CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
“Tám ngày sau, Chúa Giêsu hiện ra”
X
“Tám ngày sau, Chúa Giêsu hiện ra”
X
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tỏ cho các Tông đồ thấy những thương tích nơi bàn tay và cạnh sườn là dấu chứng của Lòng Chúa Thương Xót. Xin lòng thương xót của Chúa cũng chạm đến chúng con.
Lời Chúa: Ga 20,19-31(đứng – đọc xong – mời ngồi)
Sách Công Vụ mô tả hình ảnh hiệp thông đức tin của các tín hữu sơ khai thật sống động. Họcầu nguyện chung, tham dự lễ Bẻ Bánh, lắng nghe giáo huấn các tông đồ và quảng đại chia sẻ cuộc sống trong đức ái. Họ kiên vững đặt niềm hy vọng nơi Chúa và khao khát trông chờ ơn cứu độ đời đời Chúa hứa ban.[1]
Giáo Hội ngày nay đang có quá nhiều thương tích và đức tin của các tín hữu đang chịu quá nhiều thử thách. Thế giới tục hóa, hưởng thụ, thượng tôn cá nhân làm con người muốn tự làm chủ đời mình, chối bỏ chủ quyền Thiên Chúa. Mối bận tâm của con người ngày nay như chỉ hướng tới sự sung túc vật chất trước mắt, không bận tâm đến Chúa, xem thường luân lý Kitô giáo và sự sống đời đời, vì coi chúng là thứ gánh nặng tâm lý không cần thiết.[2]Do đó, hấp lực đồng tiền và lạc thú đang lôi kéo nhiều tâm hồn lìa bỏ Chúa như Thánh Phaolô nói: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10).
Thực tại này phải làm nóng bỏng con tim mục tử và mọi tín hữu với câu hỏi: Làm thế nào để thắp sáng lại đức tin? Đa số tín hữu đón nhận đức tin từ giáo xứ và gia đình, nặng về luân lý và bổn phận. hơn là tìm gặp Chúa, sống theo số đông mà ít xác tín cá nhân.Tới lúc trưởng thành, trong thế giới ngày nay, thì chỉ có kinh nghiệm bản thân về Đức Kitô dẫn dắt chúng ta. Sự gặp gỡ đích thân này có tính quyết định đối với phần đời còn lại của chúng ta. Thánh Phaolô đã trải qua khoảnh khắc này trên con đường Đamas để có thể nói: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô!” (Pl 1, 21).Niềm khao khát chạm đến Chúa của Tôma cũng phải trở nên nỗi khao khát nóng bỏng trong trái tim chúng ta: “Nếu tôi không thọc tay vào lỗ đinh… tôi không tin!” Niềm khao khát thúc đẩy chúng ta mạnh dạn đi tìm Chúa trong cầu nguyện, trong cử hành phụng vụ, trong chính đời sống hằng ngày của chúng ta, để một lúc nào đó, chính Chúa tác động con tim ta, cho chúng ta một kinh nghiệm về Chúa.
Lời Chúa: Ga 20,19-31(đứng – đọc xong – mời ngồi)
Sách Công Vụ mô tả hình ảnh hiệp thông đức tin của các tín hữu sơ khai thật sống động. Họcầu nguyện chung, tham dự lễ Bẻ Bánh, lắng nghe giáo huấn các tông đồ và quảng đại chia sẻ cuộc sống trong đức ái. Họ kiên vững đặt niềm hy vọng nơi Chúa và khao khát trông chờ ơn cứu độ đời đời Chúa hứa ban.[1]
Giáo Hội ngày nay đang có quá nhiều thương tích và đức tin của các tín hữu đang chịu quá nhiều thử thách. Thế giới tục hóa, hưởng thụ, thượng tôn cá nhân làm con người muốn tự làm chủ đời mình, chối bỏ chủ quyền Thiên Chúa. Mối bận tâm của con người ngày nay như chỉ hướng tới sự sung túc vật chất trước mắt, không bận tâm đến Chúa, xem thường luân lý Kitô giáo và sự sống đời đời, vì coi chúng là thứ gánh nặng tâm lý không cần thiết.[2]Do đó, hấp lực đồng tiền và lạc thú đang lôi kéo nhiều tâm hồn lìa bỏ Chúa như Thánh Phaolô nói: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1Tm 6,10).
Thực tại này phải làm nóng bỏng con tim mục tử và mọi tín hữu với câu hỏi: Làm thế nào để thắp sáng lại đức tin? Đa số tín hữu đón nhận đức tin từ giáo xứ và gia đình, nặng về luân lý và bổn phận. hơn là tìm gặp Chúa, sống theo số đông mà ít xác tín cá nhân.Tới lúc trưởng thành, trong thế giới ngày nay, thì chỉ có kinh nghiệm bản thân về Đức Kitô dẫn dắt chúng ta. Sự gặp gỡ đích thân này có tính quyết định đối với phần đời còn lại của chúng ta. Thánh Phaolô đã trải qua khoảnh khắc này trên con đường Đamas để có thể nói: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô!” (Pl 1, 21).Niềm khao khát chạm đến Chúa của Tôma cũng phải trở nên nỗi khao khát nóng bỏng trong trái tim chúng ta: “Nếu tôi không thọc tay vào lỗ đinh… tôi không tin!” Niềm khao khát thúc đẩy chúng ta mạnh dạn đi tìm Chúa trong cầu nguyện, trong cử hành phụng vụ, trong chính đời sống hằng ngày của chúng ta, để một lúc nào đó, chính Chúa tác động con tim ta, cho chúng ta một kinh nghiệm về Chúa.
- Thinh lặng giây lát (tùy khả năng) rồi đọc lời cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con khó vượt qua cám dỗ trần gian lúc này để giữ vững đức tin, nếu tự lòng, chúng con không nhờ ân sủng mà có được kinh nghiệm về Chúa, hầu nói được như Thánh Tôma: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúng con không chỉ tin Chúa hiện diện, mà cần tin vững chắc vào tình yêu, vào lòng thương xót của Chúa dành cho chúng con. Chúa là Chúa, là người Cha yêu thương chăm sóc chúng con trong từng hơi thở, giữ gìn chúng con trong mọi biến cố, đang cầm tay dắt chúng con đến sự sống đời đời. Chúng con cần được ân sủng Chúa ban, để một lúc nào đó, con tim chúng con ngã trong tình yêu của Chúa, thấy Chúa tuyệt đối quý giá đối với cuộc đời chúng con, còn mọi điều khác chỉ là tùy phụ.
Lạy Chúa, mọi sự trần gian sẽ qua đi, chỉ có Chúa mới hằng hữu. Chỉ trong lòng thương xót Chúa mà cuộc đời chúng con tìm được sự an toàn tuyệt đối, ý nghĩa thần linh và sự sống đời đời. Xin hãy tỏ Chúa ra cho chúng con trong mỗi cử hành phụng vụ và cả trong từng biến cố của cuộc đời chúng con, ban cho chúng con ơn đức tin, ơn tha thứ và sự bình an. Chúng con không dám xin một ơn đặc biệt như các Thánh, nhưng từng bước Chúa thấm nhập ân sủng và tình yêuvào cuộc đời chúng con, cho chúng con dần có được một cảm nghiệm rất riêng tư, rất mật thiết về Chúa, Đấng luôn ngự trong tâm hồn chúng con, vô vàn yêu thương chúng con và chúng con thấy Chúa là tất cả, một khao khát yêu Chúa cháy bừng trong lòng, và chúng con luôn vui sống thân mật với Chúa trong tâm hồn mình.
Lạy Chúa, mọi sự trần gian sẽ qua đi, chỉ có Chúa mới hằng hữu. Chỉ trong lòng thương xót Chúa mà cuộc đời chúng con tìm được sự an toàn tuyệt đối, ý nghĩa thần linh và sự sống đời đời. Xin hãy tỏ Chúa ra cho chúng con trong mỗi cử hành phụng vụ và cả trong từng biến cố của cuộc đời chúng con, ban cho chúng con ơn đức tin, ơn tha thứ và sự bình an. Chúng con không dám xin một ơn đặc biệt như các Thánh, nhưng từng bước Chúa thấm nhập ân sủng và tình yêuvào cuộc đời chúng con, cho chúng con dần có được một cảm nghiệm rất riêng tư, rất mật thiết về Chúa, Đấng luôn ngự trong tâm hồn chúng con, vô vàn yêu thương chúng con và chúng con thấy Chúa là tất cả, một khao khát yêu Chúa cháy bừng trong lòng, và chúng con luôn vui sống thân mật với Chúa trong tâm hồn mình.