12/05/2015
25184
I. Quá trình hình thành
1.    Phạm vi toàn cầu

Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin được thành lập vào năm 1542 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô III Farnese (Hiến pháp Licet ab initio, ngày 21 tháng 7) với tên gọi "Thánh Bộ Roma và Toà án Dị giáo phổ quát". Mục đích của Thánh Bộ là giám sát về các vấn đề của đức tin và để bảo vệ Giáo Hội khỏi dị giáo. Đây là một trong những Thánh Bộ lâu đời nhất trong các Bộ của Giáo triều Rôma, trước khi cải cách cùng lúc và thiết lập 14 Bộ khác, được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Sixtus V (Hiến pháp In Mensa Aeterni Dei, ngày 22 tháng một năm 1588).
Tiếp theo việc cải cách và mở rộng các thẩm quyền, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô X đã thay đổi tên của Bộ của "Thánh Bộ của Ủy Ban Thánh" (hiến pháp Sapienti consilio, ngày 29 tháng 06 năm 1908 ). 
Năm 1917, Đức Giáo Hoàng Benedicto XV, trong việc bãi bỏ Thánh Bộ bởi việc cải cách Indice dei Libri Proibiti, trao thẩm quyền cho Bộ của chúng tôi. 
Cuối cùng, trước các kết luận của Công đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI xác định lại các quyền hạn và cơ cấu của Bộ và ngài đã thay đổi tên như hiện nay (Tự sắc Integrae servandae, ngày 07 Tháng 12 năm 1965). Ngày nay, theo điều 48 của Tông Hiến trên Curia Romana Pastor bonus, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1988, “nhiệm vụ đặc thù của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là thúc đẩy và bảo vệ giáo thuyết đức tin và phong hóa trong thế giới Công giáo: vì lẽ đó trong thẩm quyền của mình tất cả mọi thứ mà trong bất kỳ cách nào có liên quan đến vấn đề này". 
Theo sau việc cải cách này, ngày 29 tháng 06 năm 1997, Agendi ratio in doctrinarum esamine mới đã được chuẩn y. Về những vấn đề đòi hỏi Bộ tiến hành cũng như Tòa án: "xét xử các tội nghịch lại đức tin, luân lý và việc cử hành các bí tích" (điều 52). Sau đó, với Tự Sắc Sacramentorum sanctitatis tutela ngày 30 tháng 04 năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành quy định mới về thủ tục liên quan đến tội phạm nghiêm trọng nhất định thuộc thẩm quyền độc quyền của Giáo Hội. 
Một ấn bản mới (Editio Typica) của quy định này được ban hành bởi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào ngày 21 tháng 05 năm 2010.
2.    Phạm vi Giáo hội tại Việt Nam:
Ủy ban Giáo lý đức tin là tổ chức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. HĐGMVN đã quyết định thành lập ủy ban này để cổ vũ công lý và hòa bình tại Việt Nam theo đường hướng của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu. Hiện nay Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm được bầu chọn làm chủ tịch của ủy ban này.
3.    Phạm vi giáo phận Xuân Lộc
Ủy ban Giáo Lý Đức Tin giáo phận Xuân Lộc được thành lập vào năm 2004, bởi Đức cố Giám mục Phaolô Maria.

II. Mục đích: 
a)    “Nhiệm vụ đặc thù của ủy ban Giáo Lý Đức Tin là thúc đẩy và bảo vệ giáo thuyết đức tin, phong hóa trong phạm vi Công giáo” (Curia Romana Pastor bonus , 48). Theo sự xem xét các lãnh vực riêng thuộc thẩm quyền của mình, ủy ban GLĐT có trách nhiệm về 3 phương diện: học thuyết, kỷ luật và những vấn đề hôn nhân.

* Học thuyết: Những vấn đề có liên quan đến việc thúc đẩy giáo thuyết đức tin và luân lý. Mục tiêu:
-    Giám sát việc chuẩn bị các tài liệu về giáo thuyết;
-    Can thiệp vào các lập trường không phù hợp với giáo huấn của Huấn Quyền;
-    Thẩm định các văn bản và quan điểm có vẻ như là trái với đức tin chân thật;
-    Xem xét dưới khía cạnh giáo thuyết các tài liệu của các Ủy ban  khác;
-    Đánh giá các yêu cầu "Nihil Obstat" cho các loại văn bản khác nhau.

* Kỷ luật: Xem xét các vấn đề không phù hợp với đức tin, luân lý công giáo và việc cử hành các bí tích:
    - Các trường hợp giả - thần bí của các cuộc hiện ra, những thị kiến và thông điệp do nguồn gốc siêu nhiên, thuật thông linh, ma thuật và mại thánh.
    - Sự gia nhập vào chức tư tế của các cựu chức sắc không Công giáo; những miễn trừ do những bất thường và trở ngại đối với chức thánh; phục hồi chức năng Thánh chức; việc giải trừ các vạ tuyệt thông dành cho Tòa Thánh.
    - Các yêu cầu “Nihil Obstat” cho việc thành lập hay phát triển của Tu hội đời sống thánh hiến, các Đoàn thể đời sống Tông Đồ, cho các loại bổ nhiệm và vinh danh khác.

* Hôn nhân: Thẩm định các vấn đề liên quan đến các “đặc ân đức tin”. Quan tâm đến những nguyên nhân tiêu hôn của hôn nhân "in favorem fidei" (đặc ân đức tin) và các khía cạnh khác của ràng buộc hôn nhân liên quan đến tính hợp lệ của Bí Tích.

b)    Ủy ban cũng có trách nhiệm thúc đẩy “việc tổ chức hội thảo hoặc hội nghị chuyên đề về các vấn đề liên quan đến giáo thuyết" (Regolamento proprio, art. 76), và các sáng kiến có lợi cho sự truyền bá học thuyết tinh ròng của Giáo Hội và bảo vệ những điểm của truyền thống Kitô giáo và của Huấn Quyền nhằm “nâng cao sự hiểu biết về đức tin, trong ánh sáng của đức tin chúng ta trả lời cho những vấn đề mới phát sinh từ sự tiến bộ của khoa học và nền văn minh, " (Pastor bonus, art. 49). 

III. Cơ cấu tổ chức: 
1.    Trưởng ban: Cha Phaolô Nguyễn Văn Đông
2.    Phó ban: Cha Phêrô Nguyễn Thanh Sơn
3.    Ủy ban (GLĐT) được hỗ trợ bởi Ban cố vấn gồm các Cha giáo sư Đại chủng viện, các chuyên viên thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...