18/05/2023
1749

LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI

Lời Chúa: Cv 1, 1-11;  Ep 1, 17- 23;  Mt 28, 16-20

———

Mục lục

1. Về trời lãnh triều thiên (Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền)

2. Đường về trời  (Lm. Giuse Hoàng Kim Toan)

3. Chúa về trời  (Jorathe Nắng Tím)

4. Thầy ở với anh em  (Bông Hồng Nhỏ,  MTG.Thủ Đức)

5. Mệnh lệnh yêu thương (Anna Cỏ May,  MTG.Thủ Đức)

6. Chúa lên trời đem hy vọng cho thế giới  (Lm. Inhaxio Trần Ngà)

7. Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế  (Lm. Trần Bình Trọng)

8. Điều kiện để thông truyền Lời Chúa  (Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng)

9. Chúa Giêsu Kitô trở về trời  (Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long)

10. Về quê  (Trầm Thiên Thu)

11. Quê hương chúng ta ở nơi Đức Kitô (Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc)

12. Quê thật trên trời  (Pr. Lê Hoàng Nam, SJ)

13. Sao còn đứng nhìn trời  (Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương)


 

VỀ TRỜI LÃNH TRIỀU THIÊN

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền 

Nếu dịch cúm Vũ Hán chấm dứt hoàn toàn thì tôi nghĩ nhân loại phải có ngày tôn vinh các bác sỹ và nhân viên y tế. Họ là những con người đã hy sinh gác lại mọi sự riêng tư để ngày đêm chăm sóc bệnh nhân, dầu phải xa gia đình trong thời gian dài.

Họ là những thiên thần áo trắng đứng ở tuyến đầu phải chiến đấu với thần chết để bảo vệ các bệnh nhân của mình.

Họ là những thiên thần áo trắng phải hy sinh bản thân mình để bệnh nhân được sống.

Họ là những thiên thần áo trắng đã miệt mài ngày đêm phá bỏ gông cùm bệnh tật cho các bệnh nhân.

Tôi hỏi một bác sỹ thân quen rằng anh nghĩ gì khi lên đường cách ly gia đình để đến chăm sóc bệnh nhân. Anh trả lời rằng: lần đầu tiên mình đi chữa bệnh mà chưa biết phải chữa thế nào. Tụi mình buớc vào cuộc chiến với dịch bệnh như bước vào mê cung.

Cám ơn Chúa, sau 4 tháng nhiều nước trên thế giới đã gỡ bỏ cách ly và nhiều bác sỹ đã được trở về nhà. Nhìn hình ảnh họ nhảy múa ôm nhau khi hoàn thành sứ vụ mà lòng thật cảm kích và cùng vui mừng với họ. Họ đã hoàn thành sứ vụ được giao. Họ đáng được tôn vinh và ca ngợi mãi mãi.

Hôm nay chúng ta mừng Chúa về Trời. Mừng cuộc chiến thắng khải hoàn của Chúa. Mừng Chúa đã hoàn tất cuộc đời trần thế của mình trong vâng phục thánh ý Chúa Cha là cứu độ trần gian. ChúaGiê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa đã bỏ ngai trời mà xuống thế làm người để chia sẻ cuộc sống con người và dẫn dắt con người tiến về quê trời, cuối cùng Ngài đã bằng lòng chịu chết để đền thay tội Adam đã bất tuân phục Thiên Chúa. Sự kiện Chúa về Trời cũng mở ra cho chúng ta một niềm hy vọng sau những bể dâu cuộc đời chúng ta cũng có một bến bờ yên bình hạnh phúc là quê Cha trên Trời. Chúa về Trời cho chúng ta quyền hy vọng sẽ được lên trời với Chúa nếu biết đi trên con đường của Chúa. Con đường của hy sinh phục vụ. Con đường dấn thân cứu đời. Con đường sống vì lợi ích của tha nhân.

Con đường yêu thương đó là con đường dẫn chúng ta về quê trời. Một cuộc đời yêu thương sẽ giúp chúng ta xứng đáng nhận một phần thưởng to lớn trên quê trời.

Các bác sỹ xứng đáng được tôn vinh vì họ đã hoàn tất tốt sứ vụ của mình trong đại dịch. Người ky-tô hữu chúng ta cũng chỉ xứng đáng lãnh nhận triều thiên vinh quang khi chúng ta biết sống chứng nhân cho tình yêu trong cuộc sống hằng ngày. Người sống chứng nhân cho tình yêu thì luôn vui tươi và tận tuỵ trong bổn phận của mình. Người sống chứng nhân cho tình yêu thì luôn phục vụ mà không mong đền đáp. Người sống chứng nhân cho tình yêu thì luôn ra khỏi cái tôi của mình để sống có ích cho tha nhân.

Mỗi người sinh ra trong cuộc đời đều có một sứ mạng phải hoàn thành, một công việc để thi hành. Đó chính là bổn phận mà Chúa đã trao cho mỗi người chúng ta khi bước vào trần thế. Xin cho chúng ta luôn biết kiên nhẫn chu toàn bổn phận Chúa trao. Xin cho chúng ta luôn theo gương Chúa Giê-su tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa Cha. Xin đừng vì những đam mê trần thế là danh lợi thú mà bỏ bê bổn phận của người con với Cha trên trời. Xin Chúa giúp chúng ta biết hoàn tất sứ vụ cuộc đời của mình thật tốt đẹp để xứng đáng nhận phần ân phúc trong Nước Trời mai sau. Amen

Về mục lục

ĐƯỜNG VỀ TRỜI

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Con người của ta chẳng biết trời ở đâu, không biết làm sao mà về, và về thì con đường bao xa? Nhiều câu hỏi chẳng biết câu trả lời, vì con người hữu hạn còn trời vô biên và con người ở dưới thế làm sao biết trời. Chúa về trời và như cha Romano Guardini viết: “Trong Ba Ngôi Thiên Chúa có một con người”. Con người từ nay tuy còn dưới thế nhưng đã có mặt trên trời nơi Chúa Cha ngự trị, trong Chúa Giêsu Kitô, nhờ Chúa Thánh thần.

Con đường về trời.

Một trong mối lo của con người thời nay theo Đức Hồng Y Fulton Sheen: “Trong các ngày xa xưa người ta âu lo về phần linh hồn mình. Ngày nay quan tâm chính yếu của con người là về phần xác. Mối nhọc lòng lớn nhất của ngày hôm nay là kinh tế, an ninh, sức khỏe, sắc đẹp, giàu có, tiếng tăm và tính dục. Đọc quảng cáo thời nay cho người ta ấn tượng là cái tai ương lớn nhất có thể ập xuống thân phận một người là bàn tay nhơ bẩn vì nhọ nồi, nước rửa chén hay ho khan ở ngực. Lo lắng quá đáng về an toàn thân xác là một chứng bệnh hoạn.” (Đường về trời, Fulton Sheen).

Lo về phần xác, nhưng phần xác cũng chịu nhiều yếu tố tác động. Ngày xưa lo lắng về bom hạnh nhân, ngày nay thêm mối lo chiến tranh sinh học, virus… Những thứ xem ra nhỏ bé nhưng làm thiệt hại về con người và kinh tế khủng khiếp. Lo lắng về thân xác, con người thời nay dễ bị các bệnh về thần kinh, lạm dụng thuốc an thần, mưu tìm khoái lạc chóng qua. Không điểm tựa dưới thế làm sao có thể đi về phía trời.

Càng lo lắng cho thân xác, con người càng rơi vào cô đơn, lạc lõng. Những ngày tháng cách ly cho thấy mọi giao tiếp đều trở nên nguy hiểm. Kinh nghiệm về sự sống con người  thật mong manh, những người chỉ lo cho phần xác mình tìm mọi cách vui thú hết thời gian nhưng vẫn thấy nhàm chán.

Con đường về trời cần nhận ra điều tất yếu đòi hỏi của linh hồn. Con người vốn dĩ không thể lấp đầy những khát mong trong đời sống thân xác, vì có một yếu tố linh hồn luôn thôi thúc họ cần đáp ứng. Con người vừa là “con” theo nghĩa thú tính vừa là “người” theo nghĩa cao thượng, phẩm giá cao quý. Giết chết Thiên Chúa trong tâm hồn để vui thú, khoái lạc nơi trần thế, con người đánh mất chữ “người” cao cả.

Đường về trời cần bắt đầu lại từ chữ “người”, mỗi ngày sống “người” hơn, bớt dần đi chữ “con”.

Đường về trời.

Tin Mừng trình thuật: “Ngôi hai Thiên Chúa xuống thế làm người”. Chữ “người” từ nay trong Chúa Giêsu, con người đã được thông phần vào thiên tính của Thiên Chúa. Con đường về trời đã bắt đầu từ nơi Chúa Giêsu Kitô, khi Chúa về trời.

Con đường về trời đã có một hướng đi rõ rệt và biết mình đi đâu và đã bắt đầu từ dưới thế này. Con người được biết rằng “Sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian”. Ngoài bổn phận trần thế còn có một bổn phận khác quan trọng hơn, đó là bổn phận Nước Trời.

Người Kitô hữu xác tín đời mình luôn cần có Chúa, sẽ nhận ra chính mình ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng con chuyên chăm cầu nguyện, tìm kiếm Nước Trời, đặt cuộc đời mình trong bàn tay của Thiên Chúa. Chính Chúa mới là Đấng hoàn thành những khát mong sâu xa của con người, thánh Augustine viết: “Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa, nên tâm hồn chúng con áy náy không ngừng cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa” (Tự thuật, Augustine).

Khao khát được sống được yêu thương đó là khao khát tự nhiên của con người; nhưng sự khao khát này cần bắt nguồn từ nơi Chúa Thánh Thần, xin đốt lên trong lòng chúng con ngọn lửa mến yêu. Thánh Augustine cầu xin Chúa: “Xin ban Chúa cho con, lạy Chúa, xin trả Chúa lại cho con. Này con yêu mến Chúa, nếu còn ít, thì chớ gì con yêu mến Chúa nhiều hơn. Con không thể đo lường cho biết tình yêu của con còn thiếu cái gì cho đầy đủ, để đời sống con chạy ôm lấy Chúa, cho đến khi con được ẩn nấp trong mầu nhiệm của nhan thánh Chúa.” (Tự Thuật, Augustine)

Trên con đường về trời, xin Chúa thắp lên lòng mến Chúa để chúng con thi hành mọi việc với lòng kinh mến Chúa.

Về mục lục

CHÚA VỀ TRỜI

Jorathe Nắng Tím

Núi trong Kinh Thánh là nơi Thiên Chúa tỏ mình, như hôm nào Đức Giêsu đã  “đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17,1-2).

Khung cảnh “núi cao” trở lại trong Tin Mừng Matthêu, khi “Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến” (Mt 28,16), nhưng lần này, Ngài sai các ông “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy” và hứa ở cùng các ông “mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).

Nhiều nhà chú giải đồng ý: đây chính là bối cảnh ở đó Đức Giêsu từ giã các môn đệ về trời, sau khi sai các ông đi loan báo Tin Mừng với năng quyền được chính Ngài trao ban.

Riêng thánh sử Luca thì một mình ngài lại có đến hai khung cảnh lên trời khác nhau: trong Tin Mừng của ngài thì Đức Giêsu dẫn các môn đệ “tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời.” (Lc 24,50-51); còn Công Vụ các Tông Đồ thì Luca đặt biến cố lên trời của Đức Giêsu vào khung cảnh của bữa ăn (Cv 1,4), và khi Đức Giêsu lên trời  thì có “hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh” (Cv 1,10), như cố ý làm nổi bật biến cố phục sinh, ở đó cũng “có hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giêsu” (Ga 20,12), và đề cao “bữa tiệc bẻ bánh” ở đó cộng đoàn Kitô hữu quy tụ cầu nguyện, làm chứng, và chờ ngày Đức Giêsu trở lại.

Dù được kể lại trong khung cảnh nào đi nữa, biến cố Đức Giêsu về trời đã mở sang một trang mới, với sự có mặt và dấn thân loan báo Đức Giêsu đã chết và đã sống lại của Giáo Hội. Nói cách khác, đây mới chính là khởi đầu của Giáo Hội, một Giáo Hội được sai đi, một Giáo Hội lên đường, một Giáo Hội luôn trên hành trình dong duổi với mọi người để làm chứng Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.

Chúng ta có thể ghi nhận ba điểm quan trọng ở thời điểm Đức Giêsu về trời, cũng là khởi điểm hành trình loan báo, làm chứng Đức Giêsu của Giáo Hội:

  1. Giáo Hội lên đường truyền giáo không biên giới với sức mạnh của Chúa Thánh Thần:

Sách Công Vụ các Tông Đồ ghi lại một cách chân thực, và dễ thương câu hỏi của các môn đệ với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, có phải là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ítraen không?” (Cv 1,6).

Các môn đệ hỏi như thế, vì các ông thấy Thầy đã thực sự sống lại, nên các ông tin rằng việc giải phóng Ítraen khỏi tay người Rôma không còn là chuyện khó với Thầy mình, và ước mơ thầm kín mang tính chính trị lại một lần nữa trở về với các ông, cho đến khi Đức Giêsu khẳng định minh bạch chương trình của Ngài: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,7-8).

Như thế, sứ mạng của các môn đệ bây giờ là lên đường truyền giáo, con đường  không biên giới trên đó Tin Mừng “Đức Giêsu chịu đóng đinh, đã chết và đã sống lại” được loan báo cho mọi người, mọi nơi, mọi thời, nhưng các ông không lên đường một mình, không tự mình truyền giáo, nhưng chỉ có thể lên đường truyền giáo với ơn của Chúa Thánh Thần, chỉ có thể rao giảng Đức Giêsu với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Vì thế, Đức Giêsu đã minh bạch với các ông khi căn dặn: “Không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” (Cv 1,4-5).

  1. Giáo Hội là sự viên mãn của Đức Giêsu:

Trước khi về trời, Đức Giêsu đã chuẩn bị tất cả cho Giáo Hội. Ngài đã xin Chúa Cha ban cho Giáo Hội Chúa Thánh Thần; Ngài củng cố niềm tin của Giáo Hội qua lời hứa “ở lại với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế” (x.Mt 28,19) để Giáo Hội tiếp tục thực hiện công trình cứu thế của Ngài, bởi “Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1, 23). Nói cách khác, Giáo Hội được Đức Giêsu tuyển chọn làm thân thể của Ngài, và Ngài là Đầu của thân thể đó, để Giáo Hội hoàn thành công trình cứu nhân loại đến mức viên mãn, là thánh ý của Chúa Cha, bằng loan báo cho mọi người Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ, để tất cả được đón nhận ơn Cứu Độ của Ngài hầu được hạnh phúc viên mãn trong Ngài.

  1. Đức Giêsu hoàn toàn tin tưởng Giáo Hội của Ngài:

Chúng ta có thể nói: lễ Thăng Thiên là lễ của Thiên Chúa đặt vào đôi tay con  người trọn vẹn trách nhiệm để tiếp tục thực hiện công trình của Ngài trên trần gian. Từ nay, mọi việc được trao cho con người, mọi việc đều được Thiên Chúa ký thác cho con người, vì Ngài tin tưởng con người và muốn con người cùng Ngài  thực hiện công trình cứu độ anh em mình. Một cách cụ thể, Ngài trao cho Giáo Hội, là tập thể những người đi theo Ngài sứ mạng này, và ở với họ, cùng với Thần Khí Tình Yêu, Sự Thật và Sức Mạnh của Ngài.

Vâng, đây chính là lúc bắt đầu thực hiện lời cầu nguyện của Đức Giêsu buổi tối thứ năm tuần thánh: “Tất cả những gì con có đều là của Cha, tất cả những gì Cha có đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha. Lậy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con…” (Ga 17,10-11).

Cùng toàn thể Giáo Hội mừng lễ Chúa lên trời, chúng ta xin Chúa ban cho chúng ta, những người con của Giáo Hội niềm vui biết mình được Đức Giêsu yêu thương, tin tưởng, khi trao phó sứ mạng loan báo Tin Mừng cho anh em ở khắp mọi nơi, mọi thời, và hạnh phúc được cùng Chúa Thánh Thần lên đường làm chứng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, Đấng Cứu Độ, Gia Nghiệp và Phần Thưởng đời đời cho những ai đi theo Ngài.

Về mục lục

THẦY Ở VỚI ANH EM

Bông hồng nhỏ

“Chúa về trời là niềm hy vọng sự sống đời sau, cho con dự phần vinh quang ngàn đời bằng cuộc sống hôm nay dựng xây thế giới. Chúa về trời là Thiên Đàng rộng mở từ nơi thế trần, từ nơi tâm hồn của mỗi người, bằng đón nhận tin yêu và sống tin yêu” (Khúc ca “Chúa Về Trời” – Lm. Thái Nguyên). Chúa Giêsu đã về trời nhưng Ngài không cách xa con người. Ngài vẫn ở với chúng ta như lời Ngài đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20).

Chúa Giêsu Thánh Thể vẫn ở mãi với chúng ta, Ngài đến và cư ngụ nơi tâm hồn mỗi người. Có Chúa trong tâm hồn, cuộc đời chúng ta sẽ an vui và hạnh phúc. Cảm nhận sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa Giêsu trong chính tâm hồn mình, trong cuộc sống với những biến cố buồn vui, chúng ta sẽ luôn nhận thấy mình là người được yêu. Chúng ta đã đón nhận tình yêu bao la của Chúa và sẽ không ngừng đáp trả tình yêu ấy bằng cách sống trong sự hướng dẫn của Thánh Thần Tình Yêu. Khi yêu ai, người ta rất muốn thực hiện tất cả những gì người yêu ao ước, cả những lời nhắn nhủ yêu thương.

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã nói cùng với các môn đệ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 18-20). Chúng ta hãy mau mắn thi hành lệnh truyền của Chúa Giêsu bằng một đời sống đượm nồng tình yêu. Mỗi ngày, chúng ta hãy dành thời gian ở lại bên Chúa Giêsu, trong sự thinh lặng của tâm hồn, hãy lắng nghe, hãy để Lời lên tiếng. Lời Chúa sẽ dẫn chúng ta đi đúng đường để đến với Chúa Cha, đến với anh chị em và tìm thấy chính mình. Chấp nhận để cho Lời lên tiếng cũng đồng nghĩa với việc đón nhận ánh sáng của Lời, ánh sáng chiếu dọi vào nơi tăm tối của tâm hồn, Lời sẽ cho ta thấy sự thật về chính mình, về những ân huệ mình nhận được và cả những điều thiếu sót, những vấp ngã của chính mình. Lời sẽ làm cho chúng ta cất lên lời tạ ơn Thiên Chúa về những ân huệ mình nhận được cách nhưng không, và Lời cũng giục lòng ta sám hối về những tội lỗi đã phạm và ban ơn giúp ta can đảm canh tân đời sống. Chúng ta không chỉ nỗ lực sống thánh thiện nhưng còn có trách nhiệm giúp đỡ anh chị em mình sống thánh thiện nữa.

Để có thể giúp người anh chị em tuân giữ mọi điều Chúa Giêsu truyền dạy, chính ta phải là người đã thấm nhuần những lời dạy dỗ yêu thương của Chúa. Thiên Chúa là Cha giàu lòng xót thương, Người luôn sửa dạy ta bởi vì Người yêu thương ta, bao bọc ta cả sau lẫn trước. Đây là lời khuyên nhủ dành cho ta: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy? (Dt 12, 5-7). Quả thật, chúng ta là con Thiên Chúa, những đứa con được Người yêu thương, săn sóc và dạy dỗ.

Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã yêu con và hiến mình vì con. Dõi bước theo Ngài, con không sợ vấp ngã vì có Chúa vẫn hằng ở với con luôn. Chúa đã về trời để dọn chỗ cho con. Con biết rằng Chúa yêu con thật và con cần phải nỗ lực cộng tác với ơn Chúa, sống trong sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa và con có bổn phận để giới thiệu Chúa cho anh chị em con, những người vẫn được Chúa yêu thương mà chưa được nhận biết Chúa. Con xin dâng lên Chúa công cuộc truyền giáo của Giáo hội, xin cho mỗi người Kitô hữu chúng con luôn để Lời Chúa soi sáng và đốt lòng chúng con yêu mến Chúa, yêu thương tất cả anh chị em. Xin cho lửa nhiệt tình truyền giáo cháy lên trong lòng chúng con. Amen.

Về mục lục

MỆNH LỆNH YÊU THƯƠNG

Anna Cỏ May   

Một người sắp đi xa, người ta thường nói những lời yêu thương cũng như ước muốn của mình hay để lại một vật gì đó mà ta thường gọi là bản di chúc cuối cùng và quan trọng cho người thân. Chúa Giêsu cũng vậy, trước khi về trời, Ngài hẹn các môn đệ ở biển hồ Galilê. Tại đây, Ngài không để lại một mảnh đất hay một tài sản gì trực tiếp mà là một mệnh lệnh dẫn tới cuộc sống đích thực. Ngài nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).

Thư Êphêsô có đoạn viết: “Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh” (Ep 1,21-22). Chúa Giêsu đã được Chúa Cha trao những quyền hành dưới đất cũng như trên trời. Giờ đây, Ngài chia sẻ và mời gọi các môn đệ thông hiệp với Ngài qua lệnh truyền yêu thương của Ngài. Các ông sẽ thực hiện các điều ấy trong sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Họ sẽ không còn sống cho chính mình nhưng là sống cho thánh ý Chúa Cha. Họ chẳng còn nhìn thấy Thầy bằng con mắt người phàm nhưng bằng đôi mắt đức tin. Chính Thánh Thần sẽ giúp họ nhận thấy Thiên Chúa ở trong mình (x. 1Ga 3,24). Trong một bài giảng, Thánh Phêrô Kim Ngôn đã nói: “Bạn hãy nghe lời Chúa Kitô xin: Hãy nhìn xem, hãy nhận thấy nơi Ta, chính thân xác của các con, chi thể các con, ruột gan, xương cốt, máu huyết của các con” (x. Kinh sách mùa PS). Các môn đệ sẽ tiếp tục thực hiện sứ mạng của Thầy là ra đi rao giảng Tin Mừng và làm cho muôn dân trở thành môn đệ. Tất cả những ai đã chịu phép rửa sẽ trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Còn Chúa Giêsu, sau khi nói những lời ấy, Ngài về trời. Ngài đi về trời để tiếp tục thực hiện điều Ngài muốn dành cho các môn đệ. Ngài đã từng nói với các môn đệ: “Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó” (Ga 14,2-3).

Là môn đệ của Chúa khi đã chịu phép Rửa tội, chúng ta đã thi hành lệnh truyền yêu thương của Chúa thế nào? Nhìn vào thực tế, chúng ta đều nhận thấy nơi bản thân nhu cầu yêu và được yêu. Vậy sao chúng ta không thử làm điều ấy trước cho người khác? Vì chính lúc chúng ta cho đi thì chúng ta mới được lãnh nhận và điều gì chúng ta muốn từ người khác thì chúng ta phải làm trước cho họ. Đây là dịp thuận tiện cho chúng ta thực hiện tình yêu thương ấy cho chính mình và cho người khác. Mọi người đang cần tình yêu, cần sự chia sẻ nỗi đau trong đại dịch Covid 19. Đừng chần chừ nữa, hãy mau lên đường như Chúa Giêsu mời gọi “hãy ra đi loan báo Tin Mừng yêu thương”.

Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, xin soi lòng mở trí cho chúng con thấy rõ đâu là mệnh lệnh đích thực mà Chúa Giêsu mời gọi chúng con mỗi ngày. Nhờ đó, chúng con mau mắn thi hành và sẵn sàng bước đi trên con đường dẫn tới nơi ở mà Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

Về mục lục

CHÚA LÊN TRỜI ĐEM HY VỌNG CHO THẾ GIỚI

Lm. Inhaxiô Trần Ngà

 Con thuyền không bến

Một chiếc thuyền lênh đênh giữa đại dương bao la, hết ngày này qua ngày khác, hết đêm này lại đêm kia, thuyền cứ trôi nổi bồng bềnh trên sóng nước mà không hướng về một bờ bến nào hoặc không có bến nào để neo đậu… thì số phận con thuyền đó bi đát biết dường nào!

Thế giới hôm nay cũng có lắm mảnh đời có chung số phận như con thuyền không bến này. Người ta sống mà chẳng biết mình sống vì mục đích gì, chết rồi sẽ ra sao… Họ thấy cuộc sống thật vô nghĩa và phi lý… Cuộc đời của họ như thuyền trôi lênh đênh, không mục đích, không định hướng, không tương lai, không hy vọng… Đời họ như những con thuyền không bến!

Khi đề cập đến sự vô nghĩa và phi lý của cuộc đời, người ta không thể nào bỏ qua hai nhân vật hàng đầu trong trường phái triết học hiện sinh, sau đây:

– Thứ nhất, ông Albert Camus, sinh năm 1913 tại Algérie, năm 27 tuổi, đến sống tại Pháp. Ông vừa là triết gia, là nhà văn nổi tiếng, nhà biên kịch trứ danh. Ông cho rằng cuộc sống con người hoàn toàn vô nghĩa và phi lý, vì thế, dù đạt được nhiều thành công trong xã hội, ông vẫn sống trong tuyệt vọng và cho rằng: “Tuyệt vọng là thực tại sâu xa nhất của con người [1]”.

– Thứ hai, ông Jean Paul Chartre, sống cùng thời với Albert Camus, là triết gia hàng đầu trong trường phái triết học hiện sinh, đồng thời cũng là nhà văn nổi tiếng của Pháp trong thế kỷ 20. Theo ông, cuộc sống con người là thừa thãi, vô nghĩa, phi lý, hoàn toàn phi lý…

Khi con người sống không định hướng, sống mà không biết mình sống vì mục đích gì, đời người rồi sẽ đi về đâu, chết rồi sẽ ra sao…  người ta cảm thấy cuộc đời vô nghĩa, phi lý, thừa thãi, không đáng sống… thì bấy giờ, việc tự kết liễu cuộc sống mình là một sự giải thoát. Triết gia Albert Camus cũng nhận định như thế, ông nói: “Chết là sự giải thoát”, giải thoát con người khỏi cuộc sống vô lý, thừa thãi này…

Chính vì thế, có nhiều người trên thế giới đã tự tử và ngay tại những đất nước có nền kinh tế phát triển và giàu mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản… số người tự tử cũng đã lên đến mức báo động.

Sống như thuyền không bến thì bi đát biết bao!

Cuộc phục sinh và lên trời của Chúa Giê-su đem lại hy vọng cho thế giới

Chúa Giê-su là Thiên Chúa xuống thế làm người và đã sống trọn vẹn thân phận con người.

Ngài đã đi đến tận cùng của đau khổ khi bị hành hình như một tội đồ gian ác nhất và chịu chết tủi nhục trên thập giá.

Ngài đã cảm nếm sự cô đơn cực độ khi hấp hối trên thập giá lại còn bị người đời ghét bỏ, gièm pha và cảm thấy dường như ngay cả Chúa Cha cũng từ bỏ mình.

Ngài đã đi vào ngõ cụt của đời người khi trở thành một thi hài không còn sự sống và chịu mai táng trong trong mồ.

Thế rồi, nhờ quyền năng Chúa Cha, Ngài đã sống lại và lên trời vinh hiển.

Qua việc phục sinh và lên trời vinh hiển, Chúa Giê-su khai mở cho nhân loại một con đường tiến vào thiên đàng hồng phúc, nơi không còn đau khổ, tang thương, chết chóc nhưng tràn đầy hoan lạc và bình an. Thế là từ đây, đời người không phải như những con thuyền không bến, mà có một bờ bến tuyệt vời là thiên đàng, là chốn hạnh phúc thiên thu vạn đại đang chờ đón họ.

Nhờ sự lên trời vinh hiển, Chúa Giê-su cho thấy cuộc đời rất đáng sống vì những chuỗi ngày ở trần gian là những bậc thang dẫn đưa nhân loại tiến đến quê trời.

Hướng lòng về thượng giới

Biến cố Chúa Giê-su lên trời hướng lòng trí chúng ta về quê hương đích thực của mình trên thiên quốc và thúc đẩy chúng ta phấn đấu để đạt tới mục tiêu cao quý này. Thánh Phao-lô trong thư Cô-lô-xê kêu gọi chúng ta: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Ki-tô, thì hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới…” (Col 3,1-2).

Lạy Chúa Giê-su,

Sự phục sinh và lên trời vinh hiển của Chúa đã đem lại cho đời người một hướng đi, đó là tiến về thiên quốc, đã mang lại cho đời sống con người một ý nghĩa cao đẹp, đã khơi lên trong lòng người niềm hy vọng mai đây được vui sống hạnh phúc trên thiên đàng.

Xin cho chúng con hôm nay luôn hướng lòng về thượng giới, cố gắng sống tốt lành thánh thiện để mai sau, được cùng nhau sum họp bên Chúa trên thiên quốc.

[1] Ý tưởng được trình bày trong tác phẩm: “Kẻ xa lạ” và “Huyền thoại Sisyphe” của Albert Camus

Về mục lục

THẦY Ở CÙNG CÁC CON MỌI NGÀY CHO ĐẾN TẬN THẾ

 Lm Trần Bình Trọng

Những lời giã từ thường đầy tràn ý nghĩa và sâu đậm tâm tình. Người ra đi thường nói cho người ở lại những gì là quan trọng nhất, muốn cho người ở lại ghi nhớ để thi hành và có thể giúp ích cho người ở lại.

Thường thì người ta tưởng chết là một việc chia ly giã từ. Tuy nhiên việc từ giã giữa Chúa Giêsu và các môn đệ không phải là việc Chúa chịu chết trên thánh giá, mà là việc Chúa lên trời. Ta có cảm tưởng rằng việc Chúa về trời là việc kết thúc đời sống và công việc của Chúa ở trần gian để từ giã các môn đệ. Thực ra thì không hẳn là thế. Khởi đầu Phúc âm thánh Mát-thêu có ghi lại khi Ðấng Cứu thế sinh ra, người ta đặt tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1:23). Còn khi kết thúc Phúc âm, thánh Mát-thêu lại chép: Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28:20). Vậy làm sao Chúa có thể ở lại với loài người sau khi đã về trời cả hồn lẫn xác?

Khi còn tại thế Chúa Giêsu bị giới hạn trong thân xác của Người. Ðiều đó có nghĩa là khi Chúa rời bỏ Nadarét để đi giảng dạy ở những miền đất khác tại Palétin thì Mẹ Maria, thánh Giuse và người hàng xóm thấy vắng bóng Chúa. Sau khi về trời, Chúa đi vào vinh quang của Người trong một chiều hướng mới để Người có thể hiện diện với loài người trong một chiều hướng siêu nhiên và trong ý nghĩa thiêng liêng.

Nếu cho rằng về trời theo quan niệm địa lí bình dân như trời cao đất thấp, thì ta có thể nghĩ rằng việc Chúa về trời là ở xa loài người. Quan niệm về trời xa như vậy là rối đạo. Một đàng Chúa về trời chấm dứt sự hiện diện hữu hình của Người tại thế. Và đó là một kinh nghiệm đau lòng cho các tông đồ. Ðàng khác việc lên trời không có nghĩa là Chúa đem con đi bỏ chợ, với ý định bỏ rơi loài người. Chúa luôn ở với loài người bằng lời Chúa trong Thánh kinh. Trước khi về trời Chúa lập Bí tích Thánh thể để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người, hiện diện với loài người trong phép Thánh thể cho tới ngày tận thế. Ðể tiếp tục Bí tích Thánh thể, Chúa còn lập chức linh mục để truyền phép Mình thánh. Chúa lại thiết lập Giáo hội là thân thể Ðức Kitô, là sự viên mãn của Người (Ep 1:23) để làm máng chuyển ơn cho loài người. Và Chúa sai Thánh thần xuống trên các tông đồ và người tín hữu như là sợi giây kết hợp, là nguồn sức mạnh, là sự cậy trông và là niềm vui và an ủi cho loài người: ‘Thày ra đi thì có lợi ích cho anh em. Thật vậy, nếu Thày không ra đi, Ðấng Phù trợ sẽ không đến với anh em’ (Ga 16:7).

Như vậy việc Chúa lên trời xem ra là cuộc giã từ thì chỉ là cách thế đưa tới một sự hiện diện khác của Chúa: thân mật hơn, phổ quát và bền vững hơn. Bằng sự hiện diện như vậy, ta có thể kêu cầu đến Chúa bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào: ngày cũng như đêm. Ta không cần làm hẹn xem Người có nhà hay không vì Chúa luôn ở đó chờ đợi ta. Ta cũng không cần gõ cửa để xin gặp Người. Trước mặt Chúa, mọi người đều bình đẳng. Ta không cần nhường chỗ cho ai quan trọng hơn để họ gặp Chúa trước rồi mới đến lượt ta. Ðêm nằm trằn trọc khó ngủ, ta có thể lặp đi lặp lại thầm thĩ nhiều lần lời kêu cầu vắn tắt như: Chúc tụng, ngợi khen, tôn vinh và cảm tạ Chúa hoặc Xin thương xót con, Chúa ơi, hoặc lời cầu nguyện chúc tụng nào khác mà ta ưa thích, hoặc lặp đi lặp lại mấy câu hát vắn tắt, cho tới lúc nào thiếp ngủ đi mà ta không hay biết. Ðiều nên tránh là không nên lặp đi lặp lại những lời than thân trách phận có tính cách tiêu cực trong khi cầu nguyện như: Lạy Chúa, con khổ quá đi thôi. Như vậy càng làm cho mình khó ngủ. Lập đi lặp lại những tư tưởng hướng thượng là cách thế đánh lạc đầu óc đang suy nghĩ những chuyện vẩn vơ.

 Chúa ở lại với loài người là một thực tại siêu nhiên. Còn cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa hay không lại là chuyện khác. Sống trong ơn nghĩa với Chúa bằng cách xa tránh tội lỗi và tuân giữ giới răn Chúa sẽ đưa ta đến việc cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa. Cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa rồi, ta có tiềm lực nội tại để đối đầu với những giờ phút cô đơn. Kết quả của việc Chúa hiện diện trong ta là tâm hồn và đời sống ta được phản ảnh bởi sự hiện diện của Chúa trong lời nói, cách ăn ở cũng như cách sống của ta. Ðược phản ảnh bởi sự hiện của Chúa rồi, ta lại mang sự hiện diện của Chúa trong ta đến với tha nhân. Ðó chính là việc làm chứng cho đức tin, việc ta giới thiệu Chúa đến với tha nhân.

 Lời nguyện xin Chúa ở lại trong tâm hồn và đời sống:

Lạy Chúa Giêsu, con xin tạ ơn Chúa đã chọn sinh ra làm người,

và hứa ở lại với loài người cho đến tận thế.

Xin Chúa luôn ở lại với con bằng lời Chúa, Mình Thánh Chúa,

Thần Khí của Chúa và ơn thánh Chúa.

Xin cho con biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn

để con có thể cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa

trong tâm hồn và đời sống con. Amen.

Về mục lục

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRUYỀN THÔNG LỜI CHÚA

Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Lời thiên thần: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời? ”.

Đó là cái nhìn vừa ngỡ ngàng, vừa yêu thương, luyến tiếc, nhưng hình như pha chút hoảng hốt. Thầy đang ở trước mắt, tự dưng lại được cất lên tức khắc.

Lời thiên thần thúc giục đủ quyền lực cắt đứt tất cả mộng mị, đưa các môn đệ của Chúa Giêsu về lại thực tế.

Độc đáo của lễ Thăng thiên là đây. Mừng Chúa về trời không chỉ ngước mắt nhìn trời. Ngược lại, phải nhìn xuống, phải quay về thực tế của cuộc đời.

Quay về để từ hôm nay, biết làm cho những lối đường trần thế thành đường dẫn đến trời cao.

Nghĩa là luôn giữ mình thanh sạch, sống trong ơn nghĩa Chúa qua từng hành động, suy tư, tương quan.. . từ những bổn phận, công tác, việc làm đến giờ phút nguyện cầu, và mọi việc đạo đức khác.

Đời sống trong sự tốt lành cũng là cách để thực hiện lời trăn trối của Chúa: “Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”.

Đời sống tốt là bước đầu của truyền giáo. Không thể trở thành nhà truyền giáo mà đời sống bê bối, mang đầy tiếng tăm.

Ngày lễ Chúa về trời hàng năm cũng là ngày Quốc tế Truyền thông. Giữa một thế giới mà truyền thông như cánh rừng, đủ mọi thứ thượng vàng hạ cám, thì ngày Quốc tế Truyền thông của Hội Thánh càng là dịp để Kitô hữu khẳng định chỗ đứng không chỉ thanh sạch mà còn thánh thiện của mình.

Để khi tham gia truyền thông, dù là người đưa hay nhận thông tin, ta luôn ý thức mình là Kitô hữu, phụng sự Lời Chúa, phụng sự uy danh Chúa, để theo khả năng mà trao cho thế giới một Thiên Chúa cứu độ trong yêu thương.

Hơn nữa, đời sống tốt là nội lực, là sức đề kháng giúp ta ngăn ngừa mọi nhơ nhớp, mọi thứ tội lỗi do những kiểu truyền thông phục vụ ma quỷ gieo rắc.

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong nhiều bài giảng, nhắc đến tội nói hành, nói xấu, vu khống.

Cũng vậy, qua kinh nghiệm mục vụ, các linh mục hoàn toàn đồng ý với Đức Thánh Cha. Các ngài đều nhận thấy tội nói hành, nói xấu, vu khống là tội người ta phạm nhiều. Đó là thứ tội phổ biến trong đời sống cá nhân và thế giới ngày nay.

Không chỉ nói xấu, vu khống trên môi miệng, người ta tiến xa hơn khi không ngần ngại sử dụng phương tiện truyền thông để lăng mạ, chửi bới nhau.

Những lời lẽ trên truyền thông đôi lúc tục tĩu, thô bỉ, sống sượng, tàn ác.. . Thậm chí nó còn cho thấy con người mất hết nhân tính. Có khi nó hàm chứa cả những mưu toan quyền lực, vụ lợi đầy tha hóa, đầy sự dữ.. .

Ngày xưa, khi nói xấu, vu khống, cùng lắm, chỉ trong một không gian thật nhỏ. Bây giờ, người ta đưa lên mạng internet, có sức lôi cuốn cả thế giới vào cuộc chứ không phải vài cá nhân.

Từ đó, ta mới thấy truyền thông hiện đại có sức mạnh đến mức độ nào. Nếu nó nâng ai, người đó sẽ cao ngất, nhưng nếu ai trở thành nạn nhân của nó, cuộc sống người đó trở thành thương tật, tàn phế.. .

Người ta đã và vẫn chứng kiến, quá nhiều lần, truyền thông thay vì nối kết, đã bị biến thành nguồn cội chia rẽ, bất hòa, hận thù, chinh chiến. Vì thế, không lạ gì khi nghe Đức Giáo Hoàng nói mạnh: “Ở đâu có vu khống, ở đó có ma quỷ”.

Trước một cánh rừng truyền thông dày đặc như thế, đời sống và lương tâm tốt lành của Kitô hữu là điều kiện phải đặt trên hàng đầu.

Vâng lệnh Chúa ra đi truyền giáo, chúng ta dùng mọi phương tiện, mọi khả năng để vinh Chúa giữa thế giới, nhưng phải luôn luôn tỉnh thức để mình không bị lôi vào thứ truyền thôngphục vụ ma quỷ, mang đầy chết chóc.

Hơn nữa, khi một thế giới bị thống trị quá nhiều bởi sự dữ, thì mỗi Kitô hữu càng phải đẩy mạnh việc truyền thông Lời Chúa, để góp phần làm lành mạnh hóa môi trường của đời sống hôm nay.

Xin Chúa huấn luyện chúng ta thành tông đồ mới cho thế giới mới để luôn luôn là những nhà thông truyền Lời Chúa, vinh danh Chúa cách hết sức nhiệt thành, hiệu quả và đúng đắn.

Về mục lục

CHÚA GIÊSU KITÔ TRỞ VỀ TRỜI

Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng lễ Chúa Giêsu Kitô trở về trời sau khi ngài sống lại từ cõi chết được 40 ngày tính từ ngày Chúa Nhật lễ Phục sinh. Vì thế lễ Chúa Giêsu về trời luôn luôn vào ngày thứ năm trong tuần.

Theo Kinh Thánh thuật lại nơi sách Công vụ các Tông đồ 1,1-11:

: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt,8 nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” 9 Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa.10 Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh11 và nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.“( CV 1,7-11).

Trên ngọn núi Sinai Thiên Chúa hiện xuống ban truyền 10 điều răn làm căn bản cho đức tin vào Thiên Chúa, và sự tương quan liên kết giữa Thiên Chúa với con người và ngược lại. Trong ý nghĩa đó, núi Sinai là nơi chốn của lòng suy niệm về Thiên Chúa.

Từ trên ngọn núi vùng Galilea Chúa Giêsu phục sinh trở về trời bên Đức Chúa Cha sau quãng đời 33 năm sinh sống trên trần gian đã hoàn thành sứ mạng rao truyền tình yêu ơn cứu độ Thiên Chúa cho con người. Ngọn núi Chúa Giêsu về trời là nơi chốn phản tỉnh ôn nhớ lại đời sống, lời giảng dạy và công việc Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện trên trần gian.

Từ trên ngọn núi Chúa Giêsu trở về trời, các Tông đồ, Hội Thánh được chính Chúa Giêsu Kitô sai đi truyền giáo:“ Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế,“ (Mt 28, 18-20.)

Trên đỉnh núi cây dầu thuộc khu phố cổ Jerusalem, các tín hữu Chúa Giêsu Kitô thuở ban đầu đã dùng một hang động tụ họp mừng nhớ kỷ niệm Chúa Giêsu về trời. Vào năm 387 một người Roma đạo đức tên là Poimenia đã dâng cúng cho xây dựng một nhà nguyện trên đó. Ngôi nhà thờ này bị quân BaTư dưới thời Chosrau II. năm 614 xâm chiếm tàn phá.

Trong dòng thời gian thế kỷ 7. một ngôi nhà thờ khác được xây dựng mới lại trên nơi đó, trong đó có dấu vết bàn chân Chúa Giêsu còn in trên mặt đất. Có lẽ ngôi nhà thờ này dưới thời Kalifat Al-Hakim năm 1009 đã bị tàn phá.

Đạo binh Thập Tự đã xây dựng lại trên tầng trệt của ngôi nhà nguyện ngày nay vào năm 1150, có dấu vết chân Chúa Giêsu Kitô sâu lõm khắc bằng đá hình chữ nhật trên nền nhà nguyện.

Người Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của Saladin sau khi chiếm Jerusalem đã biến ngôi nhà nguyện này thành Moschee Hồi giáo – thánh đường Hồi giáo vào năm 1187.

Vào thế kỷ 1. sau Chúa giáng sinh Giáo hội thời sơ khai mừng lễ Chúa Giêsu Kitô trở về trời chung với lễ mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lý do có sự liên hệ sát gần giữa hai biến cố trọng đại sống lại và sai gửi Chúa Thánh Thần xuống.

Tuy nhiên lễ mừng Chúa Giêsu trở về trời trong suốt dọc thế kỷ 4. được dần phát triển trở thành một ngày lễ riêng biệt như trong bản tường thuật của một người hành hương tên là Egiria năm 383-384 đã nói đến phụng vụ ngày lễ này ở Jerusalem.

Trong kinh Tin kính ngày nay chúng ta đọc tuyên xưng có câu tuyên tín: „ Người lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha“.

Lời tuyên xưng đức tin này đã có sớm từ thời xưa, như nơi các vị Giáo phụ Polykarpo thành Smynra, vịn tử đạo Justino và Giáo phụ Ireneus thành Lyon.

Lời Tuyên xưng Chúa Giêsu trở về trời bên Giáo Hội Roma có từ thời Công đồng Nicaea năm 325 và Công đồng Niceno-Konstantino năm 381:

„ Ngài sống lại ngày thứ ba như lời Thánh kinh.,và lên trời Ngài ngự bên hữu Đức Chúa Cha và sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng tận.“

Từ năm 379 lễ Đức Chúa Giesu trở về trời, hay còn gọi là lễ Chúa Giêsu thăng thiên được mừng kính trọng thể 40 ngày sau lễ Đức Chúa Giêsu sống lại, và 10 ngày trước lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Lễ Đức Chúa Giêsu Kitô về trời như những lễ mừng Chúa Giêsu sống lại và lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống là những ngày lễ thay đổi ngày tháng theo từng năm.

Lễ mừng kính Chúa Giêsu Kitô về trời theo phụng vụ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống giáo, và Giáo hội Anh giáo là ngày đại lễ.

Theo tập tục đạo đức xa xưa, ba ngày trước lễ Chúa Giesu về trời là ba ngày rước kiệu cầu nguyện cho mùa màng được mưa thuận gío hoà, được mùa hoa trái, cầu bình an cho mọi người. Tập tục này có từ thế kỷ 4. trong Giáo hội Công gíao. Đến thế kỷ 7. dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregor cả tập tục này được lan truyền rộng rãi trong khắp cả Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu. Nhưng từ 1969 theo luật cải tổ Phụng vụ, tập tục rước kiệu cầu mùa bị bãi bỏ. Tuy nhiên một số nơi vùng thôn quê, hay trong khuôn viên nhà Dòng, tập tục đạo đức này vẫn còn được duy trì hằng năm vào ba ngày trước lễ Chúa Giêsu trở về trời.

Vào ngày mừng lễ Chúa Giesu lên trời trong dân gian theo văn hóa xã hội xưa nay bên các nước Âu Châu và Mỹ Châu có tục lệ mừng tưởng nhớ đến những người cha gia đình.

Tục lệ này có nguồn gốc từ bên xã hội Hoa Kỳ. Bà Louisa Dodd năm 1910 đã kêu gọi thành lập phong trào tưởng niệm tưởng nhớ đến những người cha đã hy sinh chiến đấu bỏ mình trong trận chiến nội chiến 1861-1865 bên Hoa Kỳ.

Năm 1924 Tổng Thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge đã đưa ra lời công nhận và khuyên nên dành ngày lễ mừng tưởng nhớ đến những người cha gia đính ở nơi những tiểu bang đất nước Hoa Kỳ. Năm 1974 Tổng Thống Richard Nixon đã ấn định chính thức là ngày lễ nghỉ vào Chúa Nhật thứ ba trong tháng Sáu.

Mỗi xã hội đất nước tùy theo phong tục tập quán mừng ngày nhớ ơn các người cha cách khác nhau và vào thời điểm ngày tháng cũng khác nhau. Nhưng tựu trung để nhớ đến công ơn sinh thành hưỡng dục và lòng hy sinh của các người cha gia đình, như tập tục ngày hiền mẫu nhớ biết ơn các người mẹ.

Mừng lễ Chúa Giêsu về trời, như các Thánh Tông đồ xưa, con người chúng ta hướng lòng trí tâm hồn về trời, nơi Thiên Chúa ngự, nơi Chúa Giêsu Kitô về đó trước dọn chỗ cho chúng ta sau này cũng được về sống, khi con đường hành trình đời sống trên trần gian chấm dứt.

Trời là quê hương đích thật của con người chúng ta.

Về mục lục

VỀ QUÊ

Trầm Thiên Thu

Chúa Về Thiên Quốc Sáng Ngời Vinh Hiển

Con Ở Thế Trần Kiên Vững Chứng Nhân

Thật thú vị với Việt ngữ, đúng như người ta ví von: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.” Thật vậy, người ta chỉ nói LÊN trời, TỚI trời, hoặc VÀO trời, vì người ta không xuất phát từ trời. Nhưng Chúa Giêsu nói VỀ trời, vì Ngài xuất phát từ Trời, từ Chúa Cha: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.” (Ga 14:28)

Và theo lẽ thường, người ta chỉ có thể VỀ nơi thân thương thuộc về mình – về nhà, về quê. Những nơi khác không dùng động từ VỀ, mà chỉ TỚI hoặc ĐẾN (rồi ĐI chứ không ở lại). Thế mà chúng ta cũng được Thiên Chúa cho phép VỀ trời với Ngài, dù chúng ta không xuất phát từ trời, và chỉ là phận bụi thân tro. Quả thật, đó là điều kỳ diệu và ngoài sức tưởng tượng của chúng ta – không chỉ là phàm nhân mà là tội nhân.

Sự kiện trọng đại Chúa Giêsu lên trời là dịp tốt để tín nhân tái khẳng định tín điều mà mình không ngừng tuyên xưng: “Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, LÊN TRỜI ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng.” Nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta vô ích, hão huyền, nghĩa là chúng ta chỉ là những kẻ hoang tưởng, thế nhưng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại và lên trời. Chúng ta không mơ hồ, mà rất chắc chắn, chắc chắn tới mức tuyệt đối.

Thật vậy, Chúa Giêsu lên trời là để minh chứng và xác định lời hứa Ngài đã nói trước: “Thầy đi DỌN CHỖ cho anh em thì Thầy LẠI ĐẾN và ĐEM anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14:3) Đối với phàm nhân chúng ta, chắc chắn không còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn nữa. Đó là động lực để chúng ta có thể khước từ mọi thứ phù vân ở đời tạm này.

Ôi, kỳ diệu vô cùng! Thiên Chúa mà hóa thành Con Người, Con Người mà là Thiên Chúa, vừa hữu hình vừa vô hình. Chắc chắn chẳng hề có bất cứ thần linh nào như vậy. Chỉ có Thiên Chúa của chúng ta như vậy mà thôi, độc nhất vô nhị. Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Phải công nhận rằng: mầu nhiệm của đạo thánh thật là cao cả, đó là: Đức Kitô xuất hiện trong thân phận người phàm, được Chúa Thánh Thần chứng thực là công chính; Người được các thiên thần chiêm ngưỡng, và được loan truyền giữa muôn dân; Người được cả hoàn cầu tin kính, được siêu thăng cõi trời vinh hiển.” (1 Tm 3:16) Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta nhận biết và vững tin vào Thánh Danh Đức Giêsu Kitô.

Trong sách Công Vụ, Thánh Luca viết như một cách giải thích: “Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giêsu làm và những điều Người dạy, kể từ đầu cho tới ngày Người được rước lên trời. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Đồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần.” (Cv 1:1-5) Chúa Giêsu về trời, nhưng rồi Ngài lại gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, đồng hành và hoạt động với chúng ta mọi nơi, mọi lúc. Bởi vì Ngài không để chúng ta mồ côi hoặc cô độc giữa cuộc sống trần gian nhiêu khê này.

Chắc chắn tư tưởng loài người không cao hơn mặt đất, có hơn cũng chỉ bằng ngọn cỏ lè tè. Thật vậy, tầm nhìn phàm nhân không vượt qua cái bóng của mình, thế nên khi nghe Đức Giêsu nói vậy, những người đang tụ họp ở đó tưởng rằng Ngài sắp sửa khôi phục vương quốc Israel. Nhưng lầm to! Ngài xác định: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1:7-8)

Nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Họ ngơ ngẩn nhìn nhau rồi nhìn theo hút Ngài, chẳng hiểu thế là thế nào. Nhưng rất tuyệt vời!

Trong khi các ông còn đăm đăm nhìn lên trời, phía Ngài đi, bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.” (Cv 1:11) Lời giải thích này cho chúng ta biết chắc rằng Chúa Giêsu sẽ đến thế gian lần thứ hai vào một lúc nào đó, bất kỳ thời điểm nào mà chúng ta không thể biết được, có thể là ngày mai hoặc hôm nay, thậm chí là ngay bây giờ. Vì thế, dù là ai cũng phải sẵn sàng và tỉnh thức. Không chỉ vậy, với mỗi người còn là cái chết, vì tử thần có thể đến bất cứ lúc nào, không ai có thể ngờ được. Tử thần lúc nào cũng cầm lưỡi hái đứng ngay bên chúng ta!

Trần gian là một hành trình, cuộc đời con người – cả hữu thần và vô thần – là một cuộc lữ hành trần gian, cuộc vượt khổ hải, nhưng cũng là hành trình đức tin – hành trình tiến về Quê Trời. Đức Kitô đã về trời trước, đó là bảo chứng cho chúng ta. Thánh Vịnh gia mời gọi: “Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi! Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo! Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả thống trị khắp địa cầu.” (Tv 47:2-3) Niềm vui khôn tả, và quá đỗi lớn lao!

Phàm nhân chúng ta hữu hạn, chỉ biết thể hiện bằng tất cả khả năng phàm phu tục tử theo gợi ý của Thánh Vịnh gia: “Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo, Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và. Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta! Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu, hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ. Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả.” (Tv 47:6-9) Thiên Chúa không đòi hỏi quá sức chúng ta, Ngài chỉ muốn chúng ta thể hiện bằng khả năng riêng mình mà thôi, nghĩa là thành tâm thiện chí.

Nhận biết Thiên Chúa là niềm hạnh phúc lớn lao, nhận biết Ý Ngài và vui mừng làm theo là niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Quả thật, chấp nhận và làm theo Ý Chúa là điều không dễ chút nào, vì chúng ta thường chỉ muốn “được như ý” mà thôi. Thánh Phaolô cho biết: “Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người. Xin Người soi lòng mở trí cho anh em thấy rõ, đâu là niềm hy vọng anh em đã nhận được, nhờ ơn Người kêu gọi, đâu là gia nghiệp vinh quang phong phú anh em được chia sẻ cùng dân thánh, đâu là quyền lực vô cùng lớn lao Người đã thi thố cho chúng ta là những tín hữu.” (Ep 1:17-19a) Tất cả là hồng ân, còn chúng ta chỉ tay trắng, bất tài và vô dụng.

Và rồi Thánh Phaolô giải thích thêm: “Đó chính là sức mạnh toàn năng đầy hiệu lực, mà Người đã biểu dương nơi Đức Kitô, khi làm cho Đức Kitô trỗi dậy từ cõi chết, và đặt ngự bên hữu Người trên trời. Như vậy, Người đã tôn Đức Kitô lên trên mọi quyền lực thần thiêng, trên mọi tước vị có thể có được, không những trong thế giới hiện tại, mà cả trong thế giới tương lai. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.” (Ep 1:19b-23)

Đức Giêsu Kitô được Chúa Cha trao ban mọi thứ, nhưng Ngài không giữ riêng cho mình, mà Ngài lại muốn chia sẻ với chúng ta, làm cho chúng ta được viên mãn với Ngài, dù chúng ta không chỉ là phàm nhân mà còn là những tội nhân hoàn toàn bất xứng. Hồng ân nối tiếp hồng ân, chúng ta chẳng có gì mà dám vênh vang tự đắc.

Thật tuyệt vời khi niềm hạnh phúc như điệp khúc cứ lặp đi lặp lại trong cuộc đời mỗi tín nhân chúng ta, miệt mài ngày tháng trên suốt hành trình về trời. Không hạnh phúc sao được, bởi vì chúng ta được Thiên Chúa ưu đãi quá nhiều, minh nhiên nhất là chúng ta được xóa án tử và được khôi phục cương vị làm con, nhất là cũng sẽ được về trời, chung hưởng niềm hạnh phúc vĩnh viễn.

Trình thuật Mt 28:16-20 (≈ Mc 16:14-18; Lc 24:36-49; Ga 20:19-23) cho biết: Hôm đó, cả mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Ngài, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Bản tính nhân loại là thế, tận mắt thấy bao phép lạ mà vẫn chưa đủ tin. Vả lại, họ cứ tưởng Đức Giêsu là chính khách, Ngài sẽ giành quyền cai trị Israel từ bọn thực dân Rôma. Khi đó, Đức Giêsu đến gần họ và nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.” (Mt 28:18) Có lẽ nghe Ngài nói vậy thì họ càng có lý mà cho rằng Chúa Giêsu đang làm chính trị thật, như vậy thì điều họ nghĩ không hề sai. Thế nhưng lại không phải vậy, Ngài không bao giờ làm chính trị, và Phúc Âm cũng không là bản cương lĩnh chính trị.

Rồi Ngài nói với các môn đệ: “Anh em hãy ĐI và LÀM cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, DẠY bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.” (Mt 28:19-20a) Ngài biết sắp đến giờ về cùng Chúa Cha, nên Ngài căn dặn cặn kẽ, tỉ mỉ. Ngài về trời nên Ngài truyền cho chúng ta phải vào đời để làm chứng sống động về Ngài. Điều đó vừa là một tặng phẩm, vừa là một mệnh lệnh, vừa là một đặc ân, và cũng vừa là một trọng trách. Không thể không thi hành. Chắc chắn như vậy!

Lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên thế gian là một lời hứa đầy niềm an ủi: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20b) Lời hứa đó đã được chứng tỏ rõ ràng qua Bí tích Thánh Thể, một phép lạ vĩ đại vẫn xảy ra hằng ngày ở khắp nơi trên thế giới. Biết rõ chúng ta phàm hèn yếu đuối nên Chúa Giêsu rất “tội nghiệp” chúng ta, như có lần Ngài đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi.” (Ga 14:8) Và lời hứa đó lại được thực hiện ngay lập tức: Ngài về trời rồi gởi Đấng Bảo Trợ đến ở với chúng ta. (Ga 14:16) Thánh Thể và Thánh Thần luôn đồng hành với chúng ta trên suốt Hành Trình Về Trời. [Những mẫu tự T luôn kỳ diệu: Thánh Thể, Thánh Thần]

Mở và Kết là hai “đầu mối” quan trọng đối với mọi vấn đề, cả cụ thể và trừu tượng. Chính Thiên Chúa là Alpha và Omega. Tương tự, Hành Trình Về Trời được khởi đầu từ điểm SINH và kết thúc ở điểm TỬ. Hành trình đó có thể là “con đường” dài hoặc ngắn, không ai biết; “con đường” đó có thể rộng hoặc hẹp, ai chọn đường hẹp thì tốt hơn đường rộng, càng thênh thang càng dễ chết, thậm chí có thể chết yểu, chết trước kỳ hạn, và “chết” ngay khi còn thở, còn sống. Chết như vậy thì vô cùng nguy hiểm!

Vì thế, chính Chúa Giêsu đã khuyên những ai thực sự muốn được trường sinh bất tử: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt 7:13-14) Không chỉ đơn giản như vậy, người ta còn phải “chiến đấu để qua được cửa hẹp.” (Lc 13:24) Rất “ngược đời,” nhưng phải dám “lội ngược dòng” hoặc “sống ngược” như vậy thì mới mong “xuôi” về vĩnh cửu.

Sống là thở, rất đơn giản. Nhưng vẫn luôn phức tạp mặc dù đó là sự sống về thể lý. Sự sống tâm linh còn nhiêu khê gấp bội. Thánh nữ Faustina Kowalska so sánh: “Như bệnh tật được đo bằng nhiệt kế, sốt cao cho chúng ta biết là bệnh nặng, đời sống tâm linh cũng vậy, đau khổ là nhiệt kế đo tình yêu Chúa trong linh hồn.” (Nhật Ký, số 774) Chắc hẳn đó là điều rất khó đối với bản chất phàm nhân, thế nhưng người ta vẫn có thể chấp nhận nếu cố gắng hiểu theo triết lý sống của Thiên Chúa và nhìn theo cách nhìn của Ngài.

Lạy Chúa Cha hằng hữu, chúng con vui mừng khi nhận biết dấu chứngbảo đảm sự sống vĩnh hằng mà chúng con cố gắng chiến đấu để đạt được: Chúa Giêsu phục sinh và về trời. Con Chúa ra đi vì ích lợi cho chúng con, xin ban Ngôi Ba để chúng con được biến đổi, can đảm làm chứng về Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin giúp chúng con đủ sức vượt qua chính mình để xứng đáng với Giá Máu Cứu Độ của Con Chúa. Xin Chúa cũng thanh lọc không khí, phá tan mọi thứ dịch bệnh – thể lý và tinh thần, để thế giới được sống bình an trong sự quan phòng của Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

Về mục lục

QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở NƠI ĐỨC KITÔ

Lm. Jos. DĐH.

Con cóc là cậu ông trời, hễ ai đụng đến là trời đánh cho. Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống, trời ơi hỡi trời”. Từ những câu vè, những khái niệm dân gian về trời-đất, ít nhiều cho thấy tiền nhân chúng ta đã sớm có thao thức về thực tại tự nhiên và siêu nhiên rồi. Làm sao để được gọi là con cháu của ông trời, làm sao hiểu nổi quy luật: sinh bệnh lão tử, và tìm đâu ra người đủ đức đủ tài để chỉ giúp ta đón nhận lấy một chút hạnh phúc quê trời ! Đứa trẻ sẽ đau khổ biết bao khi phải sống xa cha mẹ, người chưa trưởng thành thật nguy hiểm nếu vội bước chân vào trường đời, kẻ làm thợ sẽ gây thiệt hại đến uy tín, sao kể hết, nếu như hiểu sai ý thầy làm trệch ý chủ !

Đấng phục sinh dư biết các học trò còn mơ hồ về mọi mặt, Chúa quá hiểu sự giới hạn và các ông còn nặng tính thế trần tới mức độ muốn Thầy làm vương làm tướng. Nói theo kiểu thế gian: con chị có đi, con dì mới lớn, hiểu theo phạm vi siêu nhiên, phải trở nên môn đệ Đức Kitô, hẳn sẽ đủ tự tin để nói: qua thập giá, mới đến vinh quang. “Vua trần và Vua Trời” khác nhau. Đấng phục sinh cho các môn đệ, cho nhân loại cảm nhận niềm vui thật: Thầy đã thắng thế gian, nhưng không phải bằng sức mạnh binh đao dũng tướng, mà bằng đau khổ thập giá theo thánh ý Chúa Cha. Các môn đệ dù chưa trưởng thành, chưa thấm nhuần được hết những bài học Thầy truyền đạt, nhưng ít nhiều các ông đã được nghe, được an ủi đến trí lòng hết sức cần thiết: “mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy, …”

Quê hương ta có phải là nơi “chôn nhau cắt rốn không” ? Nơi nào được no bụng có phải đó là tổ quốc không ? Quan niệm chung về hạnh phúc, về quê hương thật của người kitô hữu là Đức Kitô, là Nước Trời, nơi mà Đấng phục sinh đã có lần nói các học trò, với chúng ta: Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Lời Ngài hôm nay vẫn đang sống động với nhân loại: “mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy, vậy, các con hãy đi và nhân Danh Ba Ngôi làm phép rửa cho họ, dạy họ tuần giữ những điều Thầy đã truyền cho các con”. Quê hương, tổ quốc, gia đình, hay Nước trời, Thiên đàng, đều mang nghĩa thân thương, đoàn tụ xum họp một nhà, một Đại gia đình, một niềm tin yêu duy nhất, nơi mà người tín hữu hằng mơ ước được cư ngụ trong Đức Kitô hiệp thông.

Quê hương ta ở trong Đức Kitô Giêsu, ở nơi vương quốc ngập tràn tình liên đới yêu thương, hạnh phúc. Dù hiện tại chúng ta chỉ cảm nghiệm bằng đức tin, bằng sự bình an của Đấng phục sinh: tin, và tuân giữ lời Thầy Giêsu, người môn đệ sẽ đủ ơn, đủ sức mạnh, đủ hiểu, thế nào là “Thầy sẽ cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Quê hương của ta ở trên trời, nơi mà Đức Kitô qui tụ các môn đệ, các học trò, trong tình tương thân tương ái, một đại gia đình gồm tất cả những ai vượt thắng đau khổ, chu toàn bổn phận của người môn đệ theo Đức Kitô, sống giáo huấn Đức Kitô. Ở vương quốc trần gian: ở địa vị giầu sang, mùi mẫm hơn là được ở lâu đài tình ái, ở trong túp lều tranh với hai trái tim vàng không phai, đều mang dáng dấp đẹp, lời thơ ngọt ngào dễ nghe, còn có hạnh phúc bền vững đến đâu, vẫn bị coi là hên xui, mơ hồ.

Kinh nghiệm của người xưa cho rằng: có những thứ quý đến độ, người ta phải cúi mình xuống mới cảm nhận đủ giá trị thật của chúng, mới kiểm chứng được hết nét đẹp và tinh tuý của nó. Ở đời không ít trường hợp nhiều bằng cấp, tri thức dồi dào hơn người, nhưng họ phải thú nhận là họ thực sự bất hạnh ở cả nơi gia đình và xã hội, phải chăng họ còn thiếu điều nhỏ bé gì đó, chưa đủ khiêm tốn chẳng hạn ! Thánh sử Matthêu hôm nay nói là có một số các môn đệ còn hoài nghi, có phải các ông còn lăn tăn về tính xác thực việc Thầy sống lại, Thầy thất bại, chịu chết, sao Thầy lại nói là toàn quyền trên trời dưới đất ? Dù tin yêu Thầy Giêsu nhiều hay ít, dù thiếu khiêm tốn trong tương quan tình Thầy trò, Thầy vẫn chịu đau khổ, chịu chết, sống lại, minh chứng về tình yêu cứu độ, về quê hương thật, dành cho những ai trở nên môn đệ của Ngài. Người kiêu căng, kẻ tội lỗi, người thánh thiện, đức độ, có tự do để cúi mình sám hối hay không là tuỳ mỗi người.

Đấng phục sinh muốn nói nhiều với các môn đệ, với chúng ta hôm nay, nhưng gián tiếp Ngài cho chúng ta một chân lý: không có đau khổ thập giá, không có vinh quang hạnh phúc thật. Không có quê hương là chùm khế ngọt ở trần gian này theo nghĩa tương đối, hẳn cũng không mấy ai quan tâm, tìm kiếm quê hương thật của ta ở đâu ? Không có tình yêu vâng phục của Thầy Giêsu, cùng lắm người ta chỉ biết tình yêu đôi lứa, tình yêu cha mẹ với con cháu là cùng. Không có Chúa Giêsu chịu tử nạn phục sinh, làm sao các môn đệ và chúng ta là học trò có Chúa Thăng Thiên, làm sao các môn đệ và chúng ta đủ xác tín: quê hương thật của chúng ta ở nơi Đức Kitô, trong Đức Kitô. Amen.

Về mục lục

QUÊ THẬT TRÊN TRỜI

Pr. Lê Hoàng Nam

Sau một khoảng thời gian sống tại thế, thực thi những việc lành phúc đức, bị giết chết và đã sống lại, Đức Giêsu trở về Trời, là nơi Ngài đã ở trước đó. Các thánh sử đã nói về sự kiện này rất vắt tắt, ngắn gọn và hết sức bình thường, chứ không mô tả nó theo một cách thức hùng tráng và ly kỳ như những thước phim hay truyện cổ mà ta vẫn đọc. Tuy nhiên, nếu dành giờ suy nghĩ trong tâm tình cầu nguyện, ta sẽ thấy ẩn chứa nơi biến cố này những ý nghĩa hết sức thâm thúy và cả một lời mời gọi không thể cưỡng lại được.

Đức Giêsu về Trời. Ngài là con người đầu tiên được trở về nhà, kể từ khi tổ tiên loài người phạm tội. Ngày Adam và Eva bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, cửa Thiên Quốc cũng đóng kín bấy lâu nay. Kể từ đó đến nay, không một con người nào được phép trở lại chốn hạnh phúc miên viễn ấy. Hậu duệ của họ phải sống một kiếp tha hương không bến đỗ, lây lất chỗ này chỗ kia. Đức Giêsu, trưởng tử của mọi loài, là con người đầu tiên mở toang cánh cửa đã bị niêm phong ấy. Đã đành đấy là nhà của Ngài trước khi giáng thế, nhưng lúc ấy, Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa, mang bản tính Thiên Chúa, chứ không phải một Đức Giêsu có xương có thịt vừa là Thiên Chúa, vừa là con người như lúc này.

Khi Đức Giêsu bước vào cổng Thiên Đàng, Ngài đã mang theo cả bản tính con người về cùng Cha với mình. Từ đó, Ngài khơi lên trong chúng ta một niềm hy vọng lớn lao là một ngày nào đấy, chính chúng ta cũng sẽ được bước vào nơi ấy, nơi ngập tràn hào quang và ánh sáng nhiệm mầu của Chúa Ba Ngôi. Đức Giêsu về Trời, không phải để tìm về chốn an nhàn cho riêng mình, nhưng như chính lời Ngài nói: Ngài đi là để dọn chỗ cho mỗi người chúng ta để mai ngày, chúng ta cũng có một chỗ đứng bên cạnh Ngài. Cuộc hội ngộ khi ấy sẽ chẳng bao giờ tan.

Hình ảnh Đức Giêsu bước vào Thiên Đàng gợi cho chúng ta nghĩ đến cuộc khải hoàn quang vinh. Sở dĩ có được khoảnh khắc này, chính là nhờ Ngài đã can đảm đương đầu với thế lực sự dữ với tất cả sức mạnh từ niềm tín thác vào Cha. Ngài đã hiên ngang tiến thẳng vào tâm điểm của bóng tối để đánh đổ tất cả mọi âm mưu và quyền lực của tử thần. Ngài đã dũng cảm vác thập giá lên đồi cao và Ngài đã biến cây thập giá ấy thành vũ khí chiến đấu bất bại. Từng vết sẹo trên thân thể Ngài là dấu tích của một tình yêu bao la khôn kể xiết.

Giờ đây, Ngài về với Cha, Ngài hân hoan kể cho Cha biết là Ngài đã yêu Cha và thực thi những lời Cha truyền như thế nào, rằng Ngài đã có kinh nghiệm sống trong kiếp phàm nhân đầy ngang trái ra sao. Trong kiếp sống ấy, Ngài đã nỗ lực không ngừng để trao ban tình thương và âm thầm phục vụ người khác. Ngài đã không ngớt lời chia sẻ về Cha dấu yêu của mình cho bao người Ngài gặp gỡ. Ngài đã làm những phép lạ để trợ giúp những người nghèo, người bệnh, người bị xã hội bỏ rơi. Những gì Cha muốn Ngài làm, Ngài đã hoàn thành cách xuất sắc. Và giờ đây, nơi cung lòng ngọt ngào của Cha, Ngài vui hưởng niềm an vui thần nhiệm.

Một ngày nào đó, khi ta phải đối diện với Chúa Cha, ta cũng sẽ có cùng một thái độ như Giêsu chứ? Ta sẽ hân hoan chạy đến bên Ngài, khoe với Ngài những vết thương, là những chiến tích trong cuộc chiến đấu trường kỳ của ta, hay ta sẽ cúi đầu xuống, hổ thẹn vì đã chưa một lần dám chịu đau chịu khổ vì chân lý của Ngài? Chúa gửi ta đến trần gian này là để ta chiếu rọi ánh sáng của Chúa cho thế gian đầy tăm tối, để ta ướp mặn trần đời nhạt nhẽo này. Ta có chu toàn điều ấy không, hay chính chúng ta cũng bị bóng tối âm u của thế gian phủ lấp, và chính cuộc sống của chúng ta còn lạnh lùng và băng giá hơn cả người khác?

Sống trên đời này, chẳng bao giờ ta thấy mình không bị lôi vào những cuộc chiến nội tâm: chiến đấu giữa thiện và ác, giữa lòng quảng đại với sự ích kỷ, giữa việc cho đi và thu vén… Thay vì noi gương Đức Giêsu, ta dường như thấy mình thích thỏa hiệp nhằm mưu cầu thỏa mãn cho bản thân, hơn là đương đầu, chịu mang thương tích vì chân lý. Ngày nào đó, khi về với Cha, ta có gì tốt đẹp để khoe với Ngài không? Ta có dành sẵn món quà nào đó Ngài thích để tặng cho Ngài không?

Biến cố Đức Giêsu về Trời nhắc nhớ chúng ta một điều hết sức quan trọng, mà nhiều khi vì quá bận rộn với việc mưu sinh nên chúng ta hay quên, đó là: ngôi nhà thật sự của chúng ta không phải ở dưới thế này, nhưng là ở trên kia, nơi cung lòng của Thiên Chúa. Chúng ta sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Hành trình tại thế chỉ là một cuộc hành hương tạm bợ, là một cuộc hồi hương về đất hứa. Nơi thế gian này, ta vừa được thử thách, vừa được tôi luyện qua những cuộc chiến lớn nhỏ diễn ra trong cuộc sống và nội tâm của mình.

Cánh cổng Thiên Đàng đã được Người Anh Cả Giêsu dùng giá máu và cây thập giá mở toang. Người Anh ấy vẫn hằng dõi mắt theo chúng ta, trợ giúp chúng ta, khuyến khích chúng ta hăng hái lên đường làm chứng cho tình yêu Chúa, đón nhận lấy hết tất cả những đau thương mà cuộc đời mang đến vì danh nghĩa môn đệ của ta. Có một chỗ đã được dọn sẵn cho ta trên Thiên Đàng rồi, ta có đủ niềm tin và hy vọng để phấn đấu, tìm đến chỗ đó không? Điều đó tùy thuộc vào việc ta có những vết thương ở tay, ở chân, ở cạnh sườn để khoe với Chúa Cha, như Đức Giêsu đã làm không.

Ước gì chúng ta luôn biết kêu xin Chúa để Người ban ơn cho chúng ta, giúp chúng ta hướng nhìn về Trời mà thẳng tiến!

Về mục lục

SAO CÒN ĐỨNG NHÌN TRỜI

Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương

Trong bài đọc I, một thiên thần nói với các môn đệ: “Hỡi người xứ Galilê, sao còn đứng nhìn trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1, 11).

Đây là một dịp để chúng ta làm sáng tỏ một lần cho tất cả khái niệm “thiên đàng” hay “trời” mà chúng ta nói đến có ý nghĩa gì. Trong quan niệm của hầu hết mọi người, nói đến trời là nói đến nơi cư ngụ của Thần Linh. Ngay cả Kinh Thánh cũng sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa không gian này: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2, 14).

Nhưng với sự ra đời của kỷ nguyên khoa học, tất cả những ý nghĩa tôn giáo này được áp dụng cho từ “trời” hôm nay bị khủng hoảng. Các tầng trời là không gian mà trong đó hành tinh của chúng ta và toàn bộ thái dương hệ di chuyển, và không có gì khác. Có lẽ tất cả chúng ta đều nghe lời tuyên bố của phi hành gia Liên Xô, sau khi trở về từ chuyến đi của mình vào không trung: “Tôi đã bay vào không trung một thời gian dài và tôi không hề gặp thấy Thiên Chúa ở đâu cả!”

Do đó, thật là quan trọng để cố gắng làm sáng tỏ những gì mà chúng ta hiểu khi nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” hoặc khi nói rằng có ai đó “đã lên thiên đàng.” Trong những trường hợp này, Kinh Thánh tự thích nghi với cách nói thông thường. Đó cũng là điều mà ngay cả trong kỷ nguyên khoa học, chúng ta vẫn nói rằng mặt trời “lên” và mặt trời “lặn.” Nhưng Kinh Thánh biết rõ và dạy rằng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, trên thiên đàng, trên trái đất và trong tâm hồn mọi người. Như thế, khi nói “Chúa ở trên trời” có nghĩa là Người “ở trong ánh sáng không thể tới gần được; ” như “trời cao hơn đất thế nào” thì Người cách xa chúng ta như vậy.

Chúng ta, những Kitô hữu, cũng đồng ý rằng khi nói về trời như là nơi ở của Thiên Chúa, chúng ta hiểu nó như một trạng thái của sự hiện hữu hơn là một nơi chốn. Nếu chúng ta nói về Thiên Chúa, thật là vô lý khi nói rằng Người ở “trên” hay “dưới, ” “lên” hay “xuống” theo nghĩa đen. Do đó, chúng ta không nói trời không tồn tại mà chỉ vì chúng ta thiếu các phạm trù để có thể diễn tả nó một cách đầy đủ và tương xứng, nên mới nói như thế. Chẳng hạn, khi chúng ta yêu cầu một người mù bẩm sinh mô tả cho chúng ta các màu sắc khác nhau: màu đỏ, màu xanh, hay xanh lam… Anh ấy không thể nói với chúng ta bất cứ điều gì bởi vì anh không có nhận thức được màu sắc như chúng ta nhận thức qua cặp mắt của chúng ta. Điều này giống như những gì liên quan quan đến “trời” và cuộc sống vĩnh cửu đối với chúng ta, nó ở ngoài không gian và thời gian.

Trong ý nghĩa mà chúng ta vừa nói, việc chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu lên trời có nghĩa là gì? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Kinh Tin Kính: “Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Và Người sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết.”

Như thế, Chúa Kitô đã lên trời có nghĩa là Người “ngồi bên hữu Chúa Cha, ” nghĩa là, như một con người, Người đã bước vào thế giới của Thiên Chúa; Người đã được đặt làm Đức Chúa và là đầu của mọi sự, như thánh Phaolô nói trong bài đọc II.

Đối với chúng ta, “lên thiên đàng” hay về “thiên đàng” có nghĩa là bước theo và “sống với Chúa Kitô” (x. Pl 1, 23). Thiên đàng của chúng ta là Đấng Kitô Phục Sinh cùng với những ai mà chúng ta sẽ “làm nên” một “thân thể” trong ngày phục sinh của chúng ta. Đôi lúc chúng ta ước ao có ai đó trở về từ thiên đàng để bảo đảm với chúng ta rằng thiên đàng thật sự tồn tại chứ không phải là một ảo tưởng đạo đức. Nhưng điều đó không xảy ra. Có một Người, nếu chúng ta biết nhận ra Người – đã từ trời đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, để bảo đảm cho chúng ta và làm mới lại lời hứa của Người, đó là Đấng Phục Sinh.

Những lời của các thiên thần nói: “Hỡi người xứ Galilê, sao còn đứng nhìn trời? ” cũng ẩn chứa một lời khiển trách: chúng ta không nên chỉ “đăm đăm nhìn trời” và suy đoán những điều xa xăm, nhưng tốt hơn chúng ta phải sống trong sự chờ đợi Người trở lại, bước theo Người, rao giảng Tin Mừng cho đến ngày tận thế, cải thiện cuộc sống hiện tại trong thế giới này.

Chúa Giêsu đã lên trời nhưng Người không xa rời trái đất. Người không còn hiện diện hữu hình với chúng ta nữa, nhưng Người hiện diện một cách vô hình với chúng ta. Như Người đã hứa với chúng ta trong Tin Mừng: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Nên mừng lễ Chúa Giêsu lên trời mang lại niềm vui và hy vọng cho chúng ta cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Amen!

Về mục lục


Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...