15/08/2019
3034
SỐNG GIAO ƯỚC TÌNH YÊU ĐỂ LOAN BÁO LÒNG THƯƠNG XÓT VÀ NIỀM VUI CỦA CHÚA
 
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Trong tháng Bảy và tháng Tám, nhiều Hội Dòng trongGiáo Phận tổ chức thánh lễ Tiên Khấn, Vĩnh Khấn và Kỷ Niệm khấn dòng. Cũng trong tháng Bảy, Giáo phn đã có thánh lễ Truyền chức Linh mục cho 15 Phó tế của Giáo phận.Đây là những thánh lễ tràn đầy hân hoan không chỉ bởi bầu khí trang trọng bên ngoài, nhưng trên hếtlà niềm vui sâu lắngtỏa ra từ tâm hồn những người “khao khátThiên Chúa hằng sống” (Tv 42,3) và muốn hiến mình cho sứ mạng của Ngài. Vì thế, tôi muốn chọn đề tài chia sẻ cho Lời Chủ Chăn tháng này là “Sống Giao Ước Tình Yêu để Loan Báo Lòng Thương Xót và Niềm Vui của Chúa”.
 
  1. Từ thực tại của đời sống dâng hiến…
Trong bầu khí xã hội hiện nay, chúng ta không khỏi băn khoăn về tình trạng các gia đình đổ vỡngày cànggia tăng. Nhiều đôi vợ chồng chỉ gắng sức xây dựng “ngôi nhà” để “ở”, mà không biết cáchdựng xây “mái ấm” để “sống”. Họ bỏ nhiều công sức kiếm tiền để hưởng thụ,nhưng ngại hy sinhđể xây đắpgia đình hạnh phúc nhờ tương quan vợ chồng thắm tình và đời sống đạo đức. Sựlệch lạc này đưanhiều đôi hôn nhân đến xung đột, ly tán, gây nhiều khổ đau cho họ và con cái, làm thương tổn Giáo Hội và xã hội.

Tương tự như vậy trong đời dâng hiến, những người không chăm lo xây dựng tương quan với Chúa, lòng bị lôi kéo vào những điều tùy phụ và hưởng thụ, nô lệ cho dục vọng trần gian, có khi đi tới tình trạng dửng dưng với Chúa, vừagây nên đổ vỡ nơi chính mình, vừa làm thương tổn cho Giáo Hội, cho Hội Dòng. Tôi xin đề cập đến hai thực tại sau:

Không xây dựng đượctương quan mật thiết với Chúa vì coi Chúa là ông Chủ hơn là người Cha, người Bạn. Chính Chúa dạy chúng ta:“Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15). Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng nói: “Không có tình yêu, mọi việc dù vĩ đại đến đâu, cũng chỉ là hư không”[1]. Được mời gọi vào làm Vườn Nho của Chúa, chúng ta có thể nhiệt thành làm việc, nhiều sáng kiến mục vụ, hăng say xây dựng cơ sở vật chất… và coi đó như tất cả công việc của người môn đệ, có khi ẩn giấu bên trong lòng khao khát thành công, để lại sự nghiệp, màtự lòng, chưa đủ khao khát sống thánh ý Chúa và yêu mến Ngài. Cha Callens nhận định: Lui tới với Chúa và sống trong tình thân mật của Ngài là hai thực tại rất khác nhau… Chúng ta phải xác tín điều này: đọc kinh, hát Thánh vịnh, cử hành phụng vụ, giữ những thái độ đức tin hoàn toàn bên ngoài, không đủ để tìm được Chúa”[2].

Không xây dựng được tương quan mật thiết với Chúa vì không dám hiến trọn cuộc sống để tìm kiếm Ngài. Chúayêu thương hiến trao trọn vẹn chính Ngài cho chúng ta, Ngài cũngkhao khát chúng ta trao hiến trọn vẹn bản thân cho Ngài. Một đời môn đệ thỏa hiệp, nửa vời không thể đi vào tình thân mật với Chúa sâu xa, làm ta tiếp tục sống trong xung đột nội tâm, dễ bị thế gian lôi kéo, đánh mất căn tính và ý nghĩa của đời dâng hiến để rơi vào tình trạng khủng hoảng nội tâm. Thực tại này phải đưa chúng ta…

2. … đến quyết tâm xây đắp Tình Yêu Giao Ước với Chúa…
Thánh thiện là mục tiêu của cả ơn gọi lẫn sứ vụ của chúng ta[3]. Chúng ta được mời gọi sống thánh để có thể giúp tha nhân nên thánh. Ơn gọi nên thánh không là một bổn phận nặng nề phải mang, mà là một ân huệ tuyệt đối cao cả Chúa ban, mời gọi chúng ta chọn làm mục tiêu đời sống và hân hoan đi tới vì “thánh thiện là con đường để thể hiện chính bản thân mình và như thế, là xây dựng hạnh phúc đích thực”[4]. Nhà văn Pháp,Léon Bloy xác quyết: “Chỉ có một điều đáng buồn, đó là chúng ta không được làm thánh”[5]. “Mức độ thánh thiện của chúng ta được đo bằng tầm mức Đức Kitô lớn lên trong chúng ta, nghĩa là theo mức độ chúng ta rập khuôn cả cuộc sống mình theo cuộc sống của Ngài nhờ sức mạnh của Thánh Thần”[6]. Để đi vào tương quan mật thiết với Chúa, tôi xin gợi lại ba điều:

Trước hết, chúng ta cần tìm gặp Chúa trong Thinh Lặng và Cầu Nguyện. Không có đời sống thinh lặng, không thể xây nên ngôi nhà nội tâm. Đức Hồng y Robert Sarah nói: “Con người thích đi xa, thích sáng tạo và có những khám phá lớn lao. Nhưng họ lại ở bên ngoài chính mình, xa cách Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong tâm hồn một cách thầm lặng. Tôi thực sự muốn nhắc lại tầm quan trọng của việc trau dồi thinh lặng để ở với Thiên Chúa một cách thực sự”[7].Thinh lặng- cầu nguyện giúp chúng ta biết Chúa, biết thánh ý Ngài, nhất là để được khơi lên trong chúng ta lòng khao khát Chúa. Càng nhận biết phận người tội lỗi, hư vô, chúng ta càng biết mình cần đến Chúa cứu độ. Càng cảm biết mình được Chúa yêu thương, trái tim chúng ta càng được thiêu đốt bởi niềm khát khao gặp Chúa. Nhớ rằng, Chúa đang khát khao chúng ta hơn chúng ta khao khát Ngài.Làm sao lòng chúng ta dần thanh thoát khỏi mọi thamvọng trần gian, để chỉ còn lại niềm khao khát Chúa, mạnh mẽ bao trùm cả cuộc sống.Một nỗi khao khát không dày xéo tâm hồn, mà chỉ đổ đầy niềm vui và bình an.Một linh hồn muốn đi vào tình thân mật với Chúa sâu xa, không thể thiếu đi niềm khao khát này!

Thứ đến, chúng ta tìm gặp Chúa trong Đời Sống Hằng Ngàybằng cách gắn kết đời mình với thánh ý Thiên Chúa trong Đức Kitô. Thánh ý Chúa là tình yêu Chúa ngỏ với ta, dẫn dắt, hoàn thiện cuộc đời ta theo kế hoạch khôn ngoan của Ngài. Càng phó mình cho thánh ý Chúa, chúng ta càng tìm được tự do và bình an. Điều thiết yếu là chúng ta biết gắn kết sự vâng phục của ta với Chúa Kitô trong tận đáy lòng là nơi phát xuất tiếng “vâng” hoặc “không”. Chỉ Chúa Thánh Thần mớicó thể làm cho những tâm tình của Chúa Giêsu trở thành “tâm tình của chúng ta”(x. Pl 2,1.5). Ngài thúc đẩy trái tim ta tự nguyện bước theo Chúa Kitô trên con đường khiêm hạ, hủy mình để vâng phục thánh ý Chúa Cha. Ngài không chỉ ban sức mạnh để ý chí vâng phục, mà còn làm trái tim có thể say sưa yêu mến thánh ý Chúa Cha vớitình thảohiếu của Đức Kitô. Đó là lúc chúng ta bước xuốngkhông phải chỉ với cuộc đời vâng phục, mà còn là mở lòng yêu mến, ôm ấpmầu nhiệm tự hủy củaChúa vào đời mình, thành một chọn lựa sống, một nếp sống. Đó cũng là lúc chúng ta đón rướcchính Chúa, Đấng vâng phục Chúa Cha đến chết trên Thập Giá, vào tâm hồn, vào cuộc đời chúng ta, để Ngài thành sự sống của ta và hiệp nhất đời sống vâng phục của ta vào hy tế của Ngài.

Cuối cùng, chúng ta tìm gặp Chúa trong Yêu Mến Tha Nhân. Lòng yêu mến đặc biệt đối với người khổ đau, không chỉ là chút xúc cảm hời hợt, một vài hành động chia sẻ vật chất. Lòng thương xót là ơn ban của Chúa. Trong mỗi lần gặp gỡ tha nhân và thực thi đức ái, chúng ta tập nhìn họ là hiện thân củaChúa, tập phân định trong lòng cảm xúc chân thực mà Chúa Thánh Thần khơi gợi và thiết tha khẩn cầu Ngàiuốn nắn tâm hồn chúng ta dần mang đượcTrái Tim Thương Xót của Chúa Giêsu.

Một cha xứ đang phục vụ tại một xứ đạo nghèo và xa xôi, với vài trăm giáo dân giữa nhiều anh em lương dân kể cho tôi kinh nghiệm này. “Con dành một ngày trong tuần đến thăm các gia đình cả lương lẫn giáo. Lần kia thăm một bà cụ. Bà ở một mình vìcon cái đi làm xa. Qua câu chuyện, con biết bà là người bỏ đạo lâu năm. Thế là hằng tuần conđến giúp bà dọn nhà cửa, làm việc lặt vặt và tìm dịp gợi lại ký ức đức tin của bà. Một lần, bà nhờ con bổ củi, quá trưa vẫn chưa được ăn, cuối cùng đói quá phải xin bà cho ăn rồi nằm nghỉ. Vừa thiếp ngủ đã bị bà cụ lay dậy: Dậy đi anh, làm tiếp kẻo không xong việc!” Cha chia sẻ: “Khi đến với họ không mang chức phận, chẳng kể bằng cấp kỹ sư, nên một người nghèo như họ, chấp nhận để họ sai bảo, con mới cảm nghiệm được phần nào tâm tình khiêm hạ hủy mình ra không của Chúa khi đến làm người và làm bạn với con người. Tâm tình khiêm hạ này con cầu nguyện để dần thấm nhập thành niềm thương yêu bền vững trong con đối với tha nhân”.

Chỉ mình Chúa mới có thể dẫn chúng ta vào tình yêu mật thiết với Ngài và ban cho chúng ta lòng yêu người đích thực. Bền lòng tập luyện và luôn rộng mở tâm hồn cho Chúa, chắc chắn một lúc nào đó Chúa sẽ chạm đến lòng ta, đưa chúng ta vào tình thân bền chặt với Chúa, dạy chúng ta yêu người như Chúa yêu, để rồi thôi thúc chúng ta…
  1. … nhiệt thành Loan Báo Lòng Thương Xót và Niềm Vui của Chúa.
Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa, để mình thấm đậm tâm tình hiền lành và khiêm nhường, đến để “phục vụ”chứ không “để được phục vụ” của Chúa (x. Mt 20,28), trong cuộc đời tông đồ, chúng ta muốn mang tâm tình của người “Đồng hành” để truyền “cảm hứng” cho trái timhơn là mang ý nghĩ là “Người thầy” để “khai sáng” trí khôn. Nghĩ mình là “thầy dạy”, dễ thường trong ta còn đó tâm trạng người trên, áp đặt vâng phục, khao khát thành quả bên ngoài theo chuẩn mực mình định. Tâm tình này dễ làm chúng ta bất nhẫn, tự phụ, làm tổn thươngtha nhân, gây nên nhữngđổ vỡ nơi giáo xứ vàhội dòng. Đối lại, tâm tình người “Đồng hành” sẽ đặt chúng ta trong chỗ của tha nhân, cảm được nỗi khổ đau yếu đuối của họ, giúp họ tìm ra ý Chúa và tự nguyện bước theo. Đây là hành động của lòng thương xót, muốn chạm đến tâm hồn tha nhân bằng quyền năngdịu hiền của tình yêu Chúa hơn là sự khôn ngoan, tài giỏi, uy quyền“nhân loại” của chính mình.

Là người mang lại “cảm hứng” cho tha nhân khi lòng mến Chúa – yêu người, tâm tình xót thương của Chúa ngập tràn trong ta đến độ thấm sâu vào lời nói, hành động, đặc biệt trong cử hành phụng vụ, có sức chạm đến trái tim tha nhân, giúp họ nhận ra Chúa thương họ biết bao, để vui mừng đón nhận và nhiệt thành đáp trả tình Chúa. Lời rao giảng đầy xác tín, chất chứakinh nghiệm cá nhân, sẽ mang sức đánh động tâm hồn. Nhất là đời sống thanh thoát và gương mẫu, tỏa sáng tình yêu, vẻ đẹp thánh thiện và đời sống cầu nguyện chắc chắnmang nhiều sức mạnhthu phục lòng người.

Một cha xứ kể lại, ngày nọ, một người giáo dân khô khan lâu năm tìm đến xưng tội. Cha hỏi: “Tôi đã nhiều lần mời gọi, sao hôm nay anh mới đến hòa giải với Chúa?”Anh thưa: “Vì hôm qua, con ngheMẹ Têrêxa nói”. Cha hỏi: “Thế Mẹ nói gì?”. Anh đáp, “Mẹ nói với con về Chúa, về sự hiện hữu của Chúavà Chúa thương con vô biên”. Cha nói: “Tôi đã chẳng nói với anh như vậy nhiều lần rồi sao?” Anh trả lời: “Đúng! Cha đã nói với con nhiều lần! Nhưng hôm qua, khi con nghe Mẹ nói, con cảm được Mẹ đang nói rất thật với con!”

Là người mang lại “cảm hứng” cho tha nhân khi mà chúng ta để Chúa sống, Chúa yêu thương trong chúng ta[8], lúc đó chúng ta mang được lòng xót thương của Chúa, để có thể khiêm hạ bước xuống theo Chúa Giêsu, thông phần vào nỗi thống khổ sâu xa của người anh em đang trải qua cái nghèo, khổ đau thể xác hoặc tinh thần, hoặc mang nặng mặc cảm tội lỗi, để từ trong lòng chúng ta, Đấng Xót Thương gợi lên những tâm tình, sáng kiến, thúc đẩy những hành động thích hợp để nâng đỡ họ. Chính Thánh Thần sẽ làm chúng ta cảm được tất cả nỗi khốn khổ của một người xa lìa Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta hết lòng xót thương. Trước nỗi khổ đau tinh thần hoặc thể xác của tha nhân, của các gia đình, nhiều trường hợp như tuyệt vọng, cảm được nỗi bất lực của bản thân, chúng ta càng tin tưởng vào Chúa, chạy đến với Chúa, muốn làm tất cả những gì có thể, để nài xin Chúa chạm đến người khổ đau bằng tất cả lòng tốt, sự khôn ngoan và quyền năng tuyệt đối của Chúa. Nhìn thấy nhiều tín hữu lìa bỏ đức tin mà chạy theo cám dỗ trần gian, phải thôi thúc chúng ta quyết tâm sống thánh thiện hơn, nhiệt thành phục vụ hơn, nhất là hiến trọn cuộc đời thành “của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12,1), để khẩn cầu ơn cứu độ cho mọi người theo gương Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Trước mỗi thánh lễ, bài giảng, công việc mục vụ, mọi viếng thăm… chúng ta không cậy vào tài năng mình, nhưng tin tưởng cầu xin sức mạnh của Chúa, vì chỉ ân sủng tình yêu của Chúa mới có thể chạm đến tâm hồn, hoán cải họ từ bên trong và đưa họ vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa.

Người ta có thể chấp nhậnkhổ đau, hy sinh, tập luyệngian khổ chỉ để có được vẻ đẹp, tài năng, huy chương, tiền bạc chóng qua, thì tại sao chúng ta lại không dám quảng đại hy sinhđể tìm được chính Chúa,sống trong Tình Yêu của Ngài? Phải chăng chúng ta chưa cảm được tất cả sự cao cả, niềm hạnh phúc của một người được “Chúa xót thương và tuyển chọn”? Nếu cáclinh mục và tu sĩ nam nữ giáo phận đã tiến bước, nay càng hân hoan tiến tới phía trước, phía Thiên Chúa, phía của sự thánh thiện, thì tôi tin rằng biết bao tín hữu sẽ được “cảm hứng” từ đời sống và lời cầu nguyện của chúng ta, mà nhiệt thành sống đức tin, say sưa yêu mến Chúa, để chính họ lại trở nên “men”, nên “muối” ướp đời.

Nguyện xin Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, Thánh cả Giuse và các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho chúng ta, để trái tim chúng ta được Thánh Thầnthúc đẩy nhiệt thành tìm kiếm Chúa và trở nên người tông đồ có sức làm cho Lòng Thương Xót của Chúa chạm đến nhiều người, nhất là những anh chị em nghèo khó, bệnh tật, khổ đau, những người đang xa lìa Chúa.
Thân mến chào quý Cha và quý Tu sĩ.
  
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

[1] Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, 1001 Danh Ngôn Các Thánh, NXB Tôn Giáo2009, tr. 101.
[2] L. Callens, Mầu Nhiệm Sống Mật Thiết với Thiên Chúa, tr. 10.
[3]x. ĐTC Bênêđictô, Bài giảng Thánh Lễ Phong Chức Linh Mục, 21/4/2002.
[4]ĐGH Bênêđictô XVI, Bài giảng thánh lễ Công du Mục Vụ tại Savone - Ý,  17/5/2008; x. TH Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ, 64.
[5] Léon Bloy, La femme pauvre, II, 27; x. ĐGH Bênêđictô XVI, Bài giảng thánh lễ tại Savone – Ý, 17/5/2008.
[6] ĐGH Phanxicô, Tông Huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ, NXB Tôn Giáo 2018, số 21.
[7] HY Robert Sarah, Sức Mạnh của sự Thinh Lặng, NXB Tôn Giáo 2019, tr. 35.
[8]x. Gl 2,20; x. ĐGH Phanxicô, Tông Huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ, NXB Tôn Giáo 2018, 21.

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...