầm của anh em, và tha thứkhi anh em xúc phạmđến mình, không mang tật xấu của họra bàn tán…
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn giúp sức đểchúng ta biết sống noi gương Ngài, Đấng TừBi Nhân hậu, hầu xứng danh là con của Cha trên trời.

53. Tiếng khócỞTrung Hoa người ta thường truyền miệng nhau câu chuyện vềTống ThếTổnói với thần tửlà Lưu Đức Nguyên rằng: "Nếu ông vì qúy phi của ta đã chết mà khóc ai oán thì ta sẽthưởng cho rất nhiều của cải".
Lưu Đức Nguyên lập tức đấm ngực, dậm chân khóc khan cảcổhọng, nước mắt nước mũi chảy xuống ào ào, hoàng đếrất hài lòng liền ban cho làm thích sứDựChâu.
Tôn ThếTổlại kêu đại phu Dương Chí, ông này cũng khóc rất là thảm thiết, không bao lâu sau có người hỏi Dương Chí: "Ngài làm thếnào mà giống nhưthật vậy?"
Dương Chí nói: "Vì lúc ấy bà vợbé của tôi cũng mới chết".
Qua câu chuyện kểtrên, ta thấy lưuĐức Nguyên và Dương Chí đều khóc lóc thảm thiết, có thểqua mặt được Tống ThếTổ, nhưng trong lòng hai người với hai kiểu khóc khác nhau, một người khóc vì,lợi danh còn một người khóc vì thương tiếc người vợbé của mình. Đó cũng chính là hai kiểu khóc mà chúng ta rất dễthấy trong cuộc sống.Đặc biệt trong bài dụngôn người cha nhân hậu hôm nay, chúng ta dễdàng nhận ra các kiểu khóc qua 3 nhân vật:
1. Kiểu khóc thống hối.
Việc người con thứxin chia gia tài trong lúc người cha còn sống là một thái độbất trung, bất hiếu, vì khi còn sống người cha không buộc chia gia tài cho con. Có thểnói người con thứnày thậtđáng trách, cái đáng trách không phảiởvật chất, của cải mà là vì muốn thõa mãn ý riêng bất chấp tất cảdù điềuđó làm phiền lòng cha "xin cha cho con phần gia tài thuộc vềcon". Mọi hành động của người con thứchỉcó thểdiễn ta bằng hai chữ"tội lỗi". Nhưng tất cảnhững lỗi lầmđó đã được xóa bỏcũng bằng hai chữ"sám hối". Qua việc anh ta muốn "thưa cha con đã phạm đến Trời và đến cha". Sựhối lỗi ởđây không phải vì miếngăn, cũng không vì anh ta qúa cực, nhưng nó đượcăn năn hối lỗi từtấm lòng thành, từtình thương của người cha đã làm cho anh ta hối lỗi thật sự. Tựnơi đáy lòng anh một tiếng khóc thống hối đãđược cất lên, từmột con tim, từmột quyết tâm từnay quay đầu trởlại, quyết sống thành một người con tốt. Thật vây ta mới thấy rõ "không một thánh nhân nào không có quá khứ, không một tội nhân nào lại không có tương lai". Vì thế, chúng ta không có quyền đáng dấu chấm hết cho bất cứai, nhưng hãy mởra cho họmột con đường sống, và điều quan trọng là mởrộng tình thương đón nhận người khác và nhìn lại mình đểmà cất tiếng khóc thống hối.
2. Kiểu khóc mướn
Là kiểu khóc dành cho người anh, vì khóc mướn chính là hành động bên ngoài xem ra rất tốt, nhưng bên trong thì không. Có khi là hoàn toàn ngược lại, họkhóc với mộtđiệu bộthê lương vì tiền, chứkhông phải vì tửbiệt sinh li, họbán nước mắt, bán cửđiệu bên ngoài, hay nói đúng hơn là họlàm động tác giảđểmà sống... họchỉcòn thiếu một chút xíu đó là tấm lòng.
Hìnhảnh người con cảhôm nay ám chỉngười Do Thái cách riêng ám chỉcác luật sĩvà biệt phái... Suốt ngày họkhông phạm mộtđiều gì trong lềluật "không hềtrái lệnh cha mộtđiều nào". Sống bên ngoài xem ra rất tốt, học "khóc" rất hay, nhưng chính lời nói cuối cùng đã tốcáo con người của họ"còn thằng con của cha kia", câu nói cho thấy một sựloại bỏ, một sựtrù dâp, thiếu tình yêu thương nhưng lại thểhiện một sựkiêu ngạo tựmãn vềmình. Do đó, một hành động tốt, hay một loạt hành động tốt cũng không thểchứng minh đó là người tốt, mà người tốt phải có hành động tốt, và con tim tốt. hàng ngày chúng ta vẫn khóc qua các cửchỉvà hành động, nhưng Thiên Chúa luôn muốn chúng ta khóc cảbên ngoài lẫn tâm tình bên trong. Ngài không hềvui khi chúng ta không đạo đức, siêng năng đi đọc kinh xem lễlại sống xa cách, hay dửng dưng với người xung quanh.
3. Kiểu khóc hạnh phúc.
Người cha trong bài Tin Mừng nhằm ám chỉThiên Chúa. Trước tiên Thiên Chúa luôn tôn trọng tựdo của con người nên: "người cha liền chia gia tài cho con", tuy rằng theo luật người cha không buộc phải chia gia tài cho con khi còn sống, nhưng người cha lại chia ngay, không do dự, không ngăn cản khi người con xin: điều này chứng tỏngười cha tôn trọng sựtựdo vì thương con. Điều này muốn diễn tảThiên Chúa tôn trọng tựdo của con người ngay cảkhi con người bất trung với Người, vì Người luôn trung thành và yêu thương con người. Điều quan trọng nhất trong bài Tin Mừng hôm nay là lòng nhân từcủa người cha, và sựhối lỗi của đứa con hoang đàng. Hai hình ảnh này đã vẽlên cho bài dụngôn một bức tranh tuyệt vời. Một bên là người con khóc hối lỗi, còn một bên là người cha nhân từkhóc hạnh phúc vì đã tìm được đứa con mà mình mong ước. Chắc chắn người cha không lúc nào lại không chờmong con mình. Ông không cần đợi thằng con "bất hiếu" lên tiếng, nhưng vì tình yêu và lòng nhân từông đãđi bước trước "khi nó còn ởđàng xa, cha nó chợt trông thấy liền động lòng thương!". Ôi lòng nhân từcủa Thiên Chúa đã vượt xa hơn muôn ngàn tội lỗi con người, Thiên Chúa luôn đợi ta mỗi ngày, còn ta thì cứdửng dưng, lạm dụng tựdo, mê của đời trần thếmà bỏchính người cha luôn yêu thương mình. Chắc chắn Thiên Chúa ghét tội, nhưng Ngài luôn yêu thương kẻcó tội. Vậy trong tâm tình sám hối chúng ta hãy trởvềvới người cha đang chờđón chúng ta. Amen.

54. Giá trịMột hội từthiện kia xây dựng một ngôi trường nhằm giúp cho những thiếu niên hưhỏng hoán cải. Khi bàn đến những chi tiết trong việc điều hành trường nhưmua sắm phương tiện, thuê mướn giáo viên v.v… một hội viên phát biểu: “Chúng ta đừng ngại tốn kém. Chỉcần hoán cải được một thiếu niên thôi thì tốn bao nhiêu cũng đáng”. Một người khác hỏi tại sao thì ông này đáp: “Bởi vì thiếu niên hưhỏng ấy là con của tôi”.
Bài Tin Mừng hôm nay gồm tới ba dụngôn. Dụngôn đầu xem ra không hợp lý: ai lại bỏ99 con chiên đểđi tìm một con chiên lạc? Dụngôn thứhai cũng chẳng có sức thuyết phục bao nhiêu: mộtđồng xu có đáng là bao so với công sức mà người đàn bà kia bỏra đểđi tìm lại nó? Nhưng rồi tất cảđều trởthành hợp lý khi ta đọc dụngôn thứba: Ý của Chúa Giêsu không nhằm nói tới con chiên, cũng không nói tới tiền bạc mà nói tới con người. Trước mặt Thiên Chúa, mỗi một con người đều có giá trịvô cùng, bởi vì mỗi một con người, dù là tội lỗi, cũng đều là con của Ngài.
Tuy nhiên có mấy ai chia sẻtâm ý của Chúa? Những người Pharisêu và các kinh sưthấy Chúa Giêsu bỏcông lui tới với những người tội lỗi thì họcho là mất công vô ích nên xầm xì phản đối.Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là khôngđáng, bởi vì những kẻtội lỗi là hạng đáng vất đi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Một đồng xu quí giá thếnào đối với ngườiđàn bà nghèo khổ, một người con quí giá thếnào đối với tấm lòng người cha, thì một người tội lỗi cũng đáng giá thếấyđối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Thếcòn việc bỏ99 con chiên trong đàn đểđi tìm con chiên lạc thì sao? Vì con chiên ấy cần được chăm sóc hơn 99 con kia: nó cô đơn, nó bơvơ, nó đói khát hơn, nó bịnguy hiểm nhiều hơn. Vì thếnên người mục tửnhân lành không thểởyên chờnó tìm được đường về, mà phải đích thân ra đi tìm nó. Chúa Giêsu đã làm nhưngười mục tửấy: Ngài không chờkẻtội lỗi đến với mình, nhưngđược bước trướcđến với họ. Ngài kết thân với họtrong tình trạng của họcòn đang là tội nhân, còn đang lầm lạc. Chính đó là cách đối xửkhác những người Pharisêu và kinh sư, và chính đó là lý do khiến họxầm xì phản đối. Nhưng chính cách đối xửnày đã hoán cải được một người Pharisêu nổi tiếng là thánh Phaolô (bài đọc 2).
Nhiều người không thểhiểu tại sao người mục tửbỏ99 con chiên đểđi tìm một con chiên lạc, và ngườiđàn bà còn 9 đồng trong tay lại chịu khó tìm cho bằng được một đồng bịmất.
Lý do là: Cái mất đi trởthành cái quí giá. Rất nhiều thứkhi bịmất rồi chúng ta mới thấy quí.
Sựquí giá của một vật hay một người không chỉdo vật hay ngườiđó đã làm ích cho ta (thí dụmột chiếc đồng hồchính xác, một người giúp việc tận tụy), mà còn do những công sức mà ta đã đổdồn vào đó (thí dụbức tranh mà người họa sĩđã tốn nhiều thời gian đểvẽ, một người thợmà ông thầyđã dầy công đào tạo), và còn do những hy sinh đau khổmà ta đã dành cho vật hay ngườiđó (nhưđứa con mà người mẹphải sinh nặng đẻđau).
Có một câu chuyện biến ngôn nhưsau: Chúa Giêsu gặp một người mục tửđang rất buồn rầu. Ngài hỏi tại sao thì người ấy đáp: “Vì tôi bịlạc mất một con chiên”. Chúa Giêsu nói: “ĐểTa đi tìm nó cho”. Một lúc sau, Chúa Giêsu trởlại, ôm theo con chiên lạc giao lại cho người mục tử, và căn dặn: “Từnay anh phải yêu thương nó, chăm sóc nó nhiều hơn những con khác nhé, vì Ta đã tốn rất nhiều công sức mới tìm lại được nó đó”.
Tất cảchúng ta đều là nhữngđồng bạc đã từng bịmất, những con chiên đã từngđi lạc và những đứa con đã từng đi hoang. Nhờcông lao khó nhọc của nhiều người và nhất là của Chúa mà chúng ta đãđược tìm lại. Vậy chúng ta phải có những tâm tình gì?
- Tâm tình cảm mến, vì mình đã hưmất mà đã được tìm lại.
- Tâm tình vui sướng, vì biết mình là đối tượng được thương yêu nhiều hơn.
- Và tâm tình tựtrân trọng, đừngđểmình bịlạc mất thêm một lần nào nữa.

55. Tạo vật được yêu thươngQua những gì Thiên Chúa làm cho con người, con người biết hơn vềThiên Chúa. Qua thái độcủa Thiên Chúa đối với tội nhân, con người biết Thiên Chúa là Đấng nhân từ, Đấng yêu thương con người vô cùng.
Con người có là chi!
Con người thường chỉyêu quý những người tài giỏi và ngoan hiền. Với những người không tốt, con người thường xa lánh. Thiên Chúa không đối xửvới con người nhưvậy. Ngài đi tìm người tội lỗi nhưngười chăn chiên đi tìm con chiên lạc, nhưngười cha đứng chờngười con hoang trởvề. Con người là chi đối với Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đối xửvới con người nhưvậy?
Nhưngười chăn chiên bỏlại 99 con chiên đểđi tìm con chiên lạc, và khi tìm được, lại còn vác nó trên vai, Thiên Chúa cũng yêu thương và trân trọng con người nhưvậy! Tin Mừng hôm nay cho thấy khi một tội nhân trởvề, cảtrời đất đều vui mừng, cảtriều thần trên trời hân hoan. Theo cách nói nhân hình, có thểnói, chính Thiên Chúa cũng vui mừng khi một người tội lỗiăn năn trởlại. Thiên Chúa yêu thương con người, yêu thương ngay cảngười tội lỗi vô cùng.
Người con bỏnhà đi hoang đắc tội với cha và với anh của mình. Thếnhưng, người con trưởng cũng lỗi phạm với cha và với em của anh ta. Vì anh ta sống với cha mà có thái độvà tâm tình của người làm thuê. Người con trưởng coi cha nhưông chủchứkhông phải nhưcha mình, hơn nữa, anh ta không muốn nhận em mình khi nó trởvề. Người con thứtừbỏcha và anh đểra đi; còn người anh đã không coi cha nhưcha và cũng chẳng muốn nhận em mình; có lẽcảhai đều giống nhau. Còn người cha, người cha không chỉyêu thương người con thứhoang đàng, nhưng Ngài yêu thương cảngười con trưởng. Ngài năn nỉngười con trưởng, xin người con trưởng chấp nhận em mình.
Trong dụngôn hai người con, chính người cha đã nhận ra đứa con bỏnhà ra đi trởvề, và người cha này đã không còn tựchủđứng chờngười con đi vềvới mình nữa, người cha cũng không chờngười con nói lời xin lỗi, nhưng người cha đã chạy tới với người con, ôm lấy con và hôn người con hoang đàng cho dù nó chưa nói lời xin lỗi. Người cha yêu thương người con quá sức, cho dù nó hoang đàng đã bỏcha bỏnhà ra đi! Con ngườiđược Thiên Chúa yêu thươngđến nhưvậy sao?! Nếu Thiên Chúa yêu thương con người và ngay cảngười tội lỗi vô cùng, thì con người phải có thái độđối với nhau thếnào cho xứng hợp là con cái Thiên Chúa.
Con người có là gì mà được Thiên Chúa yêu thương và quý trọng nhưvậy? Giá trịcon người là tuyệt vời. Nếu không tuyệt vời, tại sao lạiđược Thiên Chúa yêu thương và quý chuộng nhưvậy? Nếu Thiên Chúa yêu thương con người nhưvậy, con người còn gì phải lo lắng nữa? Thiên Chúa yêu thương con người đến độban chính Con của Ngài cho chúng ta, vậy thì Ngài còn tiếc gì với chúng ta nữa? Chắc chắn chúng ta sẽđược cứu độ, không phải vì chúng ta tốt, nhưng vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta, ai giựt chúng ta khỏi tay Ngài được?!
Thiên Chúa nhân từ
Con người yếu hèn mong manh, nay còn mai mất, thếnhưng lại là tạo vật vô cùng quý đối với Thiên Chúa. Qua người tội lỗi được yêu thương, con người nhận biết Thiên Chúa là Đấng nhân từvà yêu thương.
Thiên Chúa là tình yêu. Ngài chỉbiết yêu thôi, và làm tất cảvì yêu. Ngài không làm bất cứđiều gì cho con người mà không phải vì tình yêu đối với con người. CụthểThiên Chúa không làm gì cho tôi mà không phải vì yêu thương tôi. Phaolô trước khi trởlại, là người tội lỗi. Chính Phaolô đã giữáo cho những người ném đá thánh Tê-pha-nô. Phaolô đã miệt mài bắt bớcác Kitô hữu. Biến cốtrên đường Đamas xảy ra khi Phaolô đang trên đường truy lùng Kitô hữu. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương và chọn Phaolô, và không chỉthế, Thiên Chúa còn dùng Phaolô nhưlợi khí của Thiên Chúa đối với dân ngoại. Thiên Chúa không chỉyêu thương tha thứ, nhưng Ngài còn luôn mời gọi người tội lỗi trởlại cộng tác và thực hiện chương trình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người.
Bàiđọc trong sách Xuất Hành cho thấy tình yêu tha thứcủa Thiên Chúa. Thiên Chúa tha thứ,đểdân Do Thái bắt đầu lại cuộc đời mới, tương quan mới với Thiên Chúa. Đôi khi một vài bản văn của một sốsách Cựu Ước làm người ta có cảm tưởng rằng Thiên Chúa không nhân từbằng Abraham hay Môsê, nhưng đó là cách diễn tảđểtôn trọng tính tuyệtđối của Thiên Chúa, chứchính Thiên Chúa là Đấng đã làm cho Abraham và Môsê nhưcác ông là, đểcho dân được hưởng tình yêu nhân từtha thứcủa Thiên Chúa.
Trong mọi bằng chứng diễn tảtình yêu của Thiên Chúa đối với con người, Đức Yêsu chết trên thập giá là bằng chứng tuyệt hảo nhất cho thấy Thiên Chúa nhân từvà yêu thương con người. Nếu không yêu thương, tại sao Lời Thiên Chúa lại nhập thểlàm người? Nếu không yêu thương, tại sao Ngài phải chịu chết ô nhục nhưvậy? Thập giá mình chứng tình yêu.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1.Đối với những người chán đời và muốn chết, điều gì là quan trọng nhất?
2.Đâu là bằng chứng tuyệt nhất cho thấy Thiên Chúa yêu thương con người? Tại sao?
3. Làm sao đểthành người tuyệt vời? Cụthểtrong cuộc sống thường ngày, làm gì đểđáp trảtình yêu Thiên Chúa?

56. Bởi vì chúng nó là con của tôi!Một hạt giống nhỏbé nằm ởdưới lòng đất, và bắt đầu nảy mầm. Nhìn thấy những đóa hoa khác, nó tựhỏi, “Không biết mai mốt tôi sẽnhìn giống hoa gì nhỉ?”
“Gương mặt của hoa huệthì đẹp, lộng lẫy, nhưng hơi lạnh lùng. Còn hoa hồng thì quá sặc sỡ, và cũng quá cổrồi. Còn đóa hoa tím, tôi sẽkhông chọn kiểu hoa ấy đâu, hoặc là cảcái hoa mầu xanh dương.”
Và cái hoa nhỏbé đó đã phê bình đủmọi thứhoa cho đến khi nó tỉnh giấc vào một buổi trưa hè nắng khi nó nhận ra mình chỉlà một loại hoa cỏdại!
Các thánh ký viết Phúc Âm nói cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã bịbè phái Pharisiêu phê phán đủchuyện cả. Trong bài Phúc Âm hôm nay, họbàn tán phản đối Ngài là người qua lại với thứtội lỗi. Trong thời Chúa Giêsu, kẻtội lỗi được hiểu là người chống lại Thiên Chúa, có thểlà cuộc sống vô luân hoặc là đang làm công việc bần tiện. Dĩnhiên, câu định nghĩa này bao gồm luôn cảnhững người thu thuế,đĩđiếm, là những người bịphái Pharisiêu xa cách, mà chỉcó Chúa Giêsu thì không.
Thánh Luca kểlại cho chúng ta biết rằng những người thu thuếvà kẻtội lỗi thì đến gần Chúa Giêsu đểnghe Ngài giảng. Còn những người Pharisiêu và luật sĩthì bàn tán với nhau rằng, “Ông này qua lại và ăn uống với kẻtội lỗi” (Lc 15:2). Những người Pharisiêu là những kẻbịgai mắt soi bói rằng: Làm sao mà ông này lại nói vềThiên Chúa với thứdân này? Chúa Giêsu đã trảlời các ông qua các dụngôn.
Dụngôn thứnhấtlà vềngười chăn 100 con chiên mà bịlạc mất một con. Anh đã bỏ99 con kia lại mà đi tìm con chiên bịlạc mất. Khi tìm thấy nó, anh đã vác nó lên vai và trởvềnhà vui mừng. Sau đó, anh đã gọi bạn bè lại và ăn mừng. “Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗiăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15:7).
Dụngôn thứhailà ngườiđàn bà có 10 đồng quan, mà chẳng may bà đã đánh mất mộtđồng. Sau đó, bà đi tìm và tìm thấy nó, bà vui mừng và mời bạn bè đến chia vui (Lc 15:8-9).
Dụngôn thứbalà người con hoang đàng. Anh đã đòi cha của anh chia gia tài và đi chơi phung phí ởphương xa. Sau khi đã xài hết tiền của rồi, hai bàn tay trắng, anh đã trởvềvới lòng thống hối xin cha anh tha thứ. Người cha đã sẵn sàng tha thứcho anh mà còn ôm hôn anh. Thếnhưng, người con lớn trong gia đình thì không chút vui vẻgì đối với thái độcưxửnhân hậu của cha, anh hậm hực tức tối bởi vì anh đã ởnhà với cha trong khi người em của anh lại đi trụy lạcởngoài.
Có lẽnhiều người sẽthà chịu mất một con chiên và ởlại với 99 con chiên, hoặc là chẳngđểcông mà tìm một quan tiền,đàng nào cũng còn 9 quan. Có lẽnhiều người sẽđồng ý với thái độbực tức của người con lớn bởi vì anh đã trung thành ởvới cha mình mà lo lắng tất cảnhững công việc trong nhà.
Hãy thành thật với chính mình đi! Bạn có thấy tiếng từtrong tâm hồn của bạn đang đồng ý với những điều đó không? Đáng lẽngười con trung thành ởnhà với cha, phải đáng giá hơn chứ?
Trongđềtài vềgiá trịcon người, nhà thần học Michael P. Green đã trình bày nhưsau:
Giảdụnhưcó một bà mẹvừa mới sinh ra được một người con. Sau đó, một người đến hỏi bà mẹđó bán người con đó cho ông. Ông sẽtrảcho bà $10,000 hoặc thậm chí ông có thểtrảcho bà cảmột triệu đồng. Thếnhưng bà mẹấy sẽvẫn không bán người con yêu quí của mình cho người đàn ông đó. Bà chỉbiết ôm con sát vào lòng và trảlời, “Con của tôi thì vô giá.”
Một điều dĩnhiên là bà mẹđã đó không suy nghĩgì đến những vất vảmà bà sẽphải trảkhi phải nuôi lớn đứa con của bà. Bà sẽphải thay cảđến hơn ngàn cái tã, thức khuya dậy sớm, lo thuốc thang khi nó bệnh. Thếnhưng tất cảnhững cái khổcực đó vẫn không là gì bởi vì bà mẹđó đã chọn cái giá trịcủa đứa bé đó cao quí hơn là tiền bạc và khó nhọc. Bà đã chọn đểyêu người con của bà.
Đáng giá nhưthếkhông phải là ởchỗcái nhìn ởbên ngoài, nhưng là con người. Cái đáng giá đó, phản chiếu hình ảnh của Thiên Chúa, phải là một căn bản cho sựđịnh giá của con người chúng ta.
Trởvềdụngôn người con hoang đàng, người cha đã có thểmởrộng cánh tay đểôm người con vào lòng là bởi vì ông không nghĩđến những điều cậu đã làm, nhưng vì cậu là con của ông.
“Tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15:7). Điều này không có nghĩa là Thiên Chúa yêu thương kẻcó tội hơn là những ngườiăn ởtốt lành. Chân lý của Phúc Âm không phải là Thiên Chúa thiên vịyêu kẻnày hơn kẻkhác. Chân lý của Phúc Âm chính là Thiên Chúa yêu thương tất cảchúng ta một cách đồng đều. Chân lý đó là tất cảchúng ta đều là kẻtội lỗi, kểluôn cảnhững kẻcho rằng mình tốt lành mà không nghĩrằng mình cần phải sám hối.

57. Chúa Nhật 24 Thường NiênCòn có ThứTình Yêu nào cao cảhơn?
"Trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì 99 người công chính không cần ăn năn..."(Lc 3, 24)
Anh chịem thân mến,
Chương 15 của Phúc âm thánh Luca mà chúng ta đọc trong ngày Chúa Nhật hôm nay, gồm 3 dụngôn, được coi nhưtuyệt phẩm của Tình yêu: dụngôn bầy chiên với 100 con: lỡ mất một con; ông chủsẵn lòng để100 con lạiđó, đi tìm cho được con mất, vác trên vai đem về- dụngôn 2: người đàn bà lỡmất một đồng bạc, liền thắp đèn, quét nhà tìm cho đến khi thấyđược đồng bạcđó - nhất là dụngôn cuối cùng: người con hoang đàng và người cha nhân hậu với lời kết luận từmiệng người cha: "chúng ta phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay sống lại,đã mất mà nay lại tìm thấy..." Cảba dụngôn diễn tảthật đậm nét tình yêu thương vô bờThiên Chúa đối với tội nhân hối cải. Kính mời anh chịem cùng suy niệm.
a. Nguyên do ba bài dụngôn: sốlà các người thu thuếvà người tội lỗi thường đến bên Chúa Giêsu đểnghe Chúa giảng dạy; thấy vậy, mấy người biệt phái, kinh sưxầm xì chê trách Chúa Giêsu: ông này hay niềm nởđón tiếp kẻtội lỗi, ăn uống với chúng nữa. Những người Do thái làm nghềthu thuếcho người La mã bịxếp ngang hàng với người tội lỗi, bịkhinh miệt và bịloại trừkhỏi phụng vụđền thờnữa. Chính họkhông tựnhận mình tốt lành; trong khi nhóm biệt phái, kinh sưlà nhóm người có địa vịcao trong đạo do thái. Họnhiệt thành quá với LềLuật, đến độthiếu lòng bác ái, thích sống giảhình, hay coi khinh kẻkhác. Chính Chúa Giêsu nhiều lầnđảkích họ. Cũng chính mấy bài dụngôn sau đây muốn nói lên điềuđó...
b. Hìnhảnh người chủchăn có 100 con chiên - hình ảnh người cha nhân hậu: chính là hình ảnh Thiên Chúa Tình yêu, luôn chủđộng đi tìm con chiên lạc, cho đến nổi có thểbỏlơ99 con chiên tốt lành, chỉđểđi tìm con chiên bịlạc; vì " trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì 99 người công chính không cầnăn năn.." Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai Con Thiên Chúa, đã chấp nhận sinh vào trần gian...đã lặn lội đi rao giảng Nước Trời cho mọi người.... băng bó chữa lành cho kẻđau yếu... và đã chết đau thương vì nhân loại chúng ta. Nhưvậy, chính Thiên Chúa là người đi bước trước trong Tình Yêu, người chủđộng kêu mời nhân loại sống trong Tình Yêu, nhất là kêu gọi trởvềtrong Tình Yêu khi đã bịmất. Dụngôn Người Cha nhân hậu, cho chúng ta thấy mối bận tâm duy nhất của ông chính là: làm sao cho đứa con lỡđi hoàng đàng: đi tìm - vui mừng khi tìm được - khi con trởvề, ôm cổhôn lấy hôn để, sai gia nhân làm tiệc...Chính câu trảlời của ông cho người con cả,đã nói hết tấm lòng của Ông: "này con, chúng ta phảiăn mừng vì em con đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.."
c. Tháiđộcủa hai người con: Người con thứ: tính tình nông cạn, ảo tưởng, đam mê, tội lỗi, xúc phạm đến tha nhân và Thiên Chúa: đó chính là hình ảnh của cảnhân loại chúng ta. Tuy nhiên, sau khi ăn năn, thái độcủa anh ta thật đáng khen, vì biết mạnh dạng, dứt khoát, không chần chừ. Đó chính là gương thật lòng ăn năn sám hối.... Người con cả: bên ngoài xem ra là mẫu mực, không có điều gì chê trách, nhưng trước tấm lòng bao dung của cha, người con cảtỏra tựphụ, khinh khi em mình trước mặt cha. Thật là thái độđáng tiếc...Chính thái độnày cũng là thái độcủa các kinh sư, biệt phái, tựcho là mình chân chính, là con cháu tốt lành của Abraham, đểtừđó coi khinh kẻkhác
d. Gợi ý sống và chia sẻ:Là người kitô hữu ngày hôm nay, đọc qua gương của hai người trong bài Tin Mừng hôm nay, đã cho ta bài học nào? Khi nhìn lại, ta thấy mình là hạng người con nào trong hai người con của Người Cha nhân hậu?

58. Suy niệm của Gier. Nguyễn Văn NộiCâu hỏi gợi ý:
1. Tại sao Đức Giêsu lại dùng đến những ba dụngôn đểnói vềlòng thương xót của Thiên Chúa?
2. Chúng ta học được điều gì từba dụngôn ấy?
Suy tưgợi ý:
1. Ba dụngôn của lòng thương xót:
Luca là một tác gỉa Tin mừng rất tinh tếvà có xu hướng thích trình bày vềtình thương, vềlòng nhân ái. Chính vì thếmà khi muốn làm nổi bật lòng thương xót của Thiên Chúa, Luca đã sắp xếp 3 dụngôn lại với nhau: con chiên bịlạc,đồng tiền bịmất, người con đi hoang trởvề. Còn ý của Đức Giêsu? Một phần Đức Giêsu muốn thanh minh với các người Pharisêu vềcách cưxử“khó hiểu” của ngài đối với thành phần cùng đinh của xã hội là những người bịxã hội coi là tội lỗi, là đáng khinh, đáng loại trừ. Một phần Đức Giêsu muốn mọi người hiểu rằngđấng Thiên Chúa mà ngài gọi là Cha và muốn cho mọi người nhận biết là một Thiên Chúa Yêu Thương. Thậm chí người ta có thểgọi Ngài bằng ngôn ngữcủa trẻthơđểgọi: Abba, Lạy Cha! Cha ơi! Ba ơi! Bốơi! Người Do Thái đã quá nhấn mạnh đến tính công bằng của Thiên Chúa nên đã vẽnên một hình ảnh khắc nghiệt.
2. Bài học từba dụngôn:
* Thiên Chúa luôn tìm kiếm con người, nhất là người tội lỗi,đểcứu họkhỏi cảnh lầm lạc mà đưa họvềdưới mái nhà của Cha.
* Thiên Chúa dễdàng quên những tội tầy đình của những người con đi hoang và luôn trông ngóng họquay về.
* Thiên Chúa vui mừng, hạnh phúc giang rộng cánh tay đón nhận con chiên lạc, người con đi hoang đểôm ấp yêu thương, bù đắp cho những ngày tháng bất hạnh của chúng.
* Con chiên lạc được tìm thấy, đồng bạc đã mất tìm lại được và người con thứđi hoang trởvề….. không thểvì thếmà quay lại với quá khứđi lạc, đánh mất hoặcđi hoang. Vì nhưthếlà quá coi thường tình thương của Thiên Chúa vừa là Cha vừa là chủ.
* Nếu chúng ta học được lòng thương bao la của Thiên Chúa mà cưxửnhân ái với tha nhân…. Nếu chúng ta dấn thân vào việc tìm kiếm những con chiên lạc đem vềthì chắc Thiên Chúa sẽrất vui và sẽhãnh diện vì chúng ta!
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã dậy cho chúng con biết vềThiên Chúa là Tình Yêu, là Lòng Thương Xót Vô Biên. Chúng con yếu đuối, tội lỗi, thấp hèn lắm! nên chúng con cảm thấy được vững tâm, tin tưởng khi chạy đến với Thiên Chúa đểxin ơn thứtha. Xin Chúa giúp chúng con biết sống nhân ái với mọi người, nhất là với những ai mà chúng con thường khắt khe. Xin Chúa ban nhiệt huyết cho chúng con đểchúng con hăng say tìm kiếm những con chiên lạc, đem họvềnhà Cha. Amen.

59. “Tôi đã tìm thấy con chiên lạc”(Suy niệm của Lm. Cao Tấn Tĩnh)
Suy nghiệm kỹhai bài Phúc Âm, bài của Chúa Nhật XXIII Mùa Thường Niên Năm C tuần trước và bài của Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên Năm C tuần này, chúng ta thấy ý nghĩa của hai bài Phúc Âm này rất ăn khớp với nhau. Nếu trong bài Phúc Âm tuần trước Chúa Giêsu khuyên dạy đối tượng muốn theo Người phải “từbỏchính bản thân mình”, thì trong bài Phúc Âm tuần này, Người lại diễn tảtâm tưởng của Người vềđối tượng không chịu “bỏmình” theo Người, tức lạc xa Người, là “Tôi đã tìm thấy con chiên thất lạc… tôi đã tìm thấyđồng bạc bịmất”. Đúng thế, theo lời Chúa Giêsu ởbài Phúc Âm tuần trước, con người có trách nhiệm phải chủđộng bỏmình đi và vác thập giá mới có thểtheo Người, tức mới có thểđến cùng Cha, mới có thểhiệp thông với Thiên Chúa. Trái lại, trong bài Phúc Âm tuần này, dù con người không thểhay không chịu theo Chúa, không thểhay không chịuđến với Người, vì không chịu hay không thểbỏmình và vác thập giá theo Người, mà chính Ngườiđã phải chủđộng và tích cực đi tìm họcho đến khi gặpđược họ, đểcó thểdẫn họvềvới Cha, nghĩa là Ngườiđã tựbỏmình và vác thập giá theo đuổi họ, thay vịhọphải bỏmình và vác thập giá mà theo Người. Chính vì thế, trong bài chia sẻtuần trước, chúng ta đã cùng nhau cảm nghiệm là: “Thiên Chúa chẳng nhữngđã ‘bỏmình đi’, khi ban Con Một Ngài cho chúng ta, đểcó thểđến với chúng ta nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, Ngài còn phải ‘vác thập giá’, khi phó nạp Con Ngài vì chúng ta qua Mầu Nhiệm Vượt Qua, đểcó thểcứu độchúng ta và ban Thánh Linh hiệp thông cho chúng ta”.
Ởđây, qua bài Phúc Âm hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta cảm nghiệmđược tình yêu Thiên Chúa hơn là nhấn mạnh đến phản ứng của tội nhân đối với Ngài. Sựkiện đềcao thái độchủđộng của Thiên Chúa khoan dung, hơn là phản ứng của tội nhân trong bài Phúc Âm hôm nay, được hiện tỏqua hai bài đọc một và hai. Đó là lý do, Giáo Hội chỉbuộc đọc hai dụngôn, dụngôn thứnhất vềviệc chủchiên tìm thấy con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, và dụngôn thứhai vềngười đàn bà tìm thấyđồng bạc bịmất duy nhất trong 10 đồng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thểđọc dụngôn thứba vềngười con hoang đàng, nhưng lại là đoạn Phúc Âm được Giáo Hội đểtrong ngoặc đơn, nghĩa là không buộcđọc. Tại sao? Theo tôi, tại vì hai lý do sau đây. Thứnhất là vì dụngôn thứba liên quan đến thái độchủđộng thống hối của người con hoàng đàng hơn thái độthứtha của người cha, do đó mới có lý do thứhai, lý do là vì dụngôn thứba này nói đến thái độngười cha chờcon vềchứkhông tựđộng đi tìm kiếm nó, nhưthái độcủa người chủchiên đi tìm chiên lạc hay nhưthái độcủa người đàn bà tìm của mất ởhai dụngôn trước. Tuy nhiên, nếu chỉđểý đến khía cạnh Thiên Chúa chấp nhận con người, dù con người tội lỗi đi nữa, thì dụngôn vềngười con hoang đàng cũng hợp với dụngôn chiên lạc và đồng bạc mất. Thật vậy, qua bài Phúc Âm của Chúa Nhật XXIV Năm C tuần này, chúng ta thấy được giá trịhết sức cao cảcủa bản thân mỗi một con người tạo vật chúng ta trước nhan Thiên Chúa hằng sống vô cùng toàn thiện. Việc Thiên Chúa yêu thương tìm kiếm con người nói chung và từng người nói riêng cho chúng ta thấy con người tạo vật chúng ta, chung cũng nhưriêng, thực sựlà loài được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tựnhưNgài. Không phải hay sao, nếu Thiên Chúa Duy Nhất nhưng lại một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, thì con người cũng thế, cho dù đều là con người nhưnhau, song mỗi con người lại là một ngôi vịriêng biệt, một chủthểbiệt lập, chứkhông phải chỉlà một khốiđồng thểnhưnơi loài thú vật?
“Thiên Chúa là tình yêu”, nhưVịTông Đồđược Chúa Giêsu yêu định nghĩa trong ThưThứNhất của mình ởđoạn 4 câu 8 và 16, đã chẳng những “yêu (chung) thếgian đến ban Con Một mình” (Jn 3:16), mà còn yêu riêng từng ngườiđến trong thếgian nữa; và Ngài chẳng những yêu họkhi họđã vào đời mà còn yêu họngay cảtrước khi họnhập thếnữa, khi họcòn trong lòng mẹnữa, nhưchính Ngài đã phán cùng tiên tri Giêrêmia, vịđã ghi nhận sựthật cảm kích này ởđoạn 1 câu 5: “Trước khi Ta hình thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, trước khi ngươiđược sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi, Ta đã chỉđịnh ngươi làm tiên tri cho các dân nước”. Chưa hết, “Thiên Chúa là tình yêu” chẳng những yêu thương mỗi một người chúng ta chỉvì chúng ta là tạo vật của Ngài, một tạo vật được Ngài dựng nên hoàn toàn tốt lành ngay từban đầu, nghĩa là khi chúng ta còn ngây thơvô tội chưa biết đến tội lỗi là gì, mà còn yêu thương chúng ta cảkhi chúng ta “là những tội nhân” nữa, nhưVịTông ĐồDân Ngoại xác nhận trong Thưgửi Giáo Đoàn Rôma ởđoạn 5 câu 8. Đó là lý do, ngay sau khi sa ngã phạm tội, hai nguyên tổcủa loài người chúng ta, lúc hai vịcòn đang đổlỗi cho nhau, không hềbiết mởmiệng xin Chúa thứtha, thì chính Ngài đã tựđộng tuyên hứa cứuđộcho chính thành phần tạo vật phản nghịch Ngài rồi, nhưSách Khởi Nguyên ghi lại ởđoạn 3 câu 15. Trường hợp “Thiên Chúa là tình yêu” yêu thương chúng ta khi chúng ta “là những tội nhân” còn được thểhiện tỏtường qua việc Ngài tha không tận diệt dân Do Thái nữa, đám dân đã thực sựbỏNgài là Đấng họđã tận mắt chứng kiến thấy Ngài ra tay uy quyền đểcứu họra khỏi cảnh làm tôi Ai Cập, mà quay đầu đi tôn thờcon bò vàng đúc do họtạo nên, nhưSách Xuất Hành thuật lại trong bài đọc thứnhất hôm nay. “Thiên Chúa là tình yêu” yêu thương chúng ta khi chúng ta “là những tội nhân” chẳng những được thểhiện qua việc thứtha cho cảloài người ngay từban đầu, hay cho cảmột dân tộc, nhưtrường hợp Dân Do Thái trong bài đọc một hôm nay, mà còn cho từng con người chúng ta nữa, nhưtrường hợp của chính VịTông ĐồDân Ngoại, qua những gì ngài chia sẻvới Timôthêu trong bài đọc thứhai hôm nay: “Chúa Giêsu Kitô đến thếgian đểcứu các tội nhân. Trong sốđó, cha là đệnhất tội nhân”.
Ôi, nhưthếthì Thiên Chúa đã chẳng yêu thương chung loài người tạo vật vô cùng thấp hèn chúng ta và mỗi con người tội nhân vô cùng bất xứng của chúng ta cho đến cùng hay sao? Mức độ“cho đến cùng” nơi tình yêu Thiên Chúa tỏra qua Chúa Giêsu Kitô đây, nhưThánh Ký Gioan viết trong Phúc Âm của mình ởđoạn 13 câu 1, theo tôi, không liên quan đến chủthểyêu là Thiên Chúa, mà là đến đối tượng yêu là tội nhân chúng ta. Bởi vì, đối với “Thiên Chúa là tình yêu” thì một khi yêu là Ngài yêu bằng cảtấm lòng của Ngài, một tình yêu tuyệt đối thủy chung, yêu từđầu đến cuối, “yêu đến cùng”, chứkhông yêu dang dở, yêu từtừ, yêu có hạn, yêu bập bềnh lên xuống tùy theo đối tượng có đáng yêu chăng, hay đáng yêu bằng nào hoặcđáng yêu lúc nào v.v. Đó là lý do Thiên Chúa vẫn yêu loài người chúng ta cảkhi chúng ta “là những tội nhân”. Và cũng chính vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta “là những tội nhân” mà Người đã yêu “cho đến cùng”. “Cho đến cùng” ởđây không phải chỉđược hiểu “Thiên Chúa là tình yêu” tỏlòng xót thương với chung loài người tội lỗi chúng ta, mà còn được hiểu là Ngài yêu thương cho đến tội nhân cuối cùng trong chúng ta, hay cho đến con người “đệnhất tội nhân” trong chúng ta nữa. Đó là lý do Thánh Ký Gioan, sau khi cảm nhận “Người đã yêu thương thành phần thuộc vềmình trên thếgian và muốn tỏcho họthấy Người yêu họcho đến cùng”, liền nói ngay đến tông đồGiuđa Ích-Ca: “Ma quỉđã cám dỗGiuđa trong việc phản nộp Người”, rối chính thánh nhân dùng câu “không phải mọi người đều sạch cảđâu”, câu Chúa Giêsu nói với tông đồPhêrô, đểám chỉvềtông đồGiuđa là: “vì Người biết kẻphản nộp mình”. Nhưthế, Chúa Giêsu “đã yêu những kẻthuộc vềmình trên thếgian và Người cho họthấy rằng Người yêu họcho đến cùng” ởđây có nghĩa là Chúa Giêsu yêu cảGiuđa là kẻNgười biết trước là sẽphản nộp Người, bằng việc Người cũng cúi mình xuống rửa chân cho cảGiuđa nữa vậy.
Nếu qua Lời Nhập Thểlà Chúa Giêsu Kitô, “Thiên Chúa là tình yêu” đã yêu thương nhân loại tội nhân chúng ta “cho đến cùng”, tức là cho đến con người “đệnhất tội nhân” trong chúng ta, hay cho đến con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, cho đến đồng bạc duy nhất bịmất trong số10 đồng bạc, thì quảthực, nhưChúa Giêsu quảquyết với các môn đệcủa Người trong Bữa Tiệc Ly, ởPhúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 1 và 2, là: “Lòng các con đừng bối rối. Hãy tin vào Thiên Chúa và hãy tin tưởng nơi Thày. Trong nhà Cha thày có nhiều chỗởlắm”. Chúng ta hãy nhớrằng, Chúa Giêsu phán lời này ngay sau khi Người báo trước cho Phêrô biết sựviệc Phêrô sẽchối bỏNgười. Nhưthếcó nghĩa là, dù chúng ta là ai và có tội lỗi đến đâu đi nữa, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, yêu thương từng người chúng ta, tức mỗi một người tội nhân chúng ta bao giờcũng có chỗcủa mình trong cung lòng yêu thương vô biên bất tận của Thiên Chúa. Miễn là, phải, miễn là tội nhân chúng ta biết hết lòng tin tưởng vào tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài, đừng bao giờhồnghi tình Ngài yêu thương chúng ta “cho đến cùng”. Nhưthế, “hãy tin vào Thiên Chúa và hãy tin tưởng nơi Thày” chính là lời Con Thiên Chúa mời gọi “người ta từđông sang tây, từbắc chí nam đến ngồi vào chỗcủa mình trong bữa tiệc vương quốc Thiên Chúa” vậy. Thành phần từđông tây nam bắc được Chúa Giêsu nhắc đến trong Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật Thường Niên XXII Năm C cách đây 2 tuần này không phải là thành phần “khi được mời thì đến ngồi vào chỗthấp nhất” hay sao? Điển hình là con người đã thành thực cảm nhận trong bài đọc thứnhất hôm nay: “Chúa Giêsu Kitô đến thếgian đểcứu các tội nhân. Trong sốđó, cha là đệnhất tội nhân”, hay con người thu thuếtrong dụngôn hai người lên đền thờcầu nguyện ởPhúc Âm Thánh Luca đoạn 18 câu 13: “không dám ngẩng đầu lên trời. Chỉbiếtđấm ngực mà thưa: ‘Ôi lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻtội lỗi’”.
Vấnđềthực hành sốngđạo: Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên Năm C theo Phúc Âm Thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy Thiên Chúa thực sựyêu thương con người tạo vật chúng ta “cho đến cùng”. Ởchỗ, qua Con Một của mình, Ngài đã đến đểtìm kiếm chung loài người chúng ta cũng nhưriêng từng người chúng ta trong khi chúng ta “là những tội nhân”. Vì mỗi một con người chúng ta là một ngôi vị, một chủthể, chứkhông phải là thú vật, là một khối đồng thể, (tức là loài có thểcloning hay có thểđược tạo sinh theo phương pháp vô tính dục), do đó, Thiên Chúa không thểyêu thương thếgian mà lại không yêu thương từng người chúng ta, hay yêu thương riêng cá nhân hơn tập thểloài người, nhưNgài có vẻtỏra nhưthếtrong bài đọc một hôm nay. Tuy nhiên, dù là một ngôi vịriêng biệt, chúng ta cũng là một con người thuộc vềloài người, loài được Thiên Chúa yêu thươngđến nỗi đã làm người nhưloài người chúng ta. Phải chăng vì thếmà chúng ta phải yêu thương nhau nhưNgài đã yêu chúng ta, và phải tha thứcho nhau nhưNgài đã thứtha cho chúng ta?

60. Người con cả là chúng ta.(Suy niệm của An-phong Nguyễn Công Minh, ofm)
Bài Tin Mừng dài hôm nay kể luôn 3 dụ ngôn “mất và tìm lại được” độc quyền của Luca. Chỉ xét về con số mà thôi, thì 3 dụ ngôn: chiên lạc, đồng tiền, người con hoang, có một bước lùi dần dần về sở hữu: có 100 mất 1; có 10 mất 1; và có 2 mất 1…, nhưng cái tỉ lệ mất nhân lên: 1%, 10% và 50%… Nếu mất 1%, 10% tìm lại được thì mừng rỡ, thì dụ ngôn người con hoang đàng, có hai mất một, tức mất 50% khi tìm lại được, niềm vui phải lớn biết bao, nếu như không có bóng dáng người con cả.
Đã nhiều lần chúng ta nghe về người con hoang đàng, về người cha nhân từ. Hôm nay chúng ta để mắt tới người con cả trong dụ ngôn nổi tiếng của Chúa Giêsu mà chỉ mình thánh Luca ghi lại, với hai câu hỏi: (1) Tại sao ta lại để mắt tới người con cả ; và (2) Làm sao để ta thoát khỏi thái độ như người con cả.
1. Tại sao lại để mắt tới người con cả?
Vì mỗi người chúng ta có dáng dấp giống anh ta. Anh ta đi làm về, nghe trong nhà đàn ca múa hát. Anh khoát tay dò hỏi một đứa ở, nó cho biết cha của anh đang bày tiệc mừng đứa con đi hoang mới về. Anh nổi giận, không thèm vào nhà. Người cha phải ra tận nơi để dỗ dành anh ta. Anh phân phô hơn thiệt –rất có lý khiến người cha đứng nghe từ đầu đến cuối (khác người con thứ không cho nó nói hết câu)-: “Đã bao năm, con ở với cha, chẳng trái lệnh cha điều nào. Thế mà có bao giờ cha thí cho con một con dê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn đâu? Vậy mà khi cái thằng con của cha kia đã ngốn hết gia tài của cha cùng với gái làng chơi, thì nay trở về cha lại làm thịt bò tơ béo tốt để ăn mừng nó!”
Lập luận lý lẽ của người con cả này không xa lạ gì với chúng ta lắm đâu –nếu một ngày nào chúng ta nhận ra rằng Chúa cũng cứu, cũng cho vào thiên quốc những người chưa theo đạo, hoặc những người theo đạo mà chẳng lễ lạy gì, hay tệ hơn nữa, như lời Chúa nói: “Tôi nói thật cho các ông: những người thu thuế tội lỗi đĩ điếm sẽ vào Nước Trời trước các ông”.
Chúng ta, những người đạo gốc, đi lễ hàng ngày, hoặc ít ra cũng giữ lễ Chúa Nhật, giữ trọn 10 điều luật của Chúa, chịu thương chịu khó dậy sớm đến nhà thờ, tối thì đọc kinh, theo Chúa trọn đạo, vậy mà Chúa thình thoảng cũng cư xử dửng dưng, thử thách này nọ ; còn một số kẻ khác ăn no ngủ kỹ, hoặc 10 điều răn thì lỗi cả chục, tự do phóng túng…, ấy vậy mà cuối cùng Chúa lại cư xử với họ thật nồng hậu. Cái ấm ức làm sao không có được. (Ở đây ta không nói họ phải có điều kiện như thế nào thì Chúa mới đoái thương, nhưng mình nghĩ cho dù họ hội đủ điều kiện, thì cùng lắm tha thứ, cho qua là xong, chứ đây lại là tiếp đãi linh đình ra như thể khuyến khích đi hoang!)
Hoạ sĩ thiên tài Rembrandt đã hiểu thật hay ý hướng sâu sắc của bài dụ ngôn này, nên vẽ bức tranh như sau: Người con thứ ở trong bóng tối, đang quì, quay lưng với khán giả, khuôn mặt vùi giấu trong lòng người cha. Còn người cha là một cụ già đáng kính và toả sáng tuy cặp mắt đã loà vì khóc nhiều. Hai bàn tay run rẩy vẫn đặt tì trên vai chàng trai như để giữ anh ta lại. Một nhân vật khác –con cả– đứng đó, nhìn nghiêng một bên, hay nhắm một mắt –tất cả thái độ của anh ta toát ra sự khinh bỉ, và hai bàn tay co quắp như diễn tả sự nhờm tởm của toàn thân trước cảnh cha già bạc nhược! Còn từ trong bóng tối, Rembrandt vẽ hai người đầy tớ, những nhân vật phụ nhưng dáng vẻ láu cá như đang cố rình xem chuyện gì sẽ xảy ra giữa cha con nhà họ. Đó, thái độ của chúng ta, không phải tất cả, nhưng hầu như phần đông, trong đó có tôi, đều dễ có thái độ như người con cả: khó chịu, tức tối khi Chúa đối xử nhân từ với những người xem ra tội lỗi.
2. Làm thế nào để ta tránh khỏi ý nghĩ và thái độ như người con cả này?
Ngoài câu trả lời căn bản là đừng ganh tị với lòng nhân lành của Chúa, -như câu ông chủ trả lời trong dụ ngôn những người thợ làm vườn nho, sau một ngày công, ai nấy đều được một đồng, khiến người làm từ sáng sớm ghen tức với kẻ chỉ làm được mỗi một giờ! Người chủ nói: hay là anh ghen tị với tôi vì tôi xử nhân từ với họ- Ngoài lời khuyên đừng ghen tị, ta có thể nương theo mẩu thoại của hai cha con trong dụ ngôn này: người con cả nói: “Thằng con của cha” (ra điều như chẳng liên hệ gì đến mình). Đáp lại, người cha nói: “Đứa em của con” (ừ, thì dẫu sao nó cũng là em của con) khác với chỉ là “đứa con của cha.”
Làm anh (làm chị) thì phải quảng đại. Có đại ca, đại huynh nào mà không rộng lượng với đàn em không? Vậy thì trong mức độ nào đó, chúng ta, những người đạo gốc là đàn anh trong đức tin đối với người khác. Hoặc nếu cùng một đức tin, thì ta cũng là đàn anh trong sự trung tín vì ta không đi hoang, ở nhà với cha. Hãy coi họ như là em (đứa em của con) để dễ có quảng đại mừng vui vì đàn em trở về.
Truyện 1001 đêm của Ba Tư có kể lại câu chuyện này: Có hai anh em nhà kia bắt trói được thủ phạm giết chết người cha của mình. Ra toà, thủ phạm thú nhận tội lỗi, nên luật mắt đền mắt, mạng đền mạng được áp dụng. Nhưng trước khi xử, hắn ta xin ân huệ cuối cùng là được trở về nhà trong 3 ngày để giải quyết một vấn đề liên hệ tới người cháu đã được giao phó cho hắn chăm sóc từ nhỏ. Hắn hứa sau 3 ngày sẽ trở lại để chịu tử hình. Quan toà và dân xem chừng không tin… thì giữa đám đông có một bàn tay giơ lên: Tôi xin bảo đảm lời cam kết của tử tội, nếu 3 ngày sau hắn không trở lại thì cứ xử tử tôi thay hắn! Tên tử tội được tự do 3 ngày để giải quyết việc gia đình. Hết hạn 3 ngày, y… trở lại để chịu tử hình. Trước khi bị hành quyết, y nói lớn: “Tôi đã giải quyết xong việc riêng, giờ đây tôi trở lại chịu tội, tôi muốn trung thành với lời cam kết của tôi, để người ta không nói được rằng chữ trung tín không còn trên mặt đất này nữa. Sau lời phát biểu của tử tội, người đàn ông bảo lãnh cũng đứng ra tuyên bố: Tôi đứng ra bảo lãnh vì tôi không muốn người ta nói rằng lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa. Nghe hai lời tuyên bố trên, cả đám đông thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi thể hiện những gì là cao quí trong lòng người. Bỗng từ giữa đám đông, hai người con trai của người cha đã bị giết tiến ra thưa với quan toà: Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ đã giết cha chúng tôi, để người ta không còn nói được rằng: lòng khoan dung tha thứ không còn có trên mặt đất này nữa.
Toàn câu chuyện không liên hệ gì lắm tới bài Tin Mừng, nhưng 3 lời tuyên bố của 3 người trong câu chuyện lại gắn chặt với điều chúng ta rút ra từ Tin Mừng. Người con cả (là chúng ta đây) đã có ít ra được chữ tín (vì ở mãi với cha) nay nếu thêm lòng quảng đại nữa, thì sẽ dễ dàng vui mừng đón nhận sự khoan dung tha thứ của Người Cha đối với đứa em.
Xin Chúa giúp chúng ta giàu lòng quảng đại để vững tin vào một Thiên Chúa không những toàn năng, mà là nhân từ nữa mà kinh Tin Kính chúng ta sắp tuyên xưng: một Thiên Chúa là CHA toàn năng, tuy không nói “nhân từ,” nhưng chữ CHA đã bao gồm lòng nhân từ đó, mà suốt cả chiều dài kinh Tin Kính chúng ta tiếp tục tuyên xưng lòng trung tín, sự quảng đại, lòng nhân từ của Người Cha đó.

61. Niềm vui khi tìm gặp lại(Suy niệm của Lm Nguyễn Ngọc Long)
Niềm vui khi tìm gặp lại, thiết tưởng ai cũng đã sống trải qua trong đời. Cha mẹgặp lại con cái sau lâu ngày đi làm hay đi học xa nhà. Vợchồng gặp lai nhau, vì hoàn xa cách do chiến tranh gây ra, do tỵnạn di cưmỗi người lạc một nơi. Bạn bè tìm thấy nhau sau thời gian cùng chung học mỗi người lưu lạc mỗi phương trời...
Còn nỗi vui mừng nào lớn lao hơn nữa, khi gia đình, bạn bè, đồng hương được xum hợp, đất nước được thống nhất không còn chia cắt hai miền Nam Bắc năm xưa ởbên quê nhà Việt Nam, năm 1989 khi bức tường Bá Linh sụp đổkhông còn chia cắt hai miền đất nước Đông Tây nữa, khi người Đại Hàn ởmiền Nam được sang tìm gặp lại thân nhân của mình ởmiền Bắc nước Triều Tiên...
Đức MẹMaria và bà thánh Elisabét vui mừng hân hoan gặp lại nhau. Họmừng rỡchúc tụng nhau và cảm tạThiên Chúa (Lc 1:39-45)
Đức MẹMaria và Ông thánh Giuse lo lắng âu sầu đi tìm trẻGiêsu đi lạc. Khi tìm gặp lại con mình, niềm vui mừng của Ông Bà biểu lộqua sựngạc nhiên, vì thấy con mình chững chạc ngồi nói chuyện với những người thông thái. Hai Ông Bà thởra nhẹnhàng và thốt lên lời biểu lộniềm vui mừng âu yếm thương con: “Con ơi, sao con lại xửvới Cha Mẹnhưvậy? Con thấy không, cha con và mẹđây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:41-48)
Khi tìm gặp lại người thân yêu hay đồvật quí báu đã lâu ngày thất lạc, tưởng nhưđã mất, lúc đó niềm vui mừng hân hoan không chỉdào dạt trong trái tim trí não, nhưng hiện lộra trên gương mặt, nơi khoé mắt.
Niềm vui mừng đó có thểbiến thành giòng nước mắt sung sướng hạnh phúc vì quá cảm động không nói nên lời và chỉcòn biết giang tay đón nhận. Nhưngười cha con nhân lành mừng mừng tủi tủi giang đôi tay ôm hôn cậu ấm trởvềbình an. (Lc 15:11-32).
Niềm hạnh phúc đó biếnđổi gương mặt thành sáng rực đỏchói, không phải vì xấu hổ, nhưng là dấu hiệu của sung sướng hạnh phúc đang sôi sục dâng tràn trong tâm hồn.
Niềm hân hoan sung sướng có thểlà tiếng cười dòn đã vang tiếng, là lời khoe báo tin mừng cho mọi người. Nhưngười mục đồng tìm thấy lại con chiên, con trâu, con bò, con dê của mình đi lạc đàn. Nhưmột bà lão sống cảnh đạm bạc nghèo khó chiu chắt tiết kiệm từng đồng xu cắc bạc, lo âu quét nhà soi đèn mò mẫm tìm thấy lại đồng bạc đã mất. Vì đồng bạc này có thểgiúp bà mua được gạo,được thức ăn cho ngày sống (Lc 15:1-10).
Vui mừng sung sướng hạnh phúc vì của châu báu hay người mình quý mến thương yêu đã thất lạc xa vắng, nay lại tìm gặp thấy.
Đó cũng là nỗi vui mừng hân hoan của Thiên Chúa, Đấng sinh thành nuôi dưỡngđời con người, khi chúng ta từbỏđiều xấu xa tội lỗi sống theo điều thiện, theo giới răn Tình Yêu nhưChúa muốn: “Triều Thần Thiên Chúa, ai nấy vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. (Lc 15:10).

62. Lạc lối - Lm Bùi Quang TuấnTheo một bản thống kê đượcđăng trên tờTablet (12/1996): hàng năm tại Anh quốc có khoảng 250 ngàn người thuộc mọi lứa tuổi bịmất tích, vì đủthứlý do. Một cơquan bác ái chuyên vềtìm người thất lạc được thành lập năm 1992, hoạt động liên tục 24 giờmột ngày, 365 ngày một năm, và hiện nay vẫn đang phát triển không ngừng.
Riêng tại Hoa kỳ, mỗi năm, có khoảng 50 ngàn đứa bé được ghi nhận mất tích. Trong sốđó, 5 ngàn em bịthiệt mạng trước khi được tìm thấy xác. Tại nhiều quốc gia, người ta không thểđưa ra con sốchính xác vềcác vụmất tích. Có nơi chính phủchỉthành lập các chương trình tìm kiếm xe mất cắp, các đồvật bịđánh rơi, hay quà cáp thưtừbịgiao sai chỗ, chứkhông hềcó chương trình tìm người thất lạc.
Nguyên nhân gây nên tình trạng mất tích hay thất lạc thì vô số, nhưng các chuyên gia xã hội tóm tắc vào ba điều căn bản sau đây: 1) bịbắt cóc bởi các cha mẹkhông còn chung sống với nhau; 2) là nạn nhân của các tội ác bạođộng trong xã hội; 3) bỏnhà ra đi vì không tìm thấy hạnh phúc gia đình.
Dù khởi đi từnguyên nhân nào, sựthất lạc cũng đều gây cho người ởlại một nỗi xót xa nuối tiếc. Của thất lạc càng quí thì niềm tiếc nuối càng da diết, càng thúc đẩy một cuộc kiếm tìm. Càng tha thiết gắn bó với của bịmất bao nhiêu càng làm cho nỗi vui mừng thêm chất ngất khi tìm gặp lại bấy nhiêu.
Nhớnhung, xót xa, nuối tiếc, kiếm tìm, hân hoan, hạnh phúc… tất cảdiễn tảtâm tình của một người Cha nhân từđối với đứa con “bịlạc” nhưng nay lại “tìm thấy,” “bịchết” mà nay đã “phục sinh.” Nỗi niềm đóđược trình bày trong ba dụngôn: “Con Chiên Lạc,” “Đồng Bạc Mất,” và “Người Con Hoang Đàng.”
Các dụngôn, với cấpđộđi lên, từcon vật đến đồng tiền rồi đến con người, và cấp sốgiảm xuống từ100 đến 10 rồi còn 2, đã nói lên giá trịquí báu của từng con người trong đôi mắt yêu thương của Thiên Chúa. Đối với Ngài, ai cũng có một phẩm giá riêng biệt. Không phải vì con số99 quá lớn mà chấp nhận bỏđi số“1” nhỏnhoi.
Với người giàu, một đồng nào có nghĩa lý gì, công đâu bỏra đểbới tìm mộtđồng cho phí giờ, nhọc thân. Trên thếgian có biết bao nhiêu sinh linh, hà cớchi phải lao đao vất vảvì một kẻtội đồ. Chắc hẳn những người biệt phái nghĩthế. Nhưng Chúa Giêsu nghĩkhác. Ngài ví mình nhưmột người rất nghèo, thiếu thốn những tâm hồn sám hối, khao khát tìm lại những gì thất lạcđểđưa vềvới nẻo chính đường ngay. Phải chăng vì “nhà Cha Ta có nhiều chỗở”, hay vì lòng Cha quá quảng đại bao dung mà thêm một tâm hồn lầm lạc trởvề, thì lòng Ngài lại mừng vui sung sướng: “Bà con hãy chia vui với tôi… Bà con hãy vui mừng cùng tôi… Chúng ta phải ăn khao mới được” (Lc 15:6,9,23).
Những “con chiên lạc đàn” được ví nhưnhững chiếc tàu không bánh lái hay mất hướng đi. Hành trình lầmđường này có thểxảy ra do sựu mê của chính nó, nhưng cũng có khi vì không được quan tâm chỉdẫn đúng mức.
Có những con chiên xa đàn lạc lối, nhưng cũng có những con đang sống trong đàn mà chẳng phải là chiên. Có đứa con bỏnhà xa cha, nhưng cũng có đứa con tuy sống gần cha mà lòng dường nhưđi hoang từlâu. Nó coi cha không khác gì ông chủhà khắc keo kiệt, chẳng hềbốthí cho một con dê đểvui vầy với chúng bạn. Nhưvậy, có thứlạcđàn thểlý và cũng có thứlạc đàn tâm linh. Có những người không đi nhà thờvì lòng họxa Chúa, song cũng có những người không bỏnhà thờnhưng lòng cũng chẳng gần Chúa hơn được bao nhiêu. Có lẽvì tâm trí họđang đi lạc trong khu rừng có nhiều tieng ca của danh vọng, hương sắc của đồng tiền, hung khí của hận thù, giọng ríu rít đầy lôi cuốn của xác thịt.
Sai lạc nào cũng cần chỉnh đốn. U mê nào cũng cần ánh sáng chiếu soi. Nhưng có thứánh sáng nào ấm đẹp cho bằng yêu thương. Vì có yêu thương mới có tìm kiếm chiên, cõng lên vai, đem vềnhà. Có yêu thương, người ta mới ngóng trông, đón nhận, dung thứ, ăn mừng. Nhờyêu thương mà chiên lạc thành chiên ngoan và con đi hoang lại tìm được mái ấm gia đình.
Cáchđây không lâu, Nhật báo Người Việt có đăng một bản tin: Vào một ngày tối trời tháng Ba năm 1999, đang lúc xem TV trong nhà, bà Huỳnh P. T. Vân tại Bà điểm Hóc môn chợt nghe tiếng chó sủa dữdội. Bà vội mởcửa xem thì khám phá một em bé trai sơsinh trần trụi, đang nằm dưới hàng dậu trước nhà. Đứa bé dường nhưmới chào đời, cuống rốn còn nguyên chưa ai cắt, mình mẩy dính đầy cát, kiếnđang bắt đầu bu lại, và đôi chân tím bầm.
Hốt hoảng, bà vội bếđứa bé vào nhà và tìm cách đưa ngay đến bệnh xá trong huyện. Sau khi được y tá cắt cuống rốn cùng chữa trịđôi chân, bà Vân đưa đứa bé vềnhà, đặt tên Trần Minh Phúc.
Nhiều người dân trong vùng muốn nhận em làm con nuôi, thậm chí có người xin tặng bà Vân ba lượng vàng đểcó được cháu bé. Thếnhưng bà Vân vẫn không tha thiết với lời đềnghịkia. Bà tâm sự: “Nhìn mặt cháu tựnhiên thấy thương nhưcon đẻcủa mình. Thức với nó mấy đêm, thương lắm rồi, không xa được.” Nhà tuy nghèo nhưng bà khẳng định sẽgiúp cháu sau này ăn học đàng hoàng.
Xót xa làm sao khi người mẹruộtđành đoạnđánh mất con mình trong mớbung xung của áp lực xã hội, danh dựgia đình, và nỗi yếu đuối cá nhân. Nhưng cảmđộng và đáng phục biết bao khi có những con người bất chấp tình cảnh túng nghèo, vượt thoát áp lực của một xã hội chuyên lấyđồng tiền và quyền lực làm thước đo mọi giá trị, đểlàm nỗi bật phẩm chất cao quí của yêu thương. Nhờtình thương, sựsốngđã được bảo tồn và nâng cao.
Lắm khi vì tiếng gọi ngọt ngào của hưởng thụ, phóng túng, đam mê, ích kỷmà người ta đã bán đứng nhân phẩm và bước vào con đường lầm lạc, nhưng nhờtình thương và lòng quảng đại từái mà bao tâm hồn tìm được mái ấm và bước chân hoang can đảm trởvề.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết gieo yêu thương trên mọi lối đi của cuộc đời, đểtha nhân có thểgặp được dấu mà bước vào, và lần tìm vềvới Chúa là cội nguồn của yêu thương tha thứ. Chúng con tin rằng: đi theo Chúa, hạnh phúc sẽkhông hềtắt; ởbên Ngài, hoan lạc sẽchẳng hềphai bao giờ.

63. Thiên Chúa từbi – NhưHạNiềm vui phát xuất từđâu? Tình yêu là một nguồn vui lớn. Hôm nay, Đức Giêsu muốn mạc khải bản chất tình yêu Thiên Chúa qua những nét từbi lạlùng. Nói khác, lòng thương xót là chiều kích thực tếcủa tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.
LÒNG XÓT THƯƠNG.
Đức Giêsu đã phải dùng ba dụngôn liên tiếp đểdiễn tảphần nào một khía cạnh của tình yêu Thiên Chúa. Lòng xót thương chính là một đặc tính vô cùng cao quí của Thiên Chúa. Nếu không đầy lòng thương xót, chắc chắn Thiên Chúa không bao giờcó thểđi sâu vào lòng người đến thế. Chính vì lòng thương xót trời bể, Thiên Chúa mới cảm thấy "vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối." (Lc 15:7, 10) Niềm vui không đến với Chúa qua đường lối thông thường "có vay có trả". Lòng thương xót đó rất nhiệm mầu nhưng cũng rất thực tế. Chẳng ai hiểu thấu bản chất lòng xót thương. Nhưng ai cũng có thểcảm nhận lòng xót thươngđó. Chính vì thếĐức Giêsu phải dùng nhiều dụngôn đểkhai sáng những chiều cạnh bí hiểm của mầu nhiệm lớn lao này.
Trước hết, ngược với mọi toan tính thường tình, người Mục tửnhân lành dám đểchín mươi chín con chiên ngoài đồng hoang, đểtìm con chiên bịmất (x. Lc 15:4) Ngoài đồng hoang chín mươi chín con chiên đó dễtrởthành mồi ngon cho bọn chó sói hay những quân đạo chích. Nhưng vì lòng xót thương đối với con chiên thất lạc, ông đã quên tất cả. Ông liều mạng xông vào những chỗnguy hiểmđểtìm lại một giá trịđã mất. Mỗi người là một giá trịđộcđáo đối với Thiên Chúa. Không ai không được hưởng lòng thương xót của Chúa. Chính Chúa đã âu yếm gọi con người là "con chiên của tôi?" (Lc 15:6) Thiên Chúa tìm lạiđược tội nhân, giống nhưtìm lại được hình ảnh mình. Thánh Phaolô đã bám chặt vào lòng thương xót vô bờcủa Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, đến nỗi ông dám thách thức: "Ai có thểtách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô?" (Rm 8:35) Tình yêu Đức Kitô là nguyên nhân tạo nên mọi giá trịđích thực.
Giá trịđó có thểví nhưđồng quan người phụnữđánh mất. Mất một đồng bà cũng cặm cụi tìm kiếm. Tìm được rồi, "bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại" (Lc 15:9) chung vui với bà. Niềm vui đó thật chẳng có ý nghĩa gì đối với những người giàu có. Nhưng đối với bà, một đồng thực là ý nghĩa và quan trọng. Cũng nhưmột con chiên vẫn có một giá trịhơn chín mươi chín con kia. Thiên Chúa cần phẩm chứkhông cần lượng. Quảthế, Thiên Chúa "sẽvui mừng vì một người tội lỗiăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn." (Lc 15:7) Chỉcó tấm lòng sám hối mới tạo nên tất cảgiá trịcon người. Đó là một sựthật!
Sựthật đó có thểtìm thấy nơi người con hoang đàng. Trong cảnh cùng cực, anh đã thấy tất cảsựthật và ý nghĩa cuộcđời. Anh không thểchịu nổi cảnh phi lý: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dưgạo thừa, mà ta ởđây lại chếtđói!" (Lc 15:17) Không thểphung phí cuộc đời trong vô vọng nhưthế! Khi trởvề,đụng chạm trực tiếp với người cha bao dung, anh đãđểnhững giọt nước mắt tựdo tuôn rơi. Anh chẳng còn gì ngoài lòng sám hối. Nhưng đó mới là tất cảlý do khiến người cha nhân lành "mởtiệc ăn mừng!" (Lc 15:23) Ông nhưtìm được một giá trịvô cùng lớn lao trong người con trởvềđó, "vì con ta đây đã chết mà nay sống lại,đã mất mà nay lại tìm thấy." (Lc 15:24) Chính lòng sám hối có khảnăng phục hồi tất cảnhững gì đã mất và tạo được niềm vui vô cùng lớn lao.
Phải có một con mắt nhân hậu nhưngười cha mới thấyđược giá trịcao cảcủa tấm lòng sám hối. Người con thứđã trải qua những giây phút tan nát nhưthếvà đã cảm thấy phải lệthuộc hoàn toàn vào tình thương của cha. Nhờlòng sám hối, người con thứmới hưởng được một bữa tiệc thịnh soạn. Ngồi giữa bàn tiệc với "thịt con bê béo" (Lc 15: 27) và "đàn ca nhảy múa" (Lc 15:25), chắc chắn anh không thểtưởng tượng được lòng cha bao dung tới mức đó! So với lúc còn xa cha, "anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho dầy bụng, nhưng chẳng ai cho," (Lc 15:16), thật là một trời một vực! Anh thấy rõ cảnh trái ngược giữa tình cha nồng thắm và tình đời bạcđen.
Đại diện cho tình đờiđen bạc đó là người anh cả, một con người chỉbiết sống với lý trí. Anh không thểhiểu được con tim người cha. Anh chỉsống theo lẽcông bình. Suốtđời phục vụcha, anh chỉnhằm "một con dê con đểăn mừng với bạn bè." (Lc 15:29) Anh lại còn cốcắt nghĩa cho cha hiểu vềcông trạng cồng kềnh của mình. Bởi vậy anh không thểchung vui với cha. Không cảm thấy mất mát khi em lìa xa mái ấm, nên anh cũng chẳng thấy tìm lại được gì sau khi em trởvề. Cha không chỉbao dung với người em, nhưng cũng quảng đại với người anh nữa: "Tất cảnhững gì của cha đều là của con." (Lc 15:31) Anh hoàn toàn không hiểu biết chút gì vềtấm lòng trời bểcủa cha. Bởi thếanh không hòa nhập và chia sẻvới cha trong nếp sống gia đình. Anh không có một cái nhìn khoan dung và bao quát đểđi sâu vào tâm hồn thân phụ. Tâm hồn anh hoàn toàn khép kín với cha và em.
HÒA BÌNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT.
Ngày nay, chính sựkhép kín đó là sinh ra mọi thứchiến tranh. Mặc dầu sống giữa thờiđại đầy ắp những phương tiện thông tin hiện đại, người ta vẫn không hiểu biết nhiều vềnhau. Bởi vậy mới có những thái độbất khoan dung và thù nghịch. Biến cố11/9/2001 tại Hoa Kỳlà một bằng chứng. Hàng ngàn người vô tội tại World Trade Center đã phải thiệt mạng vì sựthù hận. "Không thểkiếm được từnào đểdiễn tảảnh hưởng của một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất thời đại." (Federico Lombardi, CWNews 111/9/2001) Toàn thểthếgiới kinh hoàng khi nhìn thấy hai chiếc phản lực dân sựdo bọn không tặc lao vào hai ngôi nhà chọc trời, trung tâm dịch vụthếgiới. Trong phút chốc hai biểu tượng của đất nước giàu có nhất thếgiới đã sụp đổtan tành, đè chết hàng ngàn người dưới đống gạch vụn.
Không ngờcon người có thểcó những hành động quái ác nhưvậy! Đó là "một hành động lăng mạkhủng khiếp tới phẩm giá con người." (ĐGH Gioan Phaolô II, CWNews 12/9/2001) Con người chưa thểthương yêu nhau vì chưa ý thức vềlòng xót thương Chúa dành cho mỗi người và cộng đồng nhân loại. Lòng xót thương của Thiên Chúa chính là động lực giúp cho con người nhìn nhau nhưanh em và tha thứcho nhau. Trong hoàn cảnh nhân loại, không thểtìm thấy điều kiện lý tưởng cho tình yêu. Nếu cứchờđợi có đủlý do mới yêu nhau, con người sẽthất vọng, vì trần gian là một cõi tương đối. Chỉcó lòng thương xót hay lòng khoan dung mới giúp nhân loại tồn tại.
Trước thảm họa khủng bốhôm nay, chúng ta phải làm gì? "Các nhà lãnh đạo thếgiới đừng đểsựthù hận và tinh thần trảthù thống trịmình, hãy làm tất cảnhững gì có thểlàm đểkìm giữnhững vũkhí phá hoại gieo rắc sựhận thù và chết chóc mới và cốgắng chiếu ánh sáng vào nơi tăm tối của mối lo âu nhân loại bằng những việc làm hòa bình." (ĐGH Gioan Phaolô II, CWNews 12/9/2001) Việc làm hòa bình đó chắc chắn phải phát xuất từniềm tin vào tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa đã in dấu từbi vào bản tính nhân loại. Nhưng không hiểu tại sao "từtận tầng thẳm sâu của tâm hồn con người đôi khi nổi lên những mưu kếđộc ác ngoài sức tưởng tượng, có thểphá hủy trong chốc lát đời sống thường ngày của một dân tộc. Nhưng khi chữnghĩa không diễn tảnổi, thì đức tin đến giúp chúng ta." (ĐGH Gioan Phaolô II, CWNews 12/9/2001) Đức tin đem lại niềm hi vọng. Chỉvì không đặt niềm tin nơi Đức Giêsu, hiện thân lòng Thiên Chúa xót thương, nên "những tên khủng bốlà những người tuyệt vọng; họcảm thấy không có gì đểmất. Họkhông nhìn thấy tương lai, bởi thếhọsẵn sàng giết người khác và chính mình." (TGM Renato Martino, CWNews 13/9/2001) Đúng là một thảm họa cho nhân loại. Thảm họađó chỉcó thểdiệt trừnếu "cảthếgiới thành thật cam kết tìm kiếm hòa bình" và đừng chỉ"chú tâm tới quyền lợi riêng" (TGM Renato Martino, CWNews 13/9/2001).
Chính vì chỉchú ý tới quyền lợi riêng, nên lòng người anh cảkhông bao giờbình an. Nhưng bình an bao giờcũng là mối phúc chính yếu Chúa gởi đến nhân loại. Bằng chứng, ngay sau khi Trung Tâm Mậu Dịch ThếGiới sụp đổ, hàng ngàn nhân viên cứu trợtình nguyện đã túa đến tìm kiếm những người còn sống sót trong đông gạch vụn. Khắp nơi dân chúng đã rủnhau đi hiến máu. Dân chúng New York "thi đua tỏlòng liên đới" (TGM Renato Martino, CWNews 13/9/2001) với những nạn nhân khủng bố.
Khủng bốchỉlà một dấu chỉsựxáo trộn cựcđộtrong tình liên đới nhân loại. Con người không thèm nhìn nhau là anh em, chỉvì không thấy được hình ảnh Thiên Chúa nơi anh em. Đểcó thểthấy được hình ảnh Thiên Chúa, con người cần sám hối. Lý do vì nhờsám hối, con người nhìn lạiđược hình ảnh Thiên Chúa trong đáy lòng mình. Nhờđó, họmới thấy được tình liên đới với anh em.
Tóm lại, dù nhiều ngườiđang chìm ngập trong thất vọng, nhưng Kitô hữu vẫn vững tin. Vì tình yêu Thiên Chúa còn đó! Lòng sám hối còn đó! Sám hối có thểphục hồi tất cả. Người con thứđã dạy chúng ta bài học lớn lao đó. Nhưng có sám hốiđược hay không, đó là nhờlòng tin tưởng sâu xa vào Thiên Chúa. Càng tin tưởng sâu xa, càng cảm nghiệm lòng thương xót trời bểcủa Thiên Chúa. Thánh Phaolô cảm nghiệm sâu xa vềlòng Chúa xót thương: "Tôi đã được Người thương xót. Sởdĩtôi được thương xót, là vì Đức Giêsu Kitô muốn tỏbày tất cảlòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻđầu tiên." ((1 Tm 1:13.16) Xưa kia, trước cơn đe loi của Thiên Chúa, "ông Môsê cốlàm cho nét mặt Đức Chúa, Thiên Chúa của ông, dịu lại. Đức Chúa đã thương, không giáng phạt dân Người nhưNgười đã đe." (Xh 32:11.14)

64. Linh mục là tôi tớcủa đàn chiênLINH MỤC KHÔNG PHẢI LÀ ÔNG CHỦ, NHƯNG LÀ TÔI TỚCỦAĐÀN CHIÊN
(Giuse Võ Tá Hoàng chuyển ngữ/zenit.org)
Chúa nhật hôm nay chúng ta đọc các dụngôn của thánh sửLuca vềlòng thương xót, cùng chung với 3 bài đọc Kinh thánh của phụng vụLời Chúa, cho phép chúng ta đặc biệt áp dụng giáo huấn này đối với hình ảnh và sứvụcủa linh mục.
Trước hết, trang Tin mừng giới thiệu hình ảnh của người mục tử, người đi tìm kiếm chiên lạc trong sa mạc, mạc khải vềlòng thương xót của Thiên Chúa Cha trong Đức Kitô, cũng nhưám chỉrõ ràng vềthái độcủa mỗi linh mục, được mời gọi tìm kiếm những người đang quay lưng lại với đoàn chiên của ơn cứu độ. Dụngôn tiếp theo sau cũng chung một bài học nhưvậy.
Trong phần thứhai của Tin mừng, Chúa Giêsu kểvềdụngôn người cha giàu lòng thương xót và đứa con hoang đàng. Qua dụngôn này chúng ta lưu ý chỉmộtđiều: đứa con hoang đàng đangởtrong nhà cha mình, anh không muốn sống nhưmột người con, anh muốn tựthay thếcha mình: vì thếanh đòi quyền quản lý phần tài sản của mình, đểcó được nó, đểcó thểsống nhưông chủcủa những thứđó và của những người ông gặp gỡ, qua đó anh sẽdùng ảnh hưởng của mình bằng cách sửdụng của cải đã nhận được. Tuy nhiên, trong khi anh ởtrong nhà, dưới sựhướng dẫn khôn ngoan của cha mình, anh đã có thểtận hưởng được tất cảnhững mối lợi của vịthếlàm con của mình; nhưng trái lại, giờđây anh đã tiêu hoang tất cả, kết thúc trong sựkhốn khổ, bịbạn bè thân thích bỏrơi, bởi vì họđã kết giao với anh chỉvì lợi ích của họ, và có thểlấy hết tất cảnhững gì người con hoang đàng có trong tay.
Đây cũng là vấnđềcay đắng của mỗi linh mục trong nhà Chúa, là Giáo hội. Vịlinh mục muốn hành động không nhưngười con, mà nhưmột ông chủ. Người con hoang đàng là hình ảnh rõ ràng của những người tội lỗi, và cũng bao gồm hình ảnh của linh mục, người không biết tựkiềm chếvà không cưxửnhưthừa tác viên của Thiên Chúa (Minister, tiếng la tinh có nghĩa là tôi tớ). Và nhưvậy, linh mục muốn nắm giữquyền bính trong tay mình: ngài quyết định! Và cũng có thể, linh mục làm cho một sốngười bịràng buộc với ngài, vì một sốlý do, ngoại trừmộtđiều: cùng đồng hành với nhau hướng vềThiên Chúa. Nhưng cuối cùng, điều gì còn lại trong đôi tay của vịlinh mục, ngườiđã đặt cuộc sống mình theo cách này? Sựnghèo nàn của cuộc sống và của một thừa tác viên bịthất bại. Cho nên, linh mục phải khôn ngoan và trởvềvới Cha, đểsống nhưlà người con và tôi tớcủa cha. Phải ởlại trong nhà, vâng phục Thiên Chúa, và chỉnhưvậy linh mục mới có thểlàm trổsinh hoa trái tốtđẹp.
Trong bài đọc I, bài học này đãđược tiên báo. Dân tộc tội lỗi và Thiên Chúa, có lẽđểthửthách Môsê, Người nói với ông: “Dân của ngươi, dân mà ngươiđưa ra khỏi đất Ai-cập, đã bịhưhỏng”. Đứng trước hoàn cảnh này, Môsê có thểquyếtđịnh đểgiải quyết vấn đềmột mình, bằng nổlực và bằng những quyết định độc lập của mình: “Tôi đã đưa dân tộc này ra khỏi Ai-cập, giờđây họkhông còn lắng nghe những chỉdẫn của tôi, tôi sẽgiải quyết vấn đềtheo cách này….”
Nhưng Môsê là người của Chúa và là tôi tớcủa Thiên Chúa: ông biết rằng dân này không phải của ông; ông biết rằng ông là người trung gian giữa Thiên Chúa với dân, một thừa tác viên của Thiên Chúa bên cạnh dân, là những người còn sót lại của Chúa chứkhông phải của ông. Cho nên ông trảlời: “Lạy Chúa, tại sao Chúa nổi cơn thịnh nộvới dân mà Chúa đã dùng quyền lực và cánh tay hùng mạnh đưa ra khỏi đất Ai-cập?. Môsê trảlời rất hay: Dân tộc này đãđược Thiên Chúa giải thoát chứkhông phải ông. Sau câu trảlờiđầy khôn ngoan, Thiên Chúa đã ra tay can thiệp. Nhưlà dân của Người, Người sẽsửa dạy những lỗi lầm, tha thứtội lỗi và sẽchỉra lối đi đểđi lại hành trình tiến vềđất hứa.
Linh mục không phải là ông chủ, nhưng là tôi tớcủađoàn chiên. Những con chiên là của Thiên Chúa, chúng thuộc vềNgười và Người sẽhướng dẫn chúng. Cho dù có muốn thực hiện nó bằng cách thừa nhận quyền bính thực sựcho các thừa tác viên của mình trên thếgian, với lý do này họxứng đáng được lắng nghe, vâng phục và cảđược tôn kính. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họcó thểnâng mình lên trên bệlý tưởng một cách kiêu ngạo và cho mình sởhữu những chìa khóa của sựhiểu biết, bằng cách đó họđã không vào, mà những kẻmuốn vào, cũng không được vào (x. Lc 11,52).
Điều thực sựgiúp các linh mục vẫn khiêm nhường và nhận ra sựlớn lao của ơn sủng đã lãnh nhận mà không cần chạy theo thói kiêu căng, tựmãn, là kiên trì suy niệm vềchính sựbé nhỏcủa con người, giải quyết nó, cốgắng phân tích lương tâm mình và thực hành bí tích hòa giải thường xuyên, ngay cảtrong trường hợp không có tội trọng, được xem nhưlà thuốc giải hữu hiệu cho sựnông cạn và kiêu căng. Trong bài đọc thứhai, Thánh Phaolô đã thừa nhận mình nhưlà tội nhân, chính trong giây phút mà ngài nhận ra sựlớn lao của đặc sủng tông đồđã lãnh nhận từĐức Kitô, ngài nói: “Cha cảm tạĐấng đã ban sức mạnh cho cha là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì Người đã kểcha là người trung tín, khi đặt cha thi hành chức vụ: dù trước kia cha là kẻnói phạm thượng, bắtđạo và kiêu căng [...] Đức Giêsu Kitô đã đến trong thếgian này đểcứu độnhững người tội lỗi, trong sốấy, cha là người thứnhất”.Điều quan trọng căn bản là linh mục thường xuyên lặp lại những điều này hoặc bằng những lờiđơn giản: “Chúa Kitô đã sai tôi tìm những con chiên lạc, đểcứu độnhững người tội lỗi, nhưng trong sốđó tôi là người thứnhất! Ngay sau khi tôi đã nhậnđược lòng thương xót, tôi cũng sẽđi gặp gỡanh em bằng cách mang theo tôi lòng thương xót của Thiên Chúa”.
Trong ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, chúng ta nổlực cầu nguyện liên lỉvà tiếp tục nhưvậy,đểcác linh mục ý thứcđược sựnhỏbé của con người là món quà đặc biệt của ân sủng đã nhận được, luôn biết tìm kiếm với lòng nhiệt thành đểquyến rũnhững con chiên trong đàn chiên củaĐức Kitô, đưa chúng đếnđồng cỏxanh rì của cuộc sống bất tử.

65. Chúa Nhật 24 Thường NiênAnh chịem thân mến.
Trong bài giảng tĩnh tâm cho giáo triều Roma, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận có nói: Chúa Giêsu cũng có những khuyếtđiểm.
Trước tiên Ngài là người không biết vềtoán học. Ngài đã bỏlại 99 con chiên đểđi tìm một con. Giữa con số1 và 99 không biết sốnào lớn.
Kếđến Ngài là người không biết làm kinh tế. Đang có 9 đồng lại không màn đến, đểđi tìm một đồng, rồi vui mừng, mời bạn bè đến chia vui.
Hơn nữa, Ngài còn là Người hay quên. Những người tội lỗi vây quanh mà dường nhưNgài không hay biết. Nhưđứa con trong dụngôn, đã ra đi phung phí tiêu hao tiền của, thếmà Ngài vẫn ngày đêm mong đợi, đểrồi khi nhìn thấy đứa con, Ngài vui mừng.
Nhưng thật ra đó không phải là những khuyết điểm, mà chính vì Tình Yêu Thương bao la đã vượt qua tất cả, vượt qua sựtính toán hơn thua của trần thế, vượt qua mọi đốkỵcủa người đời. Ngài chỉcòn nhìn thấy Tình Yêu đượcđáp trả. Nhưthếđã đủrồi và Ngài không đòi hỏi điều gì nữa.
Nhưtrong bài phúc âm chúng ta vừa nghe. Ngài vui mừng vì tìm được con chiên lạc. Ngài không chờđợi con chiên phải la lối, kêu cứu, nhưng Ngài đãđi và tìm được nó.
Cũng nhưđồng bạc bịmất đi. Vui mừng vì tìm được. Không phải vì giá trịcủa nó hơn những đồng khác. Nhưng vì Ngài không muốn những gì của mình phải hưđi, mất đi một cách vô cớ, nên đã làm hết mọi cách đểtìm cho được.
Cao hơn nữa, đối với con người. Thiên Chúa chờđợi một dấu hiệu chứng tỏlòng ăn năn sám hối. Quay trởvề, chỉcần có dấu hiệu quyết tâm nhưthế, còn mọi việc khác Ngài sẽbù đắp cho bằng Tình Yêu Thương bao la của Ngài. "Phảiăn tiệc vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".
Mỗi người trong chúng ta là con chiên trong đàn của Chúa, là đồng bạc trong tay Chúa, hơn thếnữa còn là người con rất yêu quý của Ngài.
Nhưng chúng ta là người con nhưthếnào? Người con hằng ngày ởkềcận bên cha đểtính toán thiệt hơn, đểrồi bất bình khi thấy Cha không làm theo ý muốn của mình. Đó là người con cảtrong bài Phúc âm chúng ta vừa nghe. Hay là chúng ta thấy mình đáng được một chút gì đó, đểrồi đòi hỏi và tựmãn với những gì mình có, không cần biết đến ai, kểcảNgười đã ban cho mình những cái hiện có. Chính thái độtựmãn đó đã tiêu hao đi những gì đã được, đến nỗi không còn gì hết. Đó là người con thứ.
Nhưng chúng ta có biết hồi tâm, có nhìn thấy được sựmất mát, thiếu thốn của chính mình đểbiết quay trởvề, nhận sựtha thứvà sống lại trong tình yêu thương và vui mừng của Thiên Chúa. Hay là chúng ta cứtưởng mình đang giàu có, đang có công trạng qua sựtính toán riêng tưcủa mình và Thiên Chúa phải trảcông cho chúng ta. Nên chúng ta không cần phải trởvề, không cần phải vào nhà, cho dù bao nhiêu lời van xin, bao nhiêu lời giải thích, chúng ta cũng không thểhòa nhập với những gì mình cho là không xứng đáng, không hợp lý, chỉcó mình là đúng nhất, còn người khác thì không bao giờ. Đó có phải là những bước chân hoang? Không phải bằng thân xác, nhưng đó là những bước chân hoang của tâm hồn.
Thiên Chúa đang chờđợi mỗi người quay trởvề, đểNgài ôm vào lòng, đểNgài ban cho tất cả, đểNgài ban cho tình Yêu thương bao la của Ngài.
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa cho chúng ta biết từbỏkiếp đi hoang, biết nhìn thấyđược những lỗi lầm của mình, đểquay trởvềsống trong sựvui mừng Nước Trời.

66. Khoan dung - Antôn Bảo LộcBạn thân mến,
Có bao giờ bạn bị lạc mất một món đồ mà phải vất vả đi tìm không? Lúc chưa kiếm được thì tâm trạng bạn ra sao? Có bồn chồn nóng nảy, bực mình cay cú không? Còn khi tìm được rồi thì bạn cảm thấy thế nào nhỉ? Có thấy vui và nhẹ nhõm không?
Tuần trước tôi để cái thẻ nhớ của máy chụp hình trong chiếc áo khoác ngoài mà quên bẵng đi. Rồi cứ loay hoay cả buổi đi tìm. Moi móc từng góc cạnh của căn phòng nhỏ để tìm cho bằng được. Tìm mãi không ra, cứ ngỡ rằng đã mất, mãi cho đến khi tình cờ đem quần áo đi giặt, lục túi áo mới bắt gặp nó. Tôi thở phào nhẹ nhõm!
Mất cái thẻ nhớ của máy hình thì tôi có thể mua mấy cái khác thay thế. Nhưng tôi quyết tâm kiếm cho được vì trong đó có chứa một vài tấm hình phong cảnh tôi chụp ở VN. Những tấm hình đó có đầy ở trên internet, có khi còn đẹp hơn là hình tôi chụp nữa. Nhưng đây là những tấm hình quan trọng, có giá trị với tôi nên tôi đã vất vả đi tìm.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng nói lên một tâm tình tương tự như thế. Ba dụ ngôn của Tin Mừng Luca chương 15 nói về con chiên lạc, đồng bạc bị mất, và người con đi hoang. Cả ba dụ ngôn đều nói lên trọn vẹn tâm tình của một Thiên Chúa yêu thương và nhẫn nại. Cả ba đều diễn tả niềm vui khi tìm được cái đã mất. Cả ba dụ ngôn đều nhấn mạnh vào hai cụm từ được lập đi lập lại: “mất” (Hy lạp: apollymi) và “tìm đuợc” (heuriskô) và sự vui mừng khi tìm thấy điều đã thất lạc.
Này nhé, trong dụ ngôn con chiên lạc, ta nghe thấy: "Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó!’”
Cũng tương tự như thế trong dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất, ta lại nghe: "Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất."
Và trong dụ ngôn người cha và hai đứa con, ta cũng nghe: "Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng... Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."
Trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay, điểm nhấn là hai dụ ngôn đầu chứ không phải là dụ ngôn thứ ba vốn đã được đọc trong Chúa nhật thứ IV Mùa Chay năm nay. Ở đây nói lên sự quan tâm của Thiên Chúa cho từng cá nhân. Lòng khoan dung của Thiên Chúa, chứ không phải thái độ ăn năn thống hối của tội nhân, là đề tài Hội Thánh mời chúng ta cùng suy tư.
Con chiên, đồng bạc và người con thứ bị thất lạc trong những hoàn cảnh khác nhau. Con chiên đi lạc vì nó không định hướng được với đàn. Có thể vì nó u mê đi lạc, có thể vì nó ham ăn quên cả đường về, hay có thể vì nó vấp ngã đâu đó, bị cả đàn bỏ lại đằng sau. Còn đồng bạc không tự mình đi, nhưng có thể nó bị mất vì rơi rớt đâu đó. Có khi nó bị lẫn lộn trong hàng trăm thứ vật dụng cỏn con. Nhưng đồng bạc lại không thể kêu lên như con chiên để người chủ đi kiếm. Nó phải an phận trong bóng tối cho đến khi ai đó tìm thấy được. Còn người con thứ thì có đủ tự do chọn lựa, nhưng anh ta đã chọn lầm và đã phải trả một giá đắt cho sự sai lầm của mình. Thông thường chúng ta nghĩ rằng anh ta ra đi vì ham chơi đua đòi, muốn độc lập, hoặc bất mãn với cha mình. Nhưng biết đâu đó là vì hoàn cảnh mà anh ta phải ra đi. Có thể vì cuộc sống ở gia đình quá ngột ngạt buồn tẻ, có khi vì người anh ganh tị chèn ép. Dù sao anh ta cũng đã bỏ nhà ra đi, và đối với gia đình làng xóm, anh ta đã thất lạc.
Dù đến từ nguyên nhân nào, sự thất lạc cũng đều gây cho người bị mất mát một nỗi xót xa nuối tiếc. Một con chiên, có thể là một con chiên nhỏ trong đàn, có đáng giá là bao mà người chăn phải vất vả đi tìm cho kỳ được? Một đồng bạc, chỉ là một đồng trong chuỗi tiền dùng làm đồ trang sức, có giá trị thế nào để người đàn bà phải đốt đèn quét nhà tìm cho kỳ được? Phải chăng hai dụ ngôn này cho thấy hình ảnh của mỗi người chúng ta trong ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa?
Từ cấp số 100 đến cấp số 10, Thiên Chúa luôn quan tâm đến từng cá nhân và quý trọng từng người một, như họ là những người duy nhất. Không phải bởi vì 99 con chiên không lạc mà Ngài bỏ qua một con nhỏ nhoi. Không phải vì 9 đồng bạc còn đó mà Ngài bỏ mặc một đồng bị rơi vào xó xỉnh nào đó. Càng tha thiết gắn bó với của bị mất bao nhiêu, thì càng thôi thúc kiếm tìm bấy nhiêu. Càng quý trọng vật bị mất bao nhiêu, thì càng làm cho nỗi vui mừng thêm chất ngất khi tìm gặp lại bấy nhiêu.
Đó cũng là tâm tình của người cha. Ông vui mừng khôn tả khi thấy bóng con thất thểu từ đằng xa. Ông quên hết những ưu phiền sầu muộn, những sỉ nhục dằn vặt mà đứa con thứ đã để lại cho ông khi nó đòi chia của rồi ra đi. Ông quên hết tất cả. Ông tha thứ tất cả. Bây giờ chỉ còn lại trong ông là nỗi vui mừng hoan hỉ vì “con ta đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.” Niềm hân hoan sung sướng là tiếng cười dòn dã, là lời khoe báo tin vui cho mọi người.
Thiên Chúa của chúng ta là thế đó. Như lời thánh vịnh mô tả “Ngài chậm giận và chan chứa tình thương. Ngài không xử với ta như ta đáng tội. Và không trả cho ta theo giá của ta” (TV 103).
Như người chăn chiên tìm lại được con chiên bị lạc, như người phụ nữ kiếm được đồng bạc bị mất, như người cha mở tiệc, giết bê béo ăn mừng, Thiên Chúa hân hoan vui mừng khi một người con của Ngài ăn năn trở về hơn là bao người lành thánh. Và Ngài mong ước chúng ta chia sẻ niềm vui này với nhau. Trong dụ ngôn thứ ba người cha kiên nhẫn mời người anh cả bước vào bàn tiệc để cùng chung vui với cha, với em.
Ba dụ ngôn của Tin Mừng Luca chương 15 là câu trả lời của Đức Yêsu cho những lời phàn nàn và ganh tị của người Biệt Phái. Nhưng đó cũng là những lời cảnh tỉnh cho chúng ta hôm nay. Thông thường mỗi khi phạm tội, chúng ta có khuynh hướng khoan hồng nhân nhượng với chính mình, nhưng lại ít khoan dung với kẻ khác. Qua ba dụ ngôn này Đức Yêsu nhắc nhở chúng ta về lòng thương xót vô lượng của Thiên Chúa, cho chúng ta và ngay cả cho những người chúng ta không chấp nhận trong cuộc sống của mình - những người mà chúng ta coi là con chiên lạc hay người con hoang đàng.
Trong cuộc sống chúng ta hôm nay có biết bao người sa đọa, lầm đường lạc lối. Như người con thứ, họ cũng đã phải trả một giá khá đắt cho những sai lầm của họ. Nhưng liệu chúng ta có sẵn sàng đón nhận họ trở về? Liệu chúng ta có là những chướng ngại vật ngăn cản họ đến với Chúa Cha? Liệu thái độ xét đoán và óc phê bình của chúng ta có làm họ chùn bước để trở về với Thiên Chúa qua Hội Thánh? Liệu chúng ta có tập mở rộng lòng thương xót, đồng cảm để đón nhận họ như người anh chị em cùng một Cha trên trời?
Lòng quảng đại và khoan dung của chúng ta là thước đo mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa. Chúng ta cần tập lòng khoan dung để có thể đón nhận người anh chị em lầm đường lạc lối với lòng thương xót, như lòng từ bi Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Và như thế, chúng ta tiếp tay với Thiên Chúa để chia sẻ sự tha thứ và hoà giải trong thế giới hôm nay.
Lạy Chúa, xin cho con biết mở lòng khoan dung với anh em con như Chúa đã khoan dung nhân hậu với con.

67.Đức Giêsu đi tìm con chiên lạcLà dụngôn. Con chiên bịlạc - Không có trí khôn - không biết mình đi lạc - không biết trởvềnói chi là sám hối-hối cải-không tìm thì mất luôn.
Đồng bạc-vô tri vô giác.
Con người-có trí khôn-có tựdo-biết mình đi lạc-biết trởvề, quyết tâm thật lờng sám hối và chừa cải-không bắt buộc"vác trên vai" đem vềđược. Không tựmình muốn và quyết tâm thì THIÊN CHÚA cũng chịu thua và thực tếlà đúng vậy.
Luca kết luận bằng một câu giống y nhau ởcuối cảhai dụngôn: "Trên trời vui mầng vì một người tội lỗi hối cải" nói lên đó là ý chính mà Luca muốn chúng ta quan tâm.
Dụngôn là dụngôn. Kểmột dụngôn đểnói lên một "ý". Ý ấy thường không khớp với dụngôn. Ý là một chuyển ý có tính thần học hoặc luân lý làm một bài học đểdạy giáo lý.
Bài hoc ởđây là "hối cải". Giáo lý nầy đã được Đức Giêsu trình bày rất rõ và cờn được nhấn mạnhởnhiều nơi trong Phúc Âm. Rõ nhất và nhấn mạnh nhất trong câu chuyện Philatô giết những người galilê và tháp siloê ngã đè chết 18 nguời với kết luận y nhưnhau "không sám hối thì tất cảsẽbịhuỷdiệt". Với nguời phụnữbịbắt quảtang phạm tội ngoại tình: Đừng phạm tội nữa. Với nguời baịliệt ởhồBetsaida: Đừng phạm tội nữa kẻo phải khốn hơn truớc.
Chủđề" sám hối- hối cải là chủđềchính bao trùm tất cảgiaó huấn củaĐức Giêsu. "Ta đếnđểkêu gọi nguời tội lỗi hối cải" Luca tập hợp trong ba dụngôn đáng lẽgoịlà dụngôn vềsự"Hối cải". Ý cuảLuca rất rõ mà laịbịdịch ra là dụngôn vềlờng thuơng xót.
Nguời ta nói ngon miệng "Đức Giêsu đi tìm chiên lạc". Thực tếlà thếnào?
THIÊN CHÚA tạo dựng bằng lời. Lời đểdạy, đểra lệnh cho nguời khác làm. Tạo dựng xuống cấp vì lời tạo dựng mênh mông khó nhận ra nên con người không biết đểlàm theo, lạc lối. THIÊN CHÚA cứu độbằng lời. Cứu độlà nâng cấp. Lời chỉđường rõ ràng cho đi đúng hướng theo ý THIÊN CHÚA. THIÊN CHÚA chỉđường. Đi trong đường của THIÊN CHÚA là bổn phận của con người. Cứuđộlà một can thiệpđặc biết của THIÊN CHÚA trên tiến trình tựnhiên đểđiều chỉnh những sai lệch, đặt con người lại đúng hưóng, đúng vịtrí của mình đểđi cho mau tới đích là phát triển cho tới mức hoàn thiện công trình tạo dựng trong đó con người được THIÊN CHÚA giao cho đóng vai chính. Con người sẽđựoc sống đờiđời, hửong hạnh phúc vỉnh củưnếu con nguời chí thiện và tạo dựng đựoc nhờcon người mà đựoc hờan thiện. THIÊN CHÚA giao cho con người nhiệm vụ"canh tác" vừon địađàng.
Lời làm người đểdạy con người bằng ngôn ngửloài người. Rõ ràng. Chi tiết.Đầyđủ. Là mạc khải cuối cùng. Lời mởđường. Lời là đường.Đường chân lý. Không có đường nào khác. Đức Giêsu đểba mươi năm cuộc đời làm thành con đường cho con người.Ba năm giảng dạy là giải thích cho rõ vềcon đường của mình. Ta là đường, là chân lý.Cuộcđời của DG là con đường. Lời dạy của Người là chân lý. Ai muốn theo Ta thì.....đi trong con đường của Ta.THIÊN CHÚA không ban ơn cứu độmà THIÊN CHÚA ban lời cứu độ.
Đức Giêsu, Con THIÊN CHÚA nhập thếđến thếgian. Thếgian phải đến với Người mới có gặp gỡ.
Đức Giêsu xuất hiện giảng dạy, chữa bệnh, trừquỉvà làm nhiều phép lạ. Ai đến, nghe, thấy, xin.. thì mới được hưởng. Bình chân nhưvại. Không nhúc nhíc đểđến thì "vủnhưcẩn". Sựthật nầy rõ nhưban ngày. Cụthể: Đức Giêsu đến hộiđường ngày sabbat đểgiảng dạy. Người bệnh hoặc bịquỉám có mặt, được gặp Người thì được chữa lành và chỉnhững người có mặt gặp gởĐức Giêsu. Đức Giêsu giảng dạy nơi vắng vẻ. Ai dến nghe thì gặp gởNguời đượcăn bánh lạno nê. Đức Giêsu đi ngang qua thành Giêricô. Giakeu tìm mọi cách đểthấy thì Ngườiđáp lại đến nhà đểgặp gởvà ban ơn hối cải cho ông và cảnhà. Những người khác thì không đựoc gì. Đức Giêsu đến tìm người tội lỗi. Nhưng người tội lỗi có đến gặp gởNgười, hối cảiđời sống, đi theo Ngươi thì mới được sựsông mà Ngươi muốn cứu.
Đức Giêsu đến mời gọi qua một trung gian nhưngđời phải tỏlờng tin, cụthểlà bằng sựsám hối, chừa cải. Ta đến kêu gọi người tội lỗi hối cải. Hối cải là một đáp ứng đầy đủlời mời gọi của Đức Giêsu. Đó là ý của Luca qua hai dụngôn nầy: Trên trời (THIÊN CHÚA) vui mừng vì một người tội lỗi hối cải chứkhông phải vì tìm đựoc con chiên lạc hay đồng bạc bịmất. Hối cải là trởnên công chính làm công dân nước Trời, là cải tạo thếgian, là cúưđộ.
Hối cải là cửđộngđầu tiên con nguời phải làm đểcó thểcó tiếp xúc với THIÊN CHÚA.
Chúng ta hãy hối cải chính mình và tích cực giúp người lân cận hối cải đểcùng nhau đến với THIÊN CHÚA đểđược THIÊN CHÚA cứuđộ.
Biệt phái, luật sĩkhông hối cải. Do thái không hối cải. Thếgian không hối cải. THIÊN CHÚA không làm cho họhối cải được. Đây là cái bí ẩn của tựdo. THIÊN CHÚA không cưỡng chế. THIÊN CHÚA có nhiều ân sủng. Con người quyết định có nhận hay không và có làm cho sinh lợi hay không. THIÊN CHÚA có thểbiến đổi lòng dạcon người nhưng chỉnhững người thiện chí, cộng tác tích cực với ơn Chúa thí mới có kết quảnhưlờng Chúa mong muốn.
Mọi sựphải bắt dầu từhối cải.

68. Chúa Nhật 24 Thường NiênBài Phúc âm hôm nay ghi lại ba dụngôn vềlòng thương xót của Thiên Chúa: dụngôn con chiên bịmất, dụngôn đồng bạc bịđánh mất, nhất là dụngôn người cha nhân hậu.
Qua bài Phúc âm, Giáo Hội nhắc lại cho chúng ta vềtình thương của Thiên Chúa Cha đối với con người tội lỗi. Thái độcủa người chăn chiên đi tìm con chiên lạc, của ngườiđàn bà bịmất một đồng tiền và của người cha có đứa con bỏnhà đi hoang, thái độyêu thương tha thứđó vượt quá mức độbình thường con người có thểtưởng tượng được và phản chiếu thái độcủa Thiên Chúa đối với con người.
Theo lệthường, nếu chúng ta có một trăm con chiên mà lỡbịmất một con, chúng ta có nhất quyếtđi tìm con chiên lạc cho đến khi gặp được mới thôi hay không? Chắc chắn là không, vì sốchín mươi chín con còn lại không đáng giá hơn một con bịlạc mất hay sao? Đó là quan niệm của con người chúng ta. Đối với Chúa, mỗi con chiên, mỗi người đều có giá trịduy nhất đối với Ngài, và do đó nếu bịlạc mất thì nhất quyết phải tìm cho được mới thôi. Rồi hành động của người đàn bà cũng thế, theo thường tình thì mất một đồng cũng không sao, vì còn cảchín đồng kia mà. Nhưngđểdiễn tảmức độcủa Thiên Chúa thì mộtđồng bịmất kia là hết sức quan trọng, phải tìm cho được mới thôi. Người cha của đứa con đi hoang, theo thường tình thì bỏmặc kệnó, nhưng đểdiễn tảthái độcủa Thiên Chúa đối với con người thì người cha kia hằng ngày đứng trông con mình trởvề, và đã nhìn thấy con mình trởvềtrước khi nó nhìn thấy ông. Người cha tha thứcho đứa con ngay cảtrước khi nó mởmiệng xin tha, rồi làm tiệc ăn mừng.
Thiên Chúa muốn cứu rỗi mọi người và mỗi người, Ngài muốn tận dụng mọi phương thếcó thểđểban ơn cứu rỗi cho con người. Vì Ngài yêu thương con người, yêu thương từng người một cách vô cùng, nhưng con người có chấp nhận ân sủng và tình thương của Ngài hay không?
Trong Cựu ước, chúng ta thấy Môisen cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài tha thứcho dân đã phạm tộiđến Ngài, Môisen đã không xin Chúa hủy diệt dân mình, nhưng hãy tha thứcho dân mình. Cũng thế, chúng ta đừng bắt chước thái độcủa người anh cảtrong dụngôn, đừng ganh tịvới anh chịem đượcơn Chúa tha thứcho, nhưng hãy bắt chước thái độcủa Môisen cầu nguyện cùng Chúa, xin Ngài tha thứtội lỗi cho anh chịem và cho cảchính mình nữa.
Trước nhan Thiên Chúa, tất cảmọi người chúng ta đều là những kẻtội lỗi, đều cần đến lời cầu nguyện của nhau đểtrởlại cùng Chúa và trung thành với đức tin. Nguyện xin Chúa thương tha thứcác tội lỗi và nâng đỡthành tâm thiện chí mỗi người chúng ta, giúp mỗi người chúng ta biết trởvềcùng Chúa, sống xứngđáng là con cái Cha trên trời.
Đềcập đến Tin Mừng nghiêm chỉnh một chút, chúng ta sẽnhận thấy rõ điều này: những kẻcầm quyền đương thời trong đạo Do thái, những người Pharisêu, những người tựcho mình là công chính...đã khinh thường và tẩy chay Chúa Giêsu. Trái lại, những người tội lỗi, những kẻthu thuế... đã trân trọng và nhận biết Ngài. Thửhỏi: Nếu Chúa Giêsu trởlại giữa chúng ta hôm nay, chúng ta sẽthuộc hạng người nào? Thuộc hạng người "công chính" không cầnđến Ngài hay thuộc hạng người tội lỗi,đối tượng Ngài quan tâm khi đến thếgian? Qua đó, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hai điều:
Thứnhất, sứmạng tình thương của Ngài.
Thứhai, bổn phận và thái độcủa chúng ta.
Chúng ta đều biết: Sứmạng của Chúa Giêsu đến trần gian đểcứu vớt những kẻtội lỗi. Ngài đến đểkêu gọi những người tội lỗi thống hốiăn năn, và đểtìm kiếm, cứu vớt những gì đã lạc mất. Thánh Phaolô trong thưthứnhất gửi cho Timôthêô cũng khẳngđịnh: "Chúa Kitô đến thếgian đểcứu vớt những kẻtội lỗi". Quảthực, Chúa Giêsu đã đến thếgian vì tội nhân. Đó chính là ánh sáng trong đó mạc khải bày tỏChúa Giêsu cho chúng ta và chúng ta phải luôn luôn ngắm nhìn Ngài trong ánh sáng này. Nói khác đi, vì yêu thương loài người tội lỗi mà Chúa Giêsu đã bỏtrời xuống thếgian. Chính tên "Giêsu" của Ngài, nghĩa là "Cứu Thế" cũngđã gắn liền với kẻcó tội. Cứu ai? Người lành đâu cần cứu, mà cứu là phải cứu người có tội. Do đó, đối với chúng ta, tình thươngđã hiển hiện nhưmột nét nổi bật của Chúa. Tình thương của Chúa không phải là một tình cảm mờnhạt, mong manh mà là cảmột tâm hồn say mê nóng bỏng. Lòng say mê đó là tình yêu đã đến cảm mến cảnh cùng khổcủa chúng ta và đểnâng cảnh cùng khổđó lên. Tình thương của một Thiên Chúa làm người khôn lường và da diết. Tình thương đó không phải là một đức tính phụthuộc nơi bản thân Người, nhưng là một nét chính yếu, đặc biệt: chính vì đó mà Ngài đãđến. Tội lỗi của chúng ta nếu đượcđưa vào ngọn lửa nóng bỏng yêu thương này sẽbịthiêu hủy ngay.
Nếu chúng ta sẽđược liệt vào hạng người Pharisêu, kinh sưhay vào hạng những người tội lỗi, những người thu thuế? Chúng ta tựnhận mình là người công chính hay người tội lỗi? Chắc chắn không ai dám cho mình là trong sạch, vô tội trước mặt Chúa, bởi vì từngày có trí khôn cho đến nay, biết bao nhiêu lần chúng ta đã không giữtrọn 10 điều răn của Chúa. Bao nhiêu lần chúng ta đã chịu thua cám dỗvà sa ngã. Bao nhiêu lần lời ăn tiếng nói của chúng ta là những lời hành tỏi, xét đoán, gièm pha, kết án hay là những lời hưtừvô ích. Bao nhiêu lần chúng ta đã ghen ghét, oán thù, tranh chấp... Có lẽchúng ta không chịu bới đống rác tội lỗi của chúng ta ra thôi, chứthiếu gì những lý do đểchúng ta phảiăn năn thống hối. Chúng ta phải thành thật nhận mình là tội nhân đáng hình phạt nhưngười trộm lành; chúng ta là đứa con hoang đàng trởvề, là Mađalêna thống hối, là Phaolô bịquật ngã, cần đổi mới. Kinh Kính mừng, Thương xót, ăn năn tội,... dạy cho chúng ta biết chúng ta chỉlà tội nhân, là kẻbại trận, chỉtrông hòng vào lòng Chúa thương xót mà thôi.
Mong sao tựthâm tâm chúng ta luôn vọng lên lời tựthú của người thu thuếlên đền thờcầu nguyện: "Lạy Chúa, con là kẻtội lỗi". Những bước chân trởvềvà hoán cải thường gọi là niềm ân hận, âm thầm đau đớn vềnhững lầm lỡđã qua, là lòng ăn năn hối cải.
Lạy Chúa, xin đừng chê bỏcon, xin nhận lấy tấm lòng con: tấm lòng tan nát khiêm cung. Chúng con tin tưởng và cậy trông nơi Chúa. Xin thương xót chúng con. Amen.

69. Thà yêu lầm còn hơn bỏsót(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)
Các bài đọc của Chúa Nhật Thứ24 Mùa Thường Niên, Năm C, cách riêng bài Tin Mừng có vẻkhá quen thuộc với Kitô hữu, nhất là với những người chuyên chăm tham dựThánh Lễvà xem trọng phần Phụng VụLời Chúa. Thánh Kinh trình bày vềtình yêu của Thiên Chúa thật phong phú và đa dạng. Tuy nhiên cũng có thểkhẳng định rằng những dòng tin mừng theo thánh sửLuca ởchương XV mà Giáo Hội cho trích đọc một phần trong Thánh LễChúa Nhật này quảlà một mạc khải gây "chưng hửng" cho không chỉnhiều người biệt phái năm xưa mà còn cho cảchúng ta hôm nay, dĩnhiên là nếu chúng ta biết "suy đi nghĩlại" nhưMẹMaria và biết đặt mình vào chính ngữcảnh khiến Chúa Giêsu phán dạy những Lời ấy.
Ngữcảnh: Giêsu thành Nagiarét, một vịtôn sưđầy quyền năng trong lời giảng dạy cũng nhưtrong hành động (x.Mt 7,29; Mc 6,2), một người được dân chúng mến mộtôn xưng vào hàng ngôn sứ(x.Mt 16,13-15)..., Người không chỉchuyên chăm chữa lành bệnh tật cho dân chúng và xua trừma quỷra khỏi những người chúng ám, Người còn giảng dạy các chân lý vềNước Trời và mời gọi người ta hoán cảiăn năn. Thếmà Người lại thường xuyên lui tới và cùng ngồi ăn uống với những hại dân hại nước là "bọn thu thuế" và "phường bán thân nuôi miệng". Bá nhân bá tánh, mười người trăm ý, chuyện miệng tiếng ngườiđời thì làm sao lường cho xuễ. Cũng thế, việc một sốngười biệt phái và luật sĩlảm bẩm, xầm xì và bình phẩm chuyện Chúa Giêsu thường xuyên lui tới và cùng ngồi ăn uống với người thu thuếvà phường "tội lỗi" thì cũng không là vô cớ. Ngài Giêsu đã không từng giảng dạy rằng chớcó làm cho người ta vấp phạm đấyư. Ngài còn mạnh miệng cho rằng nếu ai làm cớvấp phạm cho một trong những kẻbé mọn thì thà cột cối đá vào cổngườiấy mà liệng xuống biển còn hơn. Tuy nhiên chúng tađừng quên cớvấp phạm ởđây là cái nguyên nhân xấu. Còn những dữkiện gây thắc mắc, gây tranh luận, gợi thao thức là việc khác hoàn toàn. Chính Chúa Giêsu đã từng ví Người là viên đá vấp cho nhiều người,đúng nhưlời tiên tri Simêon loan báo dịp cha mẹNgười đem Người lên Giêruslem đểlàm lễtiến dâng theo LềLuật (x.Lc 2,33-35).
Nguyên cớgây thao thức: Tình yêu đón nhận mọi sựhạn chế, mọi sựbất toàn. Khi nghe đọc bài tin mừng vềdụngôn người con hoang đàng hay đã được sửa lại là dụngôn người cha nhân hậu hoặc đã từng được đềnghịlà dụngôn người con ganh tị.Đã từng một thời Kitô hữu được gợi ý là tập trung vào hình ảnh người con phung phá hoangđàng đểnhận biết thân phận tội lỗi của mình đểrồi sám hối, ăn năn. Cũng đã từng có lúc người ta tập trung vào hình ảnh người con cảcủa câu chuyện đểmời gọi Kitô hữu cảnh giác với sựganh tương đốkỵnhưtrường hợp một sốngười biệt phái ngày xưa, hoặc biết phản tỉnh với lối sống "người thì bên trong mà lòng thì bên ngoài". Vì lắm khi chúng ta tuy mang danh con cái Chúa, nhưng chỉlà "hữu danh vô thực". Thời gian gần đây ngưởi ta tập trung vào tình yêu bao la của người cha nhân hậu và có thểnói rằngđây chính là trọng tâm của lời mạc khải qua câu chuyện dụngôn mà Chúa Giêsu kểhôm ấy.
Nóiđến sựbao la của tình yêu Thiên Chúa, một sốđấng bậc có vẻnhưngại ngần vì cho rằng sẽlàm cớcho đoàn tín hữu sống ỉlại. Và rồi sốvịấy thích đềcao sựcông thằng của Thiên Chúa hơn. Một sốvịkhác thì phân vân nhưđứng giữa ngã ba đường khi vừa nói đến lòng thương xót của Thiên Chúa vừa nói đến sựcông thẳng của Người. Thiên Chúa là Đấng tốt lành vô cùng và cũng là Đấng công bình vô cùng. Khởiđầu triều đại giáo hoàng của mình Đức Bênêđictô XVI qua Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu đã nhấn mạnh hiện thực này: Thiên Chúa bày tỏtình yêu của Người cho nhân loại chúng ta một cách nhưchống lại sựcông minh của Người (x.số10).
Người cha trong câu chuyện dụngôn Chúa Giêsu kểđã rộng tay chia gia tài cho các con. Ông chia gia tài cho đứa con mởmiệng kêu xin và chia cho cảđứa con không xin. Ông ta quảlà liều lĩnh và bất chấp các tình huống có thểxảy ra. Ông chẳng thểlường đứa con thứkêu xin sẽsửdụng gia tài ra sao. Ông cũng chẳng biết đứa con còn lại không xin vì không dám xin hay vì không muốn xin. Không lưỡng lự, ông đã chia cho cảhai.
Chắc chắn người cha nhân hậu biết rõ tình cảnh bi đátđến độthua cảloài heo của đứa con đi hoang, vì chính người con cảđã khẳng định sựthật này (x.Lc30). Thếmà ông cứngày ngày ngóng trông đứa con "bất hiếu và hỏng hư" quay gót trởvề. Lòng của ông vẫnắp đầy niềm hy vọng sẽcó ngày thấy con mình "đã chết nay sống lại,đã mất nay lại tìm thấy". Và kìa, nó đây rồi, nó đã trởvề. Nó vềvì thương cha già này hay là chỉxót cái bụng rỗng của nó? Không sao cả, tình yêu không cầnđặt điều kiện. Đứa con lớn đangởtrong nhà mà lòng nhưkẻăn người ở, ông cũng đón nhận hết tình. Không sao cả, rồi sẽđến lúc nó hiểu rằng mọi sựcủa ông là dành cho nó, đã thuộc vềnó, vì mọi sựcủa cha đều là của con (x.Lc 15,31).
Đã yêu thì không ngồi chờngười mình yêu hoàn thiện rồi mới đón nhận. Đón nhận người mình yêu cảtrong sựhạn chếlẫn bất toàn của người mình yêu thì mới là tình yêu đích thực vô cầu, vô vịlợi, nghĩa là chỉvì người mình yêu. Thánh tông đồdân ngoại khẳngđịnh chân lý này khi nói rằng Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, ban ơn tha thứcho chúng ta, đưa chúng ta vềlàm con cái Thiên Chúa ngay khi chúng ta còn là kẻphản nghịch, nghĩa là ngay khi chúng ta đang còn trong cảnh tình tội lỗi.
Xinđừng sợbịlợi dụng, chẳng thà yêu lầm còn hơn bỏsót. Xin đừng ngồi chờtha nhân hoàn thiện rồi chúng ta sẽyêu thương. Chính tình yêu của chúng ta, một tình yêu vô điều kiện mới là động lực giúp tha nhân nên hoàn thiện. Đồng thời cũng chính tình yêu ấy sẽgiúp chúng ta hoàn thiện vì chúng ta đang ngày càng nên giống Cha, Đấng hoàn thiện ởtrên trời, Đấng cho mưa rơiđều trên người lành lẫn kẻbất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt5,48).

70. Mọi sự của Cha đều là của con(Suy niệm của Fx Đỗ Công Minh)
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca hôm nay cho con nhận ra được lòng thương xót của Chúa với con người thật là cao cả.” Để cứu rỗi chúng con, Người đã từ trời xuống thế” (Kinh Tin kính), và còn hơn thế nữa, những người tội lỗi lại là những người đựoc Chúa thương một các đăc biệt. Không vì tán đồng những hành vi của họ, nhưng là thương xót, không muốn để họ phải hư mất. Người đã đến với họ, cùng ăn chung một bàn, cùng ngồi chung một chiếu. Sẵn sàng lắng nghe họ, tìm hiểu họ, với mục đích chỉ ra cho họ con đường thóat khỏi xiềng xích của ác thần, dẫn dắt họ trở về với tình thương yêu, trở về với Cha để đón nhận đựoc tình thương của Ngài. Tuy nhiên việc Chúa làm lại bị những kẻ giả hình phê phán: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”.
Đức Giêsu đã mô tả việc một người tội lỗi trở về là một niềm vui, cho họ được cơ hội đón nhận tình yêu thương của Chúa, qua đó nói lên sứ mạng của Người khi đến trần gian. Như người chăn chiên đau đáu trong lòng khi có một con chiên trong đàn bị thất lạc, bằng bất cứ giá nào ông sẽ đi tìm về, thậm chí dám rời bỏ cả đòan 99 con, để đi tìm lại một con. Chúa cũng nêu hình ảnh một người phụ nữ tiếc xót thế nào khi đánh mất một đồng quan trong nhà. Bà không quản ngại tìm cho được, dù phải thắp đèn, moi móc, quýet dọn để tìm cho ra. Và khi tìm thấy thì vui mừng vô kể, mời xóm giềng đến chia vui. Và còn hơn thế nữa, chuyện người cha nhân hậu càng làm cho con nhận ra được Chúa yêu thương con người xiết bao.
Người Cha trong tin mừng chính là Thiên Chúa, đấng luôn ngóng trông con mình tội lỗi trở về đã củng cố cho con niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Hành động người con hoang đàng trở về là một mẫu gương cho con trong đời sống. Con cũng bao lần bỏ nhà ra đi, cũng bao lần đựoc Cha chia gia tài là ơn Chúa, là khả năng, là phúc lộc... vậy mà con vẫn bỏ đi, phung phá, sa vào mọi điều xấu. Đã nhiều lúc lâm vào tình trạng kiệt quệ, thay vì trở về với cha, con lại tìm đến cầu cứu nơi các thế lực đen tối khác, để mong thóat ra khỏi cơn nguy nan. Con không nhận ra Chúa vẫn dang tay gọi mời.
Lạy Chúa,
Xin cho con khi nhận biết tình Chúa yêu con, con dám can đảm đứng lên, rời bỏ quá khứ tội lỗi để trở về với Chúa, Đấng là Cha hết mọi người. Con biết rằng thân phận con thì mỏng dòn yếu đuối. Con biết được, khi trở về ở nhà rồi, được mấy ngày, lại tìm cách kiếm ít tiền của rồi trốn đi, ăn chơi, sa ngã. Tái đi tái lại bao lần. Sợ Cha rầy la, không chấp nhận, nên con ngã lòng đến nỗi bỏ đi thật xa. Tư tưởng ấy tồn tại trong con, cho thấy lòng tin của con vào tình thương của Chúa còn non yếu. Xin Chúa giúp con, xin Người ban thêm đức tin cho con.
Xin cho con biết nhìn nhận mình yếu đuối, phải cây dựa vào Lòng Chúa xót thương, biết thưa lên như người con thứ trong Tin Mừng: “Cha ơi! Nay con đã về, về đây cùng ở với Cha. Bao nhiêu tháng năm hoang đàng, một lần ghi dấu ăn năn. Con xin làm người tôi hầu, về đây bên Cha dấu yêu. Rồi đây những khi ưu sầu, con được tình Cha xót thương nhiều ”. Amen.

71. Suy niệm của Lm Trần Bình TrọngNiềm vui khi tìm được những gì đã mất
Trongđời sống hàng ngày, ta có thểđã có kinh nghiệm khi tìm lạiđược những gì đã mất, nhất là những vật qúi giá và cần thiết. Ai mà không vui thích khi tìm lại được cặp kiếng đeo mắt. Ai mà không thích thú khi tìm lạiđược chùm chìa khoá. Ai mà không hí hửng khi tìm lại được ví tiền có chứađựng những giấy tờcần thiết. Ai mà không vui mừng khi tìm lại được cái nhẫn cưới. Tìm lại được tình yêu hôn nhân đã chết trong con tim mà nay được đổi mới lại, đã khiến cho những cặp vỡchồng vui mừng cảmđộng khóc ra nước mắt.
Cái tâm trạng vui mừng của những người khi tìm lạiđược những vậtđã mất cũng là cái tâm trạng của người chăn chiên trong Phúc âm hôm nay khi tìm thấy con chiên lạc, hay của người đàn bà chỉcó mười đồng bạc mà mất một đồng, nay lại tìm thấy, hay của người cha có hai đứa con mà một đứa đi lưu lạc, nay lại trởvề. Vậy tìm thấy được vật đã mất, lưu lạc rồi trởvề, phạm tội rồi được tha thứ, xa cách rồi làm hoà, bằng cách này hay bằng cách khác là đềtài chung của ba bài đọc Thánh kinh hôm nay.
Bài trích sách Xuất hành ghi lại câu chuyện con bò vàng. Khi người Do thái trong hoang địa không còn kiên nhẫn đủvềsựvắng mặt lâu dài của Môsê trên núi Sinai, thì họkêu trách Chúa đãđem con đi bỏchợ. Vì thếhọxin Aaron đểđúc con bò vàng cho họtôn thờthần tượng vô tri vô giác thay vì tôn thờmột Thiên Chúa. Vì tội bất trung của dân chúng, Thiên Chúa nổi giậnđịnh huỷdiệt họ. Nhưng Môsê van xin Thiên Chúa tha thứvà Chúa đã nguôi giận tha phạt dân chúng. Lòng thương xót của Chúa còn được tỏhiện qua việc trởlại của Thánh Phaolô.
Trong thưgửi cho Timôthêô, Phaolô viết: Đức Kitô Giêsu, đã đến trong thếgian, đểcứu những người tội lỗi, mà kẻđầu tiên là tôi (1Tm 1:15). Cảba ngụngôn trong Phúc âm hôm nay nói lên lòng nhân từhay thương xót của Chúa. Nếu người chăn chiên bày tỏnỗi vui mừng với người lân cận, và người đàn bà mời chịem đến chia vui vì đã tìm thấy đồng bạc, nếu người cha biểu lộnỗi vui mừng khi thấyđứa con hoang lạc trởvề, thì trên trời cũng có sựvui mừng khi có người tội lỗi ăn năn trởlại.
Thính giảnghe bài Phúc âm từchính miệng Chúa giảng là những người Biệt phá và Luật sĩ. Họphàn nàn là Chúa thường lui tới,ăn nhậu với phường tội lỗi và thâu thuế. Họkhông muốn thấy Chúa lai vẵng tới xóm nhà lá. Vì thếkhi thấy Chúa làm quen với những thành phần bịcoi là căn bã của xã hội, họlấy làm vấp phạm. Chúa trảlời cho họlà: Con Ngườiđến đểtìm và cứu những gì đã mất (Lc 19:10).
Hôm nay mỗi người cần tựhỏi, có khi nào ta đã đi lưu lạc, lìa bỏđàn chiên của Chúa? Ta đi lạc khỏi đàn chiên khi ta sa phạm tội, bất trung với lời giao ước khi chịu phép Rửa tội. Ta trởthành những chiên lạc khi ta không sống theo đường lối phúc âm, không tuân giữgiới răn Chúa. Thiết tưởng ít ai muốn chối bỏđức tin vào Chúa. Tuy nhiên ta có thểquên Chúa khi ta tạm gác bỏviệc thờphượng qua một bên, hoặc khi ta nhốt Chúa vào góc xó nhà của tâm hồn.Điều quan trọng là khi ta sa ngã phạm tội, ta có can đảm tìm đường trởvềnhà Cha, hay ta vẫn chần chừtrong bóng tối củađam mê, của tham vọng hão huyền hay của nghi ngờthất vọng?

72.Hãy chia vui với tôi – G. Nguyễn Cao LuậtCó lẽcó người cho rằng các dụngôn được kểlại trong bài Tin Mừng hôm nay hơi có tính cách cường điệu. Có mục tửnào dám bỏlại chín mươi chín con chiên trên cánh đổng rổi đi tìm con chiên bịlạc mất? Có ai lại bỏcông tìm cho kỳđược đổng bạc trong khi mình còn chín đổng nữa? Hay có người cha nào sẵn sàng đợi chờ, tha thứcho đứa con đãđòi chia gia tài và bỏnhà ra đi?
Quảvậy, theo quan điểm của con người, ít có khi nào xảy ra những điều nhưthế. Nhưng đối với Thiên Chúa, chẳng có gì là cường điệu. Những câu chuyện này cho thấy thếnào là tình yêu, là lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tình thương không giới hạn
Con người được Thiên Chúa tạo dựng do lòng yêu thương. Thếnhưng, con người đã từkhước tình yêu ấy qua việcăn trái cấm. Và Thiên Chúa đã không bỏmặc con người dưới quyền thống trịcủa tội lỗi, của sựchết. Nếu Thiên Chúa có trừng phạt con người thì cũng là việc xứng đáng. Nhưng Thiên Chúa không xửsựnhưthế. Một tình yêu đích thực không thểbằng lòng với việc trợgiúp cách chung chung, đểrổi khi bịtừkhước thì bỏrơi không còn đoái hoài gì tới. Nếu Thiên Chúa hành động nhưthếthì khó có người được cứu, và Đức Giê-su đã không được sai đến trần gian.
Đàng khác, Thiên Chúa cũng chẳng tính toán những hổng ân Ngườiđã ban. Thiên Chúa không đưa cho con người một bản tỗng kết những gì Người đã ban cho họ: ân sủng của Người tuôn chảy không ngừng, tình yêu thương chẳng bao giờvơi cạn. Nếu có kểra những hổng ân, điềuđó chỉcó mụcđích nhắc nhởcon người hãy sống xứngđáng với hổng ân đã lãnh nhận đểrổi tiếp tục nhận được những ân huệkhác. Cảkhi con người đi lang thang phiêu lãng, Thiên Chúa vẫn đuỗi theo. Không có chỗnào con người ởmột mình cả. Chẳng bao giờcon người có thểtựnhủThiên Chúa bỏrơi mình rổi. Một người thợsăn kiên nhẫn, rình chờcon mổi, một người câu cá âm thầm chờđợi. Thiên Chúa nhưthếđó.
Thật vậy, chính lòng yêu thương đã thúc đẩy Thiên Chúa tìm kiếm con người. Thiên Chúa đã tạo dựng con người, không phải nhưmột đổvật, nhưng là đểhọtham dựvào sựsống của Người,đểsống trong tình yêu thương. Nếu Thiên Chúa chỉcoi con người là một đổvật, thì khi bịlạc mất, Người có thểtiếc nuối, những rổi thôi, Người có thểlại có cái khác, hay hơn, tốtđẹp hơn, và nhiều hơn nữa. Ởđây, các dụngôn cho thấy tính cách lớn rộng của tình yêu: quan tâm đến tất cả, nhưng không bỏrơi bất cứai, dù người đó có thếnào chăng nữa. Vì tình yêu, Thiên Chúa không bao giờcảm thấy mệt mỏi, chán nản, chỉcần là Người tìm lạiđược người tội lỗi, chỉcần là họcảm nhận được tình thương của Thiên Chúa. Vì thế, trong tình thương của Thiên Chúa, không có ai là người bịbỏquên. Mỗi người đềuđược Thiên Chúa quan tâm săn sóc, mỗi người đềuởtrong trái tim của Thiên Chúa, không có ai bịđẩy ra ngoài, không có ai nhậnđược ít tình thương...
Hãy chia vui với tôi
Trong cảba dụngôn, Đức Giê-su đều kết thúc bằng những lời nói đến niềm vui. Người chăn chiên tìm được chiên lạc thì vác chiên lên vai, và mời bạn hữu láng giềng đến chia vui; người đàn bà tìm thấyđổng bạc đã mất cũng vậy; và người cha có đưa con đi hoang trởvềthì mởtiệc lớn ăn mừng.
Lý do của việc ăn mừng này đã rõ ràng. Nhưng sau đó, Đức Giê-su muốn cho thấy niềm vui của Thiên Chúa khi người tội lỗi hối cải. Ởdụngôn thứnhất, "trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải"; ởdụngôn thứhai, "các thiên thần của Thiên Chúa sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải"; và ởdụngôn thứba, "phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống;đã thất lạc, mà nay lại tìm thấy".
Tội nhân hối cải, không những được tha thứ, nhưng còn được chờđợi, được đón tiếp. Niềm vui của Thiên Chúa thật lớn lao khi người tội lỗi biết từbỏcon đường xấu xa, đểtrởvềsống trong tình thương của Thiên Chúa.
Có thểnói, Thiên Chúa không có niềm vui nào khác ngoài việc con người sống thân mật với Người. Dù cho có thếnào chăng nữa, Người vẫn chờđợi họ, vẫn mởrộng vòng tay đón tiếp.Đây thực là một lời an ủi và nhắc nhởcho con người. Là một lời an ủi, vì con người biết rằng Thiên Chúa vẫn yêu thương họvà mong họtrởvềvới Người. Thiên Chúa vẫnđi tìm họ, dù họcốtình tránh né. Thiên Chúa vẫn thi ân giáng phúc, dù họtừkhước không nhận. Là một lời nhắc nhở, vì nếu nhưtội lỗi đã làm Thiên Chúa phiền lòng, thì Người sẽcòn phiền lòng hơn biết mấy khi con người từchối tình thương Người dành cho họ, mong họtrởvềsống trong tình thương.
Hơn nữa, ởđây còn có lời mời gọi chia sẻniềm vui với Thiên Chúa vì người tội lỗi đã trởvề. Kẻtừchối chia vui với Thiên Chúa cũng chính là kẻphải trởvề, phải sám hối. Kẻtừchối chia vui với Thiên Chúa cũng chính là người không nhận ra tình thươngđích thực, và nhưthếlà họđã từkhước tình thương của Thiên Chúa.
* * *
Ởgiai đoạnđầu của lịch sửcứu độ, sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa đã lên tiếng hỏi, đang khi họchạy trốn: "Ngươi đangởđâu?" Ngày nay, Thiên Chúa đã mởtiệc đểthết đãi họ. Nhờsựtuân phục của Đức Giê-su Ki-tô, nhân loạiđã được cứu thoát, đãđược chữa lành khỏi mọi thương tích, đãđược tha thứ.
Đó là niềm vui của Thiên Chúa, hãy chia vui với Người.
* * *
Phải tin vào Thiên Chúa
vì Người đã tin tưởng chúng ta.
Người đã làm cho chúng ta tin vào Người,
khi trao cho chúng ta Người Con duy nhất.
Phải tin vào Thiên Chúa
vì Người đã tín nhiệm chúng ta
đã làm cho chúng ta tin vào Người.
Chẳng lẽsựtín nhiệm của Thiên Chúa
dành cho chúng ta
lại không được đặt đúng chỗ?
Thiên Chúa đã làm bừng lên nơi chúng ta niềm hy vọng
Người đã khởi đầu.
Người mong rằng kẻtội lỗi
sẽlàm một chút gì đó
cho ơn cứu độcủa mình.
Một chút! chỉcần một chút thôi!
phỏng theo Charles Péguy

73. Đã mất mà lại tìm thấyChúa Giêsu kểnhững dụngôn này trong một hoàn cảnh đặc biệt. Các thầy dạy luật và các đạo sĩDo thái lấy làm vấp phạm khi thấy Chúa Giêsu giao du với những kẻmà người Do thái đạo đức gọi là tội nhân. Đạo sĩDo thái đã xếp tất cảnhững ai không tuân giữluật pháp vào chung một hạng, họgọi những người đó là ‘dân của đất’. Có một hàng rào ngăn cản dứt khoát giữa nhữngđạo sĩDo thái và người ‘dân của đất’. Gảcon gái cho một người dân của đất thì chẳng khác gì trói cô gái ấy nộp cho sưtử. Luật củađạo sĩDo thái định rằng: “Khi có một người là dân của đất, thì đừng trao tiền cho nó, đừng lấy chứng của nó, đừng nói điều bí mật cho nó, đừng đặt nó coi trẻmồcôi, đừng đểnó giữcủa bốthí, đừng điđường với nó”. Có luật cấm đạo sĩDo thái không được mời một người dân củađất đến dùng bữa, cũng không được nhận lời mời của ai trong hạng ngườiđó. Luật cũng cấm đạo sĩDo thái không được giao dịch thông thường với họ, không được mua gì của họhoặc bán gì cho họ. Các đạo sĩDo thái quyết tâm tránh hẳn mọi liên hệvớiđám dân của đất, tức là những người không giữđủcác chi tiết tỉmỉtrong luật pháp. Dĩnhiên họrất khó chịu khi thấy Chúa Giêsu làm bạn với những người chẳng những thuộc hạng cùng đinh mà còn là tội nhân nữa, vì liên hệvới hạng người này thì bịô uế. Chúng ta sẽhiểu các dụngôn này đầy đủhơn nếu chúng ta nhớrằng người Do thái ngoan đạo không nói: “Cảthiên đàng mừng vui vì một tội nhân ăn năn hối cải”. Nhưng họnói: “Cảthiên đàng mừng vui vì một tội nhân bịhủy diệt trước mặt Thiên Chúa!”. Họhướng đôi mắtđộc ác chờxem sựhủy diệt tội nhân chứkhông mong chờtội nhân được cứu thoát.
Trước hết Chúa Giêsu nói cho họdụngôn vềcon chiên lạc và niềm vui của kẻchăn. Chăn chiên ởxứDo thái là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Đồng cỏthì hiếm hoi. Cánh đồng cao nguyên ởgiữa xứchỉrộng chừng vài dặm thôi, còn phần nhiều là địa thếnhững khe trũng dốcđứng và cảnh sa mạc hoang vu. Không có một bức tường chắn giữnên chiên dễđi lạc đàn. Người chăn phải trực tiếp chịu trách nhiệm vềbày chiên. Nếu một con chiên bịmất, thì người chăn phải mang vềnhà ít nhất là cái lốt chiên đểchứng tỏlà nó đã chết thếnào. Những người chăn chiên có tài theo dấu vết cách đặc biệt, họcó thểtheo dõi dấu chân của một con chiên đi lạc hàng dặm qua núi đồi. Không có người chăn chiên nào không coi bổn phận mỗi ngày của mình là bỏmạng sống mình vì bầy chiên. Có nhiều bầy chiên là tài sản chung thuộc một làng và có hai hay ba người chăn. Những người chăn có bầy chiên còn đầy đủthì có thểvềnhà đúng giờvào báo tin rằng còn có một người chăn đang lặn lội trên sườn núi đểtìm kiếm con chiên lạc. Cảlàng sẽchờđợi, rồi khi thấy từđàng xa một người chăn chiên đang vội vã trởvề, trên vai có một con chiên, cảlàng sẽreo vui cảm tạ.Đó là hình ảnh Chúa Giêsu phác vẽvềThiên Chúa. Người bảo Thiên Chúa cũng thế, Ngài vui mừng vì tìm lại được một tội nhân đã lạc mất cũng nhưngười chăn tìm lại được con chiên đi lạc đem vềchuồng.
Chúa nối tiếp tưtưởng bằng một dụngôn khác. Đồng tiền nói đến ởđây là một đồng tiền nhỏ, dễbịlạc mất trong nhà dân quê xứPalestin, và có khi phải mất rất nhiều thời giờmới tìm lại được. Nhà của người Do thái thường tối om, vì chỉcó một cửa sổtròn đường kính khoảng bốn mươi lăm phân. Nền nhà thì bằng đất nện được phủbằng những tấm liếp sậy và cành cây khô. Tìm kiếm mộtđồng bạc trên một nền nhà nhưthếkhác nào tìm một cây kim trong đống rác. Nhưng người đàn bà quét đi quét lại, tìm cho bằng được, có hai lý do khiến người đàn bà sốt sắng và kiên nhẫn tìm kiếmđồng tiền.
1) Có thểvì nhu cầu.
Dù một đồng tiền không nhiều nhưng nó cũng cao hơn công giá một ngày làm việc của một công nhân tại xứPalestin. Họthường sống trong cảnh thiếu hụt và hầu nhưluôn bịnạn đói đe dọa. Có thểngườiđàn bà nóng nảy tìm cho ra, vì nếu không, gia đình bà sẽkhông có ăn.
2) Nhưng có thểcòn có một lý do khác thơmộng hơn lý do trên.
Tại Palestin, dấu hiệu của người đàn bà có chồng là một chiếc vành trên đầu làm bằng mười đồng tiền nhỏbằng bạc xâu lại với nhau bằng một sợi dây bạc. Trong nhiều năm, một cô gái làm lụng và đểdành cho đủmười đồng tiền nhỏđó. Bởi vì cái chuỗi trên đầu của nàng cũng đáng giá gần bằng chiếc nhẫn cưới. Khi nàng đã sắmđược nó thì trởnên của riêng nàng, đặc biệt đến nỗi người khác không thểđoạt lấy của nàng món nữtrang đóđểtrừnợ. Có thểngười đàn bà trong dụngôn đã đánh mất mộtđồng bạc thuộc loại đó, và bà ta đã tìm kiếm nó nhưbất cứngười nào khác cũng làm thếkhi đánh mất cái nhẫn cưới vậy.
Vì thếchúng ta cũng dễhiểu nỗi vui mừng của người đàn bà khi tìm lạiđồng bạc bịmất. Chúa Giêsu cho biết: cũng thế, Thiên Chúa và các thiên sứvui mừng khi một tội nhân ăn năn trởvề, nhưkhi một gia đình vui mừng tìm lạiđược đồng bạc quyết định cái no hay đói của họ, hay cũng giống người đàn bà đánh mất một tài sản có giá trịhơn tiền bạc rồi tìm lại được.
Niềm vui lạlùng này được sáng tỏhơn qua dụngôn người con hoang đàng. Theo luật Do thái, người cha không được chia gia tài tùy ý mình thích, đứa con cảđương nhiên được hai phần ba, đứa con thứđược một phần ba gia tài (x. Dnl 21,17). Không phải là một việc lạkhi một người cha phân chia gia tài ngay khi còn sống nếu ông muốn được nghỉngơi khỏi bận tâm buôn bán làm ăn. Nhưng có một sựtrơtráo nơi đứa con thứkhi chính nó đềxuất việc chia gia tài. Khi nó nói vào mặt cha nó: “Cha hãy cho tôi ngay bây giờphần gia tài mà trước sau gì tôi cũng được lãnh sau khi cha chết, và hãy đểtôi ra khỏi nơi này”. Người cha không tranh luận gì, ông hiểu rằng nếu con ông cầnđược một bài học thì nó sẽcó một bài họcđắt giá, và ông đã cho nhưý nó xin. Tức khắc đứa con lấy phần dành cho nó và bỏnhà ra đi…
Nó nhanh chóng tiêu xài hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo, một công việc đáng nguyền rủa đối với người Do thái. Và Chúa Giêsu cho nhân loại tội lỗi một lời khen lớn nhất chưa từng có: “Khi nó hồi tâm tựnhủ, trởvềvới chính mình”. Chúa Giêsu tin rằng bao lâu con người xa cách và chống lại Thiên Chúa, thì con người không thực sựlà chính mình khi đang trên đường trởvềnhà. Nó quyết định trởvềnhà và xin cha nhận lại mình không phải đểlàm con, nhưng làm một tên nô lệmạt hạng trong nhà, một tên đầy tớởthuê, một tên lao động công nhật trong nhà. Theo một nghĩa thì người nô lệlà một phần tửcủa gia đình, nhưngđầy tớởthuê thì có thểbịđuổi sau khi chủbáo trước một ngày vì nó không thuộc vềgia đình chút nào. Vậy khi đứa con trởvề, cha chàng không đểchàng kịp mởmiệng xin làm đầy tớ, ông đã lên tiếng trước. Chiếc áo dài tiêu biểu cho việcđược tôn trọng, chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền bính, đôi dày là dấu hiệu làm con, và yến tiệc được bày ra đểmọi ngườiăn mừng đứa con hoang nay đã trởvề.
Nếu chúng ta chú ý, chúng ta sẽthấy ba câu chuyện xoay quanh một chủđề: đã mất mà lại tìm thấy. Loài người bịmất, Thiên Chúa mất loài người. Loài người đã bịmất tức là đã đi khỏi sựhiện diện của Thiên Chúa, và đó là cái mất lớn lao nhất. Thiên Chúa không mất gì đáng tiếc hơn mất loài người. Dụngôn nêu lên ba khía cạnh đểgiải thích giá trịcủa loài người: con chiên bịmất, đồng tiền bịmất, đứa con bịmất.
Loài người có ba điều quý: tài sản, tiền bạc và con cái. Cảba đều mất, mất lớn lao đáng tiếc. Chúa không mất súc vật, tiền bạc, nhưng mất loài người, mất cái quý báu nhất, không gì sánh bằng. Và Ngài tiếc nhưta tiếc của cải, tiền bạc, con cái.
Khi mất một phần trămđã tiếc, mất mười phần trăm tiếc hơn, mất năm mươi phần trăm tiếc hơn nữa. Nhưng Thiên Chúa mất hết, mất từthời Adam, nên Chúa lập cách cứu loài người: “Con Người đến tìm kiếm những gì đã mất”.
Khi nghiên cứu nguyên nhân đưa tới việc mất, chúng ta thấy khác biệt. Con chiên bịlạc mất vì hoàn toàn ngu dại. Nó không biết suy nghĩ, nhưng có nhiều người sẽtránh được tội lỗi nếu họsuy nghĩkịp thời. Đồng tiền bịmất vì không phải lỗi của chính nó. Có người đi lạc đường vì bịkẻkhác lừa dối, và Thiên Chúa không kểlà vô tội kẻnào xui kẻkhác phạm tội. Đứa con tựý đi lạc, nhẫn tâm quay lưng lại với cha mình.
Nhưng Thiên Chúa có thểdùng tình yêu của Ngài chiến thắng sựdại dột của con người, chiến thắng những tiếng cám dỗ, và chiến thắng cảsựphản bội của con tim chúng ta nữa. Đứng trước một tình yêu nhưvậy, chúng ta không thểkhông chìm trong kinh ngạc, ngợi khen và yêu mến Ngài hơn nữa.

74.Đón nhận - Trao ban lòng thương xótCó thểnói cuộc đời của mỗi người chúng ta từlúc tượng thai đến lúc từgiã cõi đời là cảmột chuỗi những sựđón nhận. Chúng ta đón nhận sựsống từnơi cha mẹ. Chúng ta cũng đón nhận sựchăm sóc, nuôi nấng và dạy dỗtừnơi cha mẹ. Và rồi chúng ta còn đón nhận bao nhiêu sựchăm lo từvật chất đến tinh thần từnhững người thân quen, cảđến những người chúng ta không hềbiết mặt. Cũng vậy, là người có đức tin chắc hẳn không ai trong chúng ta dám phủnhận việc chúng ta đã,đang và sẽmãi mãi đón nhận tình thương từnơi Thiên Chúa Đấng chúng ta tôn thờ.
Ba dụngôn nổi tiếng trong Tin mừng Luca chương 15 hôm nay làm sáng tỏvềlòng thương xót vô bờbến của Thiên Chúa dành cho từng người trong chúng ta. Hình ảnh người chăn chiên có một trăm con chiên lặn lội đi tìm cho bằng được cho được con chiên bịmất và vác trên vai mang về. Hình ảnh ngườiđàn bà có mười quan tiền thức đêm thức hôm tìm cho được một đồng bịmất. Xúc động hơn là hình ảnh người cha nhân hậu có thái độkhoan nhân đón nhận cảhai người con, cách riêng là vớiđứa con thứhưhỏng trắc nết.
SởdĩChúa Giêsu nói lên ba dụngôn này là vì những người Pharisêu và các kinh sưđã có thái độkhông bằng lòng khi thấy Chúa Giêsu tiếp xúc cũng nhưđồng bàn với những người thu thuếvà những người tội lỗi.
Trong suy nghĩcủa họ, Chúa Giêsu chỉđược tiếp xúc với những người công chính. Còn những hạng người nhưvậy Chúa Giêsu không được phép giao tiếp. Mà họlại tựcho mình là những người công chính.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã có lần khẳngđịnh: "Người khoẻmạnh không cần thầy thuốc, người đauốm mới cần. Tôi không đến đểkêu gọi người công chính, mà đểkêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." (Lc 5, 31b - 32)
Trước mặt Thiên Chúa tất cảmọi người chúng ta đều là những con người đáng thương. Thiên Chúa sẵn sàng làm tất cảvà chẳng tiếc gì miễn sao chúng ta được sống và sống dồi dào hạnh phúc. Ai trong chúng ta biết ăn năn sám hối trởvềlà niềm vui cho cảtriều thần thiên quốc. Bởi vì: "Tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗiăn năn sám hối." (Lc 5, 10)
Chúng ta không thểđón nhận mà không biết trao ban. Đón nhận càng nhiều bao nhiêu thì trao ban cần rộng lớn bấy nhiêu: trao ban tình thương cho nhau, trao ban sựquan tâm lẫn nhau, trao ban sựhy sinh cho nhau....Chúng ta trao ban cho những người thân yêu. Chúng ta trao ban cho những người chưa quen biết. Thậm chí chúng ta còn được kêu mời trao ban cho những kẻthù nghịch với mình. Trao ban không phải là thái độcủa người lớn cho kẻnhỏmà là thái độcủa những anh chịem con cùng một Cha - cùng một sựđón nhận từtình yêu của Thiên Chúa.

75. Suy niệm của Lm FX. VũPhan LongBA DỤNGÔN VỀLÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
Làm sao có thểtựnhận là môn đệcủa Đức Giêsu, khi khinh bỉquay mặt tránh người anh em đang ởtrong tình trạng bần khốn nhất, do tội lỗi gây nên?
1.- Ngữcảnh
Đoạn Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay nằm trong phân đoạnđộc đáo nhất của Tin Mừng Luca (9,51–19,27): cuộc hành trình lên Giêrusalem. Trong cuộc hành trình này, có đám đông dân chúng đi theo Đức Giêsu.
Sau khi đã giáo huấn đámđông vềnhữngđiều kiện đểlàm môn đệNgươi (14,25-35), bây giờĐức Giêsu dùng một sốdụngôn mà ngỏlời với các người Pharisêu và các kinh sư, vì họđã lẩm bẩm trách móc Ngươi khi Ngươi tiếp đón những người thu thuếvà tội lỗi, và cùng ăn uống với những người ấy.
Ba dụngôn của chương 15 (con chiên bịlạc mất [cc. 4-7], đồng bạc bịđánh mất [cc. 8-10], người con hưmất [cc. 11-32]) đã được gọi là “trái tim của Tin Mừng III” (Romaroson), vì được kết cấu rất nghệthuậtđểnêu bật đượcđềtài duy nhất là tình yêu của Thiên Chúa và lòng thương xót đối với những kẻtội lỗi qua lời Đức Giêsu kêu gọi hoán cải.
Hai dụngôn đầu nói vềviệc tìm được cái đã mất, dụngôn thứba cũng triển khai cùng mộtđềtài, nhưng nhưmột tổng hợp với những hình ảnh được vận dụng rất tài tình. Trướcđây dụngôn này vẫnđược gọi là “Dụngôn đứa con hoang đàng”, nhưng gọi là “Dụngôn người cha nhân hậu” thì hợp lý hơn, bởi vì dung mạo trung tâm của truyện chính là người cha. Hoặcđểtương ứng với hai đầu đềcủa hai dụngôn trước, thì có thểgọi là “Dụngôn người con hưmất”, nhưng nhớrằng nhân vật chính là người cha, cũng nhưtrong hai dụngôn trước, nhân vật chính là người mục tửvà người phụnữ.
2.- Bốcục
Bản văn có thểchia thành hai phần:
1) Một dẫn nhập (15,1-3);
2) Ba Dụngôn vềlòng thương xót của Thiên Chúa (15,4-32):
a) Dụngôn Con chiên bịlạc mất và được tìm thấy (cc. 4-7);
b) Dụngôn Đồng bạc bịđánh mất và được tìm thấy (cc. 8-10);
c) Dụngôn Người con hưmất và được tìm thấy (cc. 11-32).
3.- Vài điểm chú giải
- Tất cảnhững người thu thuếvà những người tội lỗi (1): Đây là những người ởbên lềxã hội Do Thái, những kẻvô đạo, sống vô luân. Họđến nghe Đức Giêsu nhưđã từng đến nghe Gioan Tẩy Giả(3,12-13). Tác giảLuca đã nói quá khi dùng từngữ“tất cả”, nhưng mục đích là cho thấy chiều hướng căn bản của sứđiệp và cách xửsựcủa Đức Giêsu: Người đếnđểtìm và cứu những gì đã mất, nghĩa là tất cả.
- lẩm bẩm(2): Cũng nhưở5,30 và sau này ở19,7, thì vịhồn (imperfect) cho hiểu đây là thái độthường xuyên của người Pharisêu và các kinh sư.
- ông này(2): Đại từchỉđịnh houtos có nghĩa xấu: “tên này”.
- Người nào trong các ông có một trăm con chiên(4): Đây là một mục tửvô danh, được dùng nhưbiểu tượng của Thiên Chúa giàu lòng từbi thương xót (xem CựuƯớc: Tv 23,1-3; Ed 34,11-16).
- hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn(7): Nếu chín mươi chín người này là các kinh sưvà người Pharisêu, thì câu kết này có giọng mỉa mai. Nhưng rất có thểđây chỉlà cách tác giảLc phóng đại niềm vui của Thiên Chúa khi có một người tội lỗi hối cải.
- mười đồng bạc (10): Đồng drachmê là đồng bạc cổ. Chúng ta khó biết giá trịchính xác của đồng bạc này. Có một thời người ta có thểdùng một đồng drachmê mà mua được một con chiên, hoặc được nhận nhưlương làm việc một ngày. Vào thời hoàng đếNêrôn, đồng denarius được dùng đểthay thếđồng drachmê và coi nhưtương đương.
- Một người kia có hai con trai(11): Có thểgiảthiết đây là một ông chủtrang trại giàu có xứPaléttina.
- phần tài sản con được hưởng(12): Theo tập tục xứPaléttina, một người cha có thểđịnh đoạt vềcủa cải của ông hoặc bằng một di chúc (HL. diathêkê) được thi hành sau khi ông qua đời (Ds 36,7-9; 27,8-11) hoặc bằng một tặng-dữban cho các con trong khi ông còn sống (HL. dôrêma; x. Hc 33,19-23). Trưởng nam được hưởng “hai phần sản nghiệp”, nghĩa là gấp đôi phần được ban cho mỗi người con khác (Đnl 21,17). Ởđây, vì chỉcó hai đứa con, người con cảđược nhận hai phần ba và người con thứnhận một phần ba. Khi đó, người con có quyền sởhữu, nhưng quyền thu hoa lợi vẫn thuộc vềngười cha cho đến khi ông qua đời. Nếu người con bán phần gia sản của mình, người mua chỉđược nhận lấy sau khi người cha chết. Khi làm nhưthế, người con sẽkhông còn có quyền đòi hỏi gì vềcủa cải, cảvềvốn lẫn lãi.
- sống phóng đãng(13): Trạng từasôtôs có nghĩa là “một cách không lành mạnh”. Chúng ta không biết là “không lành mạnh” cụthểlà thếnào; ởc. 30, người anh cảmô tảlà “nuốt hết của cải với bọn điếm”, nhưng phải chăng anh đã phóng đại?
- chăn heo (15): Theo Lv 11,7 (x. Đnl 14,8), con heo, tuy có chân chẻlàm hai móng, nhưng không là loài nhai lại, nên bịcoi là “ô uế”đối với người Do Thái. Chi tiết này cho thấy sựsa sút của chàng trai.
- nhưng chẳng ai cho(16): Thếthì anh ta lấy thức ănởđâu, tác giảkhông nói, bởi vì điều này không quan trọng.
- chạy ra (20): Chi tiết này diễn tảsáng kiến của người cha, tình yêu bền bỉcủa ông đối vớiđứa con đã bỏđi.
- và hôn lấy hôn để(20): Không phải chỉlà đểchào đón, nhưng là bày tỏsựtha thứ(x. 2 Sm 14,33).
- Thưa cha … con(21): Người con lặp lại lời thú lỗi đã soạn trước (cc. 18-19), nhưng trước khi anh ta kịp nói ra lời thỉnh cầu, người cha đã can thiệp rồi.
- áo đẹp nhất(22): dịch sát là “chiếc áo thứnhất”, tức là áo hạng nhất. Nhưthế, người cha không xửvới người con nhưanh ta yêu cầu (“nhưngười làm công”), nhưng nhưmột người khách được tôn kính.
- xỏnhẫn… xỏdép (22): Nhẫn là dấu chỉquyền bính (St 41,42; Et 3,10; 8,2); dép là dấu chỉmột con người tựdo.
- đã mất mà nay lại tìm thấy(24): Đây là cụm từmóc nối liên kết dụngôn này với hai dụngôn trước.
- con hầu hạcha (29): Người con cảdùng động từdouleuein, “phục vụ”, “hầu hạ”, hàm ý là anh ta không chỉtựliệt mình vào hạng người làm công (misthios), nhưng là hạng nô lệ(doulos): “hầu hạcha trung thành nhưmột tên nô lệ”.
- chẳng khi nào trái lệnh (29): Anh ta ý thức vềsựtrung thành của anh, anh nhấn mạnh đến lòng trung thành này, tức nêu bật điều nghịch lý ởđây là nhân đức lạiđược ban thưởng tồi tệhơn là tật xấu!
- một con dê con(29): Chi tiết này cho thấy người con cảkhông tin tưởng vào cha, anh tính toán, kểcông.
- thằng con của cha đó (30): Người con cảdiễn tảmức khinh bỉcao độ; anh ta không thểchấp nhận nói vềngười con thứnhưlà “em con”. Ởđây thêm một lần nữa, tính từhoutos được dùng với nghĩa xấu.
- lúc nào con cũng ởvới cha(31): Người cha không trách móc, than thở, không nói rằng người con cảsai; ông cũng chẳng phê phán thái độcao ngạo hoặc bình phẩm gì cả. Ông coi mọi chuyện đó là đúng nhưthế. Nhưng ông chỉnhấn mạnh trên sựliên kết thâm sâu giữa cha con: “Lúc nào con cũng ởvới cha” (= con chưa bao giờchết; con chưa bao giờmất).
- tất cảnhững gì của cha đều là của con (31): nghĩa là tất cảcủa cải (x. c. 12), những gì còn lại sau khi người con thứđã lấy đi phần của anh ta; tất cảnhững thứnày sẽthuộc vềngười con cả, sau khi cha chết.
- em con (32): Câu trảlời của người cha làm vọng lại công thức của người anh, và là một cách sửa chữa.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Một dẫn nhập (1-3)
Đức Giêsu đã đếnđểcứu tất cảmọi người; những người thu thuếvà tội lỗi phải đến với Người bởi vì họkhông gặp đượcởnơi nào khác lời đưa lại niềm hy vọng và sựtiếp đón ân cần nhưng-không. Cách xửsựnày khiến người Pharisêu và các kinh sưphải lẩm bẩm trách móc. Họtrách Đức Giêsu hai điểm: đón tiếp người tội lỗi và ăn uống với họ. Các kinh sưthường nói: “”Chớcó một ai đi giao du với những kẻxấu xa, cho dù là thửthuyết phục họđi theo luật của Thiên Chúa”. Những người thu thuếvà tội lỗi không được thuộc vềcộng đoàn, vì Thiên Chúa đã ngoảnh mặt đi tránh họ; do đó, Israel cũng phải làm nhưthế. Vậy mà Đức Giêsu lạiđón tiếp họ!Đã thế, Người lại còn ăn uống với họ, tức là làm một việcđáng trách hơn nữa, vì ăn uống với ai là kết giao, chia sẻtình bạn, tình liên đới với người ấy.
Dẫn nhập này đưa lại cho [các] dụngôn một đặc tính là biện hộ, là bào chữa cho cách xửsựcủa Đức Giêsu đối với người tội lỗi. Qua cách xửsựnày, Đức Giêsu cho thấy là sựhoán cải không là điều kiện tiên quyết người ta phải có đểđược Thiên Chúa đón tiếp; trái lại Thiên Chúa đã thực hiện “sựhoán cải” trước,đểngười ta có thểlại đi vào quan hệan bình với Ngài.
* Ba Dụngôn vềlòng thương xót của Thiên Chúa (4-32)
Từdụngôn đầu đến dụngôn thứba của chương 15, tác giảcho thấy có một sựtiệm tiến: một con chiên trong sốmột trăm, mộtđồng bạc trong sốmười đồng, rồi một đứa con trong sốhai người. Bản văn càng đi tới càng cho thấy rằng điều đã mất nay lại tìm thấy càng lúc càng trởnên quí báu hơn.
Người mục tử, người phụnữvà người cha đều vô danh, bởi vì cảba đượcđềra nhưmột biểu tượng của Thiên Chúa yêu thương.
Một con chiên có giá trịcủa nó. Không phải vì còn chín mươi chín con kia, mà con chiên bịlạc không đáng kể. Người mục tửsẽkiên nhẫn đi tìm con chiên lạc cho đến khi tìm thấy nó. Chín đồng bạc còn lại vẫn không miễn cho người phụnữkhỏi tha thiết đi tìm đồng đã mất. Một người con thì còn đáng giá hơn muôn vàn con chiên hoặc đồng bạc. Các kinh sưdạy rằng Thiên Chúa vui mừng khi người công chính sống lại, và kẻgian ác phải tiêu vong. Đứcd Giêsu lại nói rằng Thiên Chúa vui mừng khi kẻgian ác được sống lại, “trên trời cũng thế, ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗiăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (c. 7). Ởđây không phải là một lời kêu gọi hãy phạm tội, nhưng là một lời mời gọi hãy nhìn nhận rằng tất cảchúng ta là những kẻtội lỗi trước mắt Thiên Chúa. Không có một ai là “công chính” cả. Vịthần linh ban thưởng tùy theo các công trạng chỉhiện hữu trong tâm trí người Pharisêu (xưa và nay). VịThiên Chúa của Đức Giêsu là một vì Thiên Chúa ban tặng nhưng-khôngơn cứu độcho tất cảchúng ta mặc dù chúng ta không đáng nhận.
Giờđây chúng ta suy niệm vềtruyện người con thứvà người con cả. Thật ra, cảhai người con được nói tới chỉlà đểcho người cha có cơhội diễn tảcác tâm tình của ông ra.
a) Người con thứ:
Sau khi đã nhận đủphần gia tài, người con thứđi đến một xứxa xôi, hẳn là một miềnđất dân ngoại. Tạiđó, anh đã xài hết tiền của. Rơi vào tình trạng khốn đốn, anh phải chăn heo: đây là sựsa cơthất thếcùng cực! Anh ta suy nghĩ. Nhưng không phải là hối hận vềlối sống, không phải là tiếc nuối vì đã làm cho cha đau buồn. Anh ta chỉtựtrách là ngu ngốc chịu đói chịu khát ởđây trong khi các tôi tớởnhà có ăn dưthừa. Thếlà đểcó thểtrởvềvà được nhạn vào nhà nhưngười làm công, anh chuẩn bịmột bài “diễn từcảm đông” đểmong cha nguôi giạn: các lời lẽhối tiếc không điđôi với các tâm tình của anh.
Quảthật hình ảnh này không tôn vinh kẻtội lỗi chút nào. Đây đúng là chân dung mà người Pharisêu chờđợi.
b) Người con cả:
Lúc người con thứtrởvề, người con cảđang làm việc ngoài đồng. Khi trởvề, anh nhận ra trong nhà có chuyện lạ. Sau khi hỏi một người đầy tớ, anh ta hiểu chuyện; anh không thểchấp nhận được, anh nổi giận. Ta thông cảm với anh. Vì anh không chịu vào nhà, người cha đã ra gặp. Thếlà anh cho tuôn ra hết những gì vẫn chất chứa tậnđáy lòng: anh nói với giọng chua cay, nhưng kểra đúng các sựviệc. Theo anh, đúng là người cha đã xửsựbất công! Những người Pharisêu và các kinh sưcũng nghĩrằng họcó lý khi tỏra khó chịu với Đức Giêsu.
Trước tiên người con cảnói vềchính mình: “Bao nhiêu năm trời con hầu hạcha, và chẳng khi nào trái lệnh”. Chắc chắn đấy cũng là lý tưởng của người Pharisêu và các kinh sư: “phục vụ”Thiên Chúa bền bỉ, và rất chú ý đểkhông bao giờvi phạm mộtđiều răn nào.
Sauđó, người con cảnói vềem với giọng hết sức khinh bỉ. Anh không gọi là “em con”, nhưng nói là “thằng con của cha đó”. Điều này cũng giống nhưngười Pharisêu trong dụngôn Lc 18,10-14 nói đến “tên thu thuếkia” với giọng miệt thị.
Nhưthế, Đức Giêsu đã ngỏlời với những người vẫn nghĩrằng mình là những tôi tớtốt lành, luôn quan tâm đểkhông bao giờthiếu sót một điều răn nhỏ. Khi đó, họnghĩhọcó nhiều quyền; họtỏra khó chịu, không phảiđối với người tội lỗi, nhưng đối với chính Thiên Chúa vì Ngài đã đối xửvới kẻtội lỗi nhưvậy: Nếu nhưthế, sống đạo đức còn ích lợi gì? Nếu nhưthế, sống trung thành và vâng phục Thiên Chúa còn có ý nghĩa gì nữa?
c) Người cha:
Người cha trông mong người con thứtừng ngày, nên ngay khi anh còn ởđàng xa, ông đã trông thấy. Ông vội vã chạy ra đón con, ông cuống quýt thúc đầy tớchuẩn bịlễmừng. Ông chẳng màng đến bài diễn từbần tiện của anh ta. Ởnhà có con bê béo, ông quyết định cho giết ngay đểăn mừng. Rõ ràng trong lòng ông, niềm vui đang bùng nổ. Ông chưa bao giờthôi thương yêu con. Nó đi xa, nó đã mất; nay nó lại được tìm thấy. Quá khứkhông còn gì đáng kể, Điều quan trọng là nó đã trởvề!
Đã không muốn nghe lời hối lỗi của con thứ, nay người cha lại đểcho người con cảtha hồnói lên những tâm tình chua chát. Sau đó, ông đã trảlời với giọng dịu dàng âu yếm. Qua lời ông nói, người con cảchẳng còn lý do gì mà nói rằng cha xửbất công với mình nữa. Nhưng ông tếnhịđiều chỉnh: “vì em con đây…”. Nếu cha đã sung sướngđến thếkhi gặp lại con, lẽnào người anh lại không vui sướng khi gặp lại em?
Chúng ta không bao giờbiết được phản ứng sau đó của người con cả(nghe theo đềnghịcủa cha? Đi vào nhà và chào em? Đi vào ăn tiệc chung vui?). Chúng ta cũng không biết người con thứđược sống theo chếđộnào, anh ta sẽđáp lại thếnào. Dù sao, toàn chương 15 giống nhưmột bài ca chan hòa niềm vui được tấu lên đểmừng niềm hạnh phúc của ngườiđã tìm lại đượcđiều mà họđã mất.
+ Kết luận
Nếuđọc cảba dụngôn, chúng ta sẽthấy hai dụngôn đầu kết “có hậu”, còn dụngôn thứba có kết mở: Người con cảcó vào nhà theo lời cha mời chăng? Nhưthế, hai kết luận tốt đẹp đầu nhằmđưa tới chúng ta một câu hỏi: Chúng ta có hết lòng chia sẻniềm vui của Thiên Chúa mà đón người tội lỗi hối cải vào Nước Thiên Chúa không? Trong thực tế, chúng ta vẫn được Thiên Chúa vui lòng đón tiếp, chúng ta cũng hãy sẵn lòng đón lấy người anh em trởvề.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Mỗi con người đều có giá trịvô song trước mặt Thiên Chúa.Ngài đã tạo nên từng con người với tất cảnhững phong phú làm nên nhân vịcon ngườiấy. Ngài hỗtrợcho con người ấy phát triểnđến mức tốiđa, đểcuộc đời người ấy thành một tuyệt tác cho Ngài và cho loài người. Khi chúng ta phục vụanh chịem, chúng ta phục vụtừng con người có giá trịđộc đáo duy nhất, hay là chúng ta chỉcoi nhưlà những con số, những “con chiên” không tên tuổi, theo nhau lầm lũi trước mặt chúng ta?
2. Thiên Chúa thương tất cảmọi người và muốn cho mọi người đều được cứu độ.Nhưng “tất cả”không có nghĩa là một khối người tươngđối đông, mà là “từng người”. “Tất cả”là “từng người” trong thếgiới, không bỏsót một ai. Thiên Chúa chiếu cốđến từng con người y nhưchỉcó một mình ngườiấy trên đời.
3. Chúng ta có thểthấy mình nhưngười con thứ:không phải là tên ăn cắp, chỉlấyđúng phần mình; chúng ta cũng còn biết nói “thưa cha!”, nhưng không hềvui thích được ởvới cha, mà chỉmuốn ra đi “ăn chơi” cho thỏa thích. Và mỗi khi gặp khó khăn, thì chỉdâng lên Thiên Chúa một lời cầu nguyện đầy vụlợi, tính toán. Người con thứkhông biết nghĩrằng xin làm một “người làm công”, thì sỉnhục cha quá nặng nề, bởi vì cha vẫn chỉmong đón mình vềđểlàm “con”. Nay được cha đón vào nhà rồi, anh có biết đáp lại tình cha không? Phần này, chính chúng ta sẽphải viết tiếp bằng đời sống thực tếcủa mình.
4. Chúng ta cũng có thểthấy mình nhưngười con cả,không bao giờtrái lệnh cha, nhưng cũng chẳng thích ởvới cha; trái lại chỉtính toán, mong có ngay “thoát ly” đểđi vui chơi với bạn bè. Đã thế, chúng ta lại tỏra khinh bỉ, miệt thịnhững kẻbịcoi là “tội lỗi”. Nay đã được cha ra gặp đểtâm sựrồi, anh có vào nhà đểchung vui không? Phần này, chính chúng ta cũng sẽphải viết tiếp bằngđời sống thực tếcủa mình.
5. Vì không hiểu tình yêu của cha, cảhai người con, đặc biệt anh cả, không hiểu tiếng gọi kèm theo sựhiểu biết đó:anh chỉthực sựlà con của cha, khi yêu thương anh em mình. Ta không thểphục vụThiên Chúa nhưNgài muốn nếu không yêu mến Ngài và thông chia tình yêu của Ngài cho anh chịem mình, cho dù họthếnào. Làm sao có thểtựnhận là môn đệcủaĐức Giêsu, khi khinh bỉquay mặt tránh người anh em đangởtrong tình trạng bần khốn nhất, do tội lỗi gây nên?

76. Chú giải mục vụcủa Hugues Cousin.NHỮNG DỤNGÔN VỀNIỀM VUI TẬP THỂSAU KHI TÌM LẠI ĐƯỢC CÁI ĐÃ MẤT
Trong các chương từ15 đến 19 sẽcó nhiều giáo huấn của Chúa Giêsu, chủyếu dưới hình thức các dụngôn, được trình bày trước hếtđểsoi sáng trên thái độân cần của Thiên Chúa đối với những kẻbịxã hội tôn giáo khinh chê và ruồng bỏ.Đó là trường hợp của ba dụngôn làm nên chương 15. Tình yêu của Thiên Chúa đối với những kẻkhông được yêu thương, cũng không đáng thương lên án một cách gián tiếp sựcứng cỏi và nghiêm khắc mà những người”công chính” hơnđối xửvới họ.
Điểm bắt đầu ởchương 15 lại là một bữaăn (cc. 1-3). Nhưng lần này Chúa Giêsu đón tiếp –có thểtại chính nhà Ngài- những người thu thuếvà những người tội lỗi (với nghĩa xã hội lẫn tôn giáo của từnày) và Ngài ăn uống với họ. Những người thuộc phái Pharisêu và các Kinh sưlên án cửchỉnày vì nó bẻgãy những hàng rào truyền thống phù hợp với sựkhôn ngoan Kinh Thánh (x. Cn 1,1-15), và nhưhọđã từng làm nhân bữa ăn tại nhà ông Lêvi (5,29-30), họlẩm bẩm. Dưới dạng dụngôn, lời đáp của Chúa Giêsu ởđây ngắn gọn và đanh thép (5,31-32); sựtương phản giữa những kẻcông chính và người tội lỗi ăn năn sám hối được nói đến ở5,32 cũng nhưở15,7. Ba dụngôn ởđây thiết lập một liên hệchặt chẽgiữa cách hành xửcủa Chúa Giêsu và thái độcủa Thiên Chúa –đó là điều mới mẻvà căn bản. Những dụngôn này được gắn liền với nhau bằng các đềtài (niềm vui, sựhoán cải) và một diễn ngữ(bởi vì cái mất lại được tìm thấy) nhưmột sợi chỉđỏchạy xuyên suốt cảchương. Hai đềtài đầu tiên (cc. 4,10) minh hoạphần đầu của lời khẳng định:”Ta đến không phảiđểgọi những người công chính mà gọi các tội nhân” (5,32a), đềtài sau cùng minh hoạphần cuối”đểchúng ăn năn sám hối” (5,32b).
Đểbiện minh cho thái độcủa mình, Chúa Giêsu bắt đầu bằng hai dụngôn có cấu trúc song song (cc.4,10). Cùng một câu hỏi giảthiết một lời đáp khẳng định. Một cái gì đó bịmất (từnayù được dùng tới năm lần) mà người ta đã tìm lại được (sáu lần). Một người chăn chiên khá giảvà ngược lại, một bà nội trợnghèo mời bạn bè hàng xóm lại chia sẻniềm vui của họ. Nếu con chiên tựđi lạc, thì một trong sốmười đồng bạc –với một đồng đủsống một ngày- bịngườiđàn bà đánh mất. Nhưvậy các dụngôn này không quan tâm tới cách thức sựmất mát; ngay cảviệc tìm thấy cái đã mất cũng thuộc vềquá khứ. Việc tìm kiếm ít được nhấn mạnh hơn là lời mời gọi cùng chia sẻniềm vui.
Các dụngôn kép này (cc. 4-6.8-9) và việc áp dụng của chúng chỉhơi khác nhau ởhình thức (cc.7-10), đồng hoá cái đã mất với tội nhân. Điều quan trọng hàng đầu là đừngđọc lời giải thích mà không có con người đi trước: liên hệgiữa chúng nhấn mạnh rằng việc sám hối của tội nhân không thểxảy ra, nếu trước đó Thiên Chúa đã không đi tìm họ.Ởcuối tiến trình này là niềm vui của Thiên Chúa đối với chỉmột tội nhân sám hối, một niềm vui mà Thiên Chúa chia sẻcho toàn triều thần Thiên Quốc. Ởcâu 7 (chứkhông ởcâu 10) có vấnđềchín mươi chín người công chính không cần phải sám hốiăn năn. Phải chăngđó là một lời mai mỉa nói với các người Pharisêu và Kinh sư, vì họphải biết rằng không ai là công chính trước mặt Thiên Chúa (x. Rm 3,10tt) và chính họcũng cần hoán cải? Phải chăng đây là một cách nhấn mạnh cách tột cùng – nhưtrong chính dụngôn, câu 4 – cái giá trịcủa từng cá nhân đối với Thiên Chúa khi họquay vềvới Ngài?
Nhưthế, việc Chúa Giêsu năng lui tới các kẻbịloại trừđược biện minh bằng hành động của chính Thiên Chúa. Và diễn từdụngôn nhưmuốn nêu lên cho các thính giảmột câu hỏi: Các bạn có thểchung vui với Chúa Kitô khi thấy những người tội lỗi đến gần Ngài đểnghe Ngài chăng?
Dụngôn vềngười có hai con trai (cc.11-32) được trình bày nhưmột bức tranh bộđôiđưa vào hoạt cảnh người con út, rồi người con cả; trong cảhai trường hợp, người cha giữmột vai trò quyết định. Khi đọc dụngôn này chúng ta sẽnhận thấy rằng: trong một dụngôn có hai kết luận, hai”cao điểm” thì cao điểm thứhai là điều Luca muốn nhấn mạnh hơn cả.
Phần thứnhất của dụngôn trình bày người con út dưới một hình ảnh không có gì đáng khen (cc. 1-24). Nó không đợi cha qua đời rồi mới sửdụng phần gia tài của nó, và nhất là nó hoang phí gia tài khi sống một cách truỵlạc. Thếlà nó phải đi làm công cho một kẻngoại giáo đếnđỗi đi chăn heo –loại thú vật nhơbẩn trong Do Thái giáo- và sẵn sàng nhét cho đầy bụng thức ăn của chúng. Nó chỉquyếtđịnh trởvềvì tình thếbắt buộc thôi. Chắc hẳn rằng trước một dung mạo nhưthếnhững người Pharisêu và luật sĩđang nghe một câu chuyện phải cảm thấy đối với nhân vật này một tâm tình tương tựnhưhọđã có đối với các thực khách đồng bàn với Chúa Giêsu! Giọng văn thay đổi với sựsuy tưcủađứa con hoang đàng (cc. 17-19). Hànhđộng mà anh ta định làm chắc hẳn có một lý do vụlợi, nhưng nó ghi dấu bước chân khởi đầu của một cuộc hoán cải, một cuộc trởvềvới Thiên Chúa cũng nhưvới cha của mình. Khi anh ta quảquyết rằng anh chẳng con đáng gọi là”con”, và xin được đối xửnhưmột người làm công cho cha anh, anh không toan tính một mưu mẹo gì, với óc thực tế, anh ta tính toán vềcái giá phải trảcho một cuộc trởvềcủa anh.
Tháiđộcủa người cha, trong phần thứnhất này, làm người ta phải ngạc nhiên, ông không từchối yêu cầu củađứa con út. Ông chia của cải cho các con, phân phát gia tài cho hai đứa.Đứa út nhận được một phần ba của cải, trong khi hai phần ba kia dành cho con cả(x. Đnl 21,17), thì người cha vẫn quản lý cho tới khi ông qua đời. Người cha đểcho đứa con út được hoàn toàn tựdo và, khác với người chăn chiên và bà nội trợtrong dụngôn trước, ông không làm bất cứđiều gì đểtìm lại con mình. Nhưng chính tuy ân cần mà ông đón tiếp con khi nó trởvề, có nguy cơgây nên cho chúng ta, các độc giả, một lời kêu ca trách móc gần giống nhưlời trách móc mấy ông Pharisêu ởcâu 21. Người ta cứtưởng, nhưchính đứa con út đã tưởng, cùng làm người cha sẽđối xửvới nó nhưmột người làm công cho mình (c.18), và sẽđòi buộc nó phảiđền bù lỗi lầm. Thay vì làm thế, người cha chạnh lòng thương, ông hạmình chạy ra đón con –một sựvội vã không xứng đáng với một người Đông phương- ông bày tỏvới nó cách công khai những dấu hiệu yêu thương, ngay cảtrước khi nó xưng thú tội lỗi. Rồi ông ngắt lời nó xưng thú, cho nó đeo nhẫn là dấu chỉuy quyền, cho nó mang giày là dấu hiệu riêng của người tựdo. Ông hồi phục nó hoàn toàn trong cuộc sống gia đình và tổchức một bữa tiệc đểcảnhà cùng chia sẻniềm vui.
Cùng một lý do nhưngười chăn chiên và bà nội trợ:”Vì con ta… đã mất nay lại tìm thấy”. Hơn nữa, lý do ấy được bày tỏmột cách mới mẻ:”Nóđã chết mà nay sống lại”. Hoán cải là trởvềvới Thiên Chúa và nhưthếlà trởvềvới cuộc sốngđích thức. Nói một cách trống không –với các đầy tớ, mà cũng với các người Pharisêu và cảvới chúng ta nữa- lời mời gọi hãy vui mừng mang một hình thức rõ rệt:”Hãy mởtiệc ăn mừng!”. Niềm vui này dễhiểu đối với con chiên hay đồng bạc bịmất, thì ởđây lại làm cho chúng ta ngỡngàng vì tội lỗi của đứa con hoang đàng –mộtđềtài không có trong hai dụngôn đầu này. Niềm vui đó sẽlàm cho người con cảnổi giận nhưcác người Pharisêu: chẳng lẽcha lại mời nó ăn tiệc mừng với một tên tội lỗi, với một kẻnhơbẩn!
Trong phần thứhai của dụngôn, chân dung của người con cảbiểu lộsựgiận dữ, ganh tỵvà gây gổ(cc. 25-32) khi anh ta quảquyết rằngđã bao nhiêu năm trời hầu hạcha và chẳng khi nào trái lệnh (c.19), anh tựđặt mình trong tương quan với cha nhưlà một bổn phận hơn là do tình yêu. Thái độ”công chính” của anh làm ta nghĩđến thái độcủa các người Pharisêu và các luật sĩ. Nhưhọ, anh tỏra giữkhoảng cách với tên hoang đàng khi nhắcđến tội của hắn (nó đã nuốt hết của cải của cha với bọnđiếm) và gọi hắn là”thằng con của cha đó” –chứkhông phải là”em của anh ta”. Anh ta tốcáo cha đã thiên vịvà cuối cùng, trách cha đã giết bê béo ăn mừng với một kẻchỉlà tội nhân.
Hìnhảnh người cha phù hợp với chân dung đã có trong phần thứnhất. Ởđây nữa, thái độcủa ông không phải được tạo nên do những ước lệcủa Đông phương mà bởi tình yêu đối với con ông: ông ra và năn nỉcon ông (c.28)! Đểbiện minh cho cách xửsựcủa mình, ông nhìn nhận rằng người con cảcủa ông chưa bao giờđã chết hay bịmất và ông nhấn mạnh đến cuộc sống thân tình giữa hai người. Câu nói”tất cảnhững gì của cha đều là của con” nhắc nhởrằng, từkhi chia gia tài, người cha và người con cảcùng chung hưởng phần gia tài nhiều gấpđôi thuộc vềngười con cả(xc.12). Hai điểmđược nhấn mạnh với cậu cảđang giận dữ: phải mởtiệc ăn mừng –thái độnày nằm trong chương trình của Thiên Chúa (x.2,49). Bởi vì được dựa trên hành động của chính Thiên Chúa (x.7,10). Và”đứa con” (c.30) cùng là”người em” của anh cả…Cuối cùng người cha nói lại lý do nền tảng, lần này được phong phú hoá nhờlời giải thích thần học (cc.24-32): việc đi từsựchết đến sựsống.
Dụngôn vẫn còn mởngỏ: người ta không biết anh con cảcó đón nhận lời khuyến dụcủa cha và quyết định chia sẻniềm vui vì cái đã mất lại tìm thấy nhưcác bạn bè và hàng xóm trong hai dụngôn trước chăng. Anh có chịu chấp nhận cùng ăn với đứa em”nhơbẩn” không hay cứtựnhốt mình trong cơn giận dữcủa anh ta? Vậy, nếu chính tôi, là thính giảhay độc giảcủa dụngôn này, đang ởtrong hoàn cảnh của người con cả, thì chính tôi phải chọn lựa chấp nhận hay không lời năn nỉcủa người cha. Một lời đáp tích cực là điều khó, đôi khi còn đau đớn nữa, dụngôn không nói rằngđiều đó sẽtựđộng có được. Lập trường của người con cả, trong đó phần chót của dụngôn đặt chúng ta vào, ngột ngạt hơn những gì phụng vụthống hối đềnghị: vì phụng vụnày chỉgiới hạn ởphần thứnhất của dụngôn và dẫn dắt chúng ta nhưthểđồng hoá chúng ta với người con út – điều này có lẽdễdàng hơn! Không thểchối cãi và Luca nhấn mạnh nhiều hơn đến phần thứhai. Dù sao, quan điểm chính nhắm tới tình yêu và sựthương cảm của người cha đối với từng đứa con, được thểhiện qua suốt cảtrình thuật. Chính đó là điều làm cho việc trởvềcủa tội nhân thành khảthi và mời gọi chúng ta vui mừng, dù đôi khi có khó khăn lắm cũng phải vui mừng.

77. Chú giải của Noel Quesson.Tin Mừng hôm nay, nếu đọcđầy đủ, gồm “ba dụngôn nổi tiếng vềlòng nhân hậu, mà Luca đã tập họp trong chương 15: *1. Con chiên bịmất và tìm lại được *2. Đồng bạc bịđánh mất và tìm lạiđược *3. Đứa con đi mất và trởvề. Ba dụngôn này được xây dựng trên cùng một sơđồvà đạt đỉnh cao trong dụngôn thứba mà nhan đềtruyền thống là “dụngôn đứa con hoang đàng”. Tuy nhiên, vì dụngôn thứba này đã được suy gẫm vào Chúa nhật IV Mùa Chay của cùng năm Phụng vụnày, nên hôm nay chúng ta chỉcần chú giải hai dụngôn đầu.
Các người thu thuếvà các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu đểnghe Người giảng. Những người Pharisêu và các kinh sưbèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.
“Ông này đón tiếp phường tội lỗi, đó là một định nghĩa vềChúa Giêsu, đồng thời cũng là một mạc khải của Thiên Chúa!”. “Ai thấy tôi là thấy cha tôi” (Ga 14,9).
Những người Pharisêu và các kinh sưlà những người rấtđược trọng vọng. Họthật sựbịsỉnhục vì Đức Giêsu thường tiếp phường tội lỗi. Phần chúng ta, chúng ta có thểhoàn toàn bỏqua khía cạnh “Tin Mừng” của ngày hôm nay, nếu chúng ta không nhận ra rằng bài Tin Mừng này cũng vì chúng ta. Phải chăng chúng ta là những người nói rằng: “Tôi không làm gì xấu, tôi là một người tửtế, tôi không có tội”.
Tuy nhiên, trong phần thưcủa Thánh Phaolô mà chúng ta đọc hôm nay, thánh nhân lặp lại với chúng ta: “Đức Kitô Giêsu đãđến thếgian, đểcứu những người tội lỗi mà kẻđầu tiên là tôi” (1 Timôtê I,15). Phụng vụngày Chúa nhật đầy rẫy thực tại “cứu độ”“tội lỗiđược tha thứ”. Chúng ta có đem lại một nội dung cụthểcho các từđó? Chúng ta có thuộc phái Pharisêu chỉnhìn thấy tội lỗi. Trong những người khác? Trước khi đi xa hơn trong sựsuy niệm của tôi, tôi cần phải bình tâm và sáng suốt nhận thực rằng tôi là kẻtội lỗi” khi nhớđến những thiếu sót mà tôi phạm phải trong đời tôi.
Đức Giêsu mới kểcho họdụngôn này: Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bịmất một con, lại không đểchín mươi chín con kia ngoài đồng hoang đểtìm cho kỳđược con chiên bịmất?”
Đức Giêsu hỏi. Người kêu gọi kinh nghiệm của các cửtọa, các ông nghĩgì? Các ông sẽlàm gì? Thật ra, không một mụcđồng nào chịu mất dù chỉmột con chiên, nhưng lo lắngđểtìm lại nó.
Các triết gia đã biến Thiên Chúa thành một ý niệm vững chắc: Một hữu thểbất động, không hềthay đổi... Còn ởđây chúng ta đứng trước một Thiên Chúa “chuyển động”,đang mởchiến dịch tìm kiếm cái mà Ngườiđã mất? Và Đức Giệsuđặt trước mắt - chúng ta các cậu mục đồng vùng đồi núi Galilê đang chạy hết tốc độ, chân trần trên sỏiđá đểtìm lại một con chiên đi lạc khỏi đàn. Chúng ta đoán được sựngoan cường của các cậu trai ấy, “tìm kiếm cho tới khi nào tìm thấy!”
Thiên Chúa là nhưthế...
Không bao giờcó người nào bịThiên Chúa bỏrơi.
Không bao giờcó người nào “bịmất” hẳn, bởi vì có Đấng yêu thương ngườiấy không ngừng đi tìm người ấy. Thiên Chúa không chịu ngồi chờkẻtội lỗi trởvề. Người ra đi tìm họ.
Chúng ta còn phải chiêm niệm lâu dài Thiên Chúa đó,Đấng mà Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta. Khi người ta yêu thương, thì sốhọc không còn nhưcũ. Lúc đó, có thểđặt dấu bằng (=) ởgiữa số1 và số99. Đối với Thiên Chúa, mỗi ngườiđàn ông, mỗi phụnữcó một giá trịđộc nhất, vô giá. Tôi nhìn thấy con chiên độc nhấtấy đã bò trốn hoặcđã bịmất. Đó là con chiên chiếm hết ý nghĩcủa cậu mục đồng. Và xem ra chỉcó nó mới là đáng kể. Chúng ta có một Thiên Chúa nhưthế. Một Thiên Chúa tiếp tục nghĩđến những ai đã bỏrơi Người, một Thiên Chúa yêu mến những ai không yêu mến Người, một Thiên Chúa đau khổchỉvì một trong sốcác con chiên của Người làm Người lo lắng.
Đôi khi, tôi chẳng phải là con chiên đó sao? Và, xung quanh tôi, nhưông nọ, bà kia, cô X..., ông Y... không người nào bịbỏrơi. Thiên Chúa đang tìm kiếm họ.
“Tìm được rồi, người ấy mừng rỡvác lên vai...”
Đây là một hình ảnh kỳdiệu, một trong những tranh thánh đã thểhiệnĐức Giêsu nhưthếngay từnhững thếkỷđầu: Một người chăn chiên sung sướng, tươi cười, vác trên vai một con chiên. Trong nội tâm mình, chúng ta còn phải chiêm niệm hình ảnh ấy của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã có một sựquan sát rất tinh tếvới chi tiết đơn giản đó: “vác con chiên trên đôi vai”, khi một con chiên đi lang thang nhiều giờhoặc nhiều ngày xa đàn chiên, nó kiệt sức và nằm xuống. Thật ra phải vác nó thời. Và một con chiên nặng đấy? Nhất là khi người chăn chiên cũng đã chạy nhiều giờtrên những ngọnđồi nhiều sỏiđá dưới ánh nắng mặt trời... Chính người chăn chiên cũng rất mệt nhọc? Nhưng, Đức Giêsu nói, hoàn toàn vui mừng, ngườiđó quên đi sựmệt nhọc của mình, bếnó lên tay và vác nó.
Chính Thiên Chúa được giới thiệu với chúng ta nhưthế! Vảlại hình ảnh ấy không mới mẻ. Toàn thểKinh thánh đã thểhiện Thiên Chúa dưới nhữngđường nét của “Người chăn chiên” (Isaia 40,11; 49,10 v.v...). Và mỗi Kitô hữu thỉnh thoảng phải đọc lại Thánh Vịnh 26 tuyệt vời: “Chúa là đấng chăn dắt tôi, tôi không thiếu thốn chi”.
“Vềđến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bịmất đó”.
Niềm vui của người chăn chiên rất mạnh mẽnên ngườiấy không thể, giữlại cho một mình mình. “Xin chung vui với Ta” Thiên Chúa nói. Vậy giờđây Thiên Chúa là hữu thểđang vui mừng và chia sẻnềm vui. Chúng ta hoàn toàn khác với các người Pharisêu và kinh sưhay càu nhàu, bẳn gắt!
Vậy tôi nói cho các ông hay: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”.
Thiên Chúa vui mừng tha thứcho những kẻtội lỗi.
Thiên Chúa vui mừng đểcứu độ, vì Người không biết kết án ai. Trên trời có niềm vui! Vậy khi nào? Mỗi lần một kẻtội lỗi hoán cải. Chỉmột thôi ư! Mỗi lần mà sựác lùi lại một chút trên mặt đất.
Hoặc người phụnữnào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà moi móc tìm cho kỳđược?
Luca, vốn rất quan tâm đến các phụnữlà người duy nhất thuật lại cho chúng ta dụngôn đầy “nữtính” này, đểnói lại với chúng ta cùng một sựviệc dưới một hình ảnh bổsung. Sựlặp lại này không đơn thuần là một minh họa mới:Đức Giêsu nhấn mạnh, nhưđểnói với chúng ta rằngđiều Người vừa mới mạc khải không phải là một sựnói quá hoặc một sựnhầm lẫn ngẫu nhiên. Tình yêu phi thường của Thiên Chúa được tái xác nhận ởđây.
Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất”.
Vậy giờđây một niềm vui rất đơn sơđược chia sẻgiữa những Người phận nhỏ. Đây cũng là một sựquan sát cụthểcủa Đức Giêsu. Người phụnữđược đưa lên sân khấu này là một Người nghèo: Bà không sởhữu “một trăm con chiên”, bà chỉcó mười “đồng quan “! Đồng quan này chỉsốtiền lương trung bình một ngày công nông nghiệp (Mt 20;2). Vì thếkhông phải là gia tài to lớn gì mà bà đã tìm lại được Nhưng bà cũng muốn chia sẻniềm vui. Thiên Chúa là nhưthếđó. Chúng ta còn chưa hiểuđủbầu khí vui mừng xuất phát từtấm lòng của Thiên Chúa nằm rải rác khắp nơi trong toàn bộTin Mừng nhưmột “Tin Mừng”, và niềm vui ấy muốn tràn ngập nhân loại được “cứu thoát”.
“Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: Giữa triều thần Thiên Chúa ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.
Hìnhảnh này rất đẹp. Không nên cụthểhóa nó. Có một cuộc lễtrên thiên giới. Niềm vui của Thiên Chúa lan truyền và trởthành niềm vui của các thiên thần.
Tất cảlễhội hân hoan này chỉvì sựhối cải của một người tội lỗi?
Tưtưởng Kitô giáo, phản ánh tưtưởng của Đức Giêsu đầy sựtinh tế. Phải nhấn mạnh rằng, không hềcó một sựlàm hại thanh danh với “tội lỗi” trong thái độđó.Đức Giêsu không bao giờnói rằng tội lỗi không quan trọng. Trái lại, sựlên án của Người đối với tội lỗi thì mãnh liệt và không chút mơhồ. Nhưmọi ngôn sứ, Đức Giêsu đòi hỏi sựhoán cải và sám hối (Máccô 1,15). Và nếu các dụngôn mà chúng ta vừa nghe là một lời rao giảng vềtình yêu Thiên Chúa thì chúng cũng là một lời rao giảng vềsựhoán cải cần thiết của kẻtội lỗi. Nhưng điềuđược nói ởđây một cách mạnh mẽlà luôn luôn Thiên Chúa có sáng kiến “đi tìm” điều đã bịmất. 'Tình yêu cốt ởđiều này; không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Ngườiđã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,10 -19).
Chúng ta có đểThiên Chúa yêu thương chúng ta không? Chúng ta có mang lại niềm vui cho Thiên Chúa không? Và có bước vào trong niềm vui của Thiên Chúa không? Cần phảiđọc lại phần kếtiếp là dụngôn vềđứa con hoang đàng, trong Chúa nhật IV Mùa Chay.

78. Chú giải của R. GutzwillerCHIÊN LẠC (15, 1-7)
Trong sốnhững người môn đệChúa, có nhiều người thu thuếvà tội lỗi. Các ký lục và biệt phái lấy điều đó là gương mù và ta biết là họđã tỏý không chấp thuậnđiều đó, cho nên họđưa ra những vấn nạn là chuyện đương nhiên.
1. Vấn nạn
Những người thu thuếlà những người làm ăn sinh sống bằng những nghềkhá mập mờ. Thếnên, họchẳng lưu tâm đến luật lệcủa Thiên Chúa trong lý thuyết lẫn trong thực hành; họchẳng cần biết đến những giá trịtinh thần, những cái họcoi là chỉtổmất thì giờvà bất lợi. Họcòn có thái độkhinh dểnhững nơi thờphượng nữa.
Còn những người tội lỗi, họchỉthấy bình thản khi lãng quên Thiên Chúa và cốtránh né mọi bận tâm vềtôn giáo.
Thếnhưng sao họđến với Chúa Giêsu thật đông nhưthế? Chúa Giêsu không chấp nhận một não trạng duy vật, một cuộc sống xa cách Thiên Chúa, Ngài cũng chẳng có ý làm cho tôn giáo thành dễtheo hơn. Thếmà sao họvẫnđến với Ngài?
Ngược lại, những người biệt phái, đại biểu cho thành phần tôn giáo ‘đạo gốc’, là những nhà đạo đức chuyên nghiệp, những người sùng đạo nhiệt thành, những người hoàn toàn không thểtrách cứ: tóm lại họlà thành phần đạo đức ưu hạng.
Các luật sĩlà những nhà chuyên môn, những người thông thạo lềluật và thực hành vềtôn giáo, thông thái vềkhoa giáo điều, nói những lời đáng tin vềThiên Chúa. Và hẳn là những hạng người này đã không đến với Đức Kitô, có chăng là tính cách địch thủ, hầu hại Ngài và làm cho Ngài ‘mất tín nhiệm’.
Những người thu thuếvà tội lỗi vẫn là những kẻbịlên án, còn luật sĩvà biệt phái là những ngườiưu tuyển. Dân chúng nghĩnhưthếvà chắc có lẽlà Thiên Chúa cũng vậy. Thếmà tại sao lại xẩy ra thếkhác?
2. Trảlời
Nhưng Thiên Chúa đã và còn đang xét định cách khác. Tưcách của những người thu thuếvà tội lỗi có xâú thật, tưcách của luật sĩvà biệt phái có đúng vềnhiều điểm thật. Thếnhưng, những ý định bên trong, những động lực của việc họlàm lại chứng tỏhoàn toàn khác hẳn.
Những người thu thuếvà tội lỗi coi mình nhưhạng hưmất, xa cách Thiên Chúa, không còn sùng mộchi nữa, đúng ra đầy tội lỗi. Do đó họxác tín vềsựbất lực của họ, không thểtựthoát mà phải chờmong tất cảtừân sủng và lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Biệt phái và luật sĩtựhào là những người công chính, được bảo đảm an toàn, nơi họtất cảđều ổn định và ân sủng đầy tràn. Vì tựlực thánh hoá bản thân, những người nhưthếđâu cần nhờnguồn lực thánh hoá độc nhất nữa.
Nhưng Thiên Chúa lại có cái nhìn khác hẳn. Ngài không xét hành vi bên ngoài, nhưng là những ý định trong lòng.
Linh hồn có ý thức sựyếu đuối của mình, sựhèn hạ, giới hạn và tội lỗi của mình, khi ấy nó mới tìm kiếm Thiên Chúa nơi thâm sâu của lòng mình, mới ao ước Ngài, mới có thểđón nhận ân sủng của Ngài và nhưthếlà mởcửa đểđón Ngài.
Nươngđồng dẫu có sỏiđá cũng không hềchi: nó đãđược cày bừa và những luống cày sâu sẵn sàng tiếp nhận hạt giống sẽgieo vào. Tạo vật mang tật bệnh, vì thếnó cần đến y sĩ; vì thấy mình trống rỗng, nên chỉcó sựviên mãn của Thiên Chúa mới có thểlấp đầy. Sựviên mãn ấy thấu nhập nơi ngõ hẹp cuộc đời của nó: vì thếnó sẵn sàng trởvề, sẵn sàng hoán cải, nó khẩn khoản bàn tay cứu nhân độthếđến cứu thoát mình.
Ngược lại, con người tựhào vềsựcao trọng, vềsức mạnh của mình, nghĩrằng mình không thểphạm tội và vinh vang vì giai cấp được tôn trọng, tưởng rằng mình hoàn hảo trong đàng đạođức, thì họsẽchẳng lo kiếm tìm Thiên Chúa, bởi vì họlấy bản thân làm nơi an nghỉ. Tin tưởng ởmình thì không còn tin tưởng nơi Thiên Chúa; tình yêu mình sẽthay thếcho lòng yêu mến Thiên Chúa.
Người thu thuếcó thểhoán cải khi họnhận thấy thân phận tội lỗi của mình. Còn biệt phái và luật sĩkhông thểhối cải vì họcứngỡlà mình công chính. Trên trời sẽvui mừng khi có một người cải tà qui chánh, bởi vì đây là một sựquay về, một khuôn mặt nhìn lại Chúa, một con người đã hưmất được cứu thoát. Nhưthếtrên trời sẽvui mừng mỗi lần có người ‘tội lỗi’ trởvề, chứkhông phải mỗi khi có người ‘công chính’ tin rằng mình không cần hoán cải nữa. Trên trời vui mừng vì người tội lỗi thực sựđược Chúa Kitô, Đấng hằng tìm kiếm những tâm hồn tội lỗi, đến cứu thoát.
Nhưng trên trời không vui vì sốphận của những người –và họlà đa số- không thểđược cứu thoát chỉvì lý do họnghĩrằng không cần thiết.
Tưtưởng của Thiên Chúa không phải là ý tưởng của chúng ta và đường lối của Người chẳng phải là đường lối của ta. Vì đó, Chúa Kitô đã cho họthấy rằng những ý định của Thiên Chúa khác hẳn của con người, xưa cũng nhưnay, Ngài đi tìm kiếm những kẻtội lỗi thực sự, và bỏqua những người ‘công chính’ giảhiệu.
TÌM KIẾM (15, 8-10)
Liều mất mạng sống vì tình yêu Chúa Kitô, mất mạng sống vì không có Ngài… Bây giờlà vấn đềđược Đức Kitô kiếm tìm và đi tìm kiếm theo gương Ngài.
1. Được kiếm tìm.
Ngườiđàn bà đánh mất một đồng bạc. Bà tìm kiếm không ngơi cho đến khi thấy lại đồng bạc đã mất: theo một nghĩa loại suy, dựa theo lờiĐức Kitô, ta có thểnói vềviệc Thiên Chúa tìm kiếm.
Ân sủng không được ban theo kiêủbuôn bán, dè xẻn, mà Thiên Chúa cũng chẳngđưa cho con người một bản tổng kết những gì Ngài đã ban cho họ. Ân sủng của Người tuôn chảy không ngừng, tình Người yêu thương chẳng bao giờcạn.
Thiên Chúa kiếm tìm tạo vậtđã lạc mất bằng những lời khuyên nhủ, cảnh cáo, khích lệ; đó là bềtrong, còn bềngoài người dùng Giáo Hội, các linh mục, sách vở, người này người nọ, biến cốnày biến cốkhác. Nhiều biến cốcó vẻphũphàng. Nhưng thực ra đó chỉlà những dấu chân hữu hình của Thiên Chúa, dõi theo từng người chúng ta.
Bệnh tật giúp người ta mau mắn hồi tâm lại, mất mát của cải sẽtách người ta ra khỏi những sựthếtrần. Thất vọng sẽcho thấy không nên quá tin tưởng vào con người. Thất bại sẽthanh lọc tính kiêu căng và những lời phê bình gay gắt sẽgiải thoát ta khỏi tính ích kỷ.
Cảkhi con người lang thang phiêu lãng, Thiên Chúa vẫnđuổi theo. Không có chỗnào con ngườiởmột mình cả. Chẳng bao giờcon người có thểtựnhủThiên Chúa đã bỏrơi mình rồi. Một người thợsăn kiên nhẫn, rình chờcon mồi, một ngưphủlưới người cũng kiên nhẫn đợi chờchú cá bé nhỏdính vào lưới ân sủng, hoặc là có dẫy dụa đi nữa, thì cũng mắc vào chiếc lưỡi câu. Đấy Thiên Chúa nhưthếđấy.
Chỉcó ởthếgiới bên kia, tạo vậtđã bịchiếm hữu sẽnhận thấy rằng Thiên Chúa vẫn luôn theo đuổi, tìm kiếm mình, và tình Ngài yêu thương không ngừngđưa ra hết cách, và hết thếđểdẫn đưa mình trởvề. Tất cảmọi người chúng ta –dầu không nhận thấy- đang sống trong bầu khí yêu thương của Người.
Trước nhan Thiên Chúa, chúng ta tỏra phong phú –đây là điều khó có thểtưởng tượng được-. Điều này giải thích niềm vui trên trời khi một người xa lạcđược tìm về.
2. Tìm kiếm
Cũng có thểáp dụng dụngôn này cho việc tìm kiếm những người con đã hưmất. Người mục tửkhông bao giờđược bằng lòng với những con chiên sốt sắng ngoan đạo, mà phải biết nghĩđến những tâm hồn còn đang xa cách, đang gặp nguy khốn,đã sa ngã, đã lầmđường lạc lối.
Thực là một hiện tượngđáng buồn khi thấy trong tiểu thuyết hiệnđại, thường các vịlinh mục được miêu tảnhưnhững vịtrưởng giảđầy đủ. Rõ ràng những nguyên tắc bất can thiệp và nhẫn nhục ảnh hưởng nhiềuđến đời sống linh mục. Ngạc nhiên hơn nữa là ngày nay các toà Giám mục,đa sốgồm có những vịtrẻtrung, tinh thần cởi mở, đến độgần nhưcách mạng trong khoảng thời gian thếchiến thứnhất. Kết quảvẫn chán nản biết bao!
Một sốlớn các linh mục hiện nay đã tham dựvào thếchiến thứhai, và rồi người ta mới thấyđiều đó.
Có lẽngười ta cho rằng nhận một trọng trách trong Giáo Hộiđã có quy củ, chắc chắn sẽlàm cho họmau an phận và làm suy yếu tinh thần tìm kiếm của họ. Thực sựnhững người mà Giáo Hội có trách nhiệm, đã tiếp tục lìa xa Giáo Hội.
Nếu người mục tửtốt lành đểlại chín mươi chín con chiên đểtìm kiếm một con thất lạc, và nếu người đàn bà bỏmọi công chuyện đểtìm đồng bạc đánh mất, thì người mục tửcũng phải tìm ra đường lối và phương pháp đểdẫn những kẻlầm lạc trởvề. Chúng tôi có ý nói đến sứvụtông đồtại các gia đình, tổchức thăm viếng tận nhà, tái phối trí những họđạo lớn, phát huy tinh thần tìm kiếm trong công tác tông đồgiáo dân, sựchuẩn bịmôi trường bằng báo chí, những nỗlực bác ái xã hội, những điều kiện ưu tiên cho vùng ‘sỏi đá’. Nói tóm lại, ta không thểbằng lòng với những gì mình đang có mà phải nghĩđến những gì đã mất mát đi.
Làm cho những người vốnđã tốt, trởnên tốt hơn không đủ. Thực tếrất thường chưa hẳn những ngườiđó đã là những người tốt.
Nhiều khi những người tân tòng, những người ăn năn hối cải lại khiến cho người ta mừng rỡhơn bởi vì họbiết mình lầm lạc và đã được tìm kiếm, họbiết rằng chính bản thân họđã tìm lại điềuđã mất; Họquí chuộng kho tàng của họhơn là những người bao giờđức tin cũng bình thường, không yếu đuối cũng chẳng lu mờ.
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG (15, 11-32)
Xét theo tâm lý, phải là bậc thầy mới hoạnổi dụngôn đứa con hoang đàng. Thếnhưng đây lại chẳng nhấn mạnh vềđứa con hoang đàng, vềnhững nỗi khốn nạn và sựtrởvềcủa chàng ta. Mà lại nhấn mạnh nhiều đến người cha.
Tất cảnhững đoạn văn Thánh Luca nói vềvấnđềhưmấtđã kết thúc một cách ý nghĩa khi đưa chúng ta vềThiên Chúa, Đấng cứu thoát những gì đã hưhại và bù đắp dưdật.
1. Người cha đểcho đứa con hưhỏng.
Trong dụngôn, người cha có thể, hoặc tạm thời từchối không chia cho người con phần gia tài của anh ta, hoặc là nói cho thấy hơn thiệt. Bản văn lại chẳng đảđộng đến chi tiết. Người cha đã chia gia tài cho anh, và đểanh ra đi. Đối với đứa con, chẳng phải vì xung khắc hay vì sựsa đoạnào đó thúc đẩy anh ra đi, nhưng là vì anh khát khao được sống ngoài vòng kềm toả, vì háo hức khao khát kinh nghiệm, vì muốn biết cái mới lạ, vì chưa có bản lãnh, vì tính hung hăng và bản năng thích phiêu lưu mạo hiểm.
Thiên Chúa cũng đểcho con người hành động. Người có thểgìn giữcon người khỏi tội lỗi bằng những đường lối quan phòng của Người hoặc bằng áp lực của ân sủng mà con người không thểnào cưỡng lại được. Thếnhưng, Người vẫn tôn trọng tựdo của con người: điều này làm chúng ta ngạc nhiên và khó hiểu.
Nhưng thểtheo Thánh ý của Người, sau khi con người đã được tạo dựng một cách tựdo và được ban cho quyền tựdo, Thiên Chúa đã thực sựđểcho con người làm chủnhững quyết định của mình, lại còn ban cho con người sựtrợgiúp tựnhiên đểthực hiện những quyết định đó nữa. Bởi chưng mọi chuyện con người thực hiện –cảkhi con người làm điều ác nữa- con người cần phải có sựtrợlực của Thiên Chúa, nếu không con người hoàn toàn bất lực.
Trong dụngôn, đứa con lầm lạc dần dần sa sút, trước tiên là một sựphung phí dại dột, rồi hắn phung phí gia tài cho bọn đĩđiếm cho đến lúc hắn hoàn toàn chìm đắm trong tình cảnh khốn nạn và phải đi chăn heo (ta chớquên thái độxa lánh của người Do thái đối với loại thú vật này) rồi suýt chết đói.
Thiên Chúa cũng thế, Ngài đểmặc con người tựdo theo con đường đã chọn lựa, đểhọxuống dốc theo ý muốn và ao ước của họ. Ai tưởng mình có thểđịnh đoạt giá trịsựvật thì Chúa sẽđểhọtheo ý riêng mình, cho đến khi họhiểu rằng ý muốn tựquyết của họchỉlà sựsụpđổbất lực.
Thiên Chúa thường thông cảm với việc con người yếuđuối sa ngã giữa lúc làm bạn với bầy heo và cơn đói ám ảnh. Tuy nhiên –sẽcó một hiện tượng kỳdị- bao lâu mọi sựtốt đẹp thì con người ít nghĩđến Thiên Chúa. Họmuốn quán xuyến tất cảvà tựmình quyếtđịnh. Nhưng khi có trục trặc vì lỗi của họ, họvội vàng quy trách cho Thiên Chúa.
2. Người cha đón nhận đứa con hưhỏng
Trong dụngôn, người con đã trởvềvới chính mình. Bịlâm vào cảnh phiền muộn, nó mới biết đến kinh vực sâu, thú nhận lỗi lầm của mình và dọn sẵn lời thú tội: ‘Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha’. Nó ý thức mình không còn quyền lợi nữa và chỉcòn trông cậy vào lòng nhân hậu đểđược coi nhưmột kẻhèn hạnhất trong đám thợlàm công.
Khi con người có kinh nghiệm sâu sắc và chua cay vềthất bại bản thân, họdễý thức giá trịcủa ân sủng. Lúc ấy, họbiết không thểtựsức mình mà được việc, nên phải phó thác vào ân sủng của Thiên Chúa. Tội lỗi đã làm cho con người mấtđịa vịlàm con Thiên Chúa, cho nên, làm tôi tớđối với nó là mộtđặc ân. Con người không còn đến trước Thiên Chúa Cha với tưcách một người con quấy rầy, nhưng nhưmột kẻvan xin đầy lòng hối hận đứng trước chủnhân. Và Thiên Chúa chấp nhận họ.
Trong dụngôn, người cha đã chờđợi rồi ông đã chạy ra đón đứa con hư, tỏlòng tha thứmà không cầnđứa con giãi bày lời thú tội. Ông đã dọn một bàn tiệc, tổchức một buổi lễ…Đối với tội nhân hối cải, Thiên Chúa cũng có một thái độtương tự. Ngài đến gặp họ. Phán quyết trong nội tâm và lòng hối cải đã là dấu hiệu của ân sủng Thiên Chúa. Kẻlầm lạc khi tựphán quyết rồi lại quyết định trởvềvới Thiên Chúa, đó cũng là ân sủng.
Thiên Chúa cầu mong lại đón nhận họ. Đó là do lòng nhân hậu của Ngài. Và, nói một cách sát chữ, Ngài đem lòng yêu thương dạt dào người tội lỗi đã hối cải, quên đi quá khứ, xoá bỏác quảvà tội vạ, và hơn nữa, cho họđược những đặc ân không ngờ, đây là mầu nhiệm khôn dò của ân sủng Người.
Bữa tiệc sẽminh chứng là Thiên Chúa yêu thương. Người anh khó tính với cảm nghĩtầm thường lấy vẻliêm chính che đậy đầu óc thiển cận, tâm hồn hẹp hòi của mình. Trái lại, qua hành vi quảngđại của người cha, dụngôn cho chúng ta thấy bản tính thâm sâu của Thiên Chúa, tầm mức vô biên của tình yêu, nhịp điệu và hài hoà, âm vang trong Thiên Chúa.
Lầm lạc không còn là điềuđáng quan tâm. Tăm tốiđã biến đi. Ánh sáng chói chan khắp nơi, mọi sựthấy đẹp hơn bao giờhết. Tội hồng phúc!... Tội lỗi là dịp vô cùng hữu ích đểchúng ta nhận ra sựcao cảcủa Thiên Chúa đến nỗi chính các lỗi lầm của con người lại dẫn đến ơn cứuđộvà vinh quang của Thiên Chúa.

79. Chú giải của Fiches DominicalesXIN CHUNG VUI VỚI TÔI
VÀIĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Bữa ăn chung với kẻtội lỗi
Ởđây chúng ta chỉnhắc qua bối cảnh là một cuộc tranh luận, và tập trung chú ý vào lời mời gọi hãy chung vui vì tìm lại được những gì đã mất,được ghi lại trong cảba dụngôn.
Đức Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem, nơi Người sẽphải đổmáu đểcứu muôn người. Nhiều “người thu thuếvà tội lỗi,đến đểnghe Người giảng. Những người Biệt phái và kinh sưthì khó chịu “xầm xì với nhau” chống lại Người bởi vì không chỉ“đón tiếp phường tội lỗi”, Đức Giêsu còn “ăn uống đồng bàn với chúng”, một hành động tỏra cùng phe với bọn chúng!
Đểtrảlời,Đức Giêsu nói với họba dụngôn rất hay vềlòng thương xót, làm thành chương 15 của Tin Mừng Luca. Đểbiện minh cho cách đối xửcủa mình, Đức Giêsu nêu lên lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những kẻtội lỗi. Qua những lời Người nói và các việc Người làm, từng là cớvấp phạm cho đối phương, Người cho thấy lòng từbi nhân hậu của Thiên Chúa đang được thểhiện và hoạt động. Và “tình yêu ấy của Thiên Chúa dành cho tất cảnhững ai chúng được yêu và cũng chúng đáng yêu, gián tiếp lên án sựcứng cỏi và khắc nghiệt mà những con người “đàng hoàng” hơn kia đãđối xửvới họ”(Cousin, L’Evangile de Luc, Centurion, trg 211).
2. Lời mời gọi chung vui
Cảba dụngôn đều nêu bật sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng đi bước trước trong việc tìm kiếm tội nhân (hai dụngôn đầu) và đã “chạy ra” đónđứa con hoang trởvềdụngôn thứba. Tuy nhiên đỉnh cao của mỗi dụngôn đều nằmởlời mời gọi hãy chung vui vì đã tìm lạiđược: Niềm vui của người “chăn chiên” vác “con chiên lạc đã được tìm thấy” trên vai. Mời gọi bạn bè và hàng xóm đến chia sẻ: “xin chung vui với tôi!”.
Niềm vui của “người phụnữ”tìm lạiđược “đồng bạcđã đánh mất”, mời gọi bạn bè và chịem xóm giềngđến chia sẻ: “xin chung vui với tôi!”.
Niềm vui của “người cha” khi đứa con trởvề, “đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”, mời gọi người con cảcốchấp của mình cùng chia sẻ: “chúng ta phảiăn mừng, phải vui vẻ!”.
Roland Meynet nhận định, “Những người Pharisêu và các kinh sư, coi thái độxửsựcủa Đức Giêsu nhưmột hành dộng phản lại họ. Bởi vì đón tiếp những kẻtội lỗi cũng có nghĩa là bỏrơi những người công chính, là đểmặc những con chiên ngoan ngoài hoang địa. Nhưvậy, chính những người này đã tựtách riêng mình ra, đứng ngoài bữa tiệc vui của Đức Giêsu và những kẻtội lỗi ăn năn trởlại niềm vui của người khác làm gai mắt họ, trong khi chính họcũngđược mời đến tham dựcuộc vui đoàn tụcủa tất cảmọi người. Họkhông hiểu rằng niềm vui đoàn tụkhông chỉriêng của con chiên lạc với chủnó mà thôi, nhưng còn là niềm vui đoàn tụchung của tất cảcác con chiên với nhau, của con chiên lạc với 99 con kia, trong cùng một chuồng chiên, dưới cùng một chiếc gậy chăn của một chủchiên duy nhất. Niềm vui còn phải được nới rộng ra đến mọi người hàng xóm và bạn bè, nếu không nó sẽkhông trọn vẹn. Sẽkhông thểcó niềm vui đoàn tụđích thực nếu có ai đó còn đứng ngoài. Tất cảđều được mời, và vòng tròn tham dựcòn rộng mởđến tận trời cao, đến các thiên thần của Thiên Chúa. Nhưvậy làm sao tựcho phép mình đứng ngoài và tựtách rời khỏi cuộc hoà giải của tất cả? Từchối chung vui với Đức Giêsu, không chia sẻniềm vui của ơn tha thứđược trao ban và đón nhận, chính là khước từniềm vui Nước Trời, là xầm xì chống lại Thiên Chúa” (L'Evangile selon Saint Luc. Analyse rhélorique, tập 2, Cerf, trg 161-162).
BÀIĐỌC THÊM:
1. Niềm vui cho tất cả.
(G. Bessière, trong “Diêu siproche. Année C”, Desclée de
Brouwer, trg 146-147)
“Một xã hội đang bịcâu thúc. Nhiều phe cánh kình chống nhau. Cảmột mớnhững lời lẽvà ánh mắt thô tục. Ởgiữa đó, hiện lên một khuôn mặt, đó là Đức Giêsu. Con ngườiấy đã dám đánh đổmọi phe phái đạo đức và tôn giáo của đất nước mình. Thửtưởng tượng xem: “ông ta đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Tất cảbọn chúng tuôn đến đểnghe ông ta. Trong lúc phía bên kia là những phần tửưu tú trong dân vềmặt trí thức, nhân đức và lòng đạo: nhóm Pharisêu và các kinh sư, nhữngđấng bậc khảkính, những con người đủtưcách sửa dạy người khác...
Sựthinh lặng được phá vỡ. Và đây con người lạlùng kia, với biệt tài vô song, lên tiếng kểchuyện. Có ai ngờđược rằng suốt hai ngàn năm, và còn mãi vềsau, người ta vẫn còn ngồi lại thuật cho nhau nghe những câu chuyện đó, và chúng sẽmãi mãi là những gì quí báu nhất còn ghi lại trong ký ức của nhân loại.
Con chiên bịmất, không hềcó chi tiết nào nói nó kêu be be, đểgọi chủ. Nó chẳng có công gì xứng đángđểđược chủvác lên vai. Mọi sựđều phát xuất từngười chăn chiên mà ‘niềm vui trong tim’ cứmuốn tràn sang đến tất cả. Và cảcõi thiên đình chẳng quan tâm bao nhiêu tới trật tựtốt đẹp nơi bầy chiên ngoan, lại tỏra vui mừng rộn ràng khi có một con người biết chỗi dậy và bắt đầu cuộc sống mới? Còn việc trởvềcủa thằng con phung phá, ăn chơi và hưđốn? Tới bước đường cùng hắn mới chịu “hồi tâm suy nghĩ”: dù có cốtìm một lời lẽgì đó đểnói khi vềđến nhà, thì chẳng qua chỉvì đói nên hắn mới chịu mò vềđó thôi. Cũng thế, tất cảđều khởi động từcõi lòng người cha, “trông thấy con từxa, ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổcon và hôn lấy hôn để”. Thằng con có ráng ấp úng bài diễn văn tạtội đã dọn sẵn trong đầu cũng vô ích thôi, bởi lúc này ai nấy đang tưng bừng chuẩn bịdọn tiệc ăn mừng. Có cảtiếng ca tiếng đàn nữa! Chắc chắn rồi. Đối diện trước cảhai cánh tốt xấu trên của nhân loại, Đức Giêsu tuyên bốmọi sáng kiến của Người dành cho những kẻbịloại trừ, bịkhinh miệt và tất cảnhững người tật nguyền vềmặt tinh thần, đều là những sáng kiến của chính Đấng được tung hô ba lần Thánh. Người là Mục Tửcủa Israel, là Cha của dân tộc, là người đã chạyđi tìm con chiên lạc và ra đónđứa con hoang trởvề.
Thiên Chúa, mà người nhân đức thánh thiện tưởng mình độc quyền sởhữu, kẻtội lỗi thì nghĩmình đã quá xa rời, chính Người đã lật đổmọi thứhọc thuyết và mọi lềlối sống đạo có sẵn. Chúng ta có thực sựtin rằng nơi vịThiên Chúa ấy có tình yêu mãnh liệt, khiến Người luôn mơđến một thếgiới trong đó mọi người đều là anh em, và làm dậy lên trong Người một niềm vui mong được chia sẻvới tất cả?”.
2. Khuôn mặt thật của Thiên Chúa.
(“Missel Emmaus des Dimanches”, trg 1105).
“Thiên Chúa! Đấng chúng ta muốn là quan toà kết tội người khác, nhất là những kẻthù nghịch, trong lúc chúng ta lại xin Người tỏlòng nhân từvới chính mình: phải chăngđó là chuyện “hoàn toàn tựnhiên?”.
Do suy nghĩnhưvậy, nên giữa chúng ta vẫn xảy ra thói xét đoán lẫn nhau, lên án lẫn nhau.
Thiên Chúa chúng ta mơtưởng đó thực ra chỉlà một ngẫu tượng do chúng ta nhào nặn ra và nhằm phục vụlợi ích của bản thân. Đó không phải là Thiên Chúa thật. Phải, Thiên Chúa là Đấng giầu lòng xót thương. Chúng ta sẽthấy rõ điều này khi xua tan đi lớp mây mù do trí khôn loài người bày ra che phủkhuôn mặt thật của Người. Tuy nhiên chỉnhững ai nhận ra tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, và những ai đểcho ân sủngấy chiếm hếtđời mình, đồng thời phản chiếu ra bên ngoài qua cách ăn ởvới mọi người xung quanh. Chỉnhững người nhưvậy mới cảm nghiệm được khuôn mặt thật của Thiên Chúa. Ích kỷchỉbiết đến mình là điều ai nấy đều không thểchấp nhận cho dù đó là những con người “ngoan đạo” nhất!

80. Chú giải của William Barclay.VUI MỪNG CỦA NGƯỜI CHĂN CHIÊN (15,1-7)
Có thểnói không chương nào trong Tân Ước quen thuộc và đáng yêu cho bằng chương 15 của Luca. Nó được gọi là “Phúc Âm trong Phúc Âm”, nhưthểchứa đựng chính bản chất tinh tuyền của Tin Mừng Chúa Giêsu đã rao giảng.
Những dụngôn này của Chúa Giêsu đã phát xuất trong một bối cảnh đặc biệt. Các Kinh sưvà Pharisêu đã vấp phạm vì thấy Chúa Giêsu nhập bọn và bầu bạn với những kẻmà người Do Thái chính thống gọi là tội nhân. Pharisêu đã xếp tất cảnhững ai không tuân giữluật vào chung một hạng, họgọi những người đó là “dân của đất”. Có một hàng rào ngăn cách dứt khoát giữa Pharisêu và người “dân của đất”. Gảcon gái cho một người dân của đất thì chẳng khác gì trói cô gái ấy nộp cho sưtử. Luật của Pharisêu định rằng “Khi có một người dân của đất, thì đừng trao tiền cho nó, đừng nói điều bí mật cho nó, đừngđặt nó coi sóc trẻmồcôi, đừng đểnó giữcủa bốthí, đừng điđường với nó”. Có luật cấm Pharisêu không được mời một người dân củađất đến dùng bữa, cũng không được nhận lời của ai trong hạng ngườiđó. Luật cũng cấm Pharisêu không được liên lạc bình thường với họ, không được mua bán với họ. Pharisêu tránh hẳn mọi liên hệvớiđám dân của đất, tức là những người không giữđủcác chi tiết vớvẩn, nhỏnhen trong luật. Dĩnhiên họrất khó chịu khi thấy Chúa Giêsu làm bạn với những người không những thuộc hạng cùng đinh mà còn là tội nhân nữa, vì giao thiệp với hạng người đó thì bịô uế. Chúng ta sẽhiểu các dụngôn này đầyđủhơn nếu chúng ta nhớrằng người Do Thái ngoan đạo không nói “cảthiên đàng vui mừng vì một tội nhân hoán cải”, nhưng họnói “cảthiên đàng vui mừng vịmột tội nhân bịdiệt mất trước mặt chúng”. Họhướng cặp mắtđộc ác đểchờxem huỷdiệt tội nhân, chứkhông chờmong giải cứu tội nhân.
Vì thếChúa Giêsu nói cho họdụngôn vềcon chiên lạc và vui mừng của kẻchăn. Người chăn chiên ởxứDo Thái có một công việc khó nhọc và nguy hiểm. Đồng cỏthì hiếm. Cánh đồng cao nguyên ởgiữa xứchỉrộng chừng vài dặm thôi, còn phần nhiều địa thếlà những khe trũng dốc đứng và cảnh sa mạc hoang vu. Không có những bức tường chắn giữnên chiên dễđi lạc. G.A. Smith đã viết vềngười chăn chiên nhưsau “Trên mọt cánh đồng khô cỏcháy, ban đêm chỉcó tiếng chó hú, người chăn chiên với gương mặt tỉnh táo, đôi mắt nhìn xa, màu da cháy nắng, mình đeo khí giới,đứng dựa trên cây gậy, mắt chăm chú nhìn bầy chiên đang ăn”. Chúng ta hiểu tại sao người chăn chiên ởxứDo Thái lại là những người ởvịtrí hàng đầu trong lịch sửnước họ, tại sao người chăn chiên là biểu tượng vềsựquan phòng của Thiên Chúa, tại sao Chúa Cứu Thếđã lấy hình ảnh người chăn chiên làm gương mẫu cho sựtừbỏmình. Người chăn sẽtrực tiếp chịu trách nhiệm vềđoàn chiên. Nếu một con chiên bịmất thì người chăn phải mang vềnhà ít ra là cái lốt chiên đểchứng tỏlà nó đã chết. Những người chăn chiên có tài theo dấu vết cách đặc biệt, có thểtheo dõi dấu chân của một con chiên đi lạc hàng dặm qua núi đồi. Không có người chăn chiên nào không coi bổn phận mỗi người của mình là bỏmạng sống mình vì đoàn chiên. Có nhiều đoàn chiên là tài sản chung, không thuộc cá nhân nào, nhưng thuộc một làng và có hai hay ba người chăn. Những người chăn có đoàn chiên còn đầy đủthì có thểvềnhà đúng giờvà báo tin rằng còn có một người chăn đang lặn lội trên sườn núi đểtìm con chiên lạc. Cảlàng sẽthức chờđợi, rồi khi thấy từđàng xa một người chăn đang vội vã vềlàng, trên vai vác một con chiên, cảlàng sẽreo mừng và cảm tạ.Đó là hình ảnh của Chúa Giêsu nói vềThiên Chúa. Chúa Giêsu nói Thiên Chúa cũng thế, Ngài vui mừng vì tìm lạiđược một tội nhân đã lạc mất, cũng nhưngười chăn vui mừng vì tìm được chiên lạc đem vềchuồng. Một thánh nhân đã nói “Thiên Chúa cũng vậy, niềm vui vô cùng lớn lao khi tìm thấy những sựđã mất”.
Có một ý tưởng kỳdiệu ởđây. Đó là chân lý vĩđại cho ta biết Thiên Chúa nhân từhơn loài người. Những người Do Thái chính thống hẳn sẽgạt bỏcác kẻthâu thuế, các tội nhân nhưmột thứphải loại trừ, chỉđáng tiêu diệt. Chúa thì chẳng bao giờnhưthế. Loài người có thểmất hết hy vọng vềmột tội nhân nào đó, nhưng Chúa thì không thế, Ngài yêu mến nhưng con chiên không hềđi lạc, nhưng trong lòng Ngài, có sựvui mừng cực lớn khi một con chiên lạcđược tìm thấy và đem vềnhà.
NGƯỜI PHỤNỮVỚI ĐỒNG TIỀN ĐÁNH MẤT RỒI TÌM LẠI ĐƯỢC (15,8-10)
Đồng tiền nói trong dụngôn này là đồng Drachma, trịgiá chừng 4 xu Anh. Đồng tiền nhỏnhất rất dễrơi mất trong nhà của người dân quê xứPalestine, và cũng phải mất nhiều thì giờmới tìm được. Nhà của người Palestine thường tối om, vì chỉcó một cửa sổtròn mà đường kính khoảng 4 tấc rưỡi. Nền nhà thì bằngđất nện được phủbằng những tấm liếp sậy và cành cây nhỏ. Tìm kiếm một đồng tiền nhỏtrên một nền nhà nhưvậy không khác gì tìm một cây kim trong đống cỏkhô. Người đàn bà quét nhà, hy vọng nhìn thấy mặt đồng tiền lấp lánh hoặc nghe tiếng kêu của nó khi lăn trên những cành cây nhỏ. Có hai lý do khiến người đàn bà sốt sắng tìm kiếm đồng tiền.
1. Có thểvì nhu cầu.
Dù 4 xu không phải là nhiều, nhưng nó cũng cao hơn tiền công một ngày làm việc của một công nhân tại xứPalestine. Họthường sống trong cảnh thiếu hụt và hầu nhưluôn bịnạn đói đe doạ. Có thểngười đàn bà nóng nảy tìm cho ra nếu không tìm được thì gia đình bà sẽthiếu ăn.
2. Nhưng có thểcòn có một lý do khác thơmộng hơn lý do trên.
Tại Palestine, dấu hiệu của một phụnữcó chồng là một chiếc vành trên đầu làm bằng một sợi dây bạc. Trong nhiều năm, một cô gái làm lụng và đểdành cho đủmườiđồng tiền nhỏđó, bởi vì cái chuỗi tiền tên đầu của nàng cũng đáng giá gần bằng chiếc nhẫn cưới. Khi nàng đã sắm được nó, thì nó là của riêng nàng, đặc biệt đến nỗi người khác không thểđoạt được của nàng, và nếu có đánh mất mộtđồng tiền nhỏthì phải tìm kiếm nó nhưbất cứngười nào khác cũng làm thếkhi đánh mất cái nhẫn cưới.
Vì thếchúng ta dễhiểu niềm vui mừng khi bà nhìn thấy tia óng ánh của đồng bạc mất và khi tìm lại được nó. Chúa Giêsu phán: Thiên Chúa cũng làm thế, niềm vui mừng của Ngài và của các Thiên Thần khi có một tội nhân quay vềnhà, cũng nhưniềm vui mừng của một gia đình khi đồng bạc quyết định cái no hay đói của họđược tìm thấy và cũng giống nhưngườiđàn bà đánh mất một tài sản có giá trịhơn tiền bạc, rồi tìm lại được.
Không có một Pharisêu nào lại mơđến một Thiên Chúa nhưvậy. Một học giảDo Thái danh tiếng đã thừa nhận đây là một điều tuyệt đối mới mà Chúa đã dạy cho loài người vềThiên Chúa –đó là Ngài thực sựtìm kiếm con người. Người Do Thái có thểhình dung một người bò vềnhà Chúa với tất cảsựhạmình và kêu xin thương xót và được thương xót. Nhưng họkhông bao giờcó thểhình dung ra một Thiên Chúa lại ra đi tìm kiếm con chiên lạc. Chúng ta thấy tình yêu đó hiện thân trong Chúa Giêsu. Con Thiên Chúa, Đấngđến đểtìm và cứu những ai lạc mất.
CÂU CHUYỆN VỀNGƯỜI CHA NHÂN LÀNH (15, 11-32)
Không phải là không có lý do khi người ta gọi chuyện này là chuyện ngắn vĩđại nhất thếgiới. Theo luật Do Thái, người cha không được tựdo phân chia gia tài mình tuỳý thích, đứa con cảđương nhiên được 2/3, đứa con thứ1/3 gia tài (Đnl 21,17). Không phải là một việc lạkhi một người cha phân chia gia tài ngay khi còn sống nếu ông muốnđược nghỉngơi khỏi hoạt động kinh doanh. Nhưng có một sựvô tâm trơtráo nơi đứa con thứkhi nó đềxuất việc chia gia tài này. Thực ra nó đã nói “Cha hãy cho con ngay bây giờphần gia tài mà trước sau gì con cũng được lãnh khi cha chết, và hãy đểcon ra khỏi nơi này”. Người cha không tranh luận gì, ông hiểu rằng nếu con ông cầnđược một bài học thì nó phải có một bài họcđắt giá, và ông đã cho nhưý nó xin. Tức khắc đứa con lấy phần riêng của nó và bỏnhà ra đi.
Hắn nhanh chóng tiêu xài hết tiền và kết thúc bằng việc chăn heo, một công việc cấm kỵđối với người Do Thái, vì luật nói: “đáng rủa xảkẻnào chăn heo”. Và Chúa Giêsu cho nhân loại tội lỗi một lời khuyên chưa từng có “Khi nó trởvềvới chính mình (nó tỉnh ngộ)”. Chúa Giêsu tin là bao lâu con người còn xa cách và chống nghịch với Thiên Chúa thì con người không thực sựlà con người, con người chỉthực sựlà chính mình khi con người đang trên đường trởvềnhà. Có một điều kỳdiệu nơi Chúa Giêsu là Ngài không tin rằng con người hưhỏng hoàn toàn. Ngài không bao giờtin rằng ai đó có thểtôn vinh Thiên Chúa bằng cách phỉbáng con người, Ngài tin rằng con người không bao giờđược thực sựlà mình cho đến khi nào con người trởvềnhà với Chúa. Cho nên đứa con đã nhất định trởvềnhà và xin cha nhận lại mình không phải đểlàm con, nhưng làm một tên nô lệmạt hạng trong nhà, một tên đầy tớởthuê, một tên lao động công nhật trong nhà cha. Theo một nghĩa thì người nô lệlà một phần tửcủa gia đình, nhưngđầy tớởthuê thì có thểbịđuổi sau khi chủbáo trước một ngày vì nó không thuộc vềgia đình chút nào. Vậy khi đứa con đã vềnhà –theo bản Hy văn tốt nhất- cha chàng không đểchàng kịp mởmiệng xin làm đầy tớ. Ông đã lên tiếng trước. Chiếc áo dài tiêu biểu sựtôn trọng, chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền bính, vì nếu ai cho kẻkhác chiếc nhẫn ấn tín của mình thì cũng nhưuỷquyền cho ngườiđó thay thếmình; đôi giày là dấu hiệu làm con khác với nô lệvì con cái trong gia đình mới mang giày, còn nô lệthì không được. (Ước mong của người nô lệtrong bài ca của người da đen là mau đến thời kỳmà “mọi con cái Chúa được mang giày” vì đi giày là dấu hiệu sựtựdo). Và một bữa tiệc được bày ra đểmọi người ăn mừngđứa con hoang đàng trởvề. Chúng ta dừng lạiởđây, thửnhìn xem chân lý trong dụngôn này.
1. Không nên gọi dụngôn này là dụngôn vềngười con hoang đàng vì đứa con không phải là nhân vật chính, phải gọi là dụngôn vềNgười Cha Nhân Lành, bởi vì nó cho ta biết vềtình yêu của người cha hơn là vềtội của người con.
2. Dụngôn này nói nhiều vềsựtha thứcủa Thiên Chúa. Người cha hẳn đã chờđứa con trởvềnhà, vì ông trông thấy từđằng xa. Đứa con gặp cha thì cha liền tha thứcho con và không một lời trách móc. Có nhiều cách tha thứ, có tha thứđược ban cho nhưmột ân huệ, và tệhơn nữa là khi một kẻnào đó được tha thứnhưng bao giờcũng kèm theo một dấu hiệu, một lời nói, một ngăm đe rằng tội vẫn còn đểđó. Một lần kia, Lincoln được hỏi ông sẽđối xửthếnào với quân phiến loạn Miền Nam, khi họthua trận và trởlại liên hiệp với Hoa Kỳ. Người hỏi câu ấy nghĩrằng ông sẽbáo thù họghê gớm, nhưng Lincoln trảlời “Tôi sẽđối xửvới họnhưhọchưa bao giờly khai với chúng ta”. Thật lạlùng tình yêu của Chúa khi Ngài tha thứchúng ta y nhưvậy.
Nhưng câu chuyện đến đây chưa chấm dứt. Người anh cảđi về, anh thực sựbuồn rầu vì em anh đã trởvề. Người anh cảđại diện cho Pharisêu tựkiêu, tựmãn, họthà xem thấy tội nhân bịtiêu diệt hơn là được cứu. Có mấy điều nổi bật nơi người anh cả.
1. Tất cảthái độcủa anh chứng tỏrằng bao nhiêu năm anh vâng lời cha chẳng qua chỉlà một bổn phận buồn rầu, chứkhông phải là công việc của tình yêu.
2. Thái độcủa anh là thái độthiếu hẳn sựcảm thông. Anh nói vềngười em nhưng không dùng tiếng “em tôi” nhưng dùng chữ“con của cha”. Chàng là thứngười tựtôn, sẵn sàng đạp kẻnào đã ngã xuống rãnh bùn hôi hám càng ngã sâu hơn nữa.
3. Tâm địa chàng rất dơbẩn. Câu chuyện không nói tới gái điếm. Chính miệng chàng nói ra. Hẳn chàng đã nghi ngờ, tốcáo em chàng vềthứtội chính chàng muốn.
Một lần nữa chúng ta lại gặp một chân lý diệu kỳlà hoán cải, xưng tội với Chúa dễhơn xưng tội với loài người. Thiên Chúa xét xửnhân từhơn những người ngoại đạo. Tình yêu Chúa rộng lớn hơn tình yêu của loài người.Đứng trước một tình yêu nhưvậy, chúng ta không thểkhông chìm sâu trong kinh ngạc, ngợi khen và yêu mến Ngài hơn.
BA VẬT LẠC MẤT
Sau cùng chúng ta nên lưu ý rằng ba dụngôn này không chỉlà ba cách diễn tảcùng một việc. Có một sựkhác biệt. Con chiên bịlạc mất hoàn toàn chỉvì ngu dại. Nó không biết suy nghĩ. Có nhiều người sẽtránh được tội lỗi nếu họsuy nghĩkíp thời.Đồng bạc bịmất không phải vì lỗi của chính nó. Có người đi lạc đường vì bịkẻkhác lừa dối và Thiên Chúa không kểlà vô tội kẻnào xui kẻkhác phạm tội.
Nhưng Thiên Chúa có thểdùng tình yêu của Ngài, chiến thắng sựdại dột của con người, chiến thắng những tiếng cám dỗ, và chiến thắng cảsựtựý phản loạn của con tim chúng ta nữa.

81. Suy niệm của Lm. Giuse ĐỗĐức TríTIN VÀO SỰTHA THỨĐỂLÀM HÒA VỚI CHÚA VÀ VỚI ANH EM
Kính thưa quý OBACE
Trên tầm mức thếgiới chúng ta thấy các cuộc nội chiến tại một sốquốc gia hiện nay dường nhưmỗi ngày một khốc liệt hơn, anh em chém giết lẫn nhau. Các quốc gia khác, kểcảTòa Thánh cũng đã nỗlực hết mình đểmong tìm được giải pháp hòa bình, hòa giải cho các quốc gia nội chiến này, mà dường nhưvẫn chưa đạtđược kết quảnhưmong đợi. Quốc gia này còn đang đánh nhau thì quốc gia khác lại bắt đầu khai chiến chém giết,đàn áp, trảthù… con người dường nhưkhó chấp nhận sựtha thứvà hòa giải với nhau. Ngay trong một gia đình, một xóm nhỏcũngđã xảy ra nhưthế, những cuộc cãi vã qua lại giữa hàng xóm, giữa vợchồng thường xuyên xảy ra, bởi vì ai cũng cho rằng mình là người đúng, còn bên kia hoàn toàn có lỗi. Trong lãnh vực đời sống tâm linh đối với Thiên Chúa cũng thế, nhiều người đã cốtình sai phạm, quay lưng lại với Thiên Chúa nhưng họvẫn cho là mình đúng, và tìm mọi cách đểbiện minh cho những hành động sai trái của mình.
Thưa quý vị, con người chỉcó thểthực sựhòa giải được với Thiên Chúa, làm hòa được với anh em khi mỗi người nhận ra tình trạng sai lỗi của mình, tin vào sựtha thứvà quyết tâm làm lại cuộc đời. Nếu nhưChúa nhật tuần trước, Tin Mừng mời gọi chúng ta sám hối cách cụthểchân thành, thì Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin vào sựtha thứcủa một Thiên Chúa là Cha đểtrởvềvới Ngài làm hòa cùng Thiên Chúa và anh em, làm lại cuộc đời mới.
Câu chuyện Người Cha nhân hậu mà Thánh Luca thuật lại hôm nay, trước hết muốn diễn ta một Thiên Chúa là cha yêu thương con người và sẵn sàng tha thứcho những ngỗnghịch của con người.Đứa con thứtượng trưng cho sựngỗnghịch ấy. Trong ánh mắt của người con thứ, người cha dường nhưchẳng con vịtrí nào quan trọng, mặc dù rằng ông yêu thương kểcảchiều chuộng nó, ông đáp ứng cho nó đầy đủkhông thiếu thứgì. Khi khôn lớn, người con thứđòi chia gia tài của ông, ông cũng sãn lòng chia cho nó, rồi nó bỏnhà ra đi mang theo của cải của ông. Ông biết rõ, là nó sẽphung phí hết sốtài sản đó, và nó sẽkhông còn nhớgì đến ông, nhưng ông vẫn đợi vẫn chờ. Đến khi nó trởvềvới thân tàn ma dại quần áo tảtơi thì ông lại chạy ra ôm lấy nó mà hôn, ông còn ra lệnh cho đầy tớđem áo, đem nhẫn và giày dép mang vào cho nó và còn giết bê béo ăn mừng với chỉmột lý do duy nhất: Vì con ta đã chết nay sống lại,đã mất nay lại tìm thấy. Mặc dù nó trởvềvời lý do khác, nhưng ông vẫn tin vào sựtrởvềcủa nó và đã trảlại cho nó quyền được làm con cái trong nhà. Điều đó cho thấy rằng Thiên Chúa không bao giờthất vọng vềtình trạng của con người, dù con người có tội lỗi xấu xa, nếu biết quyết tâm chỗi dậy, thì Thiên Chúa luôn tin vào sựhoán cải của con người, đểđón nhận và tha thứ.
Đứa con thứđã lao vào tình trạng tồi tệ, tội của nó đáng chếtđến trăm lần, nó đã bỏtình yêu và cuộc sống hạnh phúc trong nhà Cha đểlao đầu vào cuộc sống hưởng thụsa đọa, nó lấy tiền của cha nó đểăn chơi đàng điếm. Chỉkhi nó sa cơthất thế, không còn tiền bạc của cải, không còn chỗdựa nào nữa, nó đã rơi xuống tận đáy của xã hội, đến tột cùng của sựnhục nhã nó phải đi chăn heo cho người khác, và thậm chí còn phải giành ăn đồăn của mấy con heo. Chính từlúc cùng quẫn nhục nhã đó, nó có cơhội đểnhìn lại quãng đời của mình, và thấy rằng, chỉcó quãng thời gian ởtrong nhà với cha là quãng đời đẹp nhất và hạnh phúc nhất, trong khi đầy tớtrong nhà cũngđược ăn uống dưthừa, còn nó thì đang phảỉđói khát phải sống cùng bầy heo. Nó tin rằng nó trởvề, thì cha nó sẽtha thứ, sẽđón nhận nó, dù cho nó sẽphải sống kiếp đầy tớtrong nhà, thì vẫn còn hạnh phúc hơn là cảnh xa nhà: Nó hồi tâm và tựnhủtôi sẽchỗi dậy và trởvềvới Cha tôi và thưa Người rằng: Thưa Cha con đã lỗi phạm đến trời và đến Cha, con không đángđược gọi là con cha nữa, xin Cha đối xửvới con nhưđầy tớtrong nhà của cha. Nhận ra tình trạng của mình, tin vào sựtha thứcủa Cha, và nó đã chỗi dậy làm một cuộc trởvềvới Cha, bỏlại quá khứđểlàm lại cuộcđời, bắt đầu một cuộc đời mới, và nó đã đón nhận được sựtha thứvượt trên cảsức nó tưởng tượng. Người cha đã chạy ra ôm nó vào lòng, trảlại danh dựcho nó, và đón nhận nó với niềm vui mừng hân hoàn: Vì con ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Nếu nhưlý do thúc đẩy cho sựtrởvềlàm hòa với Thiên Chúa là: Tin vào tình yêu tha thứcủa Thiên Chúa, thì việc làm hòa với anh em, đòi phải nhìn thấy tình huynh đệcon cùng một cha nơi người anh em mình, đểcó thểtha thứvà đón nhận nhau, đó là câu chuyện xảy ra cho người con cả. Anh này không chấp nhận và không tin vào sựhối hận trởvềcủa em mình, vì thếanh ta đã giận dỗi và từchối không chỉngười em, mà vì giận người em, anh từchối không bước vào nhà cha nữa. Khi người ta giận dỗi nhau, thì người ta cũng từchối gặp mặt Thiên Chúa, đó cũng là thái độcủa nhiều người hôm nay: khi có vấnđềxích mích với anh em thì bỏbê việc đến với Chúa. Người anh cảnày đã nhấtđịnh từchối người em, và từchối bước vào nhà cha đểdựbữa tiệc vui: Cha coi, đã bao năm tôi hầu hạcha chẳng hềtrái lời, vậy mà có bao giờcha cho riêng tôi được một con bê đểăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của Cha kia sau khi đã phung phí hết tài sản thì cha lại cho làm thịt bê béo đểăn mừng.
Anhđã tựmãn với đời sống hiện tại của mình, anh ganh tịvới người em, anh không nhìn nhận nó là em của anh nữa, anh đã gọi nó là: thằng con của cha kia, chứkhông phài là em tôi. Anh ởvới Cha, nhưng lại không cảm nhận được tình thương của cha, anh có đầy đủ, cảkhối tài sản được chia giống nhưngười em, nhưng anh vẫn không thỏa mãn, anh còn tham một con bê nhỏ. Anh không thểtha thứkhi nhìn em của anh được cha tha thứ, anh muốn tiếp tục đẩy người em ra khỏi nhà, và khi anh giận dỗi với em mình, thì anh cũng đã tựtách mình ra khỏi nhà của cha, trởthành kẻđứng ngoài.
Thưa quý OBACE, người cha trong câu chuyện của Tin Mừng hôm nay là hình ảnh của Thiên Chúa là cha yêu thương đang vẫn đang ngày ngày đợi chờchúng ta là những đứa con trởvềvới Ngài. Có thểchúng ta giống nhưđứa con thứđã xa lìa tình cha, vô ơn bội nghĩa với thiên Chúa, đểmình chìm đắm trong cuộc sống hoang đàng, song chúng ta không thất vọng, chỉcần mỗi người cũng hãy tựnhủvới mình rằng: Tôi sẽchỗi dậy và trởvềvới cha tôi và thưa với ngài rằng: thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, và chỗi dậy trởvề, thì chúng ta sẽđược Thiên Chúa là Cha chạy ra ôm lấy chúng ta và tha thứcho chúng ta.
Cũng có thểnhiều khi chúng ta thấy mình không đến nỗi tội lỗi, cũng không bỏnhà đi hoang nhưngười con thứ, thì rất có thểchúng ta đang giống nhưngười con cả, mặc dù vẫn ởgần Cha nhưng lòng thì xa Cha, và nhất là chúng ta đang đểtrong mình sựso đo tính toán với cha, ganh tịvới anh em khác và cũng nhiều lần chúng ta đã khép lòng từchối anh em, và không cho họcó cơhội trởvề, và cũng nhiều lần vì ghét bỏanh em, mà chúng ta đã không đáp lại lời mời của Thiên Chúa từchối tình thương của Thiên Chúa… tất cảchúng ta đều được mời gọi trởvềđểxin lỗi cha và làm hòa với anh chịem.
Thánh Phaolo đã cho thấy, tất cảchúng ta đã trởnên tạo vật mới, con người mới, với cuộc đời mới, nhờĐức Giêsu Kitô, Đấng đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa, và vì thếchúng ta hãy mạnh dạn đến cùng Thiên Chúa là cha, và nhất là mỗi người chúng ta đã lãnh nhận ơn tha thứcủa Chúa, thì chúng ta cũng phải biếtđón nhận và tha thứcho nhau.
Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người, mỗi gia đình, hãy mau chóng làm hòa cùng Thiên Chúa và làm hòa lại với nhau, đừng ngại ngần, hãy bước đến với Thiên Chúa nơi Bí tích Hòa giải,đểmỗi người sẽcảm nhận được tình yêu tha thứcủa Thiên Chúa là cha, được an ủi và được chữa lành. Hãy rà soát lại các mối tương quan với anh chịem, hãy gỡbỏnhững bất đồng thành kiến, những giận hờn thù oán, hãy chủđộng bước tới và đưa tay ra đểbắt tay người anh em, đểxóa đi những mặc cảm và giận dỗi,đểcùng nhau sống tình huynh đệcon cùng một cha.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta đừng bao giờthất vọng vềtình trạng của mình, nhưng luôn tin tưởng vào lòng bao dung của Thiên Chúa đểlàm lại cuộc đời. Amen.

82. "Hãy chia vui với tôi" – Lm Giuse Nguyễn Hữu AnTrong ba dụngôn của bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đều kết thúc bằng những lời nói đến niềm vui. Người chăn chiên tìm được chiên lạc và vác chiên lên vai rồi vềnhà mời bạn hữu láng giềng đến chia vui; người đàn bà tìm thấyđồng bạc mất cũng mời lối xóm đến chia vui; người cha có đưa con đi hoang trởvềliền mởtiệc ăn mừng.
Ba dụngôn đều đềcao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
Chúa Giêsu bày tỏniềm vui của Thiên Chúa khi người tội lỗi hối cải. Ởdụngôn thứnhất, "trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải"; ởdụngôn thứhai "các thiên thần của Thiên Chúa sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải"; và ởdụngôn thứba "phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống,đã thất lạc mà nay lại tìm thấy".
Tội nhân hối cải, không những được tha thứ, nhưng còn được chờđợi, được đón tiếp. Niềm vui của Thiên Chúa thật lớn lao khi người tội lỗi biết từbỏcon đường xấu xa, trởvềsống trong tình thương của Thiên Chúa.
Hôm nay xin suy niệm vềdụngôn thứba. "Dụngôn đứa con hoang đàng" được gọi là "Dụngôn người cha nhân hậu" thì hợp lý hơn, bởi vì dung mạo trung tâm của câu chuyện chính là người cha.
Đại văn hào người Anh, Charles Dickens, xem dụngôn "Người cha nhân hậu" là câu chuyện hay nhất, là hạt ngọc đẹp nhất của Tin mừng.
Tình thương của cha đối với hai con, nổi bật nơi người con thứ.
1. Người con thứ
Người con thứđòi Cha chia gia tài rồi bỏđi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi mình sinh ra, nơi mình được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩyđi miền xa, người trai trẻmang nổi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹtre làng, muốn nhìn xem thếgiới mới lạbên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà. Người con thứbỏnhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo, quyết sống riêng khỏi gia đình và cộng đoàn. Anh ta ra đi không phảiđểhọc hành, tìm việc làm mà là ăn chơi đàngđiếm, phung phí hết tài sản, sức khoẻ, bất kểđó là mồhôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời nên mau chóng suy sụp. Anh ta trởnên hèn hạkhi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trởvềchẳng còn gì: tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tựtrọng... mọi thứđã bịtiêu xài hoang phí. Anh ta chỉcòn lại một điều duy nhất là "đứa con nhỏcủa cha nó".
Động lực nào đã khiến nó trởvề? Thánh Luca viết rõ: "Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dưthừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ởđây! Thôi, đứng lên, tôi sẽvềcùng Cha tôi". Nhưvậyđộng lực nó trởvềlà đói, vì miếngăn. Trước khi bịđói chắc chắn nó không bao giờnhớđến Cha, không bao giờsám hối vì bỏCha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm vềmái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biếtđau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cảsựnghiệp của Cha. Khi bịcơn đói hành hạ, phảiđi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao đểđượcăn. Nó dựtính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉxin được đối xửnhưngười làm công.
Đó phải chăng là một cuộc trởvềtrọn vẹn? Đó là cuộc lên đườngđược thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao? Sựthống hối của nó chỉlà vịkỷnhằm khảnăng có thểsống sót thôi. Nếu người con thứthành công xây dựng cơnghiệp, có lẽsẽkhông hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộcđời nên nó lên đường trởvề. Nó không đủcan đảmđi làm người ăn xin, nó không đủliều mạngđểđi trộm cướp, nó không dám đánhđổi cảcuộcđời đểgây tiếng xấu. Nó sống bằng nghềlương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từkinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộcđời. Đó không là chốn nương thân cho kẻnghèo khổ, không là chỗhạnh phúc cho kẻkhốrách áo ôm, không là chỗcho kẻcô thân cô thế. Vì vậy chỉcòn một con đường duy nhất là trởvềxin tha thứvà làm công cho Cha đểcó cơm ăn áo mặc. Tất cảý nghĩa của cuộc trởvềđược diễn tảcách cô đọng trong những lời "Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa".
Đọc câu chuyện, tôi nhận thấy sựtrởvềcủa người con thứchẳng phải là mẫu mực. Sựtrởvềlý tưởng phải là sựtrởvềcủa lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tếcuộc sống, khi ngồi giải tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trởvềcùng Chúa; mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát... đã cho họrút kinh nghiệm là cần trởvềvới Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó nhưChúa muốn họtrởvềcùng Ngài. Nhưthếhọđã chọn lấy sựsống. Gặp gỡnhiều người nhưthế, tôi cảm thông với người con thứ.
2. Người con cả
Hiếu thảo, vâng phục cha, không đi hoang, không ăn chơi. Con người lao động cần cù có tinh thần trách nhiệm, không rượu chè trác táng, chỉlo ruộng rẫy nương vườn. Anh là con người mẫu mực. Thếnhưng, biến cốđứa em trởvềđã bộc lộcon người thật của anh.Tuy ởtrong nhà cha nhưng lại xa trái tim cha. Tại sao cha đãi tiệc bê béo cho thằng em bất hiếu, còn anh một con bê nhỏđểvui với bạn bè cũng không có. Anh tức giận vì thấy quyền lợi bịxúc phạm. Anh chẳng chịu vào nhà. Hoá ra cảhai người con vừa khác lại vừa giống nhau. Cảhai đềuởngoài nhà cha. Con thứkhông thấy hạnh phúc bên cha nên ra đi. Con cảkhông chia sẽđược hạnh phúc của cha nên không vào nhà. Anh thiếu bao dung và thiếu sựtha thứcho em. Thái độcủa người con cảlà thái độtiêu biểu của người biệt phái, luật sĩhôm qua và hôm nay. Ích kỷcho quyền lợi riêng mình. Tựmãn vềcách giữluật "con không hềtrái lệnh cha một điều nào", tựhào vềcách sống đạo " không nhưthằng con của cha" Chỉmuốn kẻlỗi lầm không được cứu thoát mà phải chết.
Lúc sựgiận dữbùng nổđến cực điểm, anh cảgặp lại tình cha. Cha đi ra năn nỉ, anh chẳng chịu nghe. Cha bộc bạch tâm tình với anh: "con ơi, mọi sựcủa cha đều là của con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy". Lời cha làm anh bàng hoàng xúc động vì anh hiều rằng mình quá ích kỷ, quá nhỏmọn. Cái ích kỷlàm anh tẩy chay sựtrởvềcủa đứa em. Cái nhỏmọn làm anh làm anh xua tan lòng bao dung của cha. Tình cha lớn hơn cuộc đời anh, lớn hơn tính ích kỷtrong anh.
Hìnhảnh người con cảthật gần với chúng ta. Phụng dưỡng cha mẹvới trách nhiệm, chứchưa phải là tình thương. Không chia sẽnổi buồn, nổi khổtâm, nổi âu lo của cha mẹ. Chỉbiết than trách và đòi quyền lợi cho mình thật nhiều. Ghen tị, chỉtrích phê bình, đặt mình là tiêu chuẩn cho mọi việc đạođức. Thiếu lòng bao dung, không chịu tha thứ. Hình ảnhđó thật giống tinh thần biệt phái, có đạo mà không có đức.
Cảhai người con cần phải trởvề. Sám hối chính là trởvềvới tình cha, trởlại với tình yêu, tìm lại niềm vui và sựsống.
3. Người cha
Khi chia gia tài cho con lòng cha đau đớn. Vì tôn trọng tựdo của con chứkhông phải cha nhu nhược. Ngày nhìn con ra đi, bóng nó nhạt dần cuối chân trời nhưcánh chim bay, lòng cha thấy trống trải, muộn phiền vì thiếu vắng hình bóng con. Ngày ngày cha ngóng trông đợi con trởvề. Thếrồi một ngày kia, đứa con trởvềthật. Nó vềtrong dáng vẻthất bại thảm hại, thất thểu rách nát. Thua cuộcđời nó vềlàm dấy lên những lời bình phẩm của làng xóm. Giảnhưnó không về, người ta sẽlãng quên. Nay nó trởvềnhắc cho bà con làng xóm thấy sựthất bại của gia đình ông. Con ông vềtrong thất bại chua cay là câu chuyện đám tiếu đầu làng cuối xóm. Vậy mà ông mởtiệc ăn mừng. Thật lạlùng!
Ởđời, khi con thi đậu đại học, khi con công thành danh toại vinh quy bái tổ, khi con là Việt kiều vềthăm, cha mẹmởtiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến chia vui. Người ta thường dấu kín chuyện thất bại của con cái, người ta mắc cởkhông dám kểvềđứa con bất hiếu, ngổnghịch, ăn chơi đàng điếm. Người ta chỉkhoe đứa con ngoan, tựhào đứa con học hành thành đạt, vui mừng khi con có việc làm có sựnghiệp. Thếmà, người cha lại mởtiệc lớn. Mừng đứa con trởvềthất bại tảtơi. Khách mời ngỡngàng khi chủnhà giới thiệu con ông vềnhà sau những ngày chăn heo đói khổ. Thếnhưng, người hiểu tình yêu là gì, tình phụtửlà gì thì thông cảm và chia vui với người cha. Cha đã tha thứcho con trước khi con tựthú. Cha vui vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy.
Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độngười cha đối với hai đứa con là thái độcủa Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉcó tình thương. Người không có trí nhớvềtội lỗi con người.
Cha yêu con dù con hưhỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan được việc, cha yêu con chỉvì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa củaĐức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.
Hành trình thiêng liêng của cuộc đời, cảhai người con trong dụngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta nghe theo cơn cám dỗcủa thếgian xác thịt mà nên hoang đàng, hoang phí, gặp thất bạiđau khổmới hối hận trởvềvới Chúa. Nhiều lần ta là con cảtưởng mình đạo đức mà lên án tẩy chay người khác. Cần trởvềvới Cha, vềvới Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.
Đểcó được niềm vui trong Chúa, điều căn bản là phải tin tưởng gắn bó cuộc đời với Chúa, phải thực lòng yêu mến Ngài. Chính niềm tin và tình yêu dành cho Thiên Chúa thúc đẩy con người hoán cải khi lầm lỗi. Cuộc sống sẽvui tươi hạnh phúc khi chúng ta có Chúa trong cuộc đời của mình. Niềm vui đức tin là niềm vui trong Chúa và có Chúa ởgiữa chúng ta.
"Hãy chia vui với tôi", Thiên Chúa vui mừng khi con người sống thân mật với Ngài trong tình cha con.
"Hãy chia vui với tôi", đó cũng là lời mời gọi mỗi kitô hữu chia sẻniềm vui đức tin với anh em mình trong cuộc sống hàng ngày.

83. Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu AnCHÚA GIÊSU TRỞNÊN “NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG” VÌ CHÚNG TA.
Lm Jude Siciliano OP, viết suy niệm trong bài “cuộc trởvềan toàn”: Nếu từ“hoang đàng” có nghĩa là phung phí thái quá, thì chúng ta có thểgọi cảhai cha con trong dụngôn hôm nay là hoang đàng, tuy mỗi người một kiểu. Người cha vềtình thương và người con vềtiền bạc vật chất. Theo thói quen chúng ta gọi dụngôn là người con hoang đàng. Nhưng nhiều nhà mô phạm cũng gọi người cha là hoang đàng nữa. Ông đã phung phí tình cảm trên hai đứa con vô độ, không có giới hạn nào. Người cha thếgian dù dễdãi đến đâu cũng phải có chút hạn chếcho những đứa con của mình. Đàng này, trước các lỗi lầm của hai con, ông chỉbiết trông chờ, vui mừng và nài nỉ…Thiên Chúa là Đấng phung phí lòng xót thương trên các tội nhân.
Người con thứđòi cha chia gia tài. Với tiền bạc, nó bỏđi vô tình và ăn chơi trác táng. Hết tiền, nó đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Khi trởvề, nó chẳng còn gì cả. Tiền bạc, sức khoẻ, danh dự, lòng tựtrọng… mọi thứđã bịnó tiêu xài hoang phí.
Người cha mòn mỏi đợi chờcon trởvề. Kểtừngày con cất bước ra đi, cha ngong ngóng mong con về.Đứa con đã trởvềthật rồi. Nó vềvì chẳng có chỗnào đón nhận, chẳng còn chỗnào nuôi dưỡng, chẳng còn người bạn nào tiếp đón. Không sao cả, con trởvềlà cha mừng vui. Người cha không cần lời thú lỗi của con, cha đã tha thứcho con rồi. Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạyđến, ôm hôn. Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻcòn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí. Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡvới đứa con trởvề. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễdãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giày mới, nhẫn vàng, lại còn tổchức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cảđàn hát múa nhảy đểđón đứa con đi hoang trởvề. Làm thếchẳng sợhàng xóm cười cho sao! Tắt một lời, ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Mà có lý lẽnào giải nghĩa được yêu thương? Chỉcó tình yêu thương mới giải nghĩađược những điều vô lý đó.
Nhiều người không chấp nhận lối hành xửnhân lành của Thiên Chúa theo dụngôn “Người Cha nhân hậu”. Kiểu cách suy tưvà thái độcủa người anh cảlà một biểu trưng. Người anh cảtưởng rằng, Thiên Chúa chỉcó nhiệm vụthưởng người có công, phạt kẻcó tội. Người anh cảkhông hiểu rằng, Thiên Chúa không thểđứng yên nhìn cảnh con người bịhưmất, chịu thất bại trong ơn gọi làm người do chính Ngài tạo dựng nên; Ngài gìn giữ, yêu thương quí mến, nâng niu trong bàn tay nhân hiền của Ngài hay sao? Ðểcứu rỗi loài người khỏi hưmất, khỏi thất bại trong ơn gọi cao cảấy, Thiên Chúa đã nhập thểlàm người, làm anh, làm cha, làm mẹđểđem người con trởvềtrong vòng tay yêu thương của Ngài.
Anh Piere Marie người sáng lập Huynh Đoàn Giêrusalem, một cộng đoàn các tu sĩsống trong thành phố, đã suy niệm vềChúa Giêsu nhưngười con hoang đàng theo Phúc Âm một cách thú vị. Xin trích dẫn tác phẩm “Người Cha Nhân Hậu” của Henri J. M. Nouwen, trong đó có mộtđoạn anh Pierre Marie đã viết:
“Đức Giêsu được sinh ra không bởi dòng dõi, ước muốn hay ý chí của con người, nhưng bởi chính Thiên Chúa. Một ngày kia, Ngài đã đểmọi sựdưới chân Người và ra đi với gia sản của Ngài, là tước hiệu làm Con Thiên Chúa của Ngài…
Với giá chuộc tất cả, Ngài đã ra đi tới miền xa... miềnđất rất xa... nơi mà Ngài đã trởthành nhưcon người và đã làm trống rỗng chính mình. Chính dân của Ngài cũng không nhận biết Ngài và cái giườngđầu tiên của Ngài là một nệm rơm. Giống nhưmột cây đâm rễnơi đất khô cằn, Ngài trưởng thành trước chúng ta, đã bịkhinh bỉlà hạng thấp nhất trong con người. Chẳng bao lâu Ngài đã nếm sựlưu đày, sựchốngđối, sựcô độc... sau khi đã cho đi mọi thứtrong đời sống cách rộng rãi, của cải, bình an, ánh sáng, sựthật, chính đời sống của Ngài... mọi kho tàng hiểu biết, khôn ngoan và mầu nhiệmđã được giữkín từmuôn đời.
Sau khi đã hạmình xuống ởgiữa những con cái hưmất của nhà Israel, Ngài đã phung phí thời giờcủa Ngài với những người đau ốm tật nguyền, với những người tội lỗi, ngay cảvới những gái điếm, Ngài cũng hứa cho họvào Nước của Cha Ngài; sau khi đã bịđối xửnhưmột tên tham ăn, nhưmột bợm nhậu, nhưmột người bạn của bọn thu thuếvà tội lỗi, nhưmột người Samaria, một người bịquỷám, một kẻphạm thượng; sau khi đã hiến dâng tất cảmọi sự, ngay cảthân xác và máu Ngài; và khi linh hồn Ngài cảm thấy một nỗi buồn sâu xa, hấp hối, phiền sầu; sau khi đã đi tới đáy của sựtuyệt vọng, Ngài muốn mặc lấy nơi mình sựbịbỏrơi bởi Cha, lìa xa ngưồn Nước Hằng Sống, Ngài đã kêu lên từThánh Giá nơi Ngài bịđóng đinh: ”Ta khát”. Ngài đã yên nghỉtrong bụi đất và bóng đêm sựchết. Ba ngày sau Ngài Phục Sinh, chỗi dậy từchiều sâu ngục tối nơi Ngài đã xuống, Ngài đã mang lấy tội lỗi của chúng ta, Ngài đã gánh hết những đau thương của chúng ta. Đứng thẳng, Ngài kêu lên: ”Phải, Ta lên Trời với Cha Ta cũng là Cha của con, là Thiên Chúa Ta cũng là Thiên Chúa các con”. Và Ngài đã trởlại Thiên Đàng...
Trong sựthinh lặng chiêm ngắm tất cảcon cái trong Người Con từkhi Người Con trởthành tất cảcho mọi người, Người Cha nói với các tôi tớ: “Nhanh lên, hãy mang áo đẹp nhất mặc cho cậu, hãy xỏnhẫn vào tay cậu, giày vào chân cậu. Chúng ta hãy mởtiệc ăn mừng, vì con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy... Người Con Hoang Đàng của Ta đã mang tất cảmọi ngươì trởvề...”
Và tất cảbọn họbắt đầu dựtiệc, mang trên mình chiếc áo trắng dài đãđược giặt sạch trong máu của Con Chiên...”

84. Dụngôn người con hoang đàng(Suy niệm của Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)
A. DẪN NHẬP
Thiên Chúa dựng nên con người có hồn có xác. Ngài còn ban cho họlý trí và tựdo đểsống theo thánh ý Ngài. Tựdo là tặng phẩm vô giá Thiên Chúa đã tặng ban cho con người đểhọtựdo trung thành với Chúa hay phản bội Ngài. Thiên Chúa luôn tôn trọng tựdo của con người. Vì thế, tựdo là con dao hai lưỡi, nếu biết dùng nó cho đúng thì sống, mà dùng sai thì chết.
Chính vì con người có quyền tựdo nên họđã phạm tội chống lại Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, Ngài vẫn yêu thương con người khi họcòn ởtrong vòng tội lỗi, Ngài kiên nhẫn chờđợi, kêu mời và tạo mọi điều kiện đểhọtrởvềsống trong ân tình của Ngài. Dụngôn đứa con hoang đàng hôm nay nói lên chân lý đó.
Thánh Luca đặc biệt nói vềlòng thương xót tha thứcủa Thiên Chúa qua ba dụngôn, mà dụngôn người con hoang đàng là sâu sắc hơn cả. Con người yếuđuối và hay sa ngã.. Nguyên tổAdong Evà đã sửdụng sai tựdo của mình, đã sa ngã, nhưng Chúa vẫn thứtha. Rồi đến lượt con cháu ông bà cũngđi vào vết xe cũđó, nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn chờđợi, kêu gọi họtrởvềđểđược ơn tha thứ. Đavít, Madalena, Phaolô, Augustinô, Charles de Foucauld… đãđi vào con đường tăm tối và đã được giải thoát sang vùng ánh sáng tựdo.
Có lẽmỗi người đều sẽphải nếm nỗi chua xót vì đã sửdụng tựdo sai trái! Tất cảđã đúc thành cái giá cắt cổmà Con Thiên Chúa phải trảthay bằng chính mạng sống mình. Bài học sâu sắc của đứa con hoang đàng đã trởthành tiêu biểu cho những người dám chân thành và cam đảm làm cuộc trởvềvới Người Cha Nhân Hậu.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Gs 5,9-12.
Trong 40 năm trên đường vềĐất Hứa, Thiên Chúa đã nuôi dưỡng dân Do thái bằng manna, ai muốn ăn bao nhiêu thì ăn, không bịhạn chế, nhưng khi đã đặt chân lên Đất Hứa rồi, mannna thôi rơi, và dân bắtđầu ăn thổsản trong xứ.
Cuộc xuất hành vềĐất Hứa đã kết thúc, họmừng lễVượt Qua đầu tiên đểtạơn Chúa đã thực thi lời hứa trong giai đoạn quyết định vừa qua. Từnay, lễVượt qua được ấnđịnh vào ngày 14 tháng Nisan hàng năm giúp dân Do thái luôn nhớđến lòng thương xót của Thiên Chúa đối với họ.
Trong cuộc hành trình vềquê trời, Mình Thánh Chúa là manna được Thiên Chúa ban cho loài người, một thứthần lương nhiệm mầu nuôi sống linh hồn chúng ta và đem chúng ta đến sựsốngđời đời.
+ Bài đọc 2: 2Cr 5, 17-21.
Thiên Chúa là Đấng trung thành và thương xót, đã dùng Đức Kitô mà giao hòa chúng ta với Người, đã gánh tội của chúng ta và làm cho chúng ta được thông phần sựsống của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho chúng ta được tái sinh nhờBí tích rửa tội đểsống mộtđời sống mới.
Nhưngđiều đã được thực hiện dứt khoát một lần trong Đức Kitô còn phải được thực hiện nơi từng người: đó là tầm quan trọng của sứmạng hòa giải được giao phó cho các vịTông đồ. Do đó, Giáo hội có sứmạng làm cho những ơn ích của sựhòa giải ấy được đến với mọi người.
+ Bài Tin mừng: Lc 15,1-3.11-32.
Thiên Chúa luôn giầu lòng thương xót và tha thứđối với tất cảmọi người. Thánh Luca đã diễn tảlòng thương xót đó qua 3 dụngôn:
- Dụngôn con chiên lạc (Lc 15,4-7).
- Dụngôn đồng tiền bịmất (Lc 15,8-10).
- Dụngôn đứa con hoang đàng (Lc 15,1-3.11-33).
Trong dụngôn người con hoang đàng này, ta thấy người cha có hai đặcđiểm: tôn trọng tựdo của con, sẵn sàng chia gia tài cho con, và nhất là sẵn sàng tha thứ, luôn mong đợi con trởvềngay khi nó chưa hối lỗi. Người con thứkhông phải là mẫu mực một kẻtội lỗi hồi tâm: anh ta không có vẻăn năn thống hối thực sự, anh ta chỉđi theo hướng có lợi, nghĩa là trởvềcho khỏi bịchết đói.
Tuy thế, Thiên Chúa là người Cha tốt lành và nhẫn nại, Ngài tìm mọi cách đểcứu chúng ta. Ngài đợi chờchúng ta qua nhiều năm tháng dài. Ngài vui sướng đón nhận chúng ta vào cánh tay Ngài vì chúng ta đã chết nay sống lại,đã mất nay lại tìm thấy. Tình thương dạt dào, đó là lời mời gọi của Cha trên trời dành cho hết mọi người con của Ngài, dù họbiết bao lỗi lầm, dù họchưa sẵn sàng trởvềvới Ngài.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Trởvềvới Cha nhân hậu
I. BA MÀN CỦA MỘT VỞKỊCH.
Theo giáo thuyết của các giáo sĩDo thái thì những người thu thuếvà tội lỗi bịtách ra khỏi cộngđồng tôn giáo và xã hội Do thái. Nhưng ởđây những người này lại đến gần Đức Giêsu đểnghe Ngài giảng và họcòn mời Ngài đến dùng bữa tại nhà mình.
Thấy thái độĐức Giêsu đón tiếp những người thu thuếvà tội lỗi trái với giáo thuyết của Do thái, nên biệt phái và luật sĩlà những người chủtrương giữluật rất khắt khe đã kêu trách Đức Giêsu. Họkêu trách Ngài vềhai điểm:
a)“Ông này đón tiếp những người tội lỗi”:Người Do thái hành động theo châm ngôn sau: Thiên Chúa yêu thương những người công chính và gớm ghét những người tội lỗi. Bởi vì Thiên Chúa gớm ghét người tội lỗi nên người Do thái cũng phải làm nhưthế. Nhưng ởđây Đức Giêsu làm ngược lại: Ngài đón tiếp các tội nhân.
b)“Và cùng ăn với chúng”:Không những tiếp đón những người tội lỗi mà Đức Giêsu còn đi xa hơn: là cùng ăn với họ. Thông thường bữaăn diễn tảthân hữu liên đới giữa con người với nhau. Vì thế,ởđây với hai thái độ“Cùng ăn với họ”Đức Giêsu cho thấy Ngài muốn hiệp thông với chính những người tội lỗi. Ngài muốn cứu giúp những người tội lỗi và chính Ngài là nơi nương tựa cho những kẻbịbỏrơi.
Trong chương 15, ta thấy Đức Giêsu đã kểra 3 dụngôn có ý nhằm vào luật sĩvà biệt phái vì họtựcho mình là công chính mà khinh khi những người tội lỗi và những người bịloại trừ.. Ba dụngôn ấy là:
- Con chiên lạc (Lc 15,4-7).
-Đồng tiền bịmất (Lc 15,8-10).
-Đứa con hoang đàng (Lc 15,11-32).
Ba dụngôn này được ngắt nhịp bằng một điệp khúc ca tụng tình thương Thiên Chúa được bầy tỏnơi Đức Giêsu; tình thươngấy dành cho những người không được yêu thương và không đáng yêu, những người một cách gián tiếp lên án sựnghiệt ngã và nghiêm khắc mà những kẻtựphụlà công chính dành cho họ. Phụng vụhôm nay không ghi lại hai dụngôn trên mà chỉghi lại dụngôn thứba là dụngôn đứa con hoang đàng, tức là dụngôn vềtình phụtử. Dụngôn này thật quí báu, do được một mình Luca kểlại, vì nó đặc biệt phù hợp với tinh thần của sách Tin mừng này.
Trong dụngôn đứa con hoang đàng, những nhân vật được nêu ra ởđây có tính cách ám chỉ:
- Người kia tức là người cha: ám chỉThiên Chúa.
- Người con cả: ám chỉdân Do thái, cách riêng các luật sĩvà biệt phái.
- Người con thứ: ám chỉngười có tội.
1. Màn thứnhất: Người cha chia gia tài.
Theo luật của người Do thái, người cha không được tựdo phân chia gia tài mình tùy ý thích, đứa con cảđương nhiên được hai phần ba, đứa con thứmột phần ba (Đnl 21,1). Theo phong tục của nhiều dân tộc, người con chỉđược phép chia gia tài khi người cha đã chết. Cha còn sống mà đòi chia gia tài, chẳng khác nào muốn nguyền rủa cho cha chết sớm! Nhưng đứa con thứbất hiếu trong dụngôn này đã đòi cha chia gia tài sớm. Nó làm thếnhưcó ý nói: “Cha hãy cho tôi ngay bây giờphần gia tài mà trước sau gì tôi cũngđược lãnh khi cha chết, và hãy đểtôi đi ra khỏi nhà này”.
Người cha không tranh luận gì, ông muốn tôn trọng sựtựdo của nó. Ôâng cũng hiểu rằng nếu con ông cầnđược một bài học thì nó phải có một bài họcđắt giá, và ông đã chia gia tài cho nó. Tức khắc đứa con lấy phần riêng của nó và bỏnhà ra đi.
2. Màn thứhai: Đứa con thứra đi và trởvề.
Nhậnđược phần gia tài rồi, hắn lên đường điđến một phương xa, chơi bời trác táng, giao du với những quân du côn, với những cô gái đĩđiếm. Tiêu xài nhưthếthì đến núi cũng phải lở. Chẳng bao lâu hắnđã tiêu xài hết tiền của, đồng thời nạnđói cũng xẩy ra tại miền ấy. Hắn phải đi kiếm việc làm cho qua ngày, nhưng tìm được việc làm đâu có dễ, hắn chỉxin được chăn heo, mà đối với người Do thái chăn heo là một điều xấu hổ, mất phẩm giá, vì heo là một con vật ô uế(Đnl 14,8).
Sống trong cảnh nhục nhã# và túng thiếuđến cùng cực, hắn mới hồi tâm lại: ởnhà cha tôi thiếu gì của ăn,đến đứa đầy tớcũng còn thừa cơm bánh, còn tôi ởđây thì phải cùng cực, muốn ăn cám heo người ta cũng không cho ăn. Ởtrong hoàn cảnh này thì vô phương giải quyết, chỉcòn cách trởvềkiếm miếng cơm cho khỏi chết. Hắn nghĩthếnày: tôi sẽtrởvềxin lỗi cha và chỉdám xin cho ởnhà cha với phận mọn là đứa tôi tớthôi, đâu dám nghĩđến chuyện được nhận lại làm con. Nhưng làm một tên nô lệmạt trong nhà, một tên đầy tớởthuê, một tên lao động công nhật trong nhà cha, theo một nghĩa, thì nô lệlà một phần tửtrong gia đình, nhưngđầy tớởthuê thì có thểbịđuổi sau khi chủbáo trước một ngày vì nó không thuộc vềgia đình chút nào.
Sau khi đã suy nghĩrất hung, hắn lên đường trởvề, và mọi điều dựđoán của hắnđều sai hết. Thánh Luca đã mô tả:”Anh ta còn ởđàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ôâng chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổanh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờngười con nói:”Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng đáng gọi là con cha nữa…” Nhưng người cha liền bảo các đầy tớrằng:”Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏnhẫn vào ngón tay, xỏdép vào chân cậu, rồiđi bắt con bê đã vỗbéo làm thịt đểchúng ta mởtiệcăn mừng! Vì con tay đây đã chết mà nay sống lại,đã mất mà nay lại tìm thấy”. Và họbắt đầu ăn mừng.
3. Màn thứba: Người anh cảgiận dữ.
Đáng buồn thay, khi vềđến nhà thấy người ta đang liên hoan ăn mừng người con thứđã trởvề, người anh cảgiận điên lên không chịu vào nhà. Anh không chịu vào nhà vì anh không thểtha thứcho người em lầm lỡ. Anh không chịu vào nhà vì anh sợquyền lợi của anh bịxâm phạm. Anh không chịu vào nhà vì anh không thểhiểuđược tấm lòng nhân hậu của người cha.
Hóa ra, bấy lâu nay anh sống trong nhà cha mà nhưởbên ngoài: anh không trái lệnh cha chỉđểlàm tròn bổn phận chứkhông phải vì yêu mến cha. Anh không hềgọi người em mình là “em tôi” mà là “thằng con của cha kia”. Anh không cảm thông với người em lầm lỡ, cũng không chia sẻnỗi khổcủa người cha mất con. Anh ta là người tựtôn, sẵn sàng đạp kẻnào đã ngã xuống rãnh bùn hôi thối càng ngã sâu hơn nữa.
II. BA MÀN KỊCH ĐỐI VỚI CHÚNG TA.
1. Thiên Chúa giầu lòng thương xót.
Thiên Chúa là người cha giầu lòng thương xót, chỉbiết thi ân giáng phúc muôn vàn cho con người một cách quảng đại và bao dung tha thứ, và rất tôn trọng con người hơn những người cha tôn trọng tựdo con cái. Ngài không thẳng tay trừng phạt, chỉbiết nhẫn nại chờđợi đứa con trởvề. Vừa khi thấy nó trởvề, Ngài chạy lại ôm chằm, hôn nó một hồi lâu, không cần nghe nó xin lỗi, vì nó trởvềchỉvì thống khổ, không sống được nữa, nó chỉmong vềđược ăn cho no, thoát khổ, thoát chết.
Tháiđộcủa người cha thật tuyệt vời, ông không đểcho nó kịp mởmiệng xin làm đầy tớ. Ôâng đã lên tiếng trước. Chiếc áo dài tượng trưng cho việc được tôn trọng, chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền bính, vì nếu ai cho kẻkhác chiếc nhẫn ấn tín của mình thì cũng nhưủy quyền cho ngườiđó thay thếmình. Đôi giầy là dấu hiệu làm con khác với nô lệvì con cái trong giađình mới mang giầy, còn nô lệthì không. Và một yến tiệc được bầy ra đểmọi người ăn mừng đứa con đi hoang nay đã trởvềnhà cha.
Ta thường gọi dụngôn này là dụngôn “đứa con hoang đàng”, nhưng có lẽphải gọi là dụngôn “Người cha nhân hậu” mới đúng, vì nó cho ta biết vềtình yêu của người cha hơn là vềtội của người con.
Người cha hẳn đã mỏi mắt trông chờđứa con trởvềnhà, vì ông trông thấy con từđàng xa. Khi con gặp cha thì cha liền tha thứcho con và không một lời trách móc. Có nhiều cách tha thứ, có sựtha thứđược ban cho nhưmột ân huệ, và tệhơn nữa là khi một kẻnào đó được tha thứnhưng bao giờcũng kèm theo một dấu hiệu, một lời nói, một ngăm đe rằng tội ngườiấy vẫn còn giữđó.Hôm nay đứa con đi hoang biết mình đáng bịtrừng phạt. Do đó, nếu người cha trừng phạt thì nó cũng sẵn sàng chịuđựng. Lòng nó nhẹđi. Nhưng nó không vui. Chính sựtha thứcủa người cha mớiđem lại cho nó niềm vui thực sự.
Truyện: Tổng thống Abraham Lincoln.
Một lần kia, Lincoln được hỏi ông sẽđối xửthếnào với quân phiến loạn miền Nam, khi họthua trận và trởlại liên hiệp với Hoa kỳ? Người hỏi câu ấy nghĩrằng ông sẽbáo thù họghê gớm, nhưng Lincoln trảlời:”Tôi sẽđối xửvới họdường nhưchưa bao giờhọly khai với chúng tôi”.
Đây là một dụngôn có tầm vóc thần học. Dụngôn của ân huệChúa ban cho con người. Dụngôn vềtình yêu nhưng không Cha ban cho mọi người, dầu tội lỗi mấy đi nữa. Cha muốn họtham dựniềm vui, muốn mời gọi họkhám phá ra tình huynh đệchân chính. Làm sao không nhìn ra qua dụngôn này, Đức Giêsu muốn trao tặng cho chúng ta bí mật trong cách cưxửvà đời sống của Ngài? Ngài là người Con được Cha sai đến loan báo sựhòa giải cho các tội nhân. Đó là những người mà Đức Giêsu khắc họa hình ảnh nơi người em và đó cũng là những người được mời gọi nhận ra chính mình nơi hình ảnh của người anh (Fiches dominicales).
Truyện: Đứa con hoang đàng của Phật giáo.
Trong giáo lý nhà Phật cũng có câu chuyện gọi là “Dụngôn người con hoang đàng”. Câu chuyện kểvềmột người con bỏcha, lên đường đi đến một nơi xa xôi sinh sống theo sựtựdo phóng khoáng của mình. Vì ăn chơi thái quá anh trởnên nghèo khổ. Người cha ởnhà, sau bao năm tháng chờđợi không thấy con trởvề, đành lên đường đi tìm con. Sau nhiều năm tìm kiếm, hỏi han, người cha đã tìm ra được tung tích của người con mình. Nhưng người con lại không thểnào nhận ra được cha nó, một ông già đầy quyền lực và cao sang. Người con vẫn tiếp tục từchối và lẩn trốn. Người cha rất đau lòng đểcon mình lẩn trốn nhưvậy, nhưng ông ra lệnh cho gia nhân theo dõi cậu, mướn cậu vào nhà làm việc cho ông. Sau đó, người cha vứt bỏquần áo sang trọng, ngọc ngà của mình đi, đóng vai một người đầy tớđểcó cơhội gần gũi và chinh phục người con. Qua nhiều năm thân thiết người cha đã chinh phục được trọn vẹn tình cảm của cậu. Sau cùng vào cuối đời, người cha mới tiết lộcho biết anh là con của ông và được quyền thừa kếtất cảgia tài của cha đểlại.
(Nguyễn văn Thái, Sống lời Chúa giữa dòng đời, năm C, tr 128)
Câu chuyện này không khác gì lịch sửcứu độcủa Thiên Chúa đối với loài người. Thiên Chúa luôn yêu thương tìm kiếm con người. Còn con người cứlẩn trốn, đểrồi sau cùng, Thiên Chúa phải sai Con Một xuống thế, làm người đầy tớđau khổ(Is 53,10-12), dùng cái chết của mình đểthuyết phục và nói cho con người biết chức vịlàm con cái Thiên Chúa của mình với quyền thừa kếhạnh phúc đời đời trên Nước Trời (Ga 3,16-17).
2. Người con đi hoang đã mất nay lại tìm thấy.
Người con thứđược xác định là một tay ăn chơi trác táng… Nhưng khi đã hết nhẵn tiền thì anh mới cảm thấy hối tiếc cho bản thân mình. Nỗiđau của bản thân khiến anh nhận ra được nỗi đau mà anh đã gây ra cho người cha của anh. Do đó, anh tựnhủ“Tôi sẽtrởvềvới cha tôi, và xin lỗi người”.Đây là một quyếtđịnh can đảm vì đã thất bại và còn vác mặt vềmà xin lỗi thì thật là xấu hổ.
Đúng thế, thậât dễdàng trởvềnhà, khi bạn là một người anh hùng, với chiến công và vinh quang. Nhưng đứa con hoang đàng không có một chiến công nào đểđem vềcho anh, anh không hềcó thành quảnào, đểnhờđó, anh xứng đáng được khen ngợi,đón tiếp và yêu thương. Anh đang trởvềnhà, với đôi bàn tay trống rỗng. Tệhơn nữa, anh đang trởvềnhà, lòng nặng trĩu xấu hổvà nhục nhã.
Nhưng thật ngạc nhiên, khi người cha nhìn thấy anh trởvềđang tiến lại với ông, ông liền chạnh lòng thương, và một phút sau đó, cha con đã ôm chầm lấy nhau. Người cha đã không chỉchấp nhận cho anh trởvề, mà còn đón tiếp anh nữa. Tất cảtội lỗi của anh đều được tha thứ.
Phát hiện vĩđại nhất mà người con hoang đàng đã nhận ra đó là anh vẫn được yêu thương, trong tình trạng tội lỗi của anh. Người cha không bao giờngừng yêu thương anh. Trong tấm lòng nhân hậu của người cha, anh luôn đuợc yêu thương, đó không những là một điều tốt, nhưng khi vẫnđược yêu thương ngay trong tình trạng tội lỗi, thì quảlà một cảm nghiệm tuyệt vời.
Sựtha thứcủa Thiên Chúa không phải là sựtha thứlạnh lùng, nửa vời, nhưng là sựtha thứnồng ấm và quảng đại. Thiên Chúa không chỉtha thứcho chúng ta, mà Ngài còn yêu thương chúng ta, và đểcho chúng ta nhận biết được tình yêu thương đó (McCarthy).
“Giây phút người con hoang đàng quỳgối và khóc lóc, anh ta đã biến cảnh lãng phí tài sản của mình bên những cô gái điếm, cảnh chăn heo và thèm khát những thức ăn của heo, trởthành những giây phút đẹp đẽvà thánh thiện trong cuộc đời của mình. Hầu hết mọi người khó mà thấu hiểu được ý tưởng đó. Tôi dám nói rằng người ta phải chịu cảnh tù tội, thì mới thấu hiểu đượcđiều đó. Nếu nhưvậy, thì có thểthời gian sống trong tù thật đáng giá”(Oscar Wilde).
Truyện: Chúa quên hết tội rồi.
Một bà già thường đến gõ phòng cha xứ, kểcho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Đểlàm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứbảo:”Lần sau nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài “Cha xứcon có tội gì nặng nhất? sau đó tới kểcho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứmừng thầm vì bà đã trúng kếcủa Ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trởlại.
- Thưa cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.
- Thếbà có hỏi Ngài không?
- Thưa có chứ.
Cha xứbắt đầu hồi hộp:
- Bà hỏi thếnào?
- Thì con hỏi y nhưCha đã bảo: “Cha xứcon có tội gì nặng nhất”?
Cha xứcàng hồi hộp thêm:
- Vậy Chúa có trảlời không?
- Có chứ.
Bây giờthì cha xứlo lắng thật sự:
- Chúa nói sao?
- Chúa nói:”Ta đã quên hết rồi.
Cha xứthởphào nhẹnhõm.
(Kểtheo ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận)
3. Người anh cảbất hợp tác.
Người anh cảtrởvềnhà và anh thực sựbuồn rầu vì em của anh đã trởvề. Người anh cảđại diện cho các giáo sĩDo thái tựkiêu, tựmãn, họthà xem thấy tội nhân bịtiêu diệt hơn là được cứu. Anh ta trách em vềnhững lầm lạc của nó. Đây là một dấu chỉcho thấy anh ta không hiểu lòng tốt của cha. Bao lâu anh này còn quá tựtín vào bản thân và những công trạng của mình, ganh ghét và khinh bỉ, đầy chua xót và giận dữ, không hoán cải và giao hòa với cha và với em mình, thì bàn tiệc chưa thểhoàn toàn là bữa tiệc liên hoan mừng cuộc gặp gỡvà tái ngộ.
Tháiđộcủa người anh cảđối với người em trai phản ảnh lại thái độcủa người biệt phái đối với tội nhân. Mặc dù là những người rất đạo đức, nhưng họvẫn cho rằng tội lỗi xứng đáng bịkết án hơn là cứu độ. Nhưng lòng đạo đức có công dụng gì, nếu nó không làm cho người ta trởnên thương cảm hơn đối với những kẻbịsa ngã? Nếu chúng ta tựnhận thấy mình thông cảm với người anh cả, thì điều này càng chứng tỏrằng tính cách người biệt phái đó đang ởtrong chúng ta. Người anh cảnày ghen tức chỉmuốn ông bốgiết quách đứa em đi cho bõ ghét, không thểtha thứđược.
Truyện: Người cha giết con.
Nhà truyền giáo T.R. Stevenson ởThượng hải kể: một thương gia giầu có ởQuảng đông có hai con trai. Người con lớn thường kết bè tụđảng với bọn bất lương phá phách xóm làng. Một lần, quá túng, hắn dẫn cảmột băng vềcướp ngay tại nhà mình. Khi tội hắn bịlộ, người cha cho người đến nói với hắn: nếu biết đường cải tà qui chính thì sẽđược tha. Người nhắn còn bảo đây là lần gia ân cuối cùng của ông chủ. Hắn chầm chậm đứng lên và quay vềnhà cha. Một bữa tiệc đón tiếp xem ra cũng vui vẻ, nhưng trong đĩa thức ăn của hắn có bỏthuốc độc. Hắn chết ngay đêm đó, nhưng người cha không bịra tòa vì theo luật Trung hoa, cha có quyền giết con.
Từcâu chuyện này, các nhà truyền giáo thườngđem đối chiếu vớiđoạn 15 Tin mừng theo thánh Luca mà chúng ta đọc hôm nay.
Suy nghĩvềdụngôn này, chúng ta dễcảm thông với người con hoang đàng và dễlên án thái độcốchấp của người anh cả. Nhưng rồi sựsuy nghĩấy lại đưa chúng ta đến một suy nghĩkhác:
Nói người phải nghĩđến ta
Suyđi nghĩlại hóa ra chính mình.
Người cha có hai người con: người con đây là ai? Và đứa con hoang đàng chỉai? Các nhà chú giải không đồng ý kiến.
Các nhà chú giải thời xưa cho rằng: người con cảchỉngười Do thái, con hoang đàng chỉdân ngoại.
Ngày nay quan niệm đó hầu nhưbịbỏ, mà còn hai ý kiến sau đây:
- Một ý kiến cho rằng: con cảchỉngười biệt phái, con hoang đàng chỉtội nhân. Người biệt phái lẩm bẩm kêu trách Chúa vì thái độđối với tội nhân.
- Ý kiến thứhai cho rằng: con cảchỉngười lành, con hoang đàng chỉtội nhân. Kẻlành không hiểuđược thái độChúa đối với tội nhân trởlại.
Xem chừng người ta nghiêng vềý kiến thứnhất.
Chúng ta là hạng người nào? Dầu là anh cả, dầu là đứa con hoang đàng, tất cảđều phải sám hối,đều phải trởvề, đừng cứng lòng trướcơn Chúa. Trong cuốn Au Gré de Sa Grâce, linh mục André Louf có đềcậpđến không những kẻtội lỗi cứng lòng (pécheurs endurcis) mà còn những người ngay chính (justes endurcis) cũng cứng lòng nữa. Người con hoang đàng là hình ảnh của những người tội lỗi, còn người anh cảcó thểlà hình ảnh của những người ngay chính cứng lòng. Người tựcoi mình công chính,đạo đức mà cứng lòng và tựmãn thì thật khó mà sám hối, trởvề.
Có lẽthái độcủa người anh tựcoi mình công chính và ganh tịlà hình ảnh gợi cho tất cảchúng ta, những người cảm thấy mình làm mọi sựđều đúng, đều tốt đẹp và đạo đức. Chúng ta biết mình là người tốt nên dễdàng phê phán những người khác. Chúng ta đã mang trong mình tựmãn vì nghĩrằng Thiên Chúa đang ngựtrịtrong đời sống của mình.
Chúng ta hãy can đảm nhận khuyếtđiểm, sai phạm của mình, đểmạnh dạn trởvềcùng Chúa, cùng Giáo hội của Ngài. Thiên Chúa nhân từtrong vai người cha nhân hậu và yêu thương hôm nay, bảo đảm cho sựlầm lỗi của con người yếuđuối, sẽđược tha thứ. Ngài là Cha của tất cảmọi người, Ngài đang chờđợi từng người một trởvề.Đừng nghĩrằng tội lỗi mình quá nặng, nên không thểgiao hòa với Chúa. Cũng đừng cho rằng ân sủng của Chúa không đủđểphục hồi tội lỗi của mình. Hãy thống hối, hãy trởvề, sẽđược thứtha hết mọi lỗi lầm lớn nhỏ. Hãy tạơn Chúa, vì tạơn là có khảnăng ý thức mình là kẻcó tội, và từđó tập chú vào lòng yêu thương tha thứcủa Thiên Chúa.

85. Bài học vềlòng xót thương – Lm. AnmaiCó người nói rằng, xếp quyển Thánh Kinh lại, chỉđểlại trang Luca chương 15 mà hôm nay chúng ta được nghe.
Chương 15 của Luca là một trong những chương sách đẹp nhất của toàn bộThánh Kinh Tân Ước. Cảchương sách bừng lên niềm vui chan chứa, niềm vui của tình yêu mà những ai sống trong quỹđạo của ích kỷkhông cảm nếm được. Bối cảnh là những người thu thuếvà tội lỗi đến với Chúa Giêsu đểnghe Người giảng, làm cho người Pharisêu và các kinh sưkhó chịu. Bối cảnh đó làm nổi bật lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân và là lời cảnh giác cho những kẻtựhào mình là người công chính.
Trang Tin Mừng Tin Mừng Lc 15,1-3.11-32 đã từng được gọi là dụngôn đứa con hoang đàng. Với sựquyến định trởvềcủa mình, người con này đượcđềcao hơn cảcuộc đời hoang đàng của anh ta. Ngày nay, người ta lại chuyển hướng và nhìn vào hình ảnh từbi đại hải của người cha. Nhìn nhưthếđểnhưlà trách khứtấm lòng không bao dung, không nhân hậu và miệt thịcủa người anh cả.
Dẫu sao đi nữa, dụngôn ngôn trên đây có ý nghĩa rất phong phú liên quan đến cách sống và cách xửsựcủa cảba nhân vật: Người cha và hai người con. Dường nhưnhân vật nổi bật của dụngôn là người anh cả. Bởi vì trong câu chuyện, những nhân vật đang nghe Đức Giêsu kểdụngôn có cách sống và cách xửsựgiống nhưngười con cả.
Nétđộc đáo nổi bật trong chân dung của Luca vềChúa Giêsu đó là lòng thương xót. Trong sách Tin Mừng thứba, Chúa Giêsu thường xuyên quan tâm đến người nghèo, các tội nhân, những người bịgạt ra bên lềxã hội. Không phải các đạo sĩnhưng chính những người chăn chiên mới là ngườiđến máng cỏđầu tiên (2,8-18); Chúa đón tiếp người phụnữtội lỗi nhưng có lòng thống hối (7,36-50); Chúa nói những điều tốt lành vềngười Samaria (10,30-37); Chúa đến thăm người thu thuế(19,1-10); Chúa kểnhững dụngôn tuyệt vời vềlòng thương xót (chương 15). Các phụnữcũng chiếm vịtrí đặc biệt trong Tin Mừng Luca. Vào thời đó, phụnữchỉlà công dân hạng hai và bịcoi thường, nhưng Chúa Giêsu lại trân trọng họ(10,38-42), đón nhận sựgiúp đỡcủa họ(8,1-3), và cho thấy đức tin kiên cường của các bà trong những giai đoạn thửthách nhất (23,49; 24,1; Cv 1,14).
Tin Mừng Luca chương 15 được gọi là các dụngôn vềlòng thương xót, chương này gồm một lời mởđầu và ba dụngôn. Lời mởđầu có tầm quan trọngđặc biệt, vì đó là chìa khoá đểhiểu Đức Giêsu nói dụngôn trong bối cảnh nào, có ẩn ý gì và nói cho ai. Người thuật chuyện cho biết bối cảnh và lý do Đức Giêsu kểcác dụngôn ởLc 15,1-3: “1Các người thu thuếvà các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu đểnghe Người giảng. 2Những người Pharisêu và các kinh sưbèn xầm xì với nhau: ‘Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.’ 3Đức Giêsu mới kểcho họdụngôn này:…”
Lc 15,1-3 cho biết nhiều chi tiết liên quan đến lý do Đức Giêsu kểcác dụngôn. Trước hết là những người thu thuếvà những người tội lỗi đến với Đức Giêsu đểnghe Người giảng. Tiếp đến là lời xầm xì của những người Pharisêu và các kinh sư: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” Lời xầm xì này cho biết thêm hai yếu tốmới. Không chỉlà việc những người thu thuếvà tội lỗi đến với Đức Giêsu và nghe Người giảng, mà chính Đức Giêsu tiếp đón họvà ăn uống với họ. Nghĩa là sựđón nhận đến từhai phía. Vềphía Đức Giêsu, Người tiếpđón và ăn uống với những người thu thuếvà tội lỗi. Vềphía họ, họđến với Đức Giêsu đểnghe Người giảng.
Dụngôn “Tìm chiên lạc” (câu 4-7) mô tảThiên Chúa nhưngười mục tửbỏ99 con chiên lại đểđi tìm chiên lạc, và niềm vui tràn bờkhi Ngài tìm lại được con chiên lạc, đến nỗi vác nó lên vai đem về, và mời mọi người đến chung vui vì đã tìm lại được con chiên bịmất. Trong mắt của Chúa, mỗi một con người, bất kểyếu đuối và tội lỗiđến đâu, đều là một nhân vịđộcđáo và không thểthay thế. Vì thế, Ngài chăm sóc từng con chiên và đau đáu đi tìm khi nó lạc bầy. Chính vì thế, không ai có quyền thất vọng vềtình thương của Chúa vì tình thương ấy dứt khoát lớn hơn tội lỗi của chúng ta. Điều duy nhất cần thiết là sám hốiăn năn, nghĩa là thay đổi cách nhìn, cách nghĩvà cách sống của mình.
Trong chùm dụngôn vềlòng thương xót, dụngôn “Người con hoang đàng” vẫn là dụngôn nổi tiếng nhất, cảvềvăn chương lẫn nội dung (15,11-32). Không phải vô lý mà có tác giảđã đềnghịđặt tên cho dụngôn này là “Người cha phung phí” thay vì “Đứa con hoang đàng”. Bởi lẽtrọng tâm của dụngôn không phải là sựphung phí của cải vật chất củađứa con thứ, mà chính là lòng thương xót của người cha dành cho cảhai đứa con, lòng thương xót vô bờđến độkhông thểhiểu nổi… cho nên được gọi là ‘phung phí’ tình yêu.
Conđầu lòng được hưởng gấp đôi phần gia sản theo luật lệcủa người Do thái (Đnl 21,17). Và bởi thế, người con út trong dụngôn được chia một phần ba sản nghiệp. Việc phân chia tài sản phảiđợi đến khi người cha qua đời theo lẽthường của sựđời. Nếu nhưviệc chia gia tài tiến hành trước thời gian thì có những khoản vềhình phạt đi theo đó. Tuy nhiên điều quan trọng của luậtởkhía cạnh tinh thần chứkhông nằm ởkhía cạnh lềluật. Người con út đã đoạn tuyệt với gia đình, không thương tiếc cha mình, anh mình sau khi có tài sản trong tay. Bất chấp tất cả, anh ta đòi hỏi chia gia tài rồi bỏnhà đi,. Với quyết định nhưthế, anh ta đem mọi sựtheo mình và không có hi vọng gì sẽtrởlại. Dĩnhiên đây là sựmất mát lớn đối với gia đình, cách riêng với người cha.
Phải chăn heo, đó là kết cục bi tham cho cuộc sống phóng đãng và phung phí dẫn người con út. Chăn heo, với người Do thái, gợi lên ý tưởng ô uế, “lạc đạo” và nhưthế, người con út đã đánh mất tưcách là thành viên trong gia đình cũng nhưtrong Dân Chúa. Trong dụngôn, người con út thậm chí còn tệhơn cảheo, vì “ao ước lấyđậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng nhưng chẳng ai cho”.
Người con út hồi tâm khi đối diện với nỗi cơcực đến tột cùng. Được trởvềnhà trong tưcách kẻlàm thuê, đó là ước muốn của anh ta. Đểcuộc trởvềđược thành công theo ước muốn, anh chuẩn bịkỹlưỡng những gì phải thưa thốt với cha mình, và lường trước sẽbịmọi người tiếp nhận bằng cái nhìn soi mói và nghi ngờ. Chuyện đặc biệt là dù thếnào đi chăng nữa nhưng cha anh vẫn thương anh. Ông vẫn ngày đêm trông ngóng, và khi thấy con ởđàng xa, “ông chạy ra ôm cổanh ta và hôn lấy hôn để”(câu 20) đếnđộngười con không kịp nói hết bài diễn vănđã soạn sẵn! Cuộc đoàn tụnày rất giống với cuộcđoàn tụcủa Esau và Giacóp (St 33,4). Giacóp nhớđến tội ác mình đã phạm chống lại anh, nhưng giống nhưngười cha trong dụngôn này, Esau chỉnghĩđến hoà giải. Người cha ra lệnh cho gia nhân chăm sóc mọi sựcho đứa con của mình, nào là áo, nào là nhẫn, nào là bê béo… tất cảdiễn tảsựnhìn nhận đây là đứa con của chủnhà chứkhông phải tôi tớ. Không có chuyện hỏi tội, không có chuyện tra khảo, cũng không có chuyện bàn bạc xem thằng con hưhỏng này có xứng đáng được tha tội không… chỉcó điều quan trọng duy nhất là: “con ta đã chết mà nay sống lại,đã mất mà nay lại tìm thấy” (câu 24).
Câu chuyện đẹp tưởng chừngđã hạmàn với cảnhđẹp tuyệt vời nhưthế, không ngờlại thêm cảnh khác xen vào. Người con cảđã nổi đóa lên. Anh đã cốgắng, đã tựnhủrằng anh đã cốgắng sống công chính đến thế: “Đã bao năm con hầu hạcha và chẳng khi nào trái lệnh” (câu 29), thếmà “chưa bao giờcha cho lấy một con dê con đểăn mừng với chúng bạn”. Và nhân danh sựcông chính đó, anh khước từviệc chia sẻniềm vui với gia đình khi “thằng con của cha” (chứkhông phảiđứa em của tôi) trởvề. Lại một lần nữa, tình yêu và lòng thương xót của người cha bừng sáng và xua tan mọi hận thù ghen ghét. Ông đã bước ra đón đứa con hoang đàng thì ông cũng bước ra đón người con cả, vì ông mong muốn cảhai đứa con đều được hạnh phúc. Anh con cảchỉnhìn thấy gia tài và nỗlực làm việc của bản thân anh. Người cha không từchối điều đó, nhưng nhữngđiều đó đều không quan trọng bằngđiều này là: một đứa con và một người anh em đã chết nay sống lại,đã mất nay lại tìm thấy. Vì thế, mọi chuyện khác đều phải dẹp sang một bên để“chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ”(câu 32). Lại một lần nữa, tâm trí ta nhớđến câu chuyện Giacóp. Giống nhưEsau, đến giai đoạn cuối đời, Giacóp khám phá ý nghĩa và tầm quan trọng củađoàn tụ, nên khi nghe tin Giuse vẫn còn sống, ông quên hết những tội ác mà chính những anh em trong nhà đã gây ra cho Giuse, và chỉnhớmột điều: “Thếlà đủ. Giuse con ta vẫn còn sống” (St 45,28).
Thiên Chúa, là Cha giàu lòng thương xót, Ngài mãi mãi xót thương chúng ta. Chúng ta, có quay vềvới Chúa nhưngười em và chúng ta có bao dung cho em chúng ta khi em chúng ta lầm lỗi hay không, vẫn là lời mời gọi lòng bao dung thương xót của mỗi người chúng ta.

86.Đức Giêsu là hiện thân của Chúa Cha – Quốc VănĐối với tôi, Đức Giêsu là ai?
Trong dòng chảy sựsống, bao người nối tiếp nhau làm nên lịch sửnhân loại. Trong dòng lịch sửấy, mỗi người viết lên trang sửriêng đời mình. Có một dòng sửbao trùm tất cả, dòng sửcứuđộ. Con người cảm thấy lịch sửđời mình qua dòng sửcứu độnày, và một thực tại được tỏbày: con ngườiđược Thiên Chúa yêu thương. Dung mạo một Thiên Chúa yêu thương đưọc tiệm tiến mặc khải cho con người. Trong mỗi khúc quanh của lịch sử, Thiên Chúa lại tỏbày rõ nét hơn dung mạo yêu thương và kếhoạch cứu độcủa Người. Kếhoạch này được thểhiện qua Đức Giêsu Kitô, Con Chí Ái của Chúa Cha. Đức Giêsu đãđến cắm lềuởtrần gian đểtrởnên bạn nghĩa thiết của con người, yêu thương và cứu chuộc họ, qua Đức Giêsu, Thiên Chúa Cha được mặc khải một cách trọn vẹn là Đấng giàu lòng thương xót và rất mực thứtha. Qua những bước thăng trầm,đặc biệt những lúc lịch sửcon người trởnên đen tối nhất, Thiên Chúa lại được tỏlộnhưVịcứu tinh, là niềm hy vọng, là ánh sáng dẫn lối con người tiến bước. Khi con người chìm ngập trong tội lỗi, Thiên Chúa được tỏbày là Đấng Thánh Thiện muôn trùng, thương xót vô cùng và thứtha tất cả.
Qua lịch sửcứuđộ, chúng ta có thểthấy được nhiệm cục tình thương Thiên Chúa thểhiện nơi con người. Khởiđầu là con người được tạo dựng và yêu thương, và rồi con người với những bước chân lầm lỡđã thất trung và phản bội. Trong đau khổcon người đã hồi tâm sám hối, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương qua việc thứtha. Và chóp đỉnh của tình thương ấy là Thiên Chúa đã ban chính Con Một của mình đểgiao hòa nhân loại với Người và ban cho nhân loạiơn cứu độ. Chúng ta khởi đi từnhịp sống đầu tiên của con người,đểdần dần làm sáng lên hình ảnh của Đức Giêsu, và đối với bản thân, đây cũng là một nỗlực đểtrảlời câu hỏi: “Đối với tôi, Đức Giêsu là ai?” qua Đức Giêsu chúng ta biết rõ được rằng:
Con người được Thiên Chúa yêu thương.
Nhưđứa con là kết qủa của tình yêu cha mẹ, mỗi chúng ta và cảnhân loại này cũng thế, là kết qủa tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu thương Thiên Chúa đã sáng tạo con người, đểcho con người được thông chia chính sựsống của Người (St 2, 7), mang hình ảnh sống động của Người (St 1, 26-27). Con người được tham dựvào quyền sáng tạo của Thiên Chúa, và ngày càng lan tràn trên mặt đất. Thiên Chúa không yêu thương con người một cách chung chung, đại khái, nhưng đó là một tình yêu cụthể, cá vị; khởi đầu bằng việc Người chọn Israel làm dân riêng của mình (Đnl 7, 6-9,11), chăm sóc và bảo vệdân, dẫn dân đến vùng đất sựsống.
Dân Thiên Chúa được ví nhưngười tình của Giavê, Đức Chúa tỏtình với dân nhưngười yêu sắp cưới (Dc 4, 12-16). Cô gái Israel quá được yêu thương nhưng lại vong thân, thất nghĩa, ngoại tình, phản bội Đức Chúa là Đấng lang quân. Nhưng cho dù dân có bất trung, Người vẫn trung tín và yêu thương đến cùng. Đức Chúa lại tiếp tục tái lập hôn ước với người vợbất trung ấy (Hs 2, 16-25).
Thiên Chúa yêu thương cũng được tỏbày nhưngười mẹ, người mẹhiền ấp ủcon thơ(Is 49, 13-16). Người mẹtrao ban sựsống cho con mình thếnào, thì Thiên Chúa cũng là sức sống cho dân Người nhưvậy (Gr 31, 1-9). Con người mắc nợThiên Chúa sựsống, sựhiện hữu của mình. Không chỉcon người mà toàn thểvũtrụnày, toàn thểmuôn loài thọsinh đều mắc nợThiên Chúa, bởi vì “Tình thương Người chan hòa mặt đất” (Tv 32). Cảthếgiới là một bài ca tán dương tình yêu của Người. Đặc biệt tình yêu đó tỏlộqua lòng xót thương. Lòng xót thương này cùng một trật cho thấy con người mỏng dòn, yếuđuối, tội lụy và cần đến Chúa biết bao.
Con người phản phản bội, Thiên Chúa xót thương
Đây là một khúc quanh lớn trong lịch sửcủa con người. Bao phen con ngườiđã nói “không” với Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn nói “có”, một tiếng “có” tràn đầy mãnh lực yêu thương. Chúng ta thấy điều này lan tỏa trong trong Kinh thánh, đặc biệt trong Tin mừng. Xin lấy ba dụngôn tiêu biểu theo Tin mừng Thánh Luca, đểthấy dung mạo Thiên Chúa xót thương đượcĐức Giêsu diễn tảnhưthếnào:
Dụngôn “con chiên lạc”(Lc 15, 4-7): Thiên Chúa luôn là một Mục tửnhân lành thí mạng sống mình vì đoàn chiên (Ga 10, 11). Người không muốnđểmột ai hưmất. “Những người Cha ban cho con, con không đểhưmất người nào” (Ga 17, 12). Mỗi con người đều có một vịtrí, một giá trịtuyệt đối trong trái tim nhân hậu của Thiên Chúa. Vì thế, “Trên trời sẽvui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là chín mươi chín người công chính không cần hối cải” (Lc 15, 7). Thiên Chúa luôn yêu thương khao khát con người đáp trảtình yêu của Người, quay vềvới Người, nơiđó có sựsống hạnh phúc đích thực.
Tương tựdụngôn trên là dụngôn “đồng bạc bịmất”(La 15, 8-10): Cái lôgic của Thiên Chúa là cái nghịch lý theo kiểu con người, chỉmột đồng bạc mất, khi đã tim được thì mời hàng xóm láng giềng, bà con bạn hữuđến ăn mừng. Nếu không đặt vào trong mối tương quan tình yêu, lòng thương xót, thì không thểnào chúng ta cảm được niềm vui tột cùng của người phụnữtìm thấy đồng bạc. Bà là hình ảnh của một Thiên Chúa đang kiếm tìm và gặp được lời đáp xin vâng của con người.
Đỉnh cao của ba dụngôn vềlòng thương xót phải kểđến dụngôn “người cha nhân hậu”(Lc 15, 14-31). Qua dụngôn này, dung mạo của một Thiên Chúa yêu thương tỏhiện rõ rệt, mặc khải ra Người là Cha, một người Cha rất mực khoan nhân, yêu thương đến tận cùng và luôn tha thứ. Chúng ta bắt gặpđược nơi đây niềm an ủi lớn lao mỗi khi thấy mình xa rời Thiên Chúa và hồi tâm trởvề. Nơi đó vẫn một vòng tay giang rộng, một trái tim thổn thức đợi chờ, chỉmột việc phải làm là người con lăn vào vòng tay Cha, đểthấy mình được yêu thương mà thôi. Mọi tội lỗi, mọi bất trung giờđây đứng trước một tình yêu quá lớn tất cảchẳng con là gì, tất cảnhường chỗcho hạnh phúc tràn về. Thiên Chúa của chúng ta là nhưvậy.
Rải rác đây đó, ta vẫn bắt gặp hình ảnh Thiên Chúa gần gũi với con người, đi bên đời họ, chữa lành những đau khổthểxác và tâm hồn. Trên đường đi Giêrusalem, Đức Giêsu đã chữa mười người phong cùi và cho họđược sạch (Lc 17, 11-19). Điđến đâu, Người thi ân giáng phúc đến đó, dẫu cho con người khước từhay vong ơn.
Con người được tha thứ
“Phúc thay kẻđược lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung” (Tv 31)
Ơn thứtha đãđược Cựu ước khắc họa đậm nét. Đavít phạm tội được Chúa thứtha (2 Sm 12, 1-17),ơn thứtha này cũngđược ban cho cho dân Israel khi dân sám hối trởvề. Thời Tân ướcơn tha thứcàng được tỏbày hơn nữa, những người tội lỗi đến với Đức Giêsu đều được thứtha, những bệnh nhân đềuđược chữa lành và đón nhận được ơn tha thứ. Người phụnữngoại tình, Phêrô chối Chúa, Tôma chậm tin, Phaolô ngã ngựa… và rồi cuối cùng, họcũng nhận ta mộtđiều là Thiên Chúa sẵn lòng thứtha.
Trên bước đường lữthứtrần gian hôm nay, hơn một lần chúng ta gục ngã vì tội lụy, có bao giờquay vềvới Chúa mà không được thứtha! Đó phải là một niềm xác tín, một lời mời gọi chúng ta vươn lên mãi, tin tưởng vào tình yêu và không bao giờnản lòng và thất vọng. Thiên Chúa vẫn làm những việc diệu kỳtrên những yếu đuối của con người, có những thứtội trởnên “tội hồng phúc”, vì qua đó, Thiên Chúa lại càng gần gũi, liên lụy với con người hơn. Trong kinh Tin kính chúng ta vẫn đọc, Giáo hội dạy rằng: “Vì loài người chúng ta và đểcưú rỗi chúng ta, Người đã từtrời xuống thế”. Thiên Chúa đã đi vào cuộc đời, cùng chung sốkiếp với con người, đểcảm thông thứtha và cứuđộ. Đỉnh cao của cuộc nhập thểlà hy tếthập giá, nơi đó, một con người Giêsu trần trụi đẽtrởthành lễvật hiến tếChúa Cha, đểbộc lộlời thứtha cuối cùng và mãi mãi. Bên thập giá, tên trộm lành đã trởthành kẻăn trộm được cảNước Trời.
Nếu trong Cựu ước Thiên Chúa còn mang dáng dấp một quan tòa ngay thẳng, phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội cha ông của chúng, một Thiên Chúa còn thiên vị, ghen tương, yêu người này và ghét kẻnọ(yêu Aben và ghét Cain), thì trong thời Tân ước, qua Đức Giêsu, Thiên Chúa được tỏbày trong dung mạo người cha nhân từ, một người cha mang trái tim người mẹ. Trong trái tim Đức Giêsu, nước mắt và nụcười, khổđau và hạnh phúc của con ngườiđều được Người ôm ấp tất cả. Có một Giêsu đã vào cuộc đời và yêu thương con ngườiđến thế. Nhưng,
Đối với tôi, Đức Giêsu là ai?
Những câu trảlời mang tính tín điều, giáo lý đã dạy, tôi thuộc lòng từbé. Tôi không muốn trảlời một cách bài bản, vì nhưthế, tôi có thểnói nhưcon vẹt mà không cảm nhậnđược gì. Đểtrảlời chính xác cho câu hỏi này, có lẽtôi chỉnói được: Người là Đấng tôi đang tìm kiếm. Có lúc tôi thấy Người thật gần, có lúc thấy Người xa xăm diệu vợi, có lúc Người ân cần với tôi qúa, có lúc Người chỉđến với tôi bằng sựim lặng tràn đầy.
Khi trải qua đêm tối cô đơn khắc khoải, tôi thấy Người là Đấng lấp đầy những khát vọng của tôi. Có nhiều lúc tôi đi tìm những thứkhác (không phải là Người), đểlấpđầy khoảng trống, nhưng khốn thay, tâm hồn tôi lại bịkhoét sâu và bịvỡvụn hơn nữa. Tôi cảm nghiệmđược rằng, trong mọi khó khăn người ta có thểphấn đấu và vượt thắng, nhưng trong sựcô đơn sâu thẳm, con người có thểngã quỵ. Trong khoảng lặng của sựcô đơn đó, tôi nhận ra Đức Giêsu là bạn của mình, một người bạn đúng nghĩa. Người hiện diện ởđó, không khuyên lơn, không trách móc, không lên lớp dạy luân lý cho tôi, không tìm cách kéo tôi ra khỏi sựcô đơn, nhưng Người cùng lặng lẽcảm thông và chia sẻ. Chính lúc cô đơn tuyệt vọng nhất, đêm tối dày đặc nhất, thì tôi lại thấy vỡòa một ánh sáng linh diệu xuyên thấu tâm hồn mình. Và tôi thấy Đức Giêsu cũng là một con người cô đơn nhưthế, có ai cô đơn hơn Người nữa không “Lạy Cha, Cha bỏcon sao?” (Mc 15, 34). Trong vườn cây Dầu, Người đã phải thốt lên “Tâm hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chếtđược” (Mc 14, 34). Người cô đơn đấy, nhưng không bi lụy, không ngã gục, mà vẫnđi đến trọn hành trình vâng phục: “Xin vâng ý Cha, đừng theo ý con” (Mc 14, 36). Tôi vẫn thích chiêm ngưỡng Đức Giêsu trong lúc tất tưởi này; thấy Người gần gũi, đồng hội đồng thuyền với tôi. Đức Giêsu người qúa, nhưng cũng linh thánh quá! Con đường Người đi, không phải là con đường hoa thơm cỏlạ, nhưng là lối mòn đầy sỏi đá. Người sống giữa cuộc đời nhưng vẫn bát ngát thanh tao.
Kết luận
Tôi muốn dùng bức tranh của họa sĩRembrandt thếkỷXVII, vẽchân dung “người cha nhân hậu”, đểlàm hình ảnh gợi ý kết thúc những dòng suy tưnày. Trong bức tranh của tác giả, người ta thấy người cha già mắt nhưđã mù lòa, hai tay ôm lấy bờvai người con đang quỳgục đầu vào ngực mình. Tác giảkhắc họa người con trong tấm thân khắc khổ, tấm áo lót ngảmầu cáu bẩn, đôi xăng đan mòn vẹt, chiếc mất chiếc còn, một cái đầu trọc lóc nhưmột tên tửtội. Thực là cảm động, sau những ngày lưu lạc, chỉlúc này đây người con mới tìm lại được chính mình, chỉnơi trái tim cha, người con mới thấy tim mình rộn lên nhịp sống. Đôi tay cha đã đón nhận con, và cái đầu trọc lóc của con một lần nữa nhưđược làm trẻthơtrởvềcung lòng mẹ, đó cũng là nơi con ra đi, và là nơi hôm nay con lại trởvề.
Đức Giêsu là hình ảnh người cha đó. Người là hiện thân của Chúa Cha, Đấng giàu lòng xót thương, Người là người bạn đang lặng lẽbên tôi. Cuối cùng Người là Đấng cứu độtôi, ban cho tôi sức sống mới, phục hồi phẩm giá cho tôi và đưa tôi vào dựtiệc mừng. Một Giêsu nhưthếvẫn hiện diện trong cuộc đời và dõi theo bước tôi từng giây từng phút.

87. Ai là con thực sự? Ai là người làm công?(Suy niệm của Lm Giuse Lê Minh Thông)
Dụngôn người cha nhân hậu và hai người con.
Tìm hiểu Lc 15,1-3.11-32
Nội dung
Dẫn nhập
1. Đức Giêsu kểdụngôn cho ai và đểlàm gì?
2. Vịtrí của ba dụngôn
3. “Con thứđi hoang” xin được coi như“người làm công”
4. “Con cảởnhà” sống như“người làm công”
5. Áp dụng dụngôn vào nhân vật trong trình thuật
6. Áp dụng dụngôn cho độc giả
Kết luận
Dẫn nhập
Đoạn Tin Mừng Lc 15,1-3.11-32 đã từng được gọi là dụngôn đứa con hoang đàng. Nhưng bản văn đềcao quyết định quay trởvềcủa người con này hơn là sựhoang đàng của anh ta. Hiện nay người ta thường gọi là dụngôn người cha nhân hậu, nhưng có lẽbản văn nhấn mạnh hơn đến sựkhông nhân hậu của người con cả, là người đã trách cha và miệt thịem mình. Có thểdụngôn trên đây có ý nghĩa rất phong phú liên quan đến cách sống và cách xửsựcủa cảba nhân vật: Người cha và hai người con. Dường nhưnhân vật nổi bật của dụngôn là người anh cả. Bởi vì trong câu chuyện, những nhân vật đang nghe Đức Giêsu kểdụngôn có cách sống và cách xửsựgiống nhưngười con cả.
Sựphong phú vềý nghĩa của bản văn làm cho việc đặt một tựa đềthường là rất khó. Một câu chuyện mô tảba cách nhìn cuộc đời khác nhau của ba nhân vật thì không thểtóm tắt chỉtrong dăm ba chữ. Có lẽnên tìm hiểu ý nghĩa của dụngôn này trong bối cảnh văn chương của nó, đểtừđó có thểthưởng thức, lắng nghe và sống với dụngôn hơn là loay hoay tìm cách đặt một tựa đề.
1. Đức Giêsu kểdụngôn cho ai và đểlàm gì?
Tin Mừng Lu-ca chương 15 được gọi là các dụngôn vềlòng thương xót, chương này gồm một lời mởđầu và ba dụngôn. Lời mởđầu có tầm quan trọngđặc biệt, vì đó là chìa khoá đểhiểu Đức Giêsu nói dụngôn trong bối cảnh nào, có ẩn ý gì và nói cho ai. Người thuật chuyện cho biết bối cảnh và lý do Đức Giêsu kểcác dụngôn ởLc 15,1-3: “1Các người thu thuếvà các người tội lỗi đều lui tới vớiĐức Giêsu đểnghe Người giảng. 2Những người Pharisêu và các kinh sưbèn xầm xì với nhau: ‘Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.’ 3Đức Giêsu mới kểcho họdụngôn này:…”
Lc 15,1-3 cho biết nhiều chi tiết liên quan đến lý do Đức Giêsu kểcác dụngôn. Trước hết là những người thu thuếvà những người tội lỗi đến với Đức Giêsu đểnghe Người giảng. Tiếp đến là lời xầm xì của những người Pharisêu và các kinh sư: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” Lời xầm xì này cho biết thêm hai yếu tốmới. Không chỉlà việc những người thu thuếvà tội lỗi đến với Đức Giêsu và nghe Người giảng, mà chính Đức Giêsu tiếp đón họvà ăn uống với họ. Nghĩa là sựđón nhận đến từhai phía. Vềphía Đức Giêsu, Người tiếpđón và ăn uống với những người thu thuếvà tội lỗi. Vềphía họ, họđến với Đức Giêsu đểnghe Người giảng.
Trong bối cảnh trên, “Đức Giêsu kểcho họdụngôn:…”. “Họ”– thính giảnghe các dụngôn trong bản văn – chính là những người Pharisêu và các kinh sư. Có thểhiểu thêm là có cảnhững người thu thuếvà những người tội lỗi nữa, vì bản văn nói vềhọ. Nhưthế, mục đích việc Đức Giêsu kểdụngôn là đểgiải thích và trảlời cho câu hỏi đặt ra: Tại sao Đức Giêsu và những người thu thuếvà tội lỗi lại đến với nhau? Đây là điều mà những người Pharisêu và các kinh sưcho là chướng tai gai mắt, nên dẫn đến việc xầm xì. Đồng thời, dụngôn cũng cho biết thực chất vềcách cưxửcủa họ.
Ngày nay, nhân vật “họ”là bất kỳai đọc bản văn. Thực vậy,độc giảmới là thính giảđích thực của câu chuyện, vì bản vănđược viết ra cho họ.Độc giảtrực tiếp là cộng đoàn Lu-ca cuối thếkỷI, tiếp đến là độc giảqua mọi thời đại, với tưcách là người đọc bản văn. Vậy, dụngôn này có ý nghĩa gì cho độc giả? Câu chuyện này nói gì với độc giảlà tất cảchúng ta ngày nay?
2. Vịtrí của ba dụngôn
Trong Lc 15, Đức Giêsu kểba dụngôn, trong đó, hai dụngôn đầu tiên rất ngắn, nói vềcon chiên đi lạc (Lc 15,4-7) và đồng bạc bịđánh mất (Lc 15,8-10). Hai dụngôn này diễn tảtấm lòng của Thiên Chúa dành cho những người lạc lối, qua hình ảnh người mục tửđi tìm cho bằng được chiên lạc và người phụnữtìm cho bằng đượcđồng tiền bịmất. Điều hai dụngôn này nhấn mạnh là chính Thiên Chúa đi bước trước đểtìm kiếm những gì đã mất. Áp dụng vào bối cảnh câu chuyện thì hai dụngôn đầu tiên muốn ám chỉĐức Giêsu, Người đến đểtìm kiếm những con chiên lạc, tìm kiếm những gì đã mất. Cụthểlà Người đến với những người thu thuếvà tội lỗi đểdẫn họtrởvềvới Thiên Chúa.
Dụngôn thứba, tạm gọi là dụngôn người cha nhân hậu, dài hơn và ý nghĩa phong phú hơn. Dụngôn thứba này bổtúc thêm những gì hai dụngôn trước chưa diễn tảđược. Điểm mới trong dụngôn này là chính “con chiên lạc” tựtìm đường trởvềvới người mục tử, qua việc đứa con hoang đàng quyết định trởvềvới cha của mình, chứngười cha không đi tìm. Nhưthế, thay vì đi tìm chiên, đi tìm đồng bạc nhưtrong hai dụngôn trước, thì dụngôn thứba trình bày hoàn cảnh và tâm tưcủa những ngườiđi lạc. Đi lạc theo cảhai nghĩa: Bỏnhà đi hoang (người con thứ) và đi lạc ngay tại nhà mình (người con cả), anh ta ởnhà mà sống nhưngười làm công.
Tóm lại, hai dụngôn đầu giải thích tại sao Đức Giêsu tiếp đón và ăn uống với phường tội lỗi, dụngôn thứba giải thích hành động tích cực của những người thu thuếvà những người tội lỗi: Họđến với Đức Giêsu và nghe Người giảng. Dụngôn thứba còn cho biết thái độcủa người cha và đềcao sựtựdo của hai người con trong sựlựa chọn của mình.
3. “Con thứđi hoang” xin được coi như“người làm công”
Người con thứtựquyết định ra đi và tựquyếtđịnh trởvềsau khi học được bài học quý giá từcuộc sống. Người cha không ngăn cản con mình ra đi. Đó là cách tốt đểngười cha huấn luyện con mình có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Nhưthế, nhận ra mình đã lạc đường và can đảm quyếtđịnh quay trởvềlà một bước tiến lớn trong sựtrưởng thành nhân cách. Anh ta đãđi một bước dài trong tiến trình tựđào tạo bản thân. Điều anh ta tựnhủđáng cho người đọc qua mọi thời đại học hỏi: “17Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dưgạo thừa, mà ta ởđây lại chếtđói! 18Thôi, ta đứng lên, đi vềcùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thậtđắc tội với Trời và với cha, 19chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con nhưmột người làm công cho cha vậy.’ 20Thếrồi anh ta đứng lên đi vềcùng cha” (15,17-20).
Hoàn cảnh sống và quyếtđịnh của người con thứlà lời mời gọi độc giảhãy học lấy từcuộc sống, từnhững thất bại, những bài học quý giá đểlàm cho mình trưởng thành hơn. Nhờhọc trường đời mà người con thứđã can đảm làm lại cuộc đời và biết lấy quyết định đúng đắn, không mặc cảm tựti hay tựtôn, cũng không sợmất thểdiện.
4. “Con cảởnhà” sống như“người làm công”
Nhân vật phản diện của dụngôn người cha nhân hậu là “người con cả”. Thái độvà cách xửsựcủa anh ta ám chỉthái độcủa những người Pharisêu và các kinh sư. Lời xầm xì giữa họvới nhau được đặt song song với lời người con cảtrách cha mình và nhục mạem mình: “29Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạcha, và chẳng khi nào trái lệnh, thếmà chưa bao giờcha cho lấyđược một con dê con đểcon ăn mừng với bạn bè. 30Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọnđiếm, nay trởvề, thì cha lại giết bê béo ăn mừng” (Lc 15,29-30). Lời trách móc cha (ám chỉĐức Giêsu trong lời xầm xì ở15,2) và lời chối bỏem mình (ám chỉnhững người thu thuếvà tội lỗi ở15,1-2) cho thấy người con cảđã không sống “tưcách làm con” và “tưcách làm anh” trong gia đình. Những người Pharisêu và các kinh sưcũng đang xửsựnhưngười con cả.
Không sống và cưxửnhưmột người con, không đứngởđịa vịcon cái, người con cảsuy nghĩvà hành động nhưmột đứa ởtrong nhà. Từtrước đến bây giờanh ta không biết đến điều cha anh nói: “Con à, lúc nào con cũng ởvới cha, tất cảnhững gì của cha đều là của con” (Lc 15,31).
Người con cảcũng không sống tưcách làm anh vì đã không đón nhận sựtrởvềcủa em mình. Anh ta đã phủnhận tưcách làm anh và hạthấp em mình khi nói: “Thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọnđiếm, nay trởvề, thì cha lại giết bê béo ăn mừng” (15,30). Đó là “thằng con của cha” chứkhông phải là “đứa em của con”, mộtđứa em đáng quý trọng vì đã biết ăn năn hối cải trởvề.
Điều trớtrêu và châm biếm trong bản văn là tương phản giữa hai người con: Người con thứquay trởvềchỉxin được cha xem là “người làm công”, vì nghĩrằng mình không xứng đáng “làm con”, thì người con thứlạiđược hưởng trọn vẹn quyền “làm con” qua các biểu tượng: Mặc áo đẹp,đeo nhẫn, đi dép và dựtiệc mừng (15,22-23). Ngược lại người anh cảtựcho mình là “người con gương mẫu”,đã có công “hầu hạ”cha trong nhiều năm, anh ta lại sống và suy nghĩ“nhưngười làm công”, “nhưngười làm thuê”, “nhưđứa ở”chứkhông phải là “người con thực sự”.
Tình trạng của người con cảtrầm trọng hơn nhiều so với việc bỏnhà đi hoang của người con thứ. Bởi vì người con cảởnhà với cha nhưng không sống tưcách làm con mà anh ta lại không biếtđiều ấy, nghĩa là vẫn nghĩmình là đứa con ngoan và hiếu thảo.
5. Áp dụng dụngôn vào nhân vật trong trình thuật
Người con cảtưởng mình là con cái trong nhà, nhưng thực ra là không phải. Cũng vậy, những người Pharisêu và các kinh sưtưởng mình thuộc vềThiên Chúa, làm công việc của Thiên Chúa, phục vụThiên Chúa, nhưng thực sựkhông phải. Họđangđi ngược lại ý định của Thiên Chúa khi chống lại Đức Giêsu.
Sựtương phản giữa các nhân vật: “con cả– con thứ”, “những người Pharisêu và các kinh sư– những người thu thuếvà những người tội lỗi” song song với nhau. Bên ngoài, người con cảởnhà là đứa con ngoan, chăm lo hầu hạcha nhưng thực chất bên trong anh ta là đứa ở. Bên ngoài, người con thứbỏnhà đi hoang, không nhận ra lòng thương xót của cha, nhưng tựtrong lòng, anh đã biết hối cải quay về. Nhưthếngười con đi hoang trởvềmới là “người con đích thực”. Mạch văn cho phép hiểu: Những người thu thuếvà những người tội lỗi sám hối trởvềvới Thiên Chúa mới thực sựlà con cái Thiên Chúa. Còn những người Pharisêu và các kinh sưlà những người làm thuê.
Liệu những người Pharisêu có hiểu và có nhận ra sựtrớtrêu này qua dụngôn không? Bản văn không cho độc giảbiết, vì dụngôn kết cách đột ngột với lời dạy của người cha: “31Con à, lúc nào con cũng ởvới cha, tất cảnhững gì của cha đều là của con. 32Nhưng chúng ta phảiăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (15,31-32). Dụngôn kết dởdang ởđâyđểlại nhiều câu hỏi: Người anh cảphản ứng thếnào trước lời dạy của cha mình? Liệu lời giáo huấn này có làm người con cảthay đổi lập trườngđểbiến tức giận thành niềm vui và trởlại làm con cái trong nhà hay không? Liệu người anh có đổi cách suy nghĩcủa người nô lệđểsống và ứng xửvới cha với tưcách là con và đón nhận em mình với tưcách là anh hay không?
Khi áp dụng dụngôn cho những người Pharisêu và các kinh sư,độc giảbiết câu trảlời cho những câu hỏi trên là “KHÔNG”, bằng chứng là trong phần tiếp của Tin Mừng, những người Pharisêu và các kinh sưđã đeo đuổi cho đến cùng việc chống đối Đức Giêsu và họđã góp phần vào việc giết chết Đức Giêsu trên thập giá.
6. Áp dụng dụngôn cho độc giả
Nhữngđiều trên đây là diễn tiến trình thuật trong Tin Mừng,điều quan trọng mà bản văn nhắm tới là quyết định của độc giả, vì bản vănđược viết ra cho độc giả. Ởđây là độc giảcủa cộng đoàn Luca cuối thếkỷI và cũng độc giảqua mọi thờiđại. Độc giảnghĩgì và quyết định thếnào sau khi đọc trình thuật. Thiết nghĩđộc giảcó thểrút ra ba bài học từcâu chuyện:
1) Bài học nơi người con thứ.Dám quyếtđịnh, dám ra đi, dám sống hết mình, dám nhìn nhận sựthật vềmình, dám nhận trách nhiệm vềsựlựa chọn của mình. Đáng phục hơn cảlà dám đứng lên, dám làm lại cuộc đời, dám quay lưng lại với quá khứ, dám hối cải và trởvềđểsống trọn vẹn tưcách làm con trong tình yêu thương của cha mình. Trong trình thuật, việc những người thu thếvà tội lỗi “đến với Đức Giêsu và nghe Người giảng” (15,1) được ví nhưlà người con thứđã can đảm hối cải trởvề. Vậy, độc giảđangởgiai đoạn nào trong hành trình tìm kiếm của người con thứ?
2) Bài học từngười anh cả.Có bao giờchúng ta nghĩmình là “con cái trong nhà” mà thực sựđang sống như“người làm công” hay không? Trong tương quan với anh chịem mình, làm thếnào đểđón nhận và cùng chia sẻtrách nhiệm với anh chịem mình chứkhông dùng kiểu nói của người con cả: “Thằng con của cha đó”. Liệu lời dạy của người cha có làm cho độc giảnhận ra sựthật trong tương quan với Cha trên trời và với anh chịem mình không?
3) Bài học nơi cách xửsựcủa người cha.Có nhiềuđiều đểhọc hỏi nơi người cha vềcách giải quyết những vấn đềphức tạp và tếnhịtrong cuộc sống. Có thểnói, khởi đầu dụngôn, người cha có hai người con, nhưng trong thực tếlại không có đứa con nào cả. Một đứa thì đi hoang, mộtđứa thì sống ởnhà với cha nhưng lại sống nhưmột người làm công chứkhông phải là con. Làm thếnào đểvừa tôn trọng tựdo củađứa con muốn ra đi, vừa biết chỉdạy cho đứa con ởlại vềcách thức làm con? Bản văn mời gọi các bậc cha mẹ– cũng nhưnhững người có trách nhiệm trên người khác – biết áp dụng cách giáo dục của người cha: Dùng tình thươngđểcảm hoá và tôn trọng sựtựdo đểgiáo dục sựtựdo. Nhờđó con người có khảnăng lấy những quyếtđịnh đúng đắn cho mình.
Cảba bài học trên được trao vào tay ngườiđọc là tất cảchúng ta. Câu chuyện vẫn chỉlà câu chuyện, dụngôn vẫn mãi mãi là dụngôn. Bản văn luôn là những gợi ý, những đềnghịchứkhông trảlời thay cho chúng ta.
Kết luận
Trình thuật mởđầu (Lc 15,1-3) và dụngôn người cha nhân hậu với hai người con (Lc 15,11-32) vẽlên một bức tranh với nhiều màu sắc mạnh mẽcó khảnăng dẫn ngườiđọc đến suy tưvà nhận ra chính mình trong các nhân vậtấy.
Phần mởđầu (15,1-3) và phần dụngôn (15,11-32) soi sáng cho nhau và nối kết chặt chẽvới nhau. Đứa con hoang đàng sám hối trởvềlà hình ảnh của những người thu thuếvà những người tội lỗiđến với Đức Giêsu và nghe Người giảng dạy. Cách xửsựcủa người con cảlà hình ảnh của những người Pharisêu và các kinh sư. Họtưởng mình phụng thờThiên Chúa, nhưng khi chống đối và bách hại Đức Giêsu, họđã lạc đường và không sống tưcách làm con Thiên Chúa nữa. Tất cảnhững tình tiết trong toàn bộtrình thuật được gửi đếnđộc giảnhưmột lời mời gọi độc giảđọc ra được ý nghĩa của câu chuyện.
Ước mong độc giảthưởng thức được những chi tiết độcđáo trong bản văn, với những nét đẹp, nét tương phản, nét châm biếm, cùng với những lời trách móc và sựhiểu lầm của các nhân vật… Nhờviệc sống với bản văn và suy niệm dụngôn, người đọc sẽđược biến đổiđểdần dần sống trọn vẹn tưcách làm con và xây dựng tình anh em nhờsựhối cải và trởvềvới Tình Yêu đích thực của Cha trên trời.

88. Thiên Chúa giầu lòng thương xót(Suy niệm của Lm Giuse Nguyễn Hữu An)
Chúa Giêsu thường quan tâm chăm sóc gần gũi những người tội lỗi, nhóm Pharisêu và Kinh sưtrách móc, xầm xì, phản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giêsu là không đáng, bởi vì những kẻtội lỗi là hạng vấtđi. Nhưng đối với Chúa Giêsu, đó là những con người, những giá trị. Chúa đã dùng những dụngôn đểtrảlời cho họ.
Ba dụngôn: con chiên lạc, đồng bạc mất, người con hoang đàng trình bày đềtài: Thiên Chúa tình yêu và Ngài luôn tìm kiếm người tội lỗi. Một con chiên quý giá vô ngần đối với mục tử. Một đồng xu rất quý giá đối với người đàn bà nghèo khổ. Một người con quá quý giá đối với tấm lòng người cha. Cũng vậy, một người tội lỗi cũng đáng giá nhưthếấy đối với tấm lòng của Thiên Chúa.
Ba dụngôn đều đềcao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.
Hôm nay chúng ta cùng suy niệm vềdụngôn thứba. “Dụngôn đứa con hoang đàng” được gọi là “Dụngôn người cha nhân hậu” thì hợp lý hơn, bởi vì dung mạo trung tâm của câu chuyện chính là người cha.
Đại văn hào người Anh, Charles Dickens, xem dụngôn “người cha nhân hậu” là câu chuyện hay nhất, là hạt ngọc đẹp nhất của Tin mừng.
Tình thương của cha đối với hai con, nổi bật nơi người con thứ.
Người con thứ.
Người con thứđòi Cha chia gia tài rồi bỏđi vô tình, rời khỏi ngôi nhà, nơi mình sinh ra, nơi mình được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩyđi miền xa, người trai trẻmang nổi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹtre làng, muốn nhìn xem thếgiới mới lạbên ngoài, thích miền xa hơn là gần gũi quê nhà. Người con thứbỏnhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo, quyết sống riêng khỏi gia đình và cộng đoàn. Anh ta ra đi không phảiđểhọc hành, tìm việc làm mà là ăn chơi đàngđiếm, phung phí hết tài sản, sức khoẻ, bất kểđó là mồhôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời nên mau chóng suy sụp. Anh ta trởnên hèn hạkhi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trởvềchẳng còn gì: tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tựtrọng… mọi thứđã bịtiêu xài hoang phí. Anh ta chỉcòn lại một điều duy nhất là ”đứa con nhỏcủa cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trởvề? Thánh Lu-ca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho Cha tôi có dưthừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ởđây! Thôi, đứng lên, tôi sẽvềcùng Cha tôi”. Nhưvậyđộng lực nó trởvềlà đói, vì miếngăn. Trước khi bịđói chắc chắn nó không bao giờnhớđến Cha, không bao giờsám hối vì bỏCha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm vềmái ấm gia đình, nơi còn có Cha già chẳng biếtđau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cảsựnghiệp của Cha. Khi bịcơn đói hành hạ, phảiđi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao đểđượcăn. Nó dựtính nói với Cha là nó trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉxin được đối xửnhưngười làm công.
Đó phải chăng là một cuộc trởvềtrọn vẹn? Đó là cuộc lên đườngđược thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao? Sựthống hối của nó chỉlà vịkỷnhằm khảnăng có thểsống sót thôi. Nếu người con thứthành công xây dựng cơnghiệp, có lẽsẽkhông hiểu được tình Cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộcđời nên nó lên đường trởvề. Nó không đủcan đảmđi làm người ăn xin, nó không đủliều mạngđểđi trộm cướp, nó không dám đánhđổi cảcuộcđời đểgây tiếng xấu. Nó sống bằng nghềlương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từkinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộcđời. Đó không là chốn nương thân cho kẻnghèo khổ, không là chỗhạnh phúc cho kẻkhốrách áo ôm, không là chỗcho kẻcô thân cô thế. Vì vậy chỉcòn một con đường duy nhất là trởvềxin tha thứvà làm công cho Cha đểcó cơm ăn áo mặc. Tất cảý nghĩa của cuộc trởvềđược diễn tảcách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Giuđađã phản bội Chúa, Phêrô đã chối Chúa. Cảhai đều đánh mất tình con cái. Giu-đa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứcủa Chúa nên đã đi thắt cổtựvẫn. Còn Phêrô khi ởgiữsựtuyệt vọngđã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sựsống. Đọc câu chuyện, thấy sựtrởvềcủa người con thứchẳng phải là mẫu mực. Sựtrởvềlý tưởng phải là sựtrởvềcủa lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tếcuộc sống, khi ngồi giải tội có nhiều hối nhân sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trởvềcùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát… đã cho họrút kinh nghiệm là cần trởvềvới Chúa, nguồn mạch của bình an nội tâm, của niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó nhưChúa muốn họtrởvềcùng Ngài. Nhưthếhọđã chọn lấy sựsống. Gặp gỡnhiều người nhưthế, tôi cảm thông với người con thứ.
Người con cả.
Hiếu thảo, vâng phục cha, không đi hoang, không ăn chơi. Con người lao động cần cù có tinh thần trách nhiệm, không rượu chè trác táng, chỉlo ruộng rẫy nương vườn. Anh là con người mẫu mực. Thếnhưng, biến cốđứa em trởvềđã bộc lộcon người thật của anh.Tuy ởtrong nhà cha nhưng lại xa trái tim cha. Tại sao cha đãi tiệc bê béo cho thằng em bất hiếu, còn anh một con bê nhỏđểvui với bạn bè cũng không có. Anh tức giận vì thấy quyền lợi bịxúc phạm. Anh chẳng chịu vào nhà. Hoá ra cảhai người con vừa khác lại vừa giống nhau. Cảhai đềuởngoài nhà cha. Con thứkhông thấy hạnh phúc bên cha nên ra đi. Con cảkhông chia sẽđược hạnh phúc của cha nên không vào nhà. Anh thiếu bao dung và thiếu sựtha thứcho em. Thái độcủa người con cảlà thái độtiêu biểu của người biệt phái, luật sĩhôm qua và hôm nay. Ích kỷcho quyền lợi riêng mình. Tụmãn vềcách giữluật “con không hềtrái lệnh cha một điều nào”, tựhào vềcách sống đạo “ không nhưthằng con của cha” Chỉmuốn kẻlỗi lầm không đựơc cứu thoát mà phải chết.
Lúc sựgiận dữbùng nổđến cực điểm, anh cảgặp lại tình cha. Cha đi ra năn nỉ, anh chẳng chịu nghe. Cha bộc bạch tâm tình với anh: con ơi, mọi sựcủa cha đều là của con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Lời cha làm anh bàng hoàng xúc động vì anh hiều rằng mình quá ích kỷ, quá nhỏmọn. Cái ích kỷlàm anh tẩy chay sựtrởvềcủa đứa em. Cái nhỏmọn làm anh làm anh xua tan lòng bao dung của cha. Tình cha lớn hơn cuộc đời anh, lớn hơn tính ích kỷtrong anh.
Hìnhảnh người con cảthật gần với chúng ta. Phụng dưỡng cha mẹvới trách nhiệm, chứchưa phải là tình thương. Không chia sẽnổi buồn, nổi khổtâm, nổi âu lo của cha mẹ. Chỉbiết than trách và đòi quyền lợi cho mình thật nhiều. Ghen tị, chỉtrích phê bình, đặt mình là tiêu chuẩn cho mọi việc đạođức. Thiếu lòng bao dung, không chịu tha thứ. Hình ảnhđó thật giống tinh thần biệt phái, có đạo mà không có đức.
Cảhai người con cần phải trởvề. Sám hối chính là trởvềvới tình cha, trởlại với tình yêu, tìm lại niềm vui và sựsống.
Người cha
Khi chia gia tài cho con lòng cha đau đớn. Vì tôn trọng tựdo của con chứkhông phải cha nhu nhược. Ngày nhìn con ra đi, bóng nó nhạt dần cuối chân trời nhưcánh chim bay, lòng cha thấy trống trải, muộn phiền vì thiếu vắng hình bóng con. Ngày ngày cha ngóng trông đợi con trởvề. Thếrồi một ngày kia, đứa con trởvềthật. Nó vềtrong dáng vẻthất bại thảm hại, thất thểu rách nát. Thua cuộcđời nó vềlàm dấy lên những lời bình phẩm của làng xóm. Giảnhưnó không về, người ta sẽlãng quên. Nay nó trởvềnhắc cho bà con làng xóm thấy sựthất bại của gia đình ông. Con ông vềtrong thất bại chua cay là câu chuyện đám tiếu đầu làng cuối xóm. Vậy mà ông mởtiệc ăn mừng. Thật lạlùng!
Ởđời, khi con thi đậu đại học, khi con công thành danh toại vinh quy bái tổ, khi con là Việt kiều vềthăm, cha mẹmởtiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến chia vui. Người ta thường dấu kín chuyện thất bại của con cái, người ta mắc cởkhông dám kểvềđứa con bất hiếu, ngổnghịch, ăn chơi đàng điếm. Người ta chỉkhoe đứa con ngoan, tựhào đứa con học hành thành đạt, vui mừng khi con có việc làm có sựnghiệp. Thếmà, người cha lại mởtiệc lớn. Mừng đứa con trởvềthất bại tảtơi. Khách mời ngỡngàng khi chủnhà giới thiệu con ông vềnhà sau những ngày chăn heo đói khổ. Thếnhưng, người hiểu tình yêu là gì, tình phụtửlà gì thì thông cảm và chia vui với người cha. Cha đã tha thứcho con trước khi con tựthú. Cha vui vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy.
Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độngười cha đối với hai đứa con là thái độcủa Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉcó tình thương. Người không có trí nhớvềtội lỗi con người.
Cha yêu con dù con hưhỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan được việc, cha yêu con chỉvì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa củaĐức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.
Hành trình thiêng liêng của cuộc đời, cảhai người con trong dụngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta nghe theo cơn cám dỗcủa thếgian xác thịt mà nên hoang đàng, hoang phí, gặp thất bạiđau khổmới hối hận trởvềvới Chúa. Nhiều lần ta là con cảtưởng mình đạo đức mà lên án tẩy chay người khác. Cần trởvềvới Cha, vềvới Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương.

89.Quyết tâm trởvề(Suy niệm của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng)
Một hôm, Sa-tan ra lệnh cho một người kia phải thi hành một trong ba điều nó yêu cầu, nếu không nó sẽđoạt linh hồn ngườiđó. Ba điềuđó: một là giết cha, hai là hành hạngười em, ba là uống rượu. Người đó ngẫm nghĩ: giết cha, đánhđập em là điều trái với đạo lý, anh không thểnào làm được, còn uống rượu thì dễquá ai mà làm không được. Sau khi cân nhắc mọi hơn thiệt, anh đi mua rượu vềuống. Lúc đầu anh còn tựchủđược, nhưng vềsau, không còn làm chủđược mình nữa, anh đã say túy lúy, và kết quảđã diễn ra đúng nhưSa-tan mong đợi, anh đã giết cha và hành hạngười em.
Câu chuyện trên có lẽkhông chỉlà chuyện ngụngôn mà là thực tếxảy ra từng ngày trước mắt chúng ta. Tội ác nằm trong máu của con người, rơi vào một hoàn cảnh nào đó, ai cũng có thểlà một tên sát nhân. Thếnhưng câu chuyện trên không phải chỉnêu lên mặt trái của con người, nó còn nói lên nét cao quý trong lòng con người nữa. Người thanh niên trong câu chuyện, chúng ta thấy anh đã không lao vào tội ác nhưmột phản ứng bình thường, đạo lý và lẽphải đã đến với anh trước tiên. Điều đó cho chúng ta thấy: từthâm cung của lòng mình, con người luôn hướng vềđiều thiện. Con thú cắn xé rồi lăn ra ngủyên, nhưng con người thì không nhưthế, có kẻsát nhân nào mà không cảm thấy bịcắn rứt trong lương tâm, có hành động xấu nào mà không dày vò lòng dạcon người. Con người sinh ra vốn hướng vềđiều thiện: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Không có một tâm hồn nào hưđốn hoàn toàn, không có một con người nào xấu xa tuyệtđối, đâu đó trong tâm hồn mỗi người luôn vang vọng lời mời gọi của thiện hảo.
Vì thế, con người dù lầm lỗi thếnào chưa quan trọng, điều quan trọng hơn là có biết cải thiện sửađổi hay không, và trong việc cải thiện đời sống hay ăn năn trởlại, có ít là ba giai đoạn: Thứnhất là nhận biết hay nhìn nhận tình trạng sai lỗi của mình. Không nhìn nhận mình là tội nhân thì làm sao có thểnghĩđến việc trởlại. Thứhai là quyết định trởlại, quyết tâm sửađổi nhưngười con hoang đàng: “Thôi, tôi sẽlên đường trởvềcùng cha tôi”. Chúng ta dễdùng dằng, lần lữa từtháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác là chuyện quá thường, là cơn cám dỗquen thuộc của ma quỷđểngăn cản việc cải thiện đời sống. Thứba là thi hành điều quyết định trởvềnhưngười con hoang đàng: “Anh đã chỗi dậy mà vềnhà cha anh”. Đó là bước quyết liệtđòi nhiều can đảm và hy sinh đểdứt bỏmọi quyến rũcủa đối phương. Người Âu châu thường nói: “Bước khó khăn nhất là bước qua ngưỡng cửa”, tức là bước quyết định. Vì khó, nên cầnơn trợgiúp của Chúa. Thay đổi tóc trên đầu đen thành trắng hay trắng thành đen còn làm được huống nữa là thay đổi tâm hồn từtội lỗi trởnên thánh thiện, chỉcần tỏthiện chí tối thiểu là lập tức có đủơn trợgiúp đểcải thiệnđời sống.
Mỗi người khi dấn thân đổi mới cuộc đời, từbỏtật xấu, tập nhân đức và lớn lên trong các nhân đức đòi hỏi ba yếu tố: Thứnhất là sựkiên quyết, thứhai là ơn trợgiúp của Thiên Chúa, thứba là sựgiúp đỡcủa những người chung quanh.
Không ai có thểtựmình chừa bỏtật xấu, tựmình luyện tập nhân đức, sựquyết tâm là điều cần thiết, nhưng cũng còn cần đến sựtrợgiúp của ơn Chúa và sựgiúp đỡcủa những người chung quanh.
Ơn Chúa chắc chắn luôn luôn được ban cho mỗi người, vì Thiên Chúa nhân từ, hằng muốn mọi người ăn năn trởvềvới Ngài: “Ta không kết án con”. Ngài là Đấng vui mừng mạc khải cho chúng ta biết: toàn thểthiên đàng hân hoan vì một người tội lỗi ăn năn trởlại hơn 99 người công chính không cần trởlại. Còn lại hai yếu tố: sựnhất quyết của cá nhân và sựgiúp đỡcủa những người chung quanh. Mỗi người có quyết tâm cải thiện đời sống hay không, và có được những người chung quanh thông cảm, nâng đỡđểgiúp nhau sửađổi đời sống hay không? Rồi đến lượt chúng ta, mỗi người có trởthành một người giúp đỡkẻkhác, đểkhuyến khích họtrởvềvới Chúa không? Hay chúng ta lại nghiêm khắc xét đoán, lên án, khinh thường và loại bỏngười anh em đang thành tâm chiếnđấu với tật xấu của họđểđổi mới cuộc đời. Cùng chia sẻthân phận tội lỗi, chúng ta dễdàng thông cảm, tha thứvà giúp đỡnhau đểcùng nhau đổi mới đời sống.
Xin Chúa thương gọi chúng ta trởvềvới Ngài, đổi mới cuộc đời cho tốt đẹp hơn, và giúp chúng ta trởthành một người bạn thay vì là một quan tòa, một người bạnđầy thông cảm, nâng đỡanh chịem chung quanh, đểchúng ta biết giúp đỡnhau và nương tựa nhau sửa đổi đời sống mỗi ngày tốt đẹp hơn.

90. Suy niệm của Vincente Nguyễn Trọng ĐạiTRÊN TRỜI SẼVUI MỪNG KHI MỘT NGƯỜI TỘI LỖI HỐI CẢI
Trong xã hội Do Thái lúc bấy giờ, người thu thuếbịxếp vào hạng tội lỗi, là những người thường bịlên án. Người thu thuếđuợc coi là những người làm ăn sinh sống bằng nghềkhá mập mờ. Họkhông quan tâm đến luật lệcủa Thiên Chúa; Họchẳng biết giá trịcủa tinh thần. Còn người tội lỗi, họlãng quên Thiên Chúa, tránh né đểkhỏi phải bận tâm, gò bó.
Trái lại người biệt phái, kinh sưlà những nhà chuyên môn, thông thạo lềluật, nói những lờiđáng tin vềThiên Chúa. Nhưng họlại chẳng theo Chúa, không đếnđểnghe Chúa giảng mà còn xầm xì nhỏto: “Ông này đón tiếp những người tội lỗi và ăn uống với chúng…”. Và họcòn tìm cách hãm hại Chúa và làm cho Chúa mất tín nhiệm.
Thếnhưng qua bài Tin Mừng thánh Lu-ca tường thuật lại những người thu thuếvà người tội lỗi lại theo Chúa thật đông, họvây quanh Chúa đểnghe Chúa Giảng. Những người pharisêu và các kinh sưthấy Chúa Giê-su bỏcông đến với những người thu thuếvà tội lỗi thì họcho là mất công vô ích, nên họphản đối. Đối với họ, việc làm của Chúa Giê-su là không đáng, bởi vì những kẻtội lỗi là hạng đáng vất đi, không đáng quan tâm. Nhưngđối với Chúa những người tội lỗi lại rất quan trọng. Mộtđồng xu quý giá thếnào đối với ngườiđàn bà nghèo khổ, một người con quý giá thếnào đối với tấm lòng người cha, thì một người tội lỗi cũng đáng giá thếấyđối với tấm lòng của Chúa.
Chúng ta ai mà lại không vui khi cái gì đã mấtđược tìm thấy, còn gì hạnh phúc và vui sướng hơn khi cái tìm thấy lại là vật quí. Tìm kiếm chính là mục đích của Con Thiên Chúa khi xuống trần gian: “Chúa đếnđểtìm kiếm những gì đã mất". Con người là đối tượng duy nhất mà Thiên Chúa muốn kiếm tìm. Con người thật vô cùng quí giá trước mặt Chúa. Trong bài Tin Mừng cảba du ngôn đều xoay quanh chủđề“đã mất”, con chiên bịmất, đồng tiền bịmất, đứa con bịmất. Chúa yêu thương người tội lỗi, nhưngười mục tửtốt lành sẵn sàng đểchín mươi chín con chiên lạiđi tìm cho bằng được con chiên lạc. Thiên Chúa yêu thương kẻlầm lỡ, nhưngườiđàn bà cần mẫn, thắp đèn, quét nhà, moi móc kiếm cho kỳđược đồng bạcđánh rơi. Chúa yêu thương tội nhân, nhưngười cha già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ mong chờcon trởvề.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa luôn sẵn sàng tha thứcho chúng con, dù chúng con là những người tội lỗi, bất xứng nhưng Chúa mong chúng con thật lòng sám hối quay trởvề. Chúa vui mừng khi người tội lỗi quay trởvềnhưtrong ba dụngôn Chúa đã kểlại: người mục tửtìm được chiên thì không hềphàn nàn, không hình phạt mà lại vác chiên lên vai và mời bạn hữu láng giềng đến chia vui; còn người đàn bà tìm thấy đồng bạc đã mất cũng đã mời hàng xóm đến đềcùng chia vui với bà; rồi đến người cha có đứa con đi hoang trởvềthì mởtiệc lớn ăn mừng. Và niềm vui lơn hơn nữa là “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽvui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Chúa mong chờchúng con vềđểsống trong tình yêu thương của Chúa, niềm vui đó chính là khi được mọi người sống thân mật với Chúa. Cho dù con người có lầm lỡthếnào, Người vẫn chờđợi họ, vẫn mởrộng vòng tay đón tiếp.
Chúa yêu thương con người đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là tha thứ: tha thứtất cả, đón nhận tất cả, đềchứng minh cho tình yêu ấy Ngài đã chết trên cây Thập Giá, ngay trong lúc hấp hối Người vẫn cầu xin tha thiết cùng Chúa Cha “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họkhông biết việc họlàm ”(Lc 23,34).
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Xin cho chúng vững tin vào lòng yêu thương vô cùng nhân hậu của Chúa, và đừng bao giờhồnghi tình yêu thương Chúa dành cho chúng con, đềrồi chúng con được ẫm trong vòng tay yêu thương của Chúa bởi xưa Chúa đã nói với các tông đồtrong Bữa Tiệc Li: “Lòng các con đừng bối rối. Hãy tin vào Thiên Chúa và hãy tin tưởng nơi Thầy. Trong nhà Cha thầy có nhiều chỗở”(Ga 14, 1-2).

91. Anh em còn nợ…- ĐỗLựcTuần qua, trước khi từgiã cõi đời, danh ca Luciano Pavarotti đã thoải mái nói: Thượng đếvà tôi không còn mắc nợgì nhau. Ông đã mắc nợgì, nếu không phải là món nợtình yêu, yêu đời yêu Trời. Nhưng món nợtình yêu ai có thểtrảxong?
Càng suy nghĩ, càng không thểhiểu nổi bản chất vô cùng sâu xa của tình yêu. Rất may, qua Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải phần nào bản chất tình yêu cao cảđó.
TỪVỰC THẲM
Các dụngôn trong chương Lc 15 thườngđược gọi là “Tin Mừng trong Tin Mừng.” Chương 15 tóm tắt sứđiệp Luca vềsựtha thứvà thống hối. Những chủđềnày thường hay xuất hiện trong Luca hơn các Tin Mừng khác: ông Dacaria tiên báo Chúa sẽđem lại ơn tha tội (1:77), và lúc bắt đầu sứvụcảông Gioan lẫn Chúa Giêsu đều loan báo ơn tha thứvà sám hối. Lần cuối cùng Chúa sai các môn đệđi rao giảng sựthống hối và ơn tha thứcho mọi dân tộc (24:47). Chủđềsám hối sẽtrởlại trong các bài giảng ởCông vụTông đồvà xác định rõ phương hướng hoạtđộng trong cuộc đời thánh Phaolô (Cv 26:17-19).
Trong Kinh thánh, sám hối có một ý nghĩa rất phong phú. Tiếng Do thái teshubah nhắc đến việc sám hối cá nhân vì nghiệm thấy Thiên Chúa là Đấng từnhân và đầy cảm thông.” (Tv 51) Tiếng Hy lạp, metanoia gợi nhớ“việc tưởng niệm và canh tân.” Việc “sám hối”ấy dẫn tới việc tha thứtội lỗi, giải thoát khỏi tù đầy và bãi bỏhình phạt. Sám hối không phải là leo lên tới Thiên Chúa qua những nấc thang sầuđau và hối hận, nhưng là khám phá niềm vui qua việc tìm kiếm Thiên Chúa. Đức Giêsu tìm cách hiệp thông và kết bạn, rồi mới tới sám hối, kinh nghiệm vềmột Thiên Chúa tình yêu.
Chỉcó Thiên Chúa mới có thểmởrộng con tim, đem lại niềm vui lớn lao cho con người.Đức Giêsu đã diễn tảniềm vui đó qua những chia sẻrộn ràng của người chăn chiên sau khi tìm thấy con chiên lạc, của người phụnữsau khi kiếm lạiđược đồng bạc. Bữa tiệc sau đó phản ánh tiệc lớn trên thiên quốc, bữa tiệcđem lại “niềm vui lớn lao trên thiên quốc vì một người tội lỗiăn năn trởlại thì hơn chín mươi chín người công chính không cần sám hối ăn năn.” (Lc 15:7)
Theo dõi bước chân người con thứtrởvềnhà cha, chúng ta có thểhiểu phần nào ý nghĩa đích thực của việc sám hối. Người con thứra đi mang theo phần gia sản: “Những gì của cha là của con.” Khi anh ta trởvề, người cha sẽnói cùng một câu nhưthếvới người anh cả, nhưng không theo cách chiếm hữu, mà theo nghĩa chia sẻvà tặng dữ. Người con thứmuốn sống tách biệt đểcó của riêng. Khi lìa bỏnhà cha ra đi, anh ta muốn tựmình làm chủchính mình và của cải mình. “Của cải mà người con thứphung phí có nghĩa là ‘bản tính’ trong ngữvựng triết học Hy lạp. Chính người con hoang đàng đã tiêu tán hết “bản tính của mình’” (1) Với thời gian, anh nhận thấy những gì anh tưởng là của riêng, đã bịcuộc đời “vét sạch.” Chẳng mấy chốc, anh nhẵn túi, mất cảtưcách làm người. Anh đãđánh mất tất cảphẩm giá của mình. Từphẩm giá làm con với đầyđủquyền tựdo, anh mơước làm thân nô lệ.
Từđáy vực khốn cùng, từchỗyếu đuối sâu thẳm nhất, anh đã hướng nhìn vềngười cha. Ai cho tôi một chút vinh dự, một chút tình yêu? Những vết thương lòng rỉmáu. Tôi đang sa lầy giữa cảnh lạnh lùng. Tôi sẽđưa tay vềhướngđâu? Chung quanh bầu bạn chỉlà sựtrống vắng. Tôi xao xuyến lo âu. Phải chăng chưa bao giờtôi hiểu nổi tình yêu?
Sau khi đã phá tán hết tài sản, người con thứquyếtđịnh trởvề. Nhưng anh sợkhông biết còn mặt mũi nào gặp lại người cũcảnh xưa không. Có thểmình còn là mình nhưtrước khi ra đi chăng? Anh rất muốn nhưng vẫn “lưỡng lự,” dù “nhà cha” anh đã từng cưngụxưa kia. Thếnhưng, từtận cùng bằng số, trái tim anh nhớlại niềm hy vọng tràn đầy tình yêu “Tại nhà cha tôi…” (Lc 15:17) Chỉcòn lại một mình cha tôi mà thôi!
Anh mơtưởng “cảnh tượng” lúc trởvề, nhẩm đi nhắc lại điều anh có thểnói trong hoàn cảnh mình. Anh không dám mường tượng lúc trởvềlại được sống trong tình yêu anhđã phá vỡbằng chính tính sởhữu ích kỷcủa mình. Anh chỉcòn hy vọng trởvềđểkiếm miếngăn chỗởlây lất qua ngày giữa những người làm công … Anh không còn đángđược nhận làm con nữa. Khi người con đi kiếm thức ăn, thì người cha đưa cho anh một thức ăn khác đểanh sống mà vẫn còn là con, ngay cảkhi người con chỉcó thểtưởng tượng cha vẫn hoàn toàn là cha. Khi người con đi kiếm một chỗở, người cha ban lại cho anh một chỗkhác, chỗvẫn là của anh, ngay cảkhi anh vắng nhà. Anh vẫn là trung tâm điểm của tình yêu gia đình. Tình yêu là phần tài sản thừa kếkhông biến mất. Những thứthừa kếkhác anh xài tan hoang rồi.
Cha anh đã không nói gì. Thay vì trảlời, ông đưa vòng tay ôm cứng lấy anh. Vòng tay đã ngăn không cho anh thực hiện điều anh yêu cầu. Người cha đã cắt ngang, ngay khi mới nghe lời con nói. Ông làm cho anh khám phá thấy điều quý giá nhất anh đã bỏquên lúc ra đi. Niềm vui đột nhiên bùng vỡ: “Con ta đã sống lại.” Tất cảđã biến tan nơi phương xa: sựgiàu có, ảo tưởng, phẩm giá … Giấc mơcuối cùng chỉcòn là “đậu muồng heo ăn.” Nhưng tình yêu không bao giờtan biến (1Cr 13.8).
Tình yêu muôn đời vẫn là một mầu nhiệm khôn dò. Qua một vài dụngôn Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu giúp chúng ta khám phá phần nào mầu nhiệmđó. Dụngôn dài nhất thường được gọi là “người con phung phá.” Nhưng dưới cái nhìn tích cực hơn, đó là “dụngôn người cha nhân hậu.”
ĐGH Bênêđictô XVI lại thấy đó là dụngôn vềhai anh em. Cái nhìn khá sát thực, vì rõ ràng hai anh em tượng trưng hai nhóm người. Nhóm thứnhất gồm những thu thuếvà tội lỗi. Nhóm thứhai gồm Pharisêu và các ký lục. (2)
Tình yêu thân phụđã trảlại tất cảnhững gì người con thứđã đánh mất. Món nợtình yêu người anh cảmuôn đời còn mắc nợngười em thứ, vì đã không đủbao dung đểthông cảm và chia sẻvới em. Mãi tới bây giờ, nhìn lại quãng đời đã qua, người anh cảđã than thở: “Anh còn nợem …” Đúng nhưthánh Phaolô quảquyết: “Anh em đừng mắc nợgì ai, ngoài món nợtình yêu.” (Rm 13:8)
Tình yêu là sức mạnh lôi kéo người con hoang đàng. Nhưng tình yêu lại trởthành cung đàn lạc điệuđối với những ai đang mải mê tìm kiếm chính mình.
Tuy không bỏnhà ra đi nhưem, người anh cảđã tựtách lìa cha quá xa. Anh còn ởlại nhà. Thếthôi. Anh tựcho mình là một người đầy tớ, chứkhông phải là một người thân thuộc trong gia đình. Đàng khác, anh đã trách móc người cha vềngười em thứ: “Còn thằng con của cha đó!” Nhưng người cha mời anh vào đểgặp gỡvà nối lại tình yêu trong gia đình: “Con, con cha … em con … tất cảnhững gì của cha là của con.” Đứa con cha đã mất là em con và là con cha. Nó phải được con yêu mến, chia sẻniềm vui, và chấp nhận. Cảcon nữa, hãy mởrộng vòng tay. Cha là cha của hai đứa chúng con.
TÌNH YÊU VÀ NHÂN PHẨM
Chính tình yêu phục hồi nhân phẩm. Người cha là một chứng từđiển hình. Người cha đã phục hồi phẩm giá hoàn toàn cho người con thứ. Ngược lại, phản chứng chính là người anh cả. Muôn đời anh không thểtrảmón nợtình yêu cho em! Chẳng bao giờanh có thểphục hồi phẩm giá người em. Từđó tình anh em tan biến. Con người sống bên nhau nhưgỗđá, đồvật hay máy móc mà thôi. Tội lỗi từđó phát sinh. Con người đánh mất khảnăng sáng tạo và tái tạo nhưThiên Chúa.
Trái lại, Thiên Chúa trung tín không ngừng tái tạo những gì Người thương mến. Chúng ta đang tìm kiếm sựtuyệt đối trong cuộc đời. Nhưng chúng ta đãđi vào ngõ cụt. Thật khó lùi vềđường xưa đểtìm lại sựsống đã đánh mất! Con người từchối yêu thương chân thành. Tội lỗi khép kín tâm hồn và dẫnđến bếtắc trong tương quan với tha nhân. Bởiđó, không thểchấp nhận nổi thái độcủa người anh cả.
Phẩm giá người anh cảtrởthành một vấn đề, vì tương quan xã hộiđã tan biến sau thái độcứng cỏi của anh. Quảthực, “tất cảmọi giá trịxã hội vốn gắn liền với nhân phẩm và làm cho nhân phẩm phát triểnđích thực. Chủyếu những giá trịnày là: chân lý, tựdo, công lý, tình yêu. Đem ra thực hành những giá trịấy là con đường chắc chắn và cần thiết đểlàm cho con người hoàn hảo và ngày càng hiện hữu nhưmột con người có tính xã hội hơn.” (3) Người anh cảđã không thấy được tất cảgiá trịlớn lao đó nơi em mình, nên đã không thểhành động nhưthân phụ. Anh tưởng khi không trảlại phẩm giá cho em, mình sẽđược hưởng trọn vẹn gia tài và tăng thêm phẩm giá của mình. Ai dè, chính phẩm giá anh cũng bịsút giảm hẳn trước mặt thân phụ.
Sựthật người anh cảtheo đuổi chính là lềluật và truyền thống gia đình. Nhưng anh quên mất một sựthật vô cùng to lớn đó là tình yêu. “Sống trong sựthật có một ý nghĩa đặc biệt trong tương quan xã hội. Thực vậy, khi con người sống chung với nhau trong một cộngđồng, xây dựng trên sựthật, thì cộng đồng sẽcó trật tựvà hiệu quả, và tương xứng với phẩm giá con người.” (4) Nếu người anh cảchỉmuốn xửlý với người em, chắc chắn sẽcó một khoảng cách rất lớn trong gia đình. Anh em không thểnhìn mặt nhau, dù sống trong cùng một hoàn cảnh. Tựbản chất, gia đình là một cộng đồng tình yêu. Nếu không có sựtha thứ, làm sao tình yêu có thểhiện hữu nhưmột nền tảng và lẽsống cho gia đình?
Nếu người anh cảđã tha thứcho người em, chắc chắn cảnh gia đình sẽvui tươi đầm ấm. Ai cũng tựdo đi lại và sinh hoạt trong gia đình mà không một chút mặc cảm. Công cuộc xây dựng gia đình sẽđạt hiệu quảtối đa. Một khi tìm lại phẩm giá, người em sẽthấy mình được mọi người tôn trọng, vì “tựdo là là dấu chỉphẩm vịtối cao của mỗi người.” (5) Phản ứng của người anh đã là một trởngại lớn nhất cho người em trên đường tìm vềphẩm vịtối cao đó. Ngược lại, người cha đã làm tất cảnhững gì cần thiết cho con thứtrởlại địa vịban đầu.
Giảsửngười cha cũng không tha thứcho người con hoang đàng, người con cảcũng không vì thếmà hưởngđược tựdo đích thực. Tuy lúc đó, một mình một cõi, nhưng anh cũng không thểđược thân phụvà mọi người kính trọng. Thực vậy, “giá trịcủa tựdo được quý trọng khi mỗi phần tửxã hội được phép chu toàn ơn gọi riêng của mình. Đàng khác, tựdo cũng là khảnăng tựtránh xa tất cảnhững gì có thểlàm cản trởsựphát triển cá nhân, gia đình hay xã hội. Tựdo trọn vẹn là khảnăng tựchiếm hữuđiều lợi ích đích thực, trong khung cảnh công ích của mọi người.” (6) Nhưthế, rõ ràng càng cốgắng ngăn cản người em chung hưởng gia sản thân phụ, người anh cảcàng tỏra ích kỷvà làm cho gia đình, nhất là thân phụ, mấtđi niềm vui lớn giữa cảnh gia đình phát triển và mọi người thăng tiến trong ơn gọi cá nhân.
Khi chối bỏnhân cách của người em, người anh cảđã vượt quá quyền hạn của mình và đối xửbất công với em. Thực vậy, “công lý là hành vi dựa trên ý muốn công nhận tha nhân nhưmột nhân vị.” (7) Khi không còn công lý, làm sao gia đình trên thuận dưới hòa? Bởi đó, khi không chấp nhận người em, không những người anh cảkhông có tấm lòng bao dung nhưthân phụ, nhưng còn thiếu hẳn ý chí đểsống theo công lý. Sống trong tình trạng bất công, tất nhiên con người sẽkhông tránh được cuộc tranh đấu đểgiành dựt quyền lợi.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn ý thức mình đang đóng vai trò người anh cảhay em thứtrong đại gia đình dân tộc Việt nam. Xin cho chúng con biết bao dung và tha thứđểtình yêu ngày càng trởthành sức mạnh giải thoát và nền tảng xây dựng dân tộc Việt nam chúng con. Amen.
------------------------------------------------------
1.ĐGH Bênêđictô XVI, Đức Giêsu Nadarét 2007:204.
2. ibid.
3. Tóm lược Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội 2005, số197.
4. Ibid., số198.
5. Ibid., số199.
6. Ibid, số200.
7. Ibid., số202.

92.Yêu thương, tha thứlà bản chất của Thiên Chúa(Suy niệm của Jos.Vinc. Ngọc Biển)
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe đâu đó những lời bàn tán: "tại sao Thiên Chúa không phạt nhãn tiền những kẻtội lỗi, kiêu căng, tựphụvà làm những chuyện gian ác! Thiên Chúa phải chăng dung túng cho những kẻbất lương, đểhọtha hồlộng hành và 'tác oai tác quái...?'" Khi có những suy nghĩnhưvậy, chúng ta quên mất mộtđiều căn bản vềThiên Chúa. Nếu Thiên Chúa làm những chuyện ngược lại với bản chất của Ngài, thì Ngài không còn là mình nữa, bởi vì "Thiên Chúa là Tình Yêu".
Phụng vụLời Chúa hôm nay trình bày cách tiệm tiến cho chúng ta thấy rất rõ vềlòng thương xót vô bờcủa Thiên Chúa qua các bài đọc.
1. Ý Nghĩa Lời Chúa
Khởiđi từbài đọc I: sách Xuất hành trình thuật cho chúng ta biết, sau khi rời khỏi Aicập, dân Do Thái là một toán người ô hợp, nên Thiên Chúa đã thiết lập Giao Ước với họđểcủng cốtrật tựcho dân. Chiếu theo nhữngđiều khoản trong quy định của luật Giao Ước, Thiên Chúa chọn dân Israel làm dân riêng của mình và dân chúng thì tôn thờThiên Chúa, trung thành với điều luật đãđược ký kết. Tuy nhiên, không lâu sau khi ký kết Giao Ước, dân đã bội thềvới Chúa, đã đúc và thờbò vàng là một thứngẫu tượng thay thếThiên Chúa. Tệhơn và xúc phạm đến Thiên Chúa cách nặng nềlà họđã coi bò vàng nhưlà Đấngđã giải thoát họra khỏi ách nô lệbên Aicập. Thiên Chúa nổi nóng và muốn diệt trừ, nhưng qua Môsê, ông đã xin Chúa tha thứcho dân, Ngài đã đồng ý và sẵn sàng tha, không còn có ý định tiêu diệt dân nữa.
Sang bài đọc II: thánh Phaolô nhắc lại cho ông Timôthê vềlòng thương xót mà Thiên Chúa đã ban cho ông. Nếu Chúa không tha thứ, thì ông không thểđược phần phúc biết và rao giảng vềĐức Kitô Giêsu, bởi chưng trước kia ông là một người phỉbáng danh Chúa nhưchính ông đã bộc lộ: "Người đã kểcha là người trung tín, khi đặt cha thi hành chức vụ: dù trước kia cha là kẻnói phạm thượng, bắtđạo và kiêu căng, nhưng cha đã được Thiên Chúa thương xót, vì cha vô tình làm những sựấy trong lúc cha chưa tin".
Đỉnh cao là bài Tin Mừng: bài Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu thường xuyên tiếp xúc với những người thu thuếvà những người tội lỗi, vì họrất thích nghe Ngài giảng. Thấy đượcđiều đó, những người Pharisiêu và những người Biệt Phái liền xầm xì với nhau, đồng thời bàn tán vềhành động của Đức Giêsu đang làm. Thấy vậy, Ngài mới kểcho họnghe một loạt dụngôn, nhằm giúp cho họnhận ra bản chất của Thiên Chúa.
Bắtđầu từdụngôn "chiên lạc": qua dụngôn này, Thiên Chúađược ví nhưngười mục tử, sẵn sàng bỏ99 con còn lạiđểđi tìm 1 con thất lạc. Con chiên lạc này mất vì lý do nào ta không biết, chỉbiết là nó đã tách ra khỏi đàn và biến mất khi chiều về. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thểhiểuđược rằng: nó đang trong hoàn cảnh cùng cực, lấm lem và đối diện với sựnguy hiểm vì không nhậnđược sựchăm sóc của chủnó cũng nhưkhông có sựbảo vệtập thể. Thấyđược nỗi sợhãi, bơvơ... của chiên bịlạc và với bản chất của người chủchiên tốt lành, ông đã lên đườngđi tìm. Nếu xét vềgóc độtoán học thì ông chủnày quảlà vô lý khi chấp nhận bỏlại 99 con đểchỉđi tìm 1 con bịlạc. Vô lý vì 1 so với 99 thì 1 không có ảnh hưởngđến kinh tếlà mấy. Mất 1 ông cũng không nghèo đi chút nào cả. Tuy nhiên, với ông thì sựgiàu nghèo thua thiệt vềsốlượng không quan trọng,điều quan trọng chính là mỗi một con chiên đều có giá trịtrước mặt ông, vì thếông không thểđểmất nó được. Một hành động hết sức gợi cảm, đó là ông chủtìm được rồi thì vác nó lên vai. Hành động vác trên vai thểhiện sựtrân trọng, yêu mến và nâng niu. Chấp nhận tha thứtất cảvà thểhiện tình thương trọn vẹn cho nó. Thiên Chúa là thếđó.
Tiếp theo là dụngôn "đồng bạc bịmất": 1 đồng bạcởđây chỉcó giá trịbằng một ngày công thời bấy giờ. Mất một đồng tức là bịmất một phần rất nhỏvềgiá trịvật chất. Nhưng lạkỳthay, khi mất mộtđồng nhưvậy, người đàn bà đã làm mọi cách đểtìm cho bằngđược đồng bạcđã mất. Nào là thắp đèn, quét nhà, moi móc, và khi tìm được rồi thì vui mừng mời hàng xóm láng giềngđến chung vui. Hành vi này của người đàn bà trong dụngôn lại trởnên khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì nhà của người Do Thái thờiđó rất thiếu ánh sáng, trật trội. Còn nền nhà thì làm bằngđất và được phủlên bằng những tấm liếp được đan bằng sậy và cành cây đã khô. Tìm mộtđồng bạc nhưvậy chẳng khác gì "mò kim đáy biển...". Tuy nhiên, bà vẫn cốtìm, khi tìm được, bà sẵn sàng mời mọi người đến chung vui. Tìm được một đồng, mà lại mời hàng xóm đến chung vui thì quảlà một người không biết tính toán. Nhưng không, bà nghĩđồng bạc tìm thấy là cái gì đó gắn liền với bà, nên tìm được rồi thì niềm vui nhân lên gấp nhiều lần chi phí phải trảđểmời bạn bè. Thiên Chúa là thếđó.
Cuối cùng là dụngôn "người con hoang đàng": với người Do Thái thì việc xin cha mẹchia gia tài cho mình lúc còn sống chính là một điều bất kính, chẳng khác gì mong cho cha mẹchết sớm. Dụngôn cho thấy, ông chủcó hai người con, và lẽdĩnhiên hai người con của ông chính là điểm tựa lúc vềgià. Ấy vậy mà người con thứđã ngạo ngược xin cha chia gia tài cho mình. Vì tình thương, và tôn trọng sựtựdo, người cha không nghĩgì cho mình, nên đã sẵn sàng chia gia tài theo ý con của mình xin. Có được tiền bạc trong tay, người con thứra đi,ăn chơi, đànđiếm và phung phí hết tiền bạc, kết cục bằng việc phảiđi làm mướn bằng nghềchăn nuôi heo. Đây là công việc mà người Do Thái cho là ghê tởm và đáng bịnguyền rủa, bởi vì loài heo là loài ô uếvà hình ảnh của Ma Quỷ. Sống trong tình trạng cơcực nhưvậy, nó mới hồi tâm và quyết định trởvềvới cha mình. Khi nó trởvề, người cha không hềoán trách tại sao mày ra nông nỗi này, hay tiền có còn hay hết, hoặc mày muốn đi thì cho đi luôn, đừng quay trởlại nữa. Không! Người cha đã trông mong nó trởvềtừlâu, ngày nó ra đi cũng là ngày người cha sống trong hy vọngđược gặp lại nó. Quảthật, khi nó quay về, ông vui mừng khôn siết, không cần suy nghĩgì cả, và việc đầu tiên ông làm là ôm hôn nó. Sau đó là phục hồi nhân phẩm cho đứa con tội nghiệp của mình. Nào là: xỏgiầy vào chân cậu, đây là dấu chỉcủa người được tựdo, không còn là nô lệcho ông chủnào đó mà con ông đã từng bịbắt phải chăn heo. Trao nhẫn vào tay cho cậu, hành vi này thểhiện sựphục hồi hoàn toàn nhân phẩm cho đứa con một thời dại dột. Và, cuối cùng, ông đã mởtiệc ăn mừng vì việc con ông trởvề. Sựtrởvềcủa người con thứđược ví như"đã mất mà nay tìm thấy, đã chết mà nay sống lại". Thiên Chúa là thếđó.
2. SứĐiệp Lời Chúa
Nhưvậy, qua các bài đọc hôm nay, phụng vụLời Chúa làm toát lên bản chất của Thiên Chúa, một vịThiên Chúa luôn yêu thương con người; Ngài là Đấng luôn luôn tha thứ, cảm thông và sẵn sàng chết cho người mình yêu. Thật vậy, bình thường, không một ai lại bất thường đếnđộbỏ99 con chiên đểđánh đổi 1 con; mất một đồng bạc lại tốn công hại sứcđểđi tìm và tìm được rồi lại mởtiệc khao xóm giềng chỉvì tìm được một đồng. Nhưng những điều xem ra nghịch lý đó được trởnên hợp lý khi chúng ta bước sang dụngôn thứba nói vềngười cha nhân hậu. Thật vậy, Thiên Chúa luôn luôn tha thứvà sẵn sàng chấp nhận tất cả, miễn là con người có sựtrởvềvà tỏlòng sám hối. Với Chúa, hình ảnh 1 con chiên và đồng bạc là một cái gì đó quý giá trước mặt Ngài, bởi vì mỗi người đều là một hữu thểduy nhất trước mặt Chúa, nên cầnđược Chúa yêu thương. Tấm lòng của Thiên Chúa là tấm lòng của một người cha nhân từ, tha thứ. Người Cha này không thểngủyên khi con của mình đang thiếu thốn tình thương,đang sống trong tình trạng nguy hiểm. Một người chủchiên không thểnào "bình chân nhưvại" khi biết trướcđược vận mệnh của con chiên đi lạc. Một người phụnữkhông thểnào chấp nhận mất đi cái mà mình luôn coi trọng vì nó gắn liền với cuộc sống của bà. Thiên Chúa là nhưthếđó. Ngài đã yêu là yêu đến cùng. Thật vậy, tận cùng của tình yêu là yêu không giới hạn.
3. Sống Lời Chúa Trong Cuộc Sống Hôm Nay
Chúng ta thật hạnh phúc vì có một vịThiên Chúa giàu lòng xót thương, một vịThiên Chúa luôn đồng hành, tha thứvà xóa bỏhết những tội lỗi cho chúng ta cho dù tội của chúng ta có nặng tới đâu: "dù tội con có đỏnhưson, Ta cũng làm cho trởnên trắng nhưtuyết. Có thẫm tựa vải điều, Ta cũng làm nên trắng nhưbông". Vì thế, noi gương Chúa, chúng ta cần phải có thái độtha thứvà nhận địnhđúng vềngười anh chịem của chúng ta. Không ai là xấu hết, cũng nhưkhông ai là tốt hết. Đã là con người, ai cũng có những sựbất toàn của mình. Thái độcủa chúng ta đôi khi cũng giống nhưnhững người Biệt Phái và Kinh Sưkhi xưa là tìm cách bắt bẻanh chịem mình để"bới lông tìm vết" và vạch trần những tội lỗi của anh chịem. Đôi khi lại còn thích thú khi thấy người khác sa ngã, vì đây là cơhộiđểmình lên mặt dạyđời, hay có những khi tỏvẻnhân từđểsửa lỗi cho anh chịem mà lại vô tình đẩy anh chịem chúng ta vào chỗchết.
Thật vậy, Lời Chúa ngày hôm nay dạy cho chúng ta phải có lòng nhân từđích thực nhưThiên Chúa, phải vui mừng vì thấy người anh chịem chúng ta sám hối trởvề, đừng bao giờvội kết luận người khác là "đồbỏ". Muốn làm được điềuđó, thiết nghĩmỗi chúng ta cũng cần nhận ra mình là kẻtội lỗi và đã được Chúa yêu thương. Biết bao lần nếu Chúa không cho chúng ta có cơhội đểlàm lại thì ta đã mất ơn nghĩa với Chúa từlâu rồi. Trong kinh Vực Sâu có viết: "Nếu Chúa chấp tội thì nào ai rỗi được".
Thật vậy, trước mặt Chúa, chúng ta phải thành thật mà thú nhận rằng: đôi khi chúng ta không phải là đứa con đi hoang, ra khỏi nhà đểsống một cuộc sống trụy lạc nhưngười con thứ, song nhiều lúc, chúng ta lạiđi hoang trong cõi lòng. Môi miệng thì đọc kinh, hằng ngày vẫnđi lễ, nhưng hành động và thái độyêu thương lại quá xa vời hay hời hợt với tinh thần của Chúa. Có những người nói là con chiên ngoan đạo, nhưng không thểhướng một ánh mắt thân thiện, một nụcười cởi mở, một cái bắt tay chân tình với những người mà ta không ưa. Nhưvậy, chúng ta chính là những ngườiđang đi hoang, lạcđàn vềtâm linh nhưngười con cả. Ởtrong nhà cha mà bấy lâu anh ta cứtưởng mình nhưngười làm công cho cha mà thôi, và tệhơn nữa là có những hành xửthiếu tình gia đình với em của mình.
Nhưvậy, nếu Thiên Chúa đã tỏlòng nhân hậu với chúng ta, mặc dù chúng ta đáng tội chết, thì đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải yêu thương và sẵn lòng tha thứcho những người xúc phạm đến ta. Kinh nghiệm cho thấy, chúng ta không thểtha thứđược cho người khác là vì chúng ta luôn nghĩmình tốt lành hơn họ. Nhưng trong thực tế, đôi khi tội của ta còn nặng hơn gấp bội lỗi của anh chịta, chỉcó điều tội của ta thì không ai biết nên ta dễdàng vênh vang và tựphụ, nhưng Chúa biết cả. Bao lâu chúng ta nghĩmình cũng là người yếu đuối và đã được Thiên Chúa yêu thương thì chúng ta cũng cần tha thứcho nhau nhưChúa đã tha thứcho chúng ta.
Lạy Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin tha thứcho những thiếu xót của chúng con; đồng thời xin ban cho mỗi chúng con cũng có một trái tim, ánh mắt nhân từnhưChúa, đểchúng con sẵn sàng tha thứcho người khác khi họxúc phạm và có lỗi với chúng con. Amen.

93. Dụngôn – Lm. VũĐình TườngDụngôn trong Kinh Thánh diễn tảtình yêu vô bờbến của Thiên Chúa với nhân loại và lòng tha thứvô biên vượt khỏi sựmong đợi của phạm nhân. Mục đích chính của dụngôn hướng dẫn ta vềmầu nhiệm nước trời.
Dụngôn mặc dù có nhiều điểm tương tựnhưchuyện ngụngôn vì cảhai đều nhắm đến mục đích hướng dẫn cách sống, cách xửthếcủa con người nhưng ngụngôn hoàn toàn khác với dụngôn. Điểm khác biệt chính trong chuyện ngụngôn là dùng hình ảnh động vật, cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên trong chuyện đểgiải thích, hướng dẫn vềđạo đức trong cuộc sống trong khi dụngôn trong Kinh Thánh nhân vật chính là tình yêuThiên Chúa và lòng xót thương của Ngài đối với con người.
Dụngôn thường có rất ít chi tiết trong chuyện. Nếu nhắcđến chi tiết thì mỗi chi tiết dù nhẹnhàng, nhỏđến đâu chúng đều có ý nghĩa riêng của nó. Dụngôn cũng không nhắc đến nơi chốn cốđịnh, rõ ràng và thời gian. Chi tiết trong dụngôn rất thực với thực tếcuộc sống và hiện thực trong xã hội loài người vì thếdụngôn bất biến với thời gian và văn hoá. Chính điểm này biến dụngôn thành bất biến với thời gian. Có thểáp dụng dụngôn thích hợp cho cuộc sống trong mọi thờiđại và mọi hoàn cảnh với phong tục tập quán khác nhau.
Cấu tạo của dụngôn thường có ba phần. Trước hết là khung cảnh của dụngôn. Sau đó là hành động hoặc tâm tình của nhân vật và thứba là kết quảngạc nhiên, bất ngờxảy đển ngoài sựtiên đoán, mong đợi của ngườiđọc. Tâm tình của nhân vật trong dụngôn thường liên quan đến quyết định khó khăn, nhức nhối thuộc vềđạo đức, nhân cách và công bằng xã hội. Nói tóm gọn là vấn đềtình yêu. Nhân vật trong dụngôn không hài lòng với cuộc sống hiện tại và tìm cách giải phóng mình khỏi ràng buộc hiện tại. Kết quảlà sau giải phóng là đau khổdồn dập. Trởthành nạn nhân, tối tăm mặt mày vì điều mình mơtưởng. Dụngôn một mặt có ý nghĩa trong sáng dễnhận biết điều dụngôn muốn nhắcđến. Mặt khác, chiều sâu tâm linh của dụngôn rất khó nhận biết. Khó khăn này gây nên bởi nhiều iếu tốkhác nhau. Thứnhất dụngôn thường dủng hình ảnh đơn giản thực tế, so sánh, giải thích những vấn đềphức tạp. Thứhai dụngôn dùng hình ảnh cụthểdẫn dắt người đọcđến hình ảnh trìu tượng mà hình ảnh cụthểkhông thểgiải thích rõ. Thứba dụngôn thường có những biến chuyển đột ngột, bất ngờ, xa lạngườiđọc cảm thấy bất thường và nếu suy nghĩthấy không ăn khớp với cách suy nghĩbình thường của đại chúng. Thứtưdụngôn thường đượcđọc đi đọc lại hàng năm nên người nghe không chú tâm vào dụngôn và bỏqua chi tiết. Chi tiết đã hiếm lại trởnên hiếm hơn nếu không chủtâm lắng nghe. Thứnăm phong tục, tập quán dùng trong dụngôn xa lạvới người nghe. Điều này khiến người nghe khó hình dung ra quang cảnh trong đầu hay tạo mối liên hệliên quan đến cốt lõi dụngôn. Cuối cùng lí do quan trọng nhất là chính Đức Kitô chủtrương có dụngôn giúp ta hiểu rõ ràng, cũng có dụngôn ta cần phải suy niệm trong lòng, mởrộng tâm hồn tìm hiểu mới có thểhiểuđược. Điều này tìm thấy trong những đối thoại giữa Đức Kitô và các môn đệ.
Các môn đểhỏi sao Thầy lại dậy họbằng dụngôn và Đức Kitô trảlời.Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước trời, còn họthì không.... Bởi thếThầy dùng dụngôn mà nói với họ, là vì họnhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. Mat 13,10-13
Đức Kitô hỏi các môn đệ: Anh em có hiểu tất cảnhững điều ấy không? Họđáp: Thưa hiểu Mat 13,51
Một nơi khác Đức Kitô nói với các ông: Anh em không hiểu dụngôn này thì làm sao hiểu tất cảcác dụngôn? Macô 4,13
Người dùng nhiều dụngôn tương tựmà rao giảng lời cho họ, tuỳtheo mức họcó thểnghe. Người không bao giờrao giảng cho họmà không dùng dụngôn. Nhưng khi chỉcó thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. Mk 4,33-35.
Xinơn cẩn trọng khi dùng Kinh Thánh biện hộtrong giao tếhàng ngày.
 

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...