07/06/2019
2136
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THÁNH TÂM CHÚA:
CẢM THÔNGVÀ THA THỨ 
 
Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,
Khi nói đến Thánh Tâm Chúa, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh Chúa Giêsu trên Thánh Giá với thân hình đầy thương tích và bê bết máu, nhưng nét mặt lại dịu hiền tỏa rạng lòng nhân từ thương xót, với cạnh sườn bị đâm thâu, mở rộng Trái Tim cho dòng máu và nước tuôn đổ dạt dàotưới mát những tâm hồn khô cằn và thất vọng vì khổ đau và tội lỗi. Cũng trên Thánh Giá, Chúa nói 7 lời cuối cùng, mà đặc biệt lời xin “tha thứ” diễn tả lòng xót thươngvô biên mà Người dành cho nhân loại tội lỗi.

Được lòngthương xót của Thánh Tâm Chúa chiếu soi, tôi xin chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ đôi suy tưvềđề tài: “Lòng thương xót của Thánh Tâm Chúa: cảm thôngvà tha thứ”.

1. 
Lòng thương xót: từ cảm thông và chia sẻ đến tha thứ
Trong giờ phút đau đớn hãi hùng tột cùng trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã thốt lên những lờicó thể làm trái tim chúng ta rúng động: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đây là những lời phát xuất từ một tấm lòng đã nhuần nhuyễn bởi chấtnhân từ thương xót.
“Thương xót”, tiếng latinh: “Misericordia”,được cấu tạo bởi hai từ: “miseria” là khốn khổ, bần cùng và “cor” là trái tim, tấm lòng. Như vậy, “Misericordia” (thương xót) là có “lòng” với những người khốn cùng, là để ý, quan tâm, thương mến, cảm thông và chia sẻ với họ những nỗi khổ đau, bất hạnh, khốn khổ, nghèo nàncủa họ.

Ý nghĩa của từ ngữ latinh nhấn mạnh đến “tấm lòng”. “Tấm lòng” là một nhân tố rất đỗi quan trọng trong xã hội ngày nay vìđa số phải bôn ba, tần tảo, bon chen để kiếm sống nên nhiều người rơi vào tâm trạng vô cảm với tha nhân,chỉ nghĩ đến mình và gia đình, có khi còn nhìn tha nhân như những kẻ xa lạ hay đối thủ cạnh tranh; trong xã hội tân tiến có quá nhiều thông tin mau lẹ đến từ khắp nơi, nhiều sự kiện xảy ra liên tục với nhịp độ cao làm người ta choáng váng, không còn thời giờ để nghĩ và để cảm; hơn nữa, khuynh hướng ngàn đời nơicon người là tìm hư danh. Người ta có thể làm một hành động đáng ca ngợi và xem ra đầy tình thương, nhưng thực chất là để lôi kéo sự chú ý và tìm kiếm lời ca ngợi của quần chúng. Tất cả những thực tại trên dễ đưa con người tới lối sống dửng dưng, ích kỷ, làm hại lẫn nhau.Vì vậy, “tấm lòng” là nhân tố thiết yếu để giảm thiểu sự dữ và lan tỏa điều thiện, góp phần an ủi những người lầm than, đau khổ và xây dựng một xã hội công bằng, huynh đệ, bình an vàtươi vui như lòng mọi người ước mong.

Với lời “xin tha cho họ”, lòng thương xót của ChúaGiêsu trên Thánh Giá vượthẳn lên trên những tình cảm tự nhiên của lòng thương xót, vìkhông chỉ là cảm thông và chia sẻ những khó khăn của người nghèo khổ, nhưng còn là tha thứ và đón nhận vào lòng những người có tội, tức là những người không xứng đáng được thương yêu. Người nghèo hèn, bần cùng, khốn khổ, bất hạnh dầu sao cũng đáng được thương yêu, nâng đỡvà đứng trước những người như thế, người ta dễ cảm thấy thương hại và cảm thông. Nhưng đối với những người có tật xấu, những người ác độc và kiêu căng, người ta dễ kết án, loại trừ và coihọ không xứng đáng được thương yêu hay đón nhận.Đối với những người này, trước khi nói đến cảm thông và chia sẻ, phải nói đến tha thứ. Chỉ có trái tim biết tha thứ, cả khi phải chịu đau khổ, xỉ nhục cách bất công,mới mong chạm đến và cảm hóa được những người có trái tim chai đá vì ích kỷ, vì sự ác độc và vì những đam mê.

Tha thứ tội lỗi, nhất là những tội gây ra bất công và làm khổ tha nhân đã là điều rất khó, nhưng càng khó hơn khi những tội lỗi đó xúc phạm trực tiếp đến ta.Đây là sự tha thứ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Người nài xin Chúa Cha “tha tội cho họ”, “họ”là ai? “Họ” là những người lính đã xỉ nhục, nhạo báng, đánh đập Người tả tơi trong dinh quan Philatô, đã điệu Người lên Núi Sọ,đã đóng đinh Người như một tội nhân ác độc nhất;“họ”là những kinh sư và tư tế chủ mưu vu vạ, cáo gian để hại Người, là quan Philatô có quyền bênh vực Người, nhưng vì nhu nhược đã kết án Người cách bất công; “họ” là nhiều người vô ơn bạc nghĩa trong đám dân chúng đòi đóng đinh Người mặc dù đã từng thụ ơn Người; “họ” là các môn đệ -những người bạn thân thiết của Người-đã phản bội hoặc bỏ rơi Người trong cơn hoạn nạn, nhất là Phêrô đã chối Người. Thế mà Chúa vẫn xót thương và tha thứ!

Người đã tha thứ cho những người không biết là mìnhđược Người tha thứ; Người đã thương xót những người không biết là mình được Người thương xót và có lẽ, nếu biết cũng chẳng tha thiết, trân trọng tình thương của Người. Dẫu vậy, Người vẫn thứ tha!
Người đã tha thứ chính trong lúc khổ đau tột cùng, thân xác phải hứng chịu những đau đớn hãi hùng, tâm hồn tê tái vì sự vô ơn, bạc nghĩa, vì sự oan uổng bất công, vì bị xỉ nhục và phải chịu đựng tất cả trong cô đơn.

Cao cả thay, vĩ đại thay lòng thương xót của Thánh Tâm Chúa trên Thánh Giá. Lòng thương xót tha thứ của Chúa Giêsu trên thập giá là nguồn hy vọng cho loài người cho dù tội lỗi có chất chứa ngập tràn. Lòng thương xót tha thứ của Thánh Tâm Chúalà một sức mạnh lớn lao, mạnh hơn tất cả sức mạnh của sự dữ và sự chai đá của lòng trí con người. Ngôn sứ Hôsê đã cảm nghiệm được đôi chút tâm tình xót thương của Thiên Chúa và đã diễn tả như sau:

“Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!... Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.” (Ho 11,7-9).

2.
Linh mục và Tu sĩ, tông đồ của lòng thương xót tha thứ
Tấm lòng, cung cách và thái độ nhân từ thương yêu có sức xoa dịu vết thương và đem lại bình an cho những tâm hồn buồn tủi và khổ đau. Nhưng đối với những tâm hồn chai đá vì đam mê dục vọng, vì kiêu căngthù hận hay vì ngụp lặn trong tội ác, chỉ lòng thương xótbiếttha thứmới mong có sức lay động và biến đổi. Tha thứ là tình yêu chấp nhận đau khổ, oan uổng mà không ta thán, kiên trì thương yêu cho dù bị chối từ.
Là tông đồ của lòng thương xót, các Linh mục và Tu sĩ không những phải biết cảm thông và chia sẻ những khổ đau của nhân loại, mà còn cần thương yêu đến độ sẵn sàng chịu đựng những đau khổ bất công và tha thứ cho những người gây ra những đau khổ đó. Điều này đòi hỏi phải thay đổi cách nhìn và luyện tập khả năng tha thứ.

a. 
Thay đổi cách nhìn
Điều đầu tiên là cần phải chiêm ngắm, cảm nghiệm và học hỏi từ cách nhìn nhân loại của Chúa Giêsu từ trên Thánh Giá. Ở mọi nơi, mọi thời luôn có những người lành, kẻ dữ, người tốt, kẻ xấu. Theo lẽ thường, ai cũng khen ngợi và đón nhận người lành, người tốt vàkhinh dể, loại trừ người xấu, người dữ. Nhưng với Chúa Giêsu trên Thánh Giá, người lành, kẻ dữ đều là đối tượng của tình yêu cứu độ của Người, một tình yêu không loại trừ, không muốn để mất dù chỉ một người: “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” (Mt 14,18) và ai có thể nói là mình vô tội?

Điều thứ hai cần phải thay đổi là cách nhìn về sự chịu đựng đau khổ bất công và mở lòng tha thứ cho những người gây ra đau khổ bất công ấy. Thái độ chịu đựng và tha thứ thường bị coi là hèn nhát và ngu dại, nhưng thực ra đó là một thái độ quả cảm và anh hùng. Nếu chịu đựng vì sợ sệt, mà lòng thì nguyền rủa, thù hằn thì đúng là hèn nhát. Nhưng chịu đựng đau khổ và bất công với sức mạnh của tình yêu tha thứ, nên lòng thì thanh thoát, vượt lên trên sự thù hận và bạo lực,thì đây là thái độ anh hùng đích thực, có sức lay động lòng người và tưới mát tâm hồn con người từ thế hệ này đến thế hệkhác. Tình yêu cứu độ này chính Chúa đã thực hiện trên Thánh Giá và đã trao phó cho Giáo Hội tiếp tục. Khác với thế gian, khi tưởng niệm các bậc anh hùng,người ta thường khơi lên sự thù hằn và loại trừ, nhưng khi chúng ta dâng Thánh Lễ, nhắc lại việc Chúa chịu xỉ nhục và chết đau đớn, oan uổng trên Thánh Giá, chúng ta thấy tâm hồn an bình, hạnh phúc và thương yêu mọi người, kể cả những người đã là căn nguyên của những đau đớn hãi hùng của Chúa. Tình yêu tha thứ của Chúa trên Thánh Giá đã xoa dịu tất cả và đem lại sức sống, an vui hạnh phúc cho nhân loại.

b. 
Luyện tập khả năng tha thứ
Tha thứ là một hành động của toàn thể con người, thực hiện qua ba khả năng khác nhau:

- Ý chí quyết tâm tha thứ và hòa giải
Tha thứ trước tiên là một quyết định của ý chí. Khi ai quyết định tha thứ cho anh em mình thì họ đã được hòa giải với người anh em trong lòng mình. Nhưng thật không dễ để quyết định lòng ta có thể nại ra nhiều lý do để không tha thứ. Vì vậy, trong hành trình tha thứ và hòa giải, cần phải tìm ra những luận lý xác thực và vững chắc,dựa trên nền tảng tự nhiên lẫn siêu nhiên, để đi tới quyết định thứ tha.

Lý do đầu tiên là vì ai cũng cần được Chúa tha thứ. Những gì tha nhân làm tổn thương ta chẳng là gì sánh với những gì ta đã xúc phạm đến Chúa (x. Mt 18,23-35) chúng ta cần biết tha thứ cho tha nhân để được Chúa thứ tha cho ta (kinh Lạy Cha).

 
Lý do thứ hai là mỗi người đều cần được tha nhân tha thứ. Ai có thể nói là không bao giờ sai lỗi và không cần ai thứ tha?(x. Mt 18,21-22).
Lý do thứ ba là tính cách đích thực của môn đệ Chúa Giêsu: Chúa đã dạy các môn đệ Người phải tha thứ tất cả, “tha thứ đến bảy mươi lần bảy”(x. Mt 18,22) và thương yêucả kẻ thù (x. Mt 5,44, Lc 6,27.35).

Lý do thứ tư là nên thánh bằng việc tha thứ. Khi biết tha thứ là trở nên giống Thiên Chúa (x. Lc 6, 27-38; Ga 8,10-11).

- Biến đổi tình cảm và chữa lành các vết thương lòng
Mặc dù ý chí đã quyết định tha thứ, nhưng tình cảm không luôn tuân theo, đôi khi còn đi ngược hẳn lại. Tình cảm có thể ví như cơn bão thổi người lữ hành bật ngược trở lại, không cho tiến bước tới đích điểm. Do đó, sau khi đã quyết tâm tha thứ, cần phải luyện tập biến đổi các tình cảm và chữa lành các vết thương lòng. Có những vết thương cá nhân, có những vết thương tập thể, tất cả cần phải được chữa lành mới có thể tha thứ thật lòng.

Sức mạnh đặc biệt có khả năng chữa lành các vết thương và biển đổi tình cảm là tình yêu. Khi một người cảm nghiệm được thương yêu thì các vết thương được xoa dịu và tâm hồn tìm được an bình.Sức mạnh thâm sâu nhất có thể biến đổi, chữa lành và canh tân tâm hồn con người là tình yêu tuyệt diệu của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tình yêu nhân loại có thể đổi thay, nhưng tình yêu của Chúa luôn vững bền: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.” (Is 49,15).

- Gặp gỡ tha nhân với tâm hồn an bình
Một khi lòng thương xót tha thứ đã thấm nhuần vào ý nghĩ và tình cảm thì mọi thái độ và hành động sẽ tỏa ra chất thương xót, đem an vui đến cho lòng người. Đã có lần tôi chia sẻ với quý Cha và quý Tu sĩ cảm nghiệm an bình và hạnh phúc của một hối nhân nhờ thái độ và cung cách giàu lòng xót thương của cha giải tội và hôm nay tôi vui mừng ghi lại chứng tá này: 
Phải thật lòng nói rằng trong tất cả các ơn tôi nhận được từ Chúa thì ‘ơn đau khổ’ là giá trị nhất. Vì nếu không có biến cố đau thương đó xảy ra, tôi s không bao gi nhn ra được con người gii hn ca mình. Và nhất là sẽ không bao giờ nhận ra lòng thương xót bao la ca Chúa. Để t lòng ăn năn tht s, tôi quyết định đi tìm Linh mc để xưng ti. Ln đầu sau hơn hai mươi năm tôi đến tòa gii ti. Tôi rt hi hp. Tôi nghe rõ tng nhp đập dn dp trong trái tim mình. Tôi biết thưa với Linh mục sao đây? Hai mươi năm xa Chúa, biết bao nhiêu ti li. Ti trng, ti nh. Ti nào làm... lướt lướt. Ti nào làm... lin lin... biết bt đầu từđâu?

Tôi thu hết can đảm: ‘Thưa Cha cho con xưng tội. Cách đây hơn hai mươi năm...’ Tôi chỉ nói được bấy nhiêu thì nghẹn lời và bật khóc... Tôi c gng ngưng khóc mà sao nước mt c tuôn trào... Tôi không dám chc là v Linh mc đóđã nghe được hết nhng gì tôi nói...

Sau khi xưng tội xong, tôi chờ đợi một lời quở trách hay ít nhất là một câu hỏi từ Linh mục là tại sao để quá lâu mới quay về với Chúa. Nhưng không, hoàn toàn không, một lời trách nhẹ cũng không, một tiếng thở dài cũng không.

Sau vài giây im lặng như chờ cho cơn xúc động trong tôi hoàn toàn lắng xuống, vị Linh mục đã cho tôi vài lời khuyên ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Sau đó Ngài ban phép giải tội và chúc tôi đi bình an. Và từ đó tôi đã tìm được bình an thật sự. Bước chân vào tòa giải tội nặng nề và hồi hộp bao nhiêu thì khi bước ra tôi cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản bấy nhiêu… Bằng giọng nói nhẹ nhàng ngài đã cho tôi thấy lòng thương xót và khoan dung của Chúa như thế nào đối với những người con tội lỗi.”

Để kết thúc bài chia sẻ này, tôi mời quý Cha và quý Tu sĩ, chúng ta cùng ngước mắt nhìn lên Đức Maria đang đứng bên Thập giáChúa: xin Đức Mẹ dẫn chúng ta đi vào con đường hiến dâng và tha thứnhư Chúa, biến đau khổ thành nguồn ơn cứu độ. Nhờ đó, chúng ta cũng biết chỉ đường dẫn lối cho đoàn Dân Chúa bước vào hành trình tha thứ, để làm Giáo phận chúng ta dần trở nên “Thánh địa của lòng Chúa thương xót”.
Thân mến chào quý Cha và quý Tu sĩ .
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...