CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
“Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”
X
“Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”
X
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã thể hiện tình yêu vô biên khi chấp nhận chết trên Thập giá vì chúng con, giải thoát chúng con khỏi tội lỗi và đưa chúng con vào huyền nhiệm tình yêu với Chúa, là chính sự sống mới của chúng con. Chúng con chúc tụng và tôn vinh Chúa.
Lời Chúa: Ga 15,9-17(mời đứng – đọc xong – mời ngồi)
Tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn hữu đã thật lớn lao, nhưng tình yêu Chúa Kitô còn cao cả vạn bội khi hiến mình đến chết vì nhân loại tội lỗi. Cái chết của Chúa trên Thập giá định nghĩa rõ nhất “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Đó cũng là lúc Người đổ tràn Thánh Thần trên nhân loại, để họ có thể yêu mến Chúa Cha và tha nhân bằng tình yêu của chính Người.[1]
Con người ai cũng muốn sống giàu sang, hạnh phúc và bất tử. Nhưng quan niệm giàu có của thế gian và của Chúa xem ra rất khác nhau. Người đời làm giàu bằng chiếm hữu nhiều của cải, tiền bạc, quyền lực, khoái lạc trần gian. Chúa muốn cuộc đời chúng ta nhân đức, giàu tấm lòng trao ban, giàu sự sống đời đời. Bằng sự hiến mình trên Thập giá, Chúa cất khỏi chúng ta sự nghèo nàn tận căn là tội lỗi, là dục vọng ích kỷ, điều làm chúng ta khốn khổ, tủi hổ và đổ trên chúng ta sự giàu có tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
Lời Chúa: Ga 15,9-17(mời đứng – đọc xong – mời ngồi)
Tình yêu của người hiến mạng sống vì bạn hữu đã thật lớn lao, nhưng tình yêu Chúa Kitô còn cao cả vạn bội khi hiến mình đến chết vì nhân loại tội lỗi. Cái chết của Chúa trên Thập giá định nghĩa rõ nhất “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Đó cũng là lúc Người đổ tràn Thánh Thần trên nhân loại, để họ có thể yêu mến Chúa Cha và tha nhân bằng tình yêu của chính Người.[1]
Con người ai cũng muốn sống giàu sang, hạnh phúc và bất tử. Nhưng quan niệm giàu có của thế gian và của Chúa xem ra rất khác nhau. Người đời làm giàu bằng chiếm hữu nhiều của cải, tiền bạc, quyền lực, khoái lạc trần gian. Chúa muốn cuộc đời chúng ta nhân đức, giàu tấm lòng trao ban, giàu sự sống đời đời. Bằng sự hiến mình trên Thập giá, Chúa cất khỏi chúng ta sự nghèo nàn tận căn là tội lỗi, là dục vọng ích kỷ, điều làm chúng ta khốn khổ, tủi hổ và đổ trên chúng ta sự giàu có tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
- Thinh lặng giây lát (tùy khả năng) rồi đọc lời cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tóm gọn tất cả lề luật vào hai điều: mến Chúa- yêu người. Nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, Chúa làm tâm hồn chúng con có thể yêu mến tha nhân bằng chính tình yêu của Chúa,một tình yêu tinh tuyền, mãnh liệt, trìu mến và nhẫn nại khôn cùng. Chúa ban cho chúng con món quà tha thứ củaChúa và như thế, biến chúng con nên giống Chúa.
Xin cho chúng con nên giống Chúa khi tự hiến bản thân thành quà tặng tình yêu cho gia đình và mọi người bằng nếp sống tươi vui, bao dung, phục vụ, tha thứ và nhẫn nại. Xin cho chúng con luôn nghĩ đến lợi ích của tha nhân,biết đặt men yêu thương vào mọi công việc và cư xử hằng ngày. Không thể làm được việc lớn, nhưng chúng conluôn có thể làm những việc nhỏ với tình yêu lớn. Xin cho chúng conbiết bắt đầu tình yêu ấy ngay hôm nay với gia đình, rồi lan tỏa đến tha nhân, bắt đầu với những trao tặng nhỏ bé như nụ cười, lời cám ơn, xin lỗi, sự dịu dàng… những điều ai cũng có thể làm, những điều nhỏ bé nhưng mang nhiều niềm vui và làm ấm áp tương quan.Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện choơn cứu độ của tha nhân, cho người khổ đau, cho các linh hồn nơi luyện tội. Biết đem hạnh phúc đến cho tha nhân, thì hạnh phúc đó lại trào dâng trong chính tâm hồn chúng con.
Nếu chúng con biết thêm một chút yêu thương vào cuộc sống, thì ngọn lửa này làm ấm áp nhiều tâm hồn cô đơn, đói khát yêu thương, có khi là chính bạn đời, cha mẹ già trong gia đình chúng con.Tình yêu luôn đòi tự hủy, luôn mang tính tử đạo. Từng hành động yêu thương nhỏ bé tiếp nối mỗi ngày dệt cuộc đời chúng con nên “của lễ, sống động, thánh thiện đẹp lòng Chúa” và đó là cuộc đời tôn thờ Thiên Chúa đích thực như thánh Phaolô dạy(x. Rm 12,1).
Thực ra, yêu thương là ân sủng hơn là lề luật. Chúa ban cho chúng con quyền được yêu Chúa–yêu người. Một ân sủng cao cả Chúa ban để cuộc đời chúng con nên giàu có Chúa, giàu có sự sống đời đời. “Một cử chỉ yêu thương được thực hiện với lòng chân thành đều có khả năng đưa tâm hồn chúng con đến gần Chúa”[2]. Lúc đó, tình yêu nên như dòng suối tuôn trào từ trái tim chúng con đến tha nhân nhờ được nối nguồn với Chúa. Lúc đó, chúng con hiểu rằng, khước từ yêu thương là tự đánh mất chính mình, đánh mất hạnh phúc đời mình, để cócùng một tâm tư như chị Chiara Lubich: “Chúng con sống thế nào, để những phút giây cuối cùng, chúng con không phải ân hận vì mình đã yêu quá ít”.
Xin cho chúng con nên giống Chúa khi tự hiến bản thân thành quà tặng tình yêu cho gia đình và mọi người bằng nếp sống tươi vui, bao dung, phục vụ, tha thứ và nhẫn nại. Xin cho chúng con luôn nghĩ đến lợi ích của tha nhân,biết đặt men yêu thương vào mọi công việc và cư xử hằng ngày. Không thể làm được việc lớn, nhưng chúng conluôn có thể làm những việc nhỏ với tình yêu lớn. Xin cho chúng conbiết bắt đầu tình yêu ấy ngay hôm nay với gia đình, rồi lan tỏa đến tha nhân, bắt đầu với những trao tặng nhỏ bé như nụ cười, lời cám ơn, xin lỗi, sự dịu dàng… những điều ai cũng có thể làm, những điều nhỏ bé nhưng mang nhiều niềm vui và làm ấm áp tương quan.Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện choơn cứu độ của tha nhân, cho người khổ đau, cho các linh hồn nơi luyện tội. Biết đem hạnh phúc đến cho tha nhân, thì hạnh phúc đó lại trào dâng trong chính tâm hồn chúng con.
Nếu chúng con biết thêm một chút yêu thương vào cuộc sống, thì ngọn lửa này làm ấm áp nhiều tâm hồn cô đơn, đói khát yêu thương, có khi là chính bạn đời, cha mẹ già trong gia đình chúng con.Tình yêu luôn đòi tự hủy, luôn mang tính tử đạo. Từng hành động yêu thương nhỏ bé tiếp nối mỗi ngày dệt cuộc đời chúng con nên “của lễ, sống động, thánh thiện đẹp lòng Chúa” và đó là cuộc đời tôn thờ Thiên Chúa đích thực như thánh Phaolô dạy(x. Rm 12,1).
Thực ra, yêu thương là ân sủng hơn là lề luật. Chúa ban cho chúng con quyền được yêu Chúa–yêu người. Một ân sủng cao cả Chúa ban để cuộc đời chúng con nên giàu có Chúa, giàu có sự sống đời đời. “Một cử chỉ yêu thương được thực hiện với lòng chân thành đều có khả năng đưa tâm hồn chúng con đến gần Chúa”[2]. Lúc đó, tình yêu nên như dòng suối tuôn trào từ trái tim chúng con đến tha nhân nhờ được nối nguồn với Chúa. Lúc đó, chúng con hiểu rằng, khước từ yêu thương là tự đánh mất chính mình, đánh mất hạnh phúc đời mình, để cócùng một tâm tư như chị Chiara Lubich: “Chúng con sống thế nào, để những phút giây cuối cùng, chúng con không phải ân hận vì mình đã yêu quá ít”.