CHÚA NHẬT PHỤC SINH
“Người phải sống lại từ cõi chết”
X
“Người phải sống lại từ cõi chết”
X
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang hiện diện nơi Bí tích Thánh Thể. Xin cho đức tin của chúng con nên vững mạnh, để từ thẳm sâu tâm hồn, chúng con vui mừng tuyên xưng: “Chúa đã sống lại. Alleluia!”
Lời Chúa: Ga 20,1-9(mời đứng – đọc xong – mời ngồi)
Phục Sinh là một biến cố lịch sử có thể minh chứng qua dấu chỉ ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Đức Kitô Phục Sinh với các môn đệ, nhưng đó vẫn là một mầu nhiệm siêu việt vượt trên suy nghĩ và kinh nghiệm tự nhiên của con người. Đây là mầu nhiệm nền tảng của đức tin Kitô giáo,có sức biến đổi toàn bộ lịch sử nhân loại, vì nó đưa những kẻ tin Đức Kitô vào cuộc sống mới bất diệt.[1]
Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại, đã hiện ra vớiMađalêna, với các Tông Đồ. Đó cũng là Đấng mà giờ đây đang tỏ mình chochúng ta, không với thân xác mang thương tích có thể đụng chạm, mà qua dấu chỉ đầy khiêm hạ và thinh lặng là Bí tích Thánh Thể. Sự tỏ hiện mầu nhiệm nhưng vẫn đầy quyền lực tình yêuđưa chúng ta vào kinh nghiệm của Mađalêna ngày nào để reo lên: “Tôi đã thấy vinh quang của Đấng Phục Sinh, thấy các thiên thần làm chứng... Đức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh…” (Ca Tiếp Liên).
Lời Chúa: Ga 20,1-9(mời đứng – đọc xong – mời ngồi)
Phục Sinh là một biến cố lịch sử có thể minh chứng qua dấu chỉ ngôi mộ trống và những lần hiện ra của Đức Kitô Phục Sinh với các môn đệ, nhưng đó vẫn là một mầu nhiệm siêu việt vượt trên suy nghĩ và kinh nghiệm tự nhiên của con người. Đây là mầu nhiệm nền tảng của đức tin Kitô giáo,có sức biến đổi toàn bộ lịch sử nhân loại, vì nó đưa những kẻ tin Đức Kitô vào cuộc sống mới bất diệt.[1]
Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại, đã hiện ra vớiMađalêna, với các Tông Đồ. Đó cũng là Đấng mà giờ đây đang tỏ mình chochúng ta, không với thân xác mang thương tích có thể đụng chạm, mà qua dấu chỉ đầy khiêm hạ và thinh lặng là Bí tích Thánh Thể. Sự tỏ hiện mầu nhiệm nhưng vẫn đầy quyền lực tình yêuđưa chúng ta vào kinh nghiệm của Mađalêna ngày nào để reo lên: “Tôi đã thấy vinh quang của Đấng Phục Sinh, thấy các thiên thần làm chứng... Đức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh…” (Ca Tiếp Liên).
- Thinh lặng giây lát (tùy khả năng) rồi đọc lời cầu nguyện:
Lạy Chúa, sự phục sinh của Chúa trở nên niềm hy vọng cho nhân loại tội lỗi và hư hoại. Cái chết và sự phục sinh của Chúa đã làm biết bao cuộc đời vô danh thành hữu danh qua một cuộc đời tốt lành, tạo thành những con sông chảy qua thế giới tưới mát nhân loại bởi sự sống thần linh, tinh tuyền, đầy hoa trái của tình yêu, tha thứ và lòng thương xót. Chính họ, bằng những kinh nghiệm gặp Chúa khác nhau đều đang nói với chúng con rằng: “Chúa đã sống lại! Tôi đã gặp Người! Người là Hy Vọng, là Đấng cứu chuộc tôi!”
Lạy Đức Kitô Phục Sinh, Chúa vẫn đang đồng hành với nhân loại. Chúa cũng đang ở bên chúng con và khao khát đi vào cuộc đời chúng con. Xin cho ân sủng của những ngày vui mừng nàymang lại cho cuộc đời chúng con những biến đổi sâu xa, vìkhi chúng con tuyên xưng Đức Kitô sống lại từ cõi chết, điều đó có nghĩa là không một ai, không một cái gì trong cuộc đời này, kể cả sự chết, có thể ngăn cản niềm Hy Vọng của chúng con. Bởi lẽ, Chúa là “trưởng tử trong số những người từ cõi chết” (Cl 1,18), là nguyên lý sự sống lại của chúng con ngay bây giờ, nhờ sự công chính hóa linh hồn chúng con (x. Rm 6,4), và sau này, nhờ làm cho thân xác chúng con được sống (x. Rm 8,11; x.GLHTCG 658).
Một trong những câu hỏi khiến con người bị ám ảnh nhiều nhất là: sau cái chết còn gì nữa không? Sự sống lại của Chúa đã trả lời cho chúng con bí ẩn này: không phải sự chết sẽ nói lời chung cục, vì sau cùng Sự Sống sẽ chiến thắng. Niềm xác tín của chúng con không dựa trên những lý luận đơn giản của loài người, nhưng là trên một sự kiện lịch sử của đức tin. Đức Kitô, Chúa chúng con, Đấng đã bị đóng đinh và mai táng, đã sống lại với thân xác vinh hiển. Chúa đã sống lại, để cho những kẻ tin vào Chúa, cũng được sống muôn đời. Từ hừng đông lễ Phục sinh, một mùa Xuân mới của hy vọng đã tràn ngập trái đất và cuộc phục sinh của chúng con đã khởi đầu, bởi vì lễ Phục sinh bắt đầu cuộc sống mới. Chúa đã sống lại đểgiờ đây, Chúa sống trong chúng con, và trong Chúa, chúng con đã bắt đầu hưởng niềm vui của cuộc sống vĩnh cửu.
Lạy Chúa, nếu Chúa không sống lại, thì đúng là sự trống rỗng sẽ thống trị. Nếu chúng con loại bỏ Chúa và sự phục sinh của Chúa, thì con người chẳng còn lối thoát. Nhưng hôm nay, lời loan báo về sự phục sinh của Chúa đã vang lên, trả lời cho những nghi hoặc của chúng con về sự sống đời đời. Từ đây, bao trùm cuộc đời chúng con và mọi vật không còn là sự trống rỗng nữa, nhưng là sự hiện diện yêu thương của Chúa. Mầu nhiệm này làm thay đổi cuộc sống của những kẻ tin như Phaolô, Phêrô và biết bao vị Thánh. Còn chúng con thì sao đây, lạy Chúa?
Lạy Đức Kitô Phục Sinh, Chúa vẫn đang đồng hành với nhân loại. Chúa cũng đang ở bên chúng con và khao khát đi vào cuộc đời chúng con. Xin cho ân sủng của những ngày vui mừng nàymang lại cho cuộc đời chúng con những biến đổi sâu xa, vìkhi chúng con tuyên xưng Đức Kitô sống lại từ cõi chết, điều đó có nghĩa là không một ai, không một cái gì trong cuộc đời này, kể cả sự chết, có thể ngăn cản niềm Hy Vọng của chúng con. Bởi lẽ, Chúa là “trưởng tử trong số những người từ cõi chết” (Cl 1,18), là nguyên lý sự sống lại của chúng con ngay bây giờ, nhờ sự công chính hóa linh hồn chúng con (x. Rm 6,4), và sau này, nhờ làm cho thân xác chúng con được sống (x. Rm 8,11; x.GLHTCG 658).
Một trong những câu hỏi khiến con người bị ám ảnh nhiều nhất là: sau cái chết còn gì nữa không? Sự sống lại của Chúa đã trả lời cho chúng con bí ẩn này: không phải sự chết sẽ nói lời chung cục, vì sau cùng Sự Sống sẽ chiến thắng. Niềm xác tín của chúng con không dựa trên những lý luận đơn giản của loài người, nhưng là trên một sự kiện lịch sử của đức tin. Đức Kitô, Chúa chúng con, Đấng đã bị đóng đinh và mai táng, đã sống lại với thân xác vinh hiển. Chúa đã sống lại, để cho những kẻ tin vào Chúa, cũng được sống muôn đời. Từ hừng đông lễ Phục sinh, một mùa Xuân mới của hy vọng đã tràn ngập trái đất và cuộc phục sinh của chúng con đã khởi đầu, bởi vì lễ Phục sinh bắt đầu cuộc sống mới. Chúa đã sống lại đểgiờ đây, Chúa sống trong chúng con, và trong Chúa, chúng con đã bắt đầu hưởng niềm vui của cuộc sống vĩnh cửu.
Lạy Chúa, nếu Chúa không sống lại, thì đúng là sự trống rỗng sẽ thống trị. Nếu chúng con loại bỏ Chúa và sự phục sinh của Chúa, thì con người chẳng còn lối thoát. Nhưng hôm nay, lời loan báo về sự phục sinh của Chúa đã vang lên, trả lời cho những nghi hoặc của chúng con về sự sống đời đời. Từ đây, bao trùm cuộc đời chúng con và mọi vật không còn là sự trống rỗng nữa, nhưng là sự hiện diện yêu thương của Chúa. Mầu nhiệm này làm thay đổi cuộc sống của những kẻ tin như Phaolô, Phêrô và biết bao vị Thánh. Còn chúng con thì sao đây, lạy Chúa?
[1] x. Gr 31,31-34 (BĐ I); Ga 20,1-9 (TM); Cl 3,1-4 (BĐ II); GLHTCG 654-655.