Tiếng nhạc “Christmas dance” từ chiếc điện thoại di động khiến An tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Đây là tiếng nhạc được cài đặt để báo thức hàng ngày lúc bốn rưỡi sáng. Ngoài trời đang mưa lắc rắc. Cơn mưa nhẹ buổi sớm và không khí yên tĩnh trong phòng mang đến một nỗi buồn dìu dịu.
Hôm nay là ngày đầu tuần. Theo thói quen, An định ngồi dậy đọc kinh, nhưng vừa trở mình thì An cảm thấy đầu óc choáng váng, lưng đau ê ẩm, nhức nhối như nằm trên đống cây đầy nhánh nhọn. An lại đành nằm yên, lắng nghe, hồi tưởng.
Tai nạn bất ngờ quá! Tối thứ Bảy, trên đường đi lễ, ngay khúc đường quanh, đèn đường chưa mở, An đã gặp rủi ro. Một thanh niên đi xe máy phân khối lớn từ phía sau phóng vụt tới, tay lái của xe hắn móc vào ghi-đông xe đạp của An khi cô đang chạy sát lề đường. An chỉ kịp thấy chiếc xe của mình nhào về phía trước. An bị bật ngược lại phía sau, đầu và lưng đập mạnh xuống đường. Hình như có người nâng An lên. Có cả tiếng người xôn xao, lo lắng, gấp gáp, rồi im lặng.
Hôm nay là ngày đầu tuần. Theo thói quen, An định ngồi dậy đọc kinh, nhưng vừa trở mình thì An cảm thấy đầu óc choáng váng, lưng đau ê ẩm, nhức nhối như nằm trên đống cây đầy nhánh nhọn. An lại đành nằm yên, lắng nghe, hồi tưởng.
Tai nạn bất ngờ quá! Tối thứ Bảy, trên đường đi lễ, ngay khúc đường quanh, đèn đường chưa mở, An đã gặp rủi ro. Một thanh niên đi xe máy phân khối lớn từ phía sau phóng vụt tới, tay lái của xe hắn móc vào ghi-đông xe đạp của An khi cô đang chạy sát lề đường. An chỉ kịp thấy chiếc xe của mình nhào về phía trước. An bị bật ngược lại phía sau, đầu và lưng đập mạnh xuống đường. Hình như có người nâng An lên. Có cả tiếng người xôn xao, lo lắng, gấp gáp, rồi im lặng.
Cám ơn Chúa, tai nạn chỉ nhẹ thôi! Bệnh viện huyện lại có nhiều bác sĩ, y tá là người quen hoặc học trò nên An được cấp cứu, được chăm sóc ưu tiên hơn. Suốt ngày Chủ nhật hôm qua, nhiều đồng nghiệp, người thân đã đến thăm khiến An thật cảm động.
Kết quả chụp „xi-ti” cho thấy não không bị tổn thương, kết quả chụp phim X-quang vùng lưng cho thấy xương trong giới hạn bình thường. Hôm qua, sau khi biết những kết quả ấy, An không muốn phiền hà người thân ở lại đêm túc trực bên mình nữa. Một mình An nằm lại bệnh viện đợi sáng nay thứ Hai, bác sĩ cho làm thủ tục xuất viện là được rồi. Thế nhưng, khi nhìn quanh phòng, thấy người bệnh nào cũng có thân nhân, An bỗng thấy chạnh lòng.
Giờ này hẳn là Cha phó đang dâng thánh lễ đầu tuần. Nếu Cha xứ hoặc cha phó biết tin An gặp tai nạn, thể nào các cha sẽ gọi điện thoại hỏi thăm, như vẫn thường thăm hỏi mỗi khi biết có con chiên đau ốm hay gặp cảnh ngộ. Nghe một lời an ủi của Cha xứ, nhìn ánh mắt vui tươi đầy khích lệ của Cha phó, chắc hẳn An sẽ quên ngay đi cơn đau đang hành hạ. Nhưng An chẳng muốn các Cha biết. Cha phó đang quá bận rộn với công việc của giáo xứ chính và giáo xứ kiêm nhiệm. Cha xứ giờ này đang ở Mỹ rồi.
Trước khi đi nước ngoài, Cha xứ đưa cho An mượn một bộ sách và dặn dò: “Cô giáo đọc kỹ bộ sách “Đất mới” này nhé! Sách do Đức Cha giáo phận viết đấy! Hay lắm!”. An đã đọc bộ sách hai lần. Sách hay thật! Cốt truyện cảm động quá. Hình ảnh Cha Phương Toàn trong tác phẩm đúng là một tấm gương mẫu mực cho những linh mục ở những miền đất mới.
Kết quả chụp „xi-ti” cho thấy não không bị tổn thương, kết quả chụp phim X-quang vùng lưng cho thấy xương trong giới hạn bình thường. Hôm qua, sau khi biết những kết quả ấy, An không muốn phiền hà người thân ở lại đêm túc trực bên mình nữa. Một mình An nằm lại bệnh viện đợi sáng nay thứ Hai, bác sĩ cho làm thủ tục xuất viện là được rồi. Thế nhưng, khi nhìn quanh phòng, thấy người bệnh nào cũng có thân nhân, An bỗng thấy chạnh lòng.
Giờ này hẳn là Cha phó đang dâng thánh lễ đầu tuần. Nếu Cha xứ hoặc cha phó biết tin An gặp tai nạn, thể nào các cha sẽ gọi điện thoại hỏi thăm, như vẫn thường thăm hỏi mỗi khi biết có con chiên đau ốm hay gặp cảnh ngộ. Nghe một lời an ủi của Cha xứ, nhìn ánh mắt vui tươi đầy khích lệ của Cha phó, chắc hẳn An sẽ quên ngay đi cơn đau đang hành hạ. Nhưng An chẳng muốn các Cha biết. Cha phó đang quá bận rộn với công việc của giáo xứ chính và giáo xứ kiêm nhiệm. Cha xứ giờ này đang ở Mỹ rồi.
Trước khi đi nước ngoài, Cha xứ đưa cho An mượn một bộ sách và dặn dò: “Cô giáo đọc kỹ bộ sách “Đất mới” này nhé! Sách do Đức Cha giáo phận viết đấy! Hay lắm!”. An đã đọc bộ sách hai lần. Sách hay thật! Cốt truyện cảm động quá. Hình ảnh Cha Phương Toàn trong tác phẩm đúng là một tấm gương mẫu mực cho những linh mục ở những miền đất mới.
Trải qua bao nhiêu khó khăn, cám dỗ, vẫn một lòng đi theo Chúa, xây dựng, mở rộng nước Chúa ở trần gian, đem niềm tin yêu, hy vọng, hạnh phúc đến cho mọi người. Chẳng trách Cha Phương Toàn được nhiều người yêu quý.
An nhớ đến cảnh Cha Phương Toàn hai lần vào bệnh viện huyện. Lần nào Cha cũng phải trải qua nhiều nỗi đắng cay, khốn khổ, chứ không được may mắn như mình. An thầm nghĩ. Thế rồi, tình thương, sự khoan dung đã chiến thắng mọi oán ghét, ngờ vực. An nhủ thầm: “Mình cứ sống tốt, làm việc thật tốt, tất cả những nghi ngờ sẽ qua thôi”.
***
An nhớ lại giấc mơ trưa hôm qua. Uống thuốc xong, An mở điện thoại di động nghe nhạc rồi chìm vào một giấc ngủ thật sâu. Những chi tiết từ bộ sách “Đất mới” mà An đã nhập tâm hiện lên thành một giấc mơ đẹp huyền hoặc
An thấy mình đến một nơi lạ lẫm. Một vùng đất xanh tươi, trù phú. Hai cô gái xinh xắn, duyên dáng ra đón An. An ngỡ ngàng nhận ra Mỹ Linh, Minh Nguyệt. Hai cô đưa An đến gặp Cha Phương Toàn. Thì ra An đã đến giáo xứ Tân Đức, đất mới Tân Hữu. An ở Tân Tường. Như có một sự đồng điệu, Tân Đức, Tân Hữu, Tân Thành, Tân Tường. Xứ nào cũng có chữ “Tân”, cũng có những điều mới lạ, tốt lành. Nhờ có các cha.
An đang vui vẻ đi theo hai cô gái, chợt khựng lại, lo lắng. Nghĩ đến nương rẫy mênh mang bụi đỏ. Nghĩ đến màu nước đục như nước gạo. Nghĩ đến cơn bệnh sốt rét rừng khủng khiếp. Như đọc được ý nghĩ của An, hai cô gái giục nhẹ: Chị đừng lo gì cả. Cứ đi tiếp đi. Những tai họa đã qua hết rồi mà!
An nhớ đến cảnh Cha Phương Toàn hai lần vào bệnh viện huyện. Lần nào Cha cũng phải trải qua nhiều nỗi đắng cay, khốn khổ, chứ không được may mắn như mình. An thầm nghĩ. Thế rồi, tình thương, sự khoan dung đã chiến thắng mọi oán ghét, ngờ vực. An nhủ thầm: “Mình cứ sống tốt, làm việc thật tốt, tất cả những nghi ngờ sẽ qua thôi”.
***
An nhớ lại giấc mơ trưa hôm qua. Uống thuốc xong, An mở điện thoại di động nghe nhạc rồi chìm vào một giấc ngủ thật sâu. Những chi tiết từ bộ sách “Đất mới” mà An đã nhập tâm hiện lên thành một giấc mơ đẹp huyền hoặc
An thấy mình đến một nơi lạ lẫm. Một vùng đất xanh tươi, trù phú. Hai cô gái xinh xắn, duyên dáng ra đón An. An ngỡ ngàng nhận ra Mỹ Linh, Minh Nguyệt. Hai cô đưa An đến gặp Cha Phương Toàn. Thì ra An đã đến giáo xứ Tân Đức, đất mới Tân Hữu. An ở Tân Tường. Như có một sự đồng điệu, Tân Đức, Tân Hữu, Tân Thành, Tân Tường. Xứ nào cũng có chữ “Tân”, cũng có những điều mới lạ, tốt lành. Nhờ có các cha.
An đang vui vẻ đi theo hai cô gái, chợt khựng lại, lo lắng. Nghĩ đến nương rẫy mênh mang bụi đỏ. Nghĩ đến màu nước đục như nước gạo. Nghĩ đến cơn bệnh sốt rét rừng khủng khiếp. Như đọc được ý nghĩ của An, hai cô gái giục nhẹ: Chị đừng lo gì cả. Cứ đi tiếp đi. Những tai họa đã qua hết rồi mà!
Đúng đó. Chị không nhớ sao? Hỏa hoạn, voi dữ, bão Ki- la...Tất cả đã qua rồi. Ý Chúa quan phòng nhiệm mầu. Sau thử thách là niềm vui. Sau ngờ vực là tin yêu. Bây giờ, chị nhìn kìa!An hướng mắt theo cái vẫy tay nhẹ như gió thoảng của hai cô gái. Một màu xanh mướt trải dài tít tắp của những cánh rừng bạt ngàn. Một màu sáng lấp lánh của dòng sông trong mát. Nhưng sao cảnh vật quen quá. Giống như những khu rừng cao su Nhơn Trạch đang mùa thay lá, lá nâu vàng rụng đầy lối đi, lá non đang trổ xanh biêng biếc. Giống như dòng sông Đồng Nai uốn mình phản chiếu ánh mặt trời.
An còn đang ngờ ngợ thì hai cô gái đã đưa An đến nhà xứ. An reo vui: “Ồ thánh đường cũng ở trên đồi. Nhà xứ khang trang quá. Khuôn viên đẹp quá!” Cha Phương Toàn và cha Minh Đăng cùng tiếp đón An: Chào cô giáo. Rất vui khi cô giáo đến thăm miền đất mới này!
An ngạc nhiên : Con chào hai Cha. Nhưng sao hai cha biết con là cô giáo?
An còn đang ngờ ngợ thì hai cô gái đã đưa An đến nhà xứ. An reo vui: “Ồ thánh đường cũng ở trên đồi. Nhà xứ khang trang quá. Khuôn viên đẹp quá!” Cha Phương Toàn và cha Minh Đăng cùng tiếp đón An: Chào cô giáo. Rất vui khi cô giáo đến thăm miền đất mới này!
An ngạc nhiên : Con chào hai Cha. Nhưng sao hai cha biết con là cô giáo?
Cha Minh Đăng mỉm cười: Vì cô giáo không chỉ dạy học, mà còn dạy Giáo lý dự tòng cho người ngoại đạo nữa. Đây là việc làm rất tốt, nên hai cha biết.
Cha Phương Toàn nhìn An thông cảm: Cha còn biết con đang gặp khó khăn, và con vừa bỏ cuộc, phải không ?An ngập ngừng: Vâng.
Cha Phương Toàn khích lệ: Con thấy đấy, làm việc gì cũng có khó khăn. Điều quan trọng là tinh thần của con người. Từ tay không, nơi những vùng đất nghèo cực, đầy những khó khăn sau chiến tranh, các cha xứ đã xây dựng nên những giáo đường, những cộng đồng dân Chúa, không phải bằng vàng bạc, châu báu, gỗ quý, đá hiếm như Salomon đã làm xưa, mà bằng tất cả những gì quý giá nhất mà mỗi giáo xứ có được, đáng quý nhất là những tấm lòng.Lời Cha Phương Toàn nhắc An nhớ cả một quá khứ khó khăn thời bao cấp. các cha xứ cũng hòa mình với đoàn chiên, lao động nặng nhọc, cũng bị nghi ngờ, đố kỵ. Nhưng các cha vẫn vững lòng tin vào Chúa để vượt qua mọi gian nan.
Cha Minh Đăng tiếp lời: Mỗi người đều có lý tưởng. Người theo Chúa phải phục vụ tha nhân. Một khi đã quyết định rồi thì phải dấn thân phục vụ trong mọi tình huống.Đúng rồi. Cha Phương Toàn đã từ chối hết những điều có lợi cho Cha để được sống trong tinh thần phục vụ. Từ chối không đi Mỹ cùng gia đình Mỹ Linh. Từ chối tình cảm thiết tha của Minh Nguyệt. Từ chối cuộc sống thảnh thơi ở Mỹ để trở về đồng cam cộng khổ với đoàn chiên cơ cực ở quê nhà. Đối với các cha xứ, dường như nếu phải lựa chọn giữa đường Thánh giá và sự sung sướng riêng tư, các ngài đều chọn con đường thập tự. Thế tại sao, An cứ lo cho sự an toàn cho bản thân, mà chối từ làm việc Tông đồ khi cha xứ tin tưởng giao việc cho An? An nhớ mấy câu văn hay trong sách “Đất mới” mà An đã ghi lại: “Chối từ một ân huệ, chối từ lòng tín nhiệm, chối từ tình yêu, quả là tàn nhẫn”, “Mỗi người Chúa ban cho một số vốn, điều cần là mình phải làm hết số vốn, hết công suất của mình” . Cha Phương Toàn tiếp tục động viên An: Người thương mình cũng nhiều mà kẻ ghét mình cũng không ít. Nhưng là con cái Chúa, con cái sự thật, con cái ánh sáng, ta không sợ bóng tối. Truyền giáo là bản chất của người Công giáo, không truyền giáo là đánh mất chính mình. Vì vậy, các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, và giáo dân, già trẻ lớn bé, đều phải làm việc truyền giáo...
Cha Minh Đăng tiếp lời: Mỗi người đều có lý tưởng. Người theo Chúa phải phục vụ tha nhân. Một khi đã quyết định rồi thì phải dấn thân phục vụ trong mọi tình huống.Đúng rồi. Cha Phương Toàn đã từ chối hết những điều có lợi cho Cha để được sống trong tinh thần phục vụ. Từ chối không đi Mỹ cùng gia đình Mỹ Linh. Từ chối tình cảm thiết tha của Minh Nguyệt. Từ chối cuộc sống thảnh thơi ở Mỹ để trở về đồng cam cộng khổ với đoàn chiên cơ cực ở quê nhà. Đối với các cha xứ, dường như nếu phải lựa chọn giữa đường Thánh giá và sự sung sướng riêng tư, các ngài đều chọn con đường thập tự. Thế tại sao, An cứ lo cho sự an toàn cho bản thân, mà chối từ làm việc Tông đồ khi cha xứ tin tưởng giao việc cho An? An nhớ mấy câu văn hay trong sách “Đất mới” mà An đã ghi lại: “Chối từ một ân huệ, chối từ lòng tín nhiệm, chối từ tình yêu, quả là tàn nhẫn”, “Mỗi người Chúa ban cho một số vốn, điều cần là mình phải làm hết số vốn, hết công suất của mình” . Cha Phương Toàn tiếp tục động viên An: Người thương mình cũng nhiều mà kẻ ghét mình cũng không ít. Nhưng là con cái Chúa, con cái sự thật, con cái ánh sáng, ta không sợ bóng tối. Truyền giáo là bản chất của người Công giáo, không truyền giáo là đánh mất chính mình. Vì vậy, các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, và giáo dân, già trẻ lớn bé, đều phải làm việc truyền giáo...
Cha Minh Đăng cũng cười với An: Con thấy đấy, chính cha cũng bị nghi ngờ. Tai sao lại có mặt ở đây, ở ấp Tân Hữu này, làm gì, liên lạc với ai...Rồi bị nghi ngờ tiếp tay cho bọn phản động, đồng lõa với việc phá rối trật tự an ninh. Cha Phương Toàn và cha đã phải chạm trán với những thử thách dồn dập. Cuối cùng, con thấy đấy, các cha đã làm cho Giáo phận mãi mãi là mùa xuân nẩy lộc của Thiên Chúa
An nghe lời hai cha nói, lòng bồi hồi. Đúng rồi, mình cứ thực hiện tốt công tác tông đồ, cùng với việc sống thật tốt trong cuộc đời, thương yêu học trò miền quê, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, thân thiện với mọi người chung quanh. Một chút men trong bột để khơi dậy niềm tin yêu hy vọng. Một ánh đèn thắp sáng thêm đức tin, đức cậy, đức ái. Thành ý của mình sẽ được đón nhận. Sợ gì những đố kỵ, nghi ngờ. Miễn là đừng để bị lợi dụng làm những việc trái ý Chúa.
An nhìn lại hai Cha với lòng biết ơn vì những cảm thông, chia sẻ. Nhưng thật kỳ lạ, không phải Cha Phương Toàn, cha Minh Đăng, mà là cha xứ và cha phó đang mỉm cười với An. Khuôn mặt rạng rỡ, hiền hậu của hai cha chợt như nhòe dần đi cùng với tiếng nhạc du dương, réo rắt bên tai. Giấc mơ thật đẹp. An mỉm cười khi nghĩ đến lúc hai người phụ nữ ấn tượng trong truyện “Đất mới‟ ra đón An. Cả Mỹ Linh và Minh Nguyệt đều có tình cảm thiết tha với Cha Phương Toàn, cuối cùng đều trở thành những cộng sự đắc lực của Cha, giúp Cha thực hiện mọi dự án tốt đẹp ở vùng Đất Mới.
An nghe lời hai cha nói, lòng bồi hồi. Đúng rồi, mình cứ thực hiện tốt công tác tông đồ, cùng với việc sống thật tốt trong cuộc đời, thương yêu học trò miền quê, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, thân thiện với mọi người chung quanh. Một chút men trong bột để khơi dậy niềm tin yêu hy vọng. Một ánh đèn thắp sáng thêm đức tin, đức cậy, đức ái. Thành ý của mình sẽ được đón nhận. Sợ gì những đố kỵ, nghi ngờ. Miễn là đừng để bị lợi dụng làm những việc trái ý Chúa.
An nhìn lại hai Cha với lòng biết ơn vì những cảm thông, chia sẻ. Nhưng thật kỳ lạ, không phải Cha Phương Toàn, cha Minh Đăng, mà là cha xứ và cha phó đang mỉm cười với An. Khuôn mặt rạng rỡ, hiền hậu của hai cha chợt như nhòe dần đi cùng với tiếng nhạc du dương, réo rắt bên tai. Giấc mơ thật đẹp. An mỉm cười khi nghĩ đến lúc hai người phụ nữ ấn tượng trong truyện “Đất mới‟ ra đón An. Cả Mỹ Linh và Minh Nguyệt đều có tình cảm thiết tha với Cha Phương Toàn, cuối cùng đều trở thành những cộng sự đắc lực của Cha, giúp Cha thực hiện mọi dự án tốt đẹp ở vùng Đất Mới.
Tình yêu giữa nữ giáo dân và Cha xứ không phải là một điều phi thực tế! Trước giải phóng, mới mười bốn mười lăm tuổi, học trung học ở Đà Lạt, An đã từng đọc cuốn “Tóc mây” của tác giả Lệ Hằng. Nhân vật nữ chính yêu một linh mục. Tình yêu đắm say, lãng mạn và tội nghiệp. Sau giải phóng, An lại được đọc tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai‟, rồi xem phim này trên truyền hình, nghe mấy bà ngoan đạo lớn tuổi phê phán thậm tệ mối tình cay đắng ngang trái giữa nàng Meggie và cha Ralp, An nghĩ mình sẽ không bao giờ để lòng vương vào thứ tình cảm oái oăm ấy. An luôn quý trọng các Đấng đã được truyền chức Thánh, và sẵn lòng làm mọi việc tông đồ trong giáo xứ theo ý các Ngài. Chỉ mới có một lần, An thoái thác công việc cha xứ giao cho.
***
Cha xứ đã nhờ An dạy giáo lý dự tòng cho những bạn trẻ muốn theo đạo. An thường cảm thấy vui vì được Cha tín nhiệm, và hạnh phúc vì đã góp một phần nhỏ bé vào việc truyền giáo. Nếu tín hữu nào cũng tích cực hưởng ứng các hoạt động chung của cộng đoàn, thì đời sống đạo trong một địa phương sẽ phong phú hơn rất nhiều. Như hạt cải nhỏ bé vươn mình thành cây lớn sum suê.
Nhơn Trạch đang được xây dựng thành đô thị. Đời sống cư dân phát triển. Sinh hoạt tôn giáo cũng có nhiều đổi mới, thăng tiến. Đan viện Khiết Tâm rợp bóng mát cây xanh, mỗi Chúa Nhật thu hút giáo dân gần xa đến dâng Thánh Lễ, nghe tiếng hòa ca của các thầy dòng, sốt sắng, trang nghiêm. Dọc theo đường lộ Vĩnh Thanh, Đại Phước phẳng phiu rộng rãi, nhộn nhịp xe cộ đời mới, những ngôi nhà thờ của từng giáo xứ nổi bật nguy nga nhiều kiểu dáng kiến trúc thanh thoát, hiện đại, con chiên đông đúc mỗi sớm chiều. Đường lộ qua Long Tân, Phú Hội quanh co uốn mình, đẹp như đèo dốc Đà Lạt, bên đường nhiều vườn cây trĩu quả. Thánh đường Mỹ Hội nằm trên đồi cao lộng gió, khuôn viên rộng và đẹp, hết giờ lễ, giáo dân trở về, tựa như một dòng suối người tuôn xuống con đường dốc trải nhựa rộng rãi đẹp đẽ mà khi xưa chỉ là một đường mòn gập ghềnh cheo leo bên vực thẳm. Tân Tường cũng đang trên đà tiến triển với bao nhiêu công sức của các đời mục tử nối tiếp nhau. Từ một giáo họ biệt lập thuộc giáo xứ Mỹ Hội, Tân Tường mới được nâng lên thành giáo xứ ba năm nay. Cha xứ và Cha phó từ Mỹ Hội đến điều hành mọi việc. Tiếp nối những việc làm thiện chí, hữu ích của các linh mục tiền nhiệm, sự năng nổ, nhiệt thành của Cha xứ và Cha phó đã đem đến cho giáo xứ diện mạo mới. Nhà thờ Tân Tường được tu sửa từng phần; đài Đức Mẹ, nhà giáo lý mới xây dựng. Tân Tường cách Mỹ Hội hàng chục cây số. Những đoạn đường quanh co. Những khúc tối vắng vẻ. Nắng mưa. Vất vả. Nhưng hai Cha vẫn không quản ngại. Mỗi tuần, các cha vẫn đến dâng thánh lễ, thường là vào đầu tuần, giữa tuần và cuối tuần. Lễ sáng lúc năm giờ và lễ tối lúc bảy giờ. Tiếng chuông ngân nga trong gió du dương, thánh thót. Tâm hồn người như hướng lên cao theo tiếng hát mạnh mẽ, sốt sắng của ca đoàn.
***
Cha xứ đã nhờ An dạy giáo lý dự tòng cho những bạn trẻ muốn theo đạo. An thường cảm thấy vui vì được Cha tín nhiệm, và hạnh phúc vì đã góp một phần nhỏ bé vào việc truyền giáo. Nếu tín hữu nào cũng tích cực hưởng ứng các hoạt động chung của cộng đoàn, thì đời sống đạo trong một địa phương sẽ phong phú hơn rất nhiều. Như hạt cải nhỏ bé vươn mình thành cây lớn sum suê.
Nhơn Trạch đang được xây dựng thành đô thị. Đời sống cư dân phát triển. Sinh hoạt tôn giáo cũng có nhiều đổi mới, thăng tiến. Đan viện Khiết Tâm rợp bóng mát cây xanh, mỗi Chúa Nhật thu hút giáo dân gần xa đến dâng Thánh Lễ, nghe tiếng hòa ca của các thầy dòng, sốt sắng, trang nghiêm. Dọc theo đường lộ Vĩnh Thanh, Đại Phước phẳng phiu rộng rãi, nhộn nhịp xe cộ đời mới, những ngôi nhà thờ của từng giáo xứ nổi bật nguy nga nhiều kiểu dáng kiến trúc thanh thoát, hiện đại, con chiên đông đúc mỗi sớm chiều. Đường lộ qua Long Tân, Phú Hội quanh co uốn mình, đẹp như đèo dốc Đà Lạt, bên đường nhiều vườn cây trĩu quả. Thánh đường Mỹ Hội nằm trên đồi cao lộng gió, khuôn viên rộng và đẹp, hết giờ lễ, giáo dân trở về, tựa như một dòng suối người tuôn xuống con đường dốc trải nhựa rộng rãi đẹp đẽ mà khi xưa chỉ là một đường mòn gập ghềnh cheo leo bên vực thẳm. Tân Tường cũng đang trên đà tiến triển với bao nhiêu công sức của các đời mục tử nối tiếp nhau. Từ một giáo họ biệt lập thuộc giáo xứ Mỹ Hội, Tân Tường mới được nâng lên thành giáo xứ ba năm nay. Cha xứ và Cha phó từ Mỹ Hội đến điều hành mọi việc. Tiếp nối những việc làm thiện chí, hữu ích của các linh mục tiền nhiệm, sự năng nổ, nhiệt thành của Cha xứ và Cha phó đã đem đến cho giáo xứ diện mạo mới. Nhà thờ Tân Tường được tu sửa từng phần; đài Đức Mẹ, nhà giáo lý mới xây dựng. Tân Tường cách Mỹ Hội hàng chục cây số. Những đoạn đường quanh co. Những khúc tối vắng vẻ. Nắng mưa. Vất vả. Nhưng hai Cha vẫn không quản ngại. Mỗi tuần, các cha vẫn đến dâng thánh lễ, thường là vào đầu tuần, giữa tuần và cuối tuần. Lễ sáng lúc năm giờ và lễ tối lúc bảy giờ. Tiếng chuông ngân nga trong gió du dương, thánh thót. Tâm hồn người như hướng lên cao theo tiếng hát mạnh mẽ, sốt sắng của ca đoàn.
Trong quá trình vươn mình lên thành phố, các khu công nghiệp ở Nhơn Trạch đã được thành lập với nhiều công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, thu hút nhân sự từ nhiều miền đất nước di dân đến. Nghệ An, Huế, Phan Thiết, Kiên Giang, Trà Vinh… Con chiên ngày càng đông hơn. Những mối tình giữa người Công giáo và người ngoại giáo cũng góp phần làm tăng thêm số giáo dân đến nhà thờ. Mỗi năm, giáo xứ Mỹ Hội mở hai khóa Giáo lý dự tòng và hai khóa Giáo lý hôn nhân, mỗi lớp có cả trăm học viên. Cha xứ, cha phó đều rất bận rộn. Nhưng với các linh mục, được bận rộn với việc nhà Chúa là một niềm hạnh phúc lớn lao. An đã từng tham gia những ngày hội mừng Trung thu, mừng Noel do cha xứ tổ chức không chỉ cho con em giáo dân mà cho cả thiếu nhi ngoại đạo. An cũng đã từng tham dự những đêm Văn nghệ, những chuyến tham quan, hành hương do Cha phó tổ chức sau mỗi khóa học Giáo lý Dự tòng hoặc Hôn nhân. Các Cha – và cả các thầy giúp xứ - đều rất nhiệt tình, hòa đồng, tạo nên bầu không khí đoàn kết, yêu thương. Sự trẻ trung, sôi nổi thức tỉnh những tâm hồn thờ ơ, nguội lạnh.
Cha xứ và cha phó nhờ An dạy giáo lý dự tòng ngay ở Tân Tường để người học đỡ phải vào tận Mỹ Hội hơi xa, đường đi lại nhiều bất trắc.
An rất nhiệt tình, cố gắng soạn bài giảng thật tốt, như soạn giáo án để dạy học ở trường. Ứng dụng công nghệ thông tin, đưa vào các slide nhiều phim giáo lý, nhạc thánh ca, hình ảnh động, câu hỏi đố vui Kinh Thánh, để thu hút người học, và để được nghe Cha xứ khen: “Nhất cô giáo nhé! Cô giáo chịu khó thật! Các bạn trẻ thích được học giáo lý sinh động như vậy lắm”.
Với An, mỗi lần có người theo đạo để kết hôn là một lần An thấy vui cho đôi bạn trẻ, dù ở miền đất phương Nam này, nhiều phong tục tập quán của lương dân vẫn là trở ngại. Như có lần cô dâu tương lai chưa học hết khóa giáo lý, gia đình đã muốn đôi bạn trẻ kết hôn với nhau ngay trong mùa Vọng vì chọn được ngày tốt, hợp tuổi. An biết có những người chỉ coi đây là một nghi thức bắt buộc, để được kết hôn với người Công giáo. “Giê-su-ma lạy chúa tôi, Tôi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ”. Đồng nghiệp của An cũng có người lấy chồng bổn đạo mới, ít lâu sau gặp lại đã nghe than thở: “Mi-ca-e gì chị ơi. Lu- xi-phe thì có! Thiên thần lại bị ma quỷ cám dỗ rồi. Cứ giục đi lễ là tìm cớ này cớ khác để ở nhà. Mà mình lại đang làm dâu, khó nói lắm!”. An cười cảm thông: “Thử tìm cách khuyên nhủ, tạo cơ hội cho anh ấy làm việc tông đồ, bác ái, đọc Lời Chúa mỗi ngày. Dù sao vẫn tốt hơn là đạo ai nấy giữ, hoặc phải xa nhau”
An rất nhiệt tình, cố gắng soạn bài giảng thật tốt, như soạn giáo án để dạy học ở trường. Ứng dụng công nghệ thông tin, đưa vào các slide nhiều phim giáo lý, nhạc thánh ca, hình ảnh động, câu hỏi đố vui Kinh Thánh, để thu hút người học, và để được nghe Cha xứ khen: “Nhất cô giáo nhé! Cô giáo chịu khó thật! Các bạn trẻ thích được học giáo lý sinh động như vậy lắm”.
Với An, mỗi lần có người theo đạo để kết hôn là một lần An thấy vui cho đôi bạn trẻ, dù ở miền đất phương Nam này, nhiều phong tục tập quán của lương dân vẫn là trở ngại. Như có lần cô dâu tương lai chưa học hết khóa giáo lý, gia đình đã muốn đôi bạn trẻ kết hôn với nhau ngay trong mùa Vọng vì chọn được ngày tốt, hợp tuổi. An biết có những người chỉ coi đây là một nghi thức bắt buộc, để được kết hôn với người Công giáo. “Giê-su-ma lạy chúa tôi, Tôi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ”. Đồng nghiệp của An cũng có người lấy chồng bổn đạo mới, ít lâu sau gặp lại đã nghe than thở: “Mi-ca-e gì chị ơi. Lu- xi-phe thì có! Thiên thần lại bị ma quỷ cám dỗ rồi. Cứ giục đi lễ là tìm cớ này cớ khác để ở nhà. Mà mình lại đang làm dâu, khó nói lắm!”. An cười cảm thông: “Thử tìm cách khuyên nhủ, tạo cơ hội cho anh ấy làm việc tông đồ, bác ái, đọc Lời Chúa mỗi ngày. Dù sao vẫn tốt hơn là đạo ai nấy giữ, hoặc phải xa nhau”
***
Trước giải phóng, nhà An ở Đà Lạt. Sáng Chúa nhật, An thường đến “Giáo hoàng học viện” để thăm anh họ của An- một tu sĩ trẻ tuổi nhà ở Sài Gòn- đang học ở đây. Hai anh em thường ngồi trò chuyện trong phòng khách bốn phía tường kính trong suốt. Anh khuyên An “Em đi tu nhé”. An lắc đầu: “Để em học hết tú tài đã. Lúc đấy em cũng không biết mình có ơn gọi không, hay lòng vướng đầy tục lụy”. Anh cười: “Ngốc ạ, ở ngoài đời khổ lắm. Tu là cõi phúc, tình là dây oan mà”.
Vâng, tình là dây oan, nhưng đời tu có lúc chưa hẳn là cõi phúc. Sau giải phóng, anh lao đao vì là một tu sĩ. Anh về lại Sài Gòn, rồi đi kinh tế mới, cuộc sống khốn khổ, nhưng anh vẫn bền lòng theo ơn gọi đặc biệt của mình. Gia đình An về Đồng Nai, còn An ra Quy Nhơn học Đại học Sư phạm. Mối tình đầu của cô sinh viên tan vỡ đầy nuối tiếc chỉ vì khác tôn giáo. An là dân gốc Bắc, gia đình ngoan đạo. Bạn An là một bác sĩ, dòng họ tôn thất xứ Huế, nhà ở Quy Nhơn, khu Ghềnh Ráng, gần trường An học, mẹ anh theo đạo Phật, cha là liệt sĩ cách mạng . Anh và An quen nhau trong một chuyến lên thăm trại phong Quy Hòa. An thích những lúc cùng anh ra thăm mộ Hàn Mặc Tử bên bờ biển xanh, nghe anh đọc những bài thơ lãng mạn, từ bài “Mùa xuân chín” đến bài “ Đà Lạt sương mờ”. An đã hát cho anh nghe một đoạn bài “Ave Maria” của Hàn Mặc Tử đã được phổ nhạc mà An thuộc từ hồi còn ở ca đoàn: “Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước. Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm…”. Tình yêu đang thơ mộng như ánh trăng thì bị cách ngăn. Bà mẹ Huế không cho con mình theo đạo, đường tiến thân của con trai bà còn dài, theo đạo đâu thể vào Đảng được. Mẹ An không chấp nhận việc đạo ai nấy giữ. Anh và An đưa nhau lên cầu Đôi. Nụ hôn đằm thắm xót xa. Vòng tay nồng nàn tuyệt vọng. Trăng chưa kịp tròn. Những ngôi sao long lanh như những giọt nước mắt ly tan.
Trước giải phóng, nhà An ở Đà Lạt. Sáng Chúa nhật, An thường đến “Giáo hoàng học viện” để thăm anh họ của An- một tu sĩ trẻ tuổi nhà ở Sài Gòn- đang học ở đây. Hai anh em thường ngồi trò chuyện trong phòng khách bốn phía tường kính trong suốt. Anh khuyên An “Em đi tu nhé”. An lắc đầu: “Để em học hết tú tài đã. Lúc đấy em cũng không biết mình có ơn gọi không, hay lòng vướng đầy tục lụy”. Anh cười: “Ngốc ạ, ở ngoài đời khổ lắm. Tu là cõi phúc, tình là dây oan mà”.
Vâng, tình là dây oan, nhưng đời tu có lúc chưa hẳn là cõi phúc. Sau giải phóng, anh lao đao vì là một tu sĩ. Anh về lại Sài Gòn, rồi đi kinh tế mới, cuộc sống khốn khổ, nhưng anh vẫn bền lòng theo ơn gọi đặc biệt của mình. Gia đình An về Đồng Nai, còn An ra Quy Nhơn học Đại học Sư phạm. Mối tình đầu của cô sinh viên tan vỡ đầy nuối tiếc chỉ vì khác tôn giáo. An là dân gốc Bắc, gia đình ngoan đạo. Bạn An là một bác sĩ, dòng họ tôn thất xứ Huế, nhà ở Quy Nhơn, khu Ghềnh Ráng, gần trường An học, mẹ anh theo đạo Phật, cha là liệt sĩ cách mạng . Anh và An quen nhau trong một chuyến lên thăm trại phong Quy Hòa. An thích những lúc cùng anh ra thăm mộ Hàn Mặc Tử bên bờ biển xanh, nghe anh đọc những bài thơ lãng mạn, từ bài “Mùa xuân chín” đến bài “ Đà Lạt sương mờ”. An đã hát cho anh nghe một đoạn bài “Ave Maria” của Hàn Mặc Tử đã được phổ nhạc mà An thuộc từ hồi còn ở ca đoàn: “Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước. Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm…”. Tình yêu đang thơ mộng như ánh trăng thì bị cách ngăn. Bà mẹ Huế không cho con mình theo đạo, đường tiến thân của con trai bà còn dài, theo đạo đâu thể vào Đảng được. Mẹ An không chấp nhận việc đạo ai nấy giữ. Anh và An đưa nhau lên cầu Đôi. Nụ hôn đằm thắm xót xa. Vòng tay nồng nàn tuyệt vọng. Trăng chưa kịp tròn. Những ngôi sao long lanh như những giọt nước mắt ly tan.
An trở về với miền đất Đồng Nai dạy học. Rồi tiếp tục vướng vào những “dây oan” mới. Quen biết nhiều, nhưng khác tôn giáo, nên từng sợi dây oan vừa mong manh đã đành phải ngậm ngùi đứt đoạn. Cuối cùng cũng có người chịu học giáo lý ở Sài Gòn, theo đạo để được cùng An kết hôn ở nhà thờ. Tạ ơn Chúa, chồng An tuy là bổn đạo mới nhưng rất nhiệt thành, thường xuyên tạo điều kiện cho An giảng dạy giáo lý. An nghĩ, chính những bổn đạo mới tích cực với việc Tông đồ đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định với lương dân, giúp cho cánh đồng truyền giáo thu được nhiều mùa vàng tốt đẹp. Đặc biệt là ở những nơi như Tân Tường. Cha xứ đã bảo đây là miền đất “xôi đậu‟, mỗi giáo dân phải cầu nguyện nhiều, sốt sắng suy ngẫm Lời Chúa và thực thi Lời Chúa, nỗ lực làm cho danh Chúa cả sáng. Đó chính là phương cách thiết thực để chuẩn bị mừng kim khánh Giáo Phận.
***
Nhưng mới đây, An đã từ chối dạy một khóa Giáo lý dự tòng. Thấy Cha phải đôn đáo tìm người dạy thay thế, An ái ngại, muốn rút lại lời từ chối, nhưng lại thôi. Một nỗi sợ đã ám ảnh An từ khi An học bài học chính trị dành cho giáo viên: “Phòng chống các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam - Phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình”, báo cáo viên giảng rằng nhiều người lợi dụng tôn giáo, tuyên truyền những điều phản động để gây rối, chia rẽ, chống phá Nhà nước. Lại thêm anh chàng Thành, một cán bộ làm trong huyện, gặp An cứ hỏi dò nhiều câu về đạo Công giáo, về những điều kiện gia nhập đạo, về những khác biệt giữa người theo đạo và người ngoài đạo, về đám cưới ở nhà thờ, việc rửa tội cho trẻ sơ sinh, về việc tưởng nhớ ông bà cha mẹ…
***
Nhưng mới đây, An đã từ chối dạy một khóa Giáo lý dự tòng. Thấy Cha phải đôn đáo tìm người dạy thay thế, An ái ngại, muốn rút lại lời từ chối, nhưng lại thôi. Một nỗi sợ đã ám ảnh An từ khi An học bài học chính trị dành cho giáo viên: “Phòng chống các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam - Phòng chống âm mưu diễn biến hòa bình”, báo cáo viên giảng rằng nhiều người lợi dụng tôn giáo, tuyên truyền những điều phản động để gây rối, chia rẽ, chống phá Nhà nước. Lại thêm anh chàng Thành, một cán bộ làm trong huyện, gặp An cứ hỏi dò nhiều câu về đạo Công giáo, về những điều kiện gia nhập đạo, về những khác biệt giữa người theo đạo và người ngoài đạo, về đám cưới ở nhà thờ, việc rửa tội cho trẻ sơ sinh, về việc tưởng nhớ ông bà cha mẹ…
Tự dưng, An sợ dạy giáo lý, sợ bị chụp mũ là phản cách mạng, dù các xứ đạo hiện nay đang nỗ lực xây dựng cuộc sống mới theo tinh thần tốt đạo, đẹp đời. Đôi khi, chỉ một ánh mắt nghi ngờ, một câu hỏi bâng quơ cũng khiến An lo lắng. An lấy cớ phải ôn thi tốt nghiệp cho học sinh, bận rộn, không có thời gian để thoái thác công tác Tông Đồ. Cha xứ có vẻ buồn, An định hôm nào có dịp thuận lợi sẽ trình bày với Cha để nghe cha tư vấn. Nhưng dịp thuận lợi chưa đến thì Cha đã ở Mỹ rồi!
Mỗi khi Cha xứ đi nước ngoài về, thể nào Cha cũng có những câu chuyện hấp dẫn đưa vào bài giảng trong Thánh lễ. Nào là căn nhà đơn sơ ở Na-gia-rét, nào là bờ giếng xưa Chúa Giê-su gặp người phụ nữ ngoại đạo, nào là nhà thờ Máng cỏ ở đất Palestin…Thực ra, những bài giảng đầy ắp chất liệu thực tế của Cha đã hay rồi. Những cảnh đẹp xa xôi chỉ gợi thêm ước mơ cho giáo dân vùng quê hướng lòng đến những miền đất mới. Lần này Cha xứ về, thể nào Cha cũng đưa về một điều tốt lành cho giáo xứ. Như Cha đã nói đùa: “Cha sẽ mang cả cái mái nhà thờ cũ kỹ của Tân Tường đến tận nước Mỹ giàu có”. Ở đó, đang định cư nhiều giáo dân gốc gác Nhơn Trạch. Còn An, khi xuất viện, An sẽ đọc lần nữa bộ sách „Đất Mới‟, ghi chép lại những ý hay, những câu văn hay, để có thêm niềm tin vững vàng trước những khó khăn, thử thách. An sẽ bổ sung những ý hay, những câu chuyện cảm động, những lời văn súc tích, giàu ý nghĩa trong tác phẩm „Đất Mới‟ vào các bài dạy giáo lý, để đem đến cho cha xứ niềm phấn khởi khi Cha con gặp lại.
Ảnh Minh Họa
Mỗi khi Cha xứ đi nước ngoài về, thể nào Cha cũng có những câu chuyện hấp dẫn đưa vào bài giảng trong Thánh lễ. Nào là căn nhà đơn sơ ở Na-gia-rét, nào là bờ giếng xưa Chúa Giê-su gặp người phụ nữ ngoại đạo, nào là nhà thờ Máng cỏ ở đất Palestin…Thực ra, những bài giảng đầy ắp chất liệu thực tế của Cha đã hay rồi. Những cảnh đẹp xa xôi chỉ gợi thêm ước mơ cho giáo dân vùng quê hướng lòng đến những miền đất mới. Lần này Cha xứ về, thể nào Cha cũng đưa về một điều tốt lành cho giáo xứ. Như Cha đã nói đùa: “Cha sẽ mang cả cái mái nhà thờ cũ kỹ của Tân Tường đến tận nước Mỹ giàu có”. Ở đó, đang định cư nhiều giáo dân gốc gác Nhơn Trạch. Còn An, khi xuất viện, An sẽ đọc lần nữa bộ sách „Đất Mới‟, ghi chép lại những ý hay, những câu văn hay, để có thêm niềm tin vững vàng trước những khó khăn, thử thách. An sẽ bổ sung những ý hay, những câu chuyện cảm động, những lời văn súc tích, giàu ý nghĩa trong tác phẩm „Đất Mới‟ vào các bài dạy giáo lý, để đem đến cho cha xứ niềm phấn khởi khi Cha con gặp lại.
Ảnh Minh Họa
***
Giai điệu bản thánh ca quen thuộc từ điện thoại di động đã khiến An trở về với thực tại. Đây là bài “Có một tình yêu”, bài hát An rất thích và mới gửi email tặng anh họ, giờ đang là linh mục ở một nơi xa xôi. An nhẩm hát theo: “Có một tình yêu, tình yêu lạ lùng như thế đó...Chúa thương con nhiều, đang khi con còn trong bóng tối, đang khi con là thân yếu đuối... Chúa muốn dùng con làm chứng nhân tình yêu, Chúa muốn đời con là khúc nhạc tình yêu...”.
Có tiếng người cười nói vui vẻ. Chồng An đến. An cố trở tấm lưng đau ê ẩm để ngồi dậy, dựa vào thành giường, vì đi cùng với chồng An là Long, người thanh niên gây tai nạn, và có cả Thành, anh chàng cán bộ huyện. Hôm qua Long đã tới thăm, giờ trước khi vào công ty lại đến thăm lần nữa. Cậu vẫn có vẻ bối rối, ân hận. Quê Long tận Quy Nhơn, vào làm việc ở Nhơn Trạch được mấy năm, ở trọ ký túc xá trong công ty, đang học giáo lý dự tòng để chuẩn bị lập gia đình với một bạn gái quê ở đây cùng làm ở phòng nhân sự. Tội nghiệp, chỉ vì vui bạn vui bè chiều thứ Bảy, Long mải mê quên cả chuyện phải đưa người yêu đến lớp giáo lý dự tòng ở nhà thờ Mỹ Hội đúng giờ. Đến khi nhớ ra thì sắp trễ nên cậu phóng xe vội vàng. Cũng may, Chúa đã che chở An, còn chàng trai trẻ cũng không sao cả. Long giới thiệu Thành với An: Đây là anh rể tương lai của em. Anh Thành nói có biết cô nên nói em đưa đến thăm cô luôn. Tháng sau, em sẽ đưa anh Thành và bạn em về Quy Nhơn chơi cho biết nhà, biết quê em.À, thì ra là vậy. Thảo nào Thành cứ hỏi nhiều câu khiến An lo lắng. An dịu dàng nhìn Long. Hôm qua, Long đã kể cho An nghe về quê hương, về đời sống xa nhà, về những buổi học giáo lý thật vui vẻ, về dự tính đưa người bạn gái ra Quy Nhơn, nơi cha mẹ cậu đang sinh sống. Long có biết bài hát “Về Quy Nhơn” của nhạc sĩ Trần Kim Quy không ? Trong đó có mấy câu trữ tình lắm “Anh về thăm đất Quy Nhơn. Thăm Cầu Đôi ngắm trăng suôn. Ân tình bao thuở không phai. Sông dài ai nhớ thương ai”. Có bao giờ em đưa bạn gái lên cầu Đôi chưa? Chưa cô ạ, nhưng nhà em ở Ghềnh Ráng, em sẽ đưa bạn lên thăm bệnh viện phong Quy Hòa, thăm mộ Hàn Mặc Tử. Bạn gái của em nghe em kể ở trại cùi có nhiều nữ tu xinh đẹp nhưng lại chọn cuộc sống hy sinh thầm lặng, quên mình vì người bệnh, nên cũng háo hức muốn biết lắm.An cười nhẹ, nhìn Thành đầy ẩn ý: Ở đó cũng có nhiều bác sĩ, y tá là công chức Nhà nước nhiệt tình lắm. Nơi nào cũng có những tấm lòng vị tha, bác ái, dù có đạo hay không có đạo. Người theo Chúa lại càng phải kính Chúa yêu người nhiều hơn.Chồng An khoe có một email của anh họ An hồi âm hỏi thăm em gái. Cha gửi kèm mấy slideshow rất đẹp để An đưa vào bài giảng giáo lý. Có một slideshow mang tựa đề “Bênh viện của Chúa”. Thương anh quá, ở xa vẫn quan tâm đến mọi người. Bất chợt, An thầm cảm thấy ngượng, nhiều người đã vì Chúa, thầm lặng phục vụ tha nhân. Còn An, Chúa đã thương ban cho gia đình An rất nhiều ơn lành, thế mà chỉ vì một mối lo sợ vu vơ, hão huyền, An đã bỏ qua một cơ hội đáp đền ơn Chúa. Cuộc gặp gỡ trong giấc mơ trưa hôm qua với cha Phương Toàn, cha Minh Đăng thoáng hiện trong tâm trí An. Câu chuyện trong “Đất mới” như nắng mai tỏa sáng, xua tan bóng đêm, xua tan nỗi lo lắng, hoang mang, đem đến điều tốt lành, sẻ chia, khích lệ...Tiếng chim hót trong bụi cây xanh nghe yêu đời quá đỗi. Bên ngoài cửa sổ, những bông phượng giữa hè đỏ tươi dưới nắng mai, nổi bật trên nền lá xanh, ngời lên một sức sống ấm áp, vui tươi.
***Giai điệu bản thánh ca quen thuộc từ điện thoại di động đã khiến An trở về với thực tại. Đây là bài “Có một tình yêu”, bài hát An rất thích và mới gửi email tặng anh họ, giờ đang là linh mục ở một nơi xa xôi. An nhẩm hát theo: “Có một tình yêu, tình yêu lạ lùng như thế đó...Chúa thương con nhiều, đang khi con còn trong bóng tối, đang khi con là thân yếu đuối... Chúa muốn dùng con làm chứng nhân tình yêu, Chúa muốn đời con là khúc nhạc tình yêu...”.
Có tiếng người cười nói vui vẻ. Chồng An đến. An cố trở tấm lưng đau ê ẩm để ngồi dậy, dựa vào thành giường, vì đi cùng với chồng An là Long, người thanh niên gây tai nạn, và có cả Thành, anh chàng cán bộ huyện. Hôm qua Long đã tới thăm, giờ trước khi vào công ty lại đến thăm lần nữa. Cậu vẫn có vẻ bối rối, ân hận. Quê Long tận Quy Nhơn, vào làm việc ở Nhơn Trạch được mấy năm, ở trọ ký túc xá trong công ty, đang học giáo lý dự tòng để chuẩn bị lập gia đình với một bạn gái quê ở đây cùng làm ở phòng nhân sự. Tội nghiệp, chỉ vì vui bạn vui bè chiều thứ Bảy, Long mải mê quên cả chuyện phải đưa người yêu đến lớp giáo lý dự tòng ở nhà thờ Mỹ Hội đúng giờ. Đến khi nhớ ra thì sắp trễ nên cậu phóng xe vội vàng. Cũng may, Chúa đã che chở An, còn chàng trai trẻ cũng không sao cả. Long giới thiệu Thành với An: Đây là anh rể tương lai của em. Anh Thành nói có biết cô nên nói em đưa đến thăm cô luôn. Tháng sau, em sẽ đưa anh Thành và bạn em về Quy Nhơn chơi cho biết nhà, biết quê em.À, thì ra là vậy. Thảo nào Thành cứ hỏi nhiều câu khiến An lo lắng. An dịu dàng nhìn Long. Hôm qua, Long đã kể cho An nghe về quê hương, về đời sống xa nhà, về những buổi học giáo lý thật vui vẻ, về dự tính đưa người bạn gái ra Quy Nhơn, nơi cha mẹ cậu đang sinh sống. Long có biết bài hát “Về Quy Nhơn” của nhạc sĩ Trần Kim Quy không ? Trong đó có mấy câu trữ tình lắm “Anh về thăm đất Quy Nhơn. Thăm Cầu Đôi ngắm trăng suôn. Ân tình bao thuở không phai. Sông dài ai nhớ thương ai”. Có bao giờ em đưa bạn gái lên cầu Đôi chưa? Chưa cô ạ, nhưng nhà em ở Ghềnh Ráng, em sẽ đưa bạn lên thăm bệnh viện phong Quy Hòa, thăm mộ Hàn Mặc Tử. Bạn gái của em nghe em kể ở trại cùi có nhiều nữ tu xinh đẹp nhưng lại chọn cuộc sống hy sinh thầm lặng, quên mình vì người bệnh, nên cũng háo hức muốn biết lắm.An cười nhẹ, nhìn Thành đầy ẩn ý: Ở đó cũng có nhiều bác sĩ, y tá là công chức Nhà nước nhiệt tình lắm. Nơi nào cũng có những tấm lòng vị tha, bác ái, dù có đạo hay không có đạo. Người theo Chúa lại càng phải kính Chúa yêu người nhiều hơn.Chồng An khoe có một email của anh họ An hồi âm hỏi thăm em gái. Cha gửi kèm mấy slideshow rất đẹp để An đưa vào bài giảng giáo lý. Có một slideshow mang tựa đề “Bênh viện của Chúa”. Thương anh quá, ở xa vẫn quan tâm đến mọi người. Bất chợt, An thầm cảm thấy ngượng, nhiều người đã vì Chúa, thầm lặng phục vụ tha nhân. Còn An, Chúa đã thương ban cho gia đình An rất nhiều ơn lành, thế mà chỉ vì một mối lo sợ vu vơ, hão huyền, An đã bỏ qua một cơ hội đáp đền ơn Chúa. Cuộc gặp gỡ trong giấc mơ trưa hôm qua với cha Phương Toàn, cha Minh Đăng thoáng hiện trong tâm trí An. Câu chuyện trong “Đất mới” như nắng mai tỏa sáng, xua tan bóng đêm, xua tan nỗi lo lắng, hoang mang, đem đến điều tốt lành, sẻ chia, khích lệ...Tiếng chim hót trong bụi cây xanh nghe yêu đời quá đỗi. Bên ngoài cửa sổ, những bông phượng giữa hè đỏ tươi dưới nắng mai, nổi bật trên nền lá xanh, ngời lên một sức sống ấm áp, vui tươi.