CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
“Hai ông nhận ra Người lúc bẻ bánh”
X
“Hai ông nhận ra Người lúc bẻ bánh”
X
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hiện ra với hai môn đệ trên đường Emmaus, thắp lại niềm tin và hy vọng nơi các ông. Xin Chúa hãyđến và thắp sáng trong chúng con niềm tin và hy vọng nơi Chúa.
Lời Chúa: Lc 24,13-35(& Lc 24,25-35) (đứng – đọc xong – mời ngồi)
Tin Mừng hôm nay cho thấy hiệu quả mà Ðức Kitô đã thực hiện nơi hai môn đệ Emmaus: đó là sự hoán cải hoàn toàn từ thất vọng đến hy vọng, từ buồn bã đến vui mừng, đó là sự hoán cải trở về với đời sống cộng đoàn. Nhờ Đức Kitô đến và soi sáng tâm hồn họ bằng Lời Chúa và bằng cử chỉ Bẻ Bánh, hai môn đệ đã gặp được Đấng phục sinh và tin vào sự phục sinh, nên tìm lại niềm tin và hy vọng, lập tức trở lại Giêrusalem gặp anh em và hân hoan làm chứng: “Chúa đã sống lại! Chúng tôi đã gặp Người!”[1]Khi nói đến hoán cải, chúng ta hay nghĩ đến khía cạnh phải chiến đấu, từ khước, dứt bỏ. Nhưng trên hết, hoán cải Kitô giáo là nguồn mạch của niềm vui, của hy vọng và tình yêu. Ðây luôn là công việc của Ðức Kitô Phục Sinh, Chúa của Sự Sống, Ðấng đã ban cho chúng ta ân sủng này qua cuộc Thương khó và sự Phục sinh của Người.
Trong thế giới ngày nay,nhiều Kitô hữu đang bị lôi kéo mạnh mẽ vào kinh tế, kỹ thuật và tiền bạc, thấy đời sống quá đầy đủ nên dửng dưng với Chúa, chẳng tha thiếtgì với sự sống đời đời. Nhiều người tuy cònđến nhà thờ, nhưng lòng lại xa cách Chúa, nên nhữngvinh quang trần gian làm lòa mắt họ, khơi dậy trong họ những ham muốn trần tục chóng qua, dù chỉ để lại lònghọ sự trống rỗng. Say mê ôm lấy thế giới hào nhoáng, tâm hồn họ chẳng còn chỗ cho Đức Kitô, Đấng Thánh, Đấng mà Thánh Phêrô loan báo đã chấp nhận chết trên Thập giá vì họ và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để ban đức tin và niềm hy vọng cho họ[2].
Cử hành Thánh Thể luôn là chóp đỉnh và trung tâm để chúng ta có thể tìm gặp Đấng Phục Sinh và ở lại với Người. Như hai môn đệ Emmaus, chúng ta biết để cho mình được Ðức Giêsu dạy dỗ: trước hết là việc lắng nghe và yêu mến Lời Chúa, đọc Lời Chúa dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua, nhờ đó, con tim chúng ta được hun nóng và tâm trí chúng ta được soi sáng, để chúng ta được dạy cho biết cách diễn giải những biến cố xảy ra trong cuộc sống và cho những biến cố ấy một ý nghĩa.
Thật vĩ đại, chúng ta ngồi lại với Thiên Chúa, thành kẻ chung bàn với Người, để nhờ sự hiện diện khiêm hạ của Chúanơi Bí Tích Thánh Thể, Người khôi phục lại cái nhìn đức tin của ta, để chúng ta có thể nhìn mọi người và mọi sự với cặp mắt của Chúa, trong ánh sáng của tình yêu. Hãy ở lại với Ðức Kitô, Ðấng đã ở lại với chúng ta, hãy đồng hóa mình với cách sống trao ban của Người, hãy cùng Người chọn hướng đi hiệp thông, liên đới và chia sẻ. Thánh Thể diễn tả trọn hảo nhất ân sủng trao ban chính mình mà Ðức Kitô đã thực hiện, là lời mời gọi liên lỉ để chúng ta sống cuộc sống của mình theo hướng đi của Bích tích như một quà tặng trao ban cho Thiên Chúa và cho người khác[3]. Thánh Thể làm nên sự hiện hữu tuyệt hảo nhất của chúng ta, một Kitô hữu.
Lời Chúa: Lc 24,13-35(& Lc 24,25-35) (đứng – đọc xong – mời ngồi)
Tin Mừng hôm nay cho thấy hiệu quả mà Ðức Kitô đã thực hiện nơi hai môn đệ Emmaus: đó là sự hoán cải hoàn toàn từ thất vọng đến hy vọng, từ buồn bã đến vui mừng, đó là sự hoán cải trở về với đời sống cộng đoàn. Nhờ Đức Kitô đến và soi sáng tâm hồn họ bằng Lời Chúa và bằng cử chỉ Bẻ Bánh, hai môn đệ đã gặp được Đấng phục sinh và tin vào sự phục sinh, nên tìm lại niềm tin và hy vọng, lập tức trở lại Giêrusalem gặp anh em và hân hoan làm chứng: “Chúa đã sống lại! Chúng tôi đã gặp Người!”[1]Khi nói đến hoán cải, chúng ta hay nghĩ đến khía cạnh phải chiến đấu, từ khước, dứt bỏ. Nhưng trên hết, hoán cải Kitô giáo là nguồn mạch của niềm vui, của hy vọng và tình yêu. Ðây luôn là công việc của Ðức Kitô Phục Sinh, Chúa của Sự Sống, Ðấng đã ban cho chúng ta ân sủng này qua cuộc Thương khó và sự Phục sinh của Người.
Trong thế giới ngày nay,nhiều Kitô hữu đang bị lôi kéo mạnh mẽ vào kinh tế, kỹ thuật và tiền bạc, thấy đời sống quá đầy đủ nên dửng dưng với Chúa, chẳng tha thiếtgì với sự sống đời đời. Nhiều người tuy cònđến nhà thờ, nhưng lòng lại xa cách Chúa, nên nhữngvinh quang trần gian làm lòa mắt họ, khơi dậy trong họ những ham muốn trần tục chóng qua, dù chỉ để lại lònghọ sự trống rỗng. Say mê ôm lấy thế giới hào nhoáng, tâm hồn họ chẳng còn chỗ cho Đức Kitô, Đấng Thánh, Đấng mà Thánh Phêrô loan báo đã chấp nhận chết trên Thập giá vì họ và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để ban đức tin và niềm hy vọng cho họ[2].
Cử hành Thánh Thể luôn là chóp đỉnh và trung tâm để chúng ta có thể tìm gặp Đấng Phục Sinh và ở lại với Người. Như hai môn đệ Emmaus, chúng ta biết để cho mình được Ðức Giêsu dạy dỗ: trước hết là việc lắng nghe và yêu mến Lời Chúa, đọc Lời Chúa dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua, nhờ đó, con tim chúng ta được hun nóng và tâm trí chúng ta được soi sáng, để chúng ta được dạy cho biết cách diễn giải những biến cố xảy ra trong cuộc sống và cho những biến cố ấy một ý nghĩa.
Thật vĩ đại, chúng ta ngồi lại với Thiên Chúa, thành kẻ chung bàn với Người, để nhờ sự hiện diện khiêm hạ của Chúanơi Bí Tích Thánh Thể, Người khôi phục lại cái nhìn đức tin của ta, để chúng ta có thể nhìn mọi người và mọi sự với cặp mắt của Chúa, trong ánh sáng của tình yêu. Hãy ở lại với Ðức Kitô, Ðấng đã ở lại với chúng ta, hãy đồng hóa mình với cách sống trao ban của Người, hãy cùng Người chọn hướng đi hiệp thông, liên đới và chia sẻ. Thánh Thể diễn tả trọn hảo nhất ân sủng trao ban chính mình mà Ðức Kitô đã thực hiện, là lời mời gọi liên lỉ để chúng ta sống cuộc sống của mình theo hướng đi của Bích tích như một quà tặng trao ban cho Thiên Chúa và cho người khác[3]. Thánh Thể làm nên sự hiện hữu tuyệt hảo nhất của chúng ta, một Kitô hữu.
- Thinh lặng giây lát (tùy khả năng) rồi đọc lời cầu nguyện:
Lạy Chúa, niềm tin Chúa sống lại có những bằng chứng xác thực qua các lần Chúa hiện ra, nhờ các chứng nhân đã thấy tận mắt, sờ tận tay, và cuộc sống được đổi mới tận căn nơi những người tin Chúa. Nếu Chúa không sống lại, đó là tin bịa đặt, thì làm sao Phêrô và Phaolô và rất nhiều môn đệdám hy sinh cả mạng sống cho một tin đồn bịa đặt? Không ai dại khờ để chết vô nghĩa cho một tin giả dối. Nếu Chúa không đang sống, đang hiện diện và cứu độ, thì sức mạnh nào đã biến đổi một Augustinô, một Ignatiô, một Têrêsa Calcutta cách lạ lùng như vậy? Và lạy Chúa, hôm nay đã đến lượt chúng con được gặp Chúa và được đổi mới chưa ạ?