Trời về khuya. Cái lạnh đầu đông của Tây Nguyên như đang thấm dần vào da thịt vị linh mục trẻ. Cha Đạt cảm thấy lạnh, vội kéo chăn cho kín người. Chiếc đồng hồ điểm mười hai giờ, nhưng cha không tài nào chợp mắt được. Vì mỏi mệt? Hay vì một nguyên nhân nào khác mà có lẽ chỉ ngài mới hiểu được và chỉ có Chúa mới thấu cả suy nghĩ của ngài. Cả tuần nay, linh mục toàn giáo phận tĩnh tâm tại tòa giám mục. Cha Đạt mệt mỏi chăng? Hay là……
Trưa nay, sau ngày tĩnh tâm cuối cùng, Đức giám mục giáo phận trao bài sai cho 9 Linh mục trẻ với lời chúc bình an. Cha Đạt định quay gót ra xe thì Đức cha gọi ở lại:
Trưa nay, sau ngày tĩnh tâm cuối cùng, Đức giám mục giáo phận trao bài sai cho 9 Linh mục trẻ với lời chúc bình an. Cha Đạt định quay gót ra xe thì Đức cha gọi ở lại:
- Cha Đạt chờ chút, cha nhờ chuyện này.
- Dạ, có việc gì Đức cha cứ nói…
Mọi người về hết, trong căn phòng chỉ còn lại vị Giám mục già với một Linh mục trẻ. Căn phòng trở nên im ắng đến ngột ngạt bởi vị Linh mục hồi hộp với những suy nghĩ, đoán già đoán non, rối như tơ vò trong đầu “Có chuyện gì mà Ngoại làm ra vẻ bí ẩn thế không biết!”. Đang suy nghĩ thì đức Giám mục cầm ra hai phong thư với giọng khàn khàn trầm ấm.
- Con, đây là hai bài sai, Ngoại cố tình giữ riêng con lại bởi chuyện này khá quan trọng. Con về mở phong thư thứ nhất, đọc, suy nghĩ kỹ, nếu con cảm thấy con không thể làm được thì hãy mở phong thư thứ hai. Ngoại cho con lựa chọn bởi đây là nhiệm vụ khó khăn và có thể vượt quá sức của con. Nhưng Ngoại tin, con sẽ làm được.
- Dạ vâng!!!
- Con về bình an
Chưa về đến giáo xứ, vị Linh mục trẻ đã mở ngay phong thư thứ nhất khi bước ra xe. Và, Đức cha muốn ngài đến mục vụ truyền giáo tại một huyện xa xôi cuối giáo phận. Vùng đó là vùng “trắng tôn giáo”. Có lẽ vì vậy mà đức Giám mục cố tình giữ riêng vị mục tử trẻ ở lại. Đón Đạt là cha xứ. Ngài vẫn thế, vẫn cái cười hóm hỉnh bí ẩn. Trong khi cha Đạt rối như tơ vò thì “cụ chánh” tỉnh như không.
- Ái chà, có người sắp chuyển đi rồi, nhà rộng thênh thang.
- Ai chuyển vậy cha?
- Ơ, cậu này lạ nhỉ, là cậu chứ còn ai vô đây nữa. Tôi cho cha phá hơn hai năm rồi, giờ đi đi chớ! Hè hè
- Dạ.... ơ... ủa... sao cha biết vậy?
- Ừ, tôi biết cách nay một tháng, nhưng không biết cha được bổ nhiệm nơi nào. Mai mốt cha cho tôi biết nghe!
- Vâng!
Bữa cơm chiều nay thiếu hẳn tiếng cười. Mọi khi có bà bếp rôm rả, thêm cha trẻ pha trò nên bữa cơm đã vui càng thêm vui. Hôm nay bà bếp xin về sớm, chỉ có hai cha con, một già, một trẻ bên mâm cơm, cha trẻ lại mang đầy tâm sự nên bữa cơm cứ lẳng lặng trôi chậm chạp theo tiếng tích tắc của đồng hồ. Ngập ngừng, rụt rè, cha Đạt hỏi cha già.
- Cha, cha có biết chi về vùng trắng tôn giáo không? Con nghe trưa nay có người bảo sẽ đến vùng trắng tôn giáo.
- Biết chớ! Ngày trước tôi ở đó ngót bốn năm. Cũng nếm trải đủ mùi vị buồn vui rồi đó chớ! Ở cái đất truyền giáo này còn nhiều vùng trắng tôn giáo lắm. Không biết đến khi nào mới xóa hết vùng trắng tôn giáo. Ây da! Đức cha cũng thao thức dữ lắm!
- Chắc có nhiều điều thú vị cha hè!
- Ừ, thú vị cũng có, mà buồn cũng có nhiều! Đã bảo là trắng tôn giáo mà!
- Buồn! Ở đó không có người sao cha?
- Ơ, cha hỏi lạ nhỉ! Không có người, tôi truyền giáo cho động vật à! Có chứ, người nhiều lắm, họ là dân nhập cư, từ nhiều vùng khác đến làm kinh tế mới. Nhưng buồn! Bởi phần lớn thời gian trong ngày là sống một mình. Lui cui làm việc, như một người nông dân thực thụ. Cũng cuốc, cũng cày như người ta để có “lương thực hằng ngày”. Buồn nhất là không được dâng lễ cho cộng đoàn trong một thời gian dài.
- Vậy cha làm “ông hai lúa” trong thời gian đó rồi!
-Ừ! Là “hai lúa” nhưng không “lúa” giống người ta trăm phần trăm mà là “lúa cao cấp” hè hè! Cũng thú vị chớ! Bởi từ nhỏ lớn lên, đi học rồi đi tu, rồi ra làm linh mục, tôi có biết cấy cày là gì! Vậy mà cũng thành nông dân! Cha biết hông, đến mức mà khi tôi trở về Tòa Giám mục, nhiều anh em không nhận ra tôi vì tôi đen như cái cột nhà bị cháy. Hì...
- Chắc thời gian đầu, cha cô đơn lắm nhỉ? Bởi chẳng có ai hết, một mình thui thủi làm.
- Cô đơn lắm chớ! Nó ập đến nhiều lần. Không giống như mình tưởng tượng đâu.
Thật lắm, rất thật, nhiều khi mình có cảm giác như mình sờ thấy được, nắm lấy được. Chu cha, hồi đó, nhiều khi cô đơn quá, tôi cứ muốn xé toang tất cả những gì đó xung quanh mình, muốn hét lên thật to cho bớt cô đơn. Ở một mình, không quen biết ai, không nói chuyện với người ta, một thời gian dài, nhiều khi tôi cứ tưởng tôi không còn cảm giác nữa. Nhưng mà nhờ ơn Chúa, tôi đã vượt qua, rồi trải nghiệm cuộc sống nơi đó, và lớn lên. Không có Chúa là không làm gì được.
- Có lẽ chỉ có giáo phận mình mới nhiều vùng trắng tôn giáo vậy!!!
- Ờ! Mà sao hôm nay cha hứng thú với chuyện mục vụ ở vùng trắng tôn giáo thế!?
- Dạ, thì....thì tại hồi trưa con nghe loáng thoáng về vùng trắng tôn giáo, nên con hỏi chứ không có gì đâu ạ.
- Ờ! Mà cũng lạ nhỉ, ngày trước, tôi về vùng đó làm chi có bài sai bằng văn bản hẳn hoi như bây giờ, bài sai bằng miệng và bằng lòng thôi! Nếu có ý chí, có quyết tâm, có tấm lòng muốn mở rộng nước Chúa, có trái tim yêu thương thì cho dù đi bất cứ đâu, mình cũng có thể đi được. Chứ bằng mặt nhưng không bằng lòng, trái tim chưa rộng mở đón nhận thì thua, đi đâu cũng thất bại.
- Dạ! Mà nãy giờ mình nói chuyện, cơm canh nguội hết rồi cha ơi! Xin lỗi cha...
- Thôi, có sao đâu, ở với tôi bao lâu rồi mà. ! Xin lỗi gì không
biết! Thôi ăn cơm cho xong bữa đi cha phó!
- Vâng!
Cha Đạt trở về phòng sau bữa cơm chiều, tư lự. Có lẽ đây là lần đầu tiên cha suy nghĩ nhiều đến vậy. Ngoài sân nhà xứ, mấy đứa nhỏ ríu rít, rôm rả như mọi khi, dẫu trời hôm nay có lạnh hơn gấp bội. Con bé Ngọc thò đầu vào phòng cha, giọng nũng nịu
- Ama ơi! Một tuần nay tụi con hổng thấy ama đâu hết trơn à!
- Ờ.. ờ tuần rồi cha đi tĩnh tâm, con.
- Ama ơi, kể chuyện các thánh cho tụi con nghe đi.
- Ờ cha đang bận.
- Ama ngồi không mà, có làm gì đâu! Ama ra kể chuyện hạnh các thánh cho tụi con nghe đi. Năn nỉ ama đó!
- Ờ! Con ra chơi với các bạn đi, sách đây, hạnh các thánh trong đó, các con đọc đi, cha đang bận, không kể cho các con nghe được.
- Hic, ama hổng kể, buồn thiu hà!
- Ừ, Cha hứa, mai cha kể cho các con nghe! Giờ đi chơi đi, cha làm việc.
Cứ tối tối, mấy đứa nhỏ trong xóm lại tụ tập trước sân nhà thờ, hoặc nhà xứ chơi đùa. Và cha Đạt hay kể hạnh các thánh cho chúng nó nghe. Mười ngày như một, không ngày nào cha không kể cho mấy đứa trẻ nghe hạnh các thánh, dần dần việc đó trở thành thói quen. Cũng nhờ thế, nhiều đứa trẻ con nhà lương dân cũng mến đạo Công giáo. Có đứa còn xin theo học đạo, học giáo lý. Hôm nay cha không có tâm trạng nào để kể chuyện cho chúng nó nghe. Cha đang nghĩ về nhiệm vụ mới, những khó khăn mới hay đúng hơn là cha đang đắn đo về sự chọn lựa của mình. Đến vùng trắng tôn giáo, cha sẽ sống cuộc đời chứng nhân với những cái “không” hi hữu: không đi về phía giáo dân mà nhắm tới lương dân và những người rối đạo, không dâng lễ, không làm từ thiện bác ái, không tu phục mà là một nông dân thực thụ với chân lấm tay bùn. ! Tụi trẻ về hết, cha chánh cũng đi nghỉ sớm, chỉ còn trơ lại bầu trời đêm đầy sao. Càng về khuya không gian càng thanh vắng, chỉ cần lắng tai cũng nghe được tiếng sương rơi, tiếng gió rít qua kẽ lá. Tiếng thạch sùng chắt lưỡi “tắc.. tắc”, tiếng côn trùng lích rích trong cỏ, tiếng đồng hồ tích tắc làm cho không gian đêm càng thêm u tịch.
Cha Đạt cố kéo cơn buồn ngủ về nhưng không tài nào ngủ được. Cha cứ trằn trọc mãi về bài sai hồi trưa Đức giám mục đưa. Hết ngắm tượng Chúa chịu nạn rồi nhìn vào khoảng không vô định, y như cha cố tìm đáp án đang ngự trị trong khoảng không đó. Chưa lúc nào cha cảm thấy cô đơn và rối bời như lúc này. Sự lựa chọn lúc nào cũng khó khăn. Giá như Đức cha cứ chỉ định cho cha phục vụ tại vùng trắng tôn giáo thì có lẽ giờ đây cha không phải lo nghĩ nhiều, không cần đắn đo lựa chọn mà chỉ cần vâng phục là xong.
Đằng này....!Vị “cha già” của giáo phận sợ cha Đạt không cáng đáng nổi vì còn quá trẻ, còn ít kinh nghiệm, và dường như ngài muốn người linh mục không chỉ vâng phục trên môi miệng mà còn vâng phục bằng cả con tim nên đưa cho Đạt hai bài sai. Bởi vâng phục mà không bằng lòng thì không thể hoàn thành tốt vai trò của người truyền giáo. Hiểu cách làm đó của Đức cha, cha Đạt càng cảm phục và mến yêu vị chủ chăn của giáo phận. Đồng hồ báo một giờ sáng, vị Linh mục trẻ vẫn còn trằn trọc mãi. Cha cố ru mình vào giấc ngủ bằng một cuốn sách như mọi khi, nhưng đêm nay cha không tài nào ngủ được. Cầm cuốn sách lên, rồi đặt xuống, cha cũng không có tâm trạng nào để đọc sách. Những hình ảnh kéo về đầy tâm trí người mục tử trẻ. Cha miên man nghĩ về nơi mà cha sắp đến, nơi mà giáo hội gọi là “trắng tôn giáo”, nơi mà người cha già của giáo phận đặt quá nhiều thao thức.
Đằng này....!Vị “cha già” của giáo phận sợ cha Đạt không cáng đáng nổi vì còn quá trẻ, còn ít kinh nghiệm, và dường như ngài muốn người linh mục không chỉ vâng phục trên môi miệng mà còn vâng phục bằng cả con tim nên đưa cho Đạt hai bài sai. Bởi vâng phục mà không bằng lòng thì không thể hoàn thành tốt vai trò của người truyền giáo. Hiểu cách làm đó của Đức cha, cha Đạt càng cảm phục và mến yêu vị chủ chăn của giáo phận. Đồng hồ báo một giờ sáng, vị Linh mục trẻ vẫn còn trằn trọc mãi. Cha cố ru mình vào giấc ngủ bằng một cuốn sách như mọi khi, nhưng đêm nay cha không tài nào ngủ được. Cầm cuốn sách lên, rồi đặt xuống, cha cũng không có tâm trạng nào để đọc sách. Những hình ảnh kéo về đầy tâm trí người mục tử trẻ. Cha miên man nghĩ về nơi mà cha sắp đến, nơi mà giáo hội gọi là “trắng tôn giáo”, nơi mà người cha già của giáo phận đặt quá nhiều thao thức.
***
Trước mắt cha là con đường mòn ngoằn ngoèo gập ghềnh đầy đá sỏi dẫn vào làng. Hai bên là những rẫy mì cằn cỗi trải dài gần như đến vô tận. Trời nắng như đổ lửa, những đứa trẻ đầu trần chân đất, đi học về, lầm lũi, nhỏ thó trong bộ quần áo lem luốc đến tội nghiệp. Hai cô bé đang bàn về những gì học sáng nay. Rằng thầy cô nói đạo Công giáo là đạo phương Tây, rằng tôn giáo là thuốc phiện...
“Chắc không đến nổi như thế đâu, nay là thời đại nào rồi mà, làm gì có người nghĩ như vậy nữa”. Cha tự trấn an mình, cố xua hình ảnh, câu chuyện đó ra khỏi đầu rồi thiếp đi khi đồng hồ điểm hai giờ sáng.
Trước mắt cha là con đường mòn ngoằn ngoèo gập ghềnh đầy đá sỏi dẫn vào làng. Hai bên là những rẫy mì cằn cỗi trải dài gần như đến vô tận. Trời nắng như đổ lửa, những đứa trẻ đầu trần chân đất, đi học về, lầm lũi, nhỏ thó trong bộ quần áo lem luốc đến tội nghiệp. Hai cô bé đang bàn về những gì học sáng nay. Rằng thầy cô nói đạo Công giáo là đạo phương Tây, rằng tôn giáo là thuốc phiện...
“Chắc không đến nổi như thế đâu, nay là thời đại nào rồi mà, làm gì có người nghĩ như vậy nữa”. Cha tự trấn an mình, cố xua hình ảnh, câu chuyện đó ra khỏi đầu rồi thiếp đi khi đồng hồ điểm hai giờ sáng.
- Mày thờ cái ông gì mà máu me đầy mình trông ghê quá!
- Dạ, đó là Chúa Giêsu đó Ơi!
- Tao không biết thằng đó.
- Dạ, không phải thằng mà là Chúa, là ông Trời, cũng như Yang của Ơi vậy đó.
- Trông lạ quá, bữa nào mày nói thêm tao nghe về ông Chúa của mày được không?
- Dạ, nếu Ơi muốn nghe, con sẽ kể cho Ơi nghe!
.....
- Trời! Sao chú lại thờ Chúa trong nhà?
- Dạ, là người Công giáo, không thờ Chúa trong nhà thì thờ ai hở chị Tư?
- Chú không biết gì à?
- Biết gì là biết gì chị Tư?
- Huyện này là huyện “Trắng tôn giáo”.
- Em không để ý!
- Nói thật với chú, tui cũng người Công giáo, di cư từ ngoài Trung vô đây, nhưng có
dám công khai có đạo đâu. Nhiều khi thèm đi lễ đến chết được, mà phải nhịn, đến những ngày lễ lớn thì mới ra ngoài thị xã. Mấy đứa con tui đẻ ở trong này có đứa nào được rửa tội đâu. Nghĩ mà buồn!
- Chị Tư yên tâm, em sẽ tìm cách.
- Cách gì được chú Đạt ơi! Khó lắm. Hình như nãy Ơi K‟sor ghé nhà hả?
- Dạ, ông vô chơi, thấy tượng chịu nạn, ông kêu lạ, bữa nào kể ông nghe! Cũng vui, biết đâu thêm người theo đạo.
- Ừ, chú cẩn thận đó, thôi, tui dìa!
- Dạ, chị Tư về!
Bóng cô Tư Đẹp nhỏ dần nhỏ dần sau vườn rau của vị Mục tử “nông dân”. Một thoáng tư lự nảy sinh trong đầu của “Chú Đạt”. Dường như ngài đang nghĩ cách để cho Nước Chúa rộng khắp trên vùng đất cằn cỗi này! Ngài thấy thương những “con chiên xa bầy”, “những con chiên lạc đường muốn tìm về chốn cũ”. Mặt trời khuất dần sau giàn phong lan đủ màu rực rỡ. Người linh mục rửa chân tay rồi bước vào nhà chuẩn bị cho giờ cầu nguyện.
Thì ra đó là một giấc mơ.
***
Tiếng chuông báo lễ sáng vang lên, người Linh mục trẻ thức dậy sau một đêm dài trăn trở! Đi hay không đi! Giấc mơ đêm qua vẫn còn phảng phất trong tâm trí. Nó làm cha rùng mình! Những khó khăn của vùng trắng tôn giáo làm cha chùn bước. Người Mục tử định mở bài sai trong phong thư còn lại nhưng có một sức mạnh Thần linh ngăn cha lại. Cha nhìn lên tượng Chúa chịu nạn. Nước mắt cha chảy dài. Lần đầu tiên trong đời tận hiến, cha khóc. Cha cảm thấy tình yêu của Chúa quá lớn. Cha nhớ lại cuộc gặp gỡ người dân “vùng trắng tôn giáo” trong giấc mơ đêm qua. Phải chăng Chúa cho cha thấy trước con đường Cứu độ người sẽ phải đi tới? Cảm thấy mình yếu đuối, Cha nhắm mắt lại và cầu nguyện dưới chân thập giá! Chúa ơi xin nâng đỡ con!
Mặt trời lên cao, ngày nắng hiếm hoi của mùa đông trên dải cao nguyên lộng gió này. Cha phó mở toang cánh cửa! Một luồng gió mát òa vào phòng. Cha phó cảm thấy tâm hồn bình an, và một niềm hân hoan rất lạ bao trùm lấy mình. Cha mỉm cười chào cha già bằng một câu chào khác với mọi khi:
***
Tiếng chuông báo lễ sáng vang lên, người Linh mục trẻ thức dậy sau một đêm dài trăn trở! Đi hay không đi! Giấc mơ đêm qua vẫn còn phảng phất trong tâm trí. Nó làm cha rùng mình! Những khó khăn của vùng trắng tôn giáo làm cha chùn bước. Người Mục tử định mở bài sai trong phong thư còn lại nhưng có một sức mạnh Thần linh ngăn cha lại. Cha nhìn lên tượng Chúa chịu nạn. Nước mắt cha chảy dài. Lần đầu tiên trong đời tận hiến, cha khóc. Cha cảm thấy tình yêu của Chúa quá lớn. Cha nhớ lại cuộc gặp gỡ người dân “vùng trắng tôn giáo” trong giấc mơ đêm qua. Phải chăng Chúa cho cha thấy trước con đường Cứu độ người sẽ phải đi tới? Cảm thấy mình yếu đuối, Cha nhắm mắt lại và cầu nguyện dưới chân thập giá! Chúa ơi xin nâng đỡ con!
Mặt trời lên cao, ngày nắng hiếm hoi của mùa đông trên dải cao nguyên lộng gió này. Cha phó mở toang cánh cửa! Một luồng gió mát òa vào phòng. Cha phó cảm thấy tâm hồn bình an, và một niềm hân hoan rất lạ bao trùm lấy mình. Cha mỉm cười chào cha già bằng một câu chào khác với mọi khi:
- Cha, con sẽ đi vùng trắng tôn giáo! Đó là lựa chọn của con../.
***
Ảnh Minh Họa
Ảnh Minh Họa