08/08/2019
868
Thứ Sáu Tuần 18 TN
Lời Chúa: Mt 16,24-28
24Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ : "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 25Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. 26Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình ?
27"Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm. 28Thầy bảo thật anh em : trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị."
Suy niệm:
Chúa Giê-su trong thân phận con người đã sống hết mình vì tha nhân. Ngài luôn sống vì người khác, cho người khác. Ngài phục vụ mà không mong đền đáp. Cuộc đời Ngài chỉ biết cho đi tình yêu như dòng nước cho đi mãi mai. Cái chết thập tự của Ngài là dấu chỉ cho một tình yêu cao vời đến mức độ “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người dám thí mạng vì người mình yêu”. 
Hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy từ bỏ minh mà vác thập giá theo chân Chúa. Thập giá của dấn thân chu toàn bổn phận. Thập giá của hy sinh sống phục vụ tha nhân. Thập giá khi chúng ta dám sống cho tha nhân trong tinh thần tương thân tương ái. Thập giá khi chúng ta từ bỏ những quyến luyến tội lỗi, những đam mê thấp hèn để sống cao thượng hơn. Vì chưng, được lời lãi cả thế gian chết mất linh hồn nào ích gì? Tin vào sự sống vĩnh hằng trong Nước Chúa, chính là động lực để chúng ta dấn thân mà không nề gian khó, không sợ hiểm nguy nhưng luôn can trường làm chứng nhân cho tình yêu của Chúa giữa thế gian.
Ước gì cuộc đời chúng ta cũng trở nên cao thượng khi biết sống gánh vác cho tha nhân trong việc dấn thân phục vụ, biết từ bỏ mình mà sống có ích cho tha nhân. Amen
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã vui lòng đón nhận thập giá đắng cay để cứu chuộc chúng con. Chúa đã chấp nhận chết đi để ban lại cho chúng con sự sống đời đời. Xin dạy chúng con biết sống quảng đại, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, và không chờ một phần thưởng nào khác là biết mình đã làm theo ý Chúa.

Lạy Chúa, xin dạy chúng con hiểu rằng: chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, vì khi cho đi là lúc chúng con được nhận lãnh để chúng con luôn biết sống thanh thoát và quảng đại cho tha nhân. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
GIÁ TRỊ CỦA KHỔ ĐAU
          Thân phận hạt lúa phải chết đi rồi mới sống lại quả là một nghịch lý nhưng qui luật ấy vẫn không bị phá vỡ. Chúa Giêsu cho biết qui luật nghịch lý ấy cũng là qui luật của đời sống thiêng liêng: phải dám liều mạng sống vì Chúa và vì Tin Mừng mới có thể đạt tới sự sống đời đời. Chính Ngài đã tiên phong thực hiện điều đó khi Ngài chịu chết trên thập giá và phục sinh để ban cho ta sự sống đời đời.
          Đến với trang Tin Mừng này, ta thấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ về những điều kiện để được làm môn đệ Ngài: từ bỏ mình, vác Thập giá, và đi theo Chúa Giêsu. Cả ba kiểu nói đều đồng nghĩa với nhau, và đều nói lên cái cốt yếu của đời sống Kitô hữu, đó là đón nhận đau khổ như chính Chúa Giêsu đã đón nhận cuộc khổ nạn và cái chết dành cho Ngài.
          Chúa Giêsu đã đưa ra những điều kiện trên đây liền sau khi Ngài loan báo về cuộc tử nạn của Ngài: Ngài sẽ bị đau khổ và bị treo trên Thập giá. Thập giá vốn là cái giá mà Chúa Giêsu phải trả vì cuộc sống và giáo lý của Ngài. Như vậy tất cả những ai muốn làm môn đệ Ngài đều phải trải qua con đường Thập giá ấy. Thật ra, đau khổ vốn là phần số chung của mọi người: đã mang tiếng khóc vào đời là mang lấy cả thân phận khổ đau, có khác chăng là thái độ của con người trước đau khổ mà thôi.
          Chúa Giêsu đã đưa ra những điều kiện trên đây liền sau khi Ngài loan báo về cuộc tử nạn của Ngài: Ngài sẽ bị đau khổ và bị treo trên Thập giá. Thập giá vốn là cái giá mà Chúa Giêsu phải trả vì cuộc sống và giáo lý của Ngài. Như vậy tất cả những ai muốn làm môn đệ Ngài đều trải qua con đường Thập giá ấy. Thật ra, đau khổ vốn là phần số chung của mọi người: đã mang tiếng khóc vào đời là mang lấy cả thân phận khổ đau, có khác chăng là thái độ của con người trước khổ đau mà thôi.
          Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một thái độ mẫu mực, Ngài không bao giờ lý giải về nguồn gốc của khổ đau, nhưng Ngài đón lấy khổ đau và biến nó thành cội nguồn của yêu thương Thập giá vốn là tận cùng sự bỉ ổi của con người, nhưng đã được Chúa Giêsu biến thành biểu tượng của tình yêu. Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá, không phải để đề cao đau khổ, mà chính là để biểu lộ tình yêu của Ngài. Như vậy, chính trong mầu nhiệm Thập giá Chúa Giêsu mà thái độ đón nhận đau khổ của chúng ta mang lấy ý nghĩa.
          Từ bỏ, vác thập giá, mất mạng sống và theo Chúa... là những điều kiện cần thiết cho những ai muốn được làm môn đệ của Chúa Giêsu.
          "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy.” “Từ bỏ mình” không phải là điều dễ dàng, bởi vì, không ai lại dại khờ đến độ chịu thiệt thòi bản thân mình bao giờ.
          “Từ bỏ mình” không chỉ đơn giản là tin vào Chúa, lắng nghe Lời Chúa dạy, mà còn phải chấp nhận vác thập giá và đi theo Ngài nữa.
          “Từ bỏ mình” là thái độ chấp nhận thiệt thòi bản thân, từ bỏ những dễ dãi trong đời sống hiện tại, trong thế giới đầy dẫy những cám dỗ, hoặc những vinh hoa phú quý ở đời này để chiếm hữu cho bằng được Chúa Giêsu, là được trở nên người môn đệ đích thực của Ngài.
          “Từ bỏ mình” là chấp nhận “mất tất cả” để “được tất cả”, như Chúa đã mời gọi các môn đệ : “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ được sự sống.” “Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?”.
          Việc từ bỏ của chúng ta không phải là không thực hiện được. Biết bao nhiêu người đã đạt được lý tưởng sống cao đẹp, nhờ biết từ bỏ và đi theo Chúa.
          Abraham từ bỏ quê hương để “nhắm mắt” đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Ông được trở thành người cha của mọi dân tộc.
          Thánh Inhaxiô từ bỏ con đường binh nghiệp để nghe theo tiếng gọi của Chúa, phụng sự Chúa và làm vinh quang cho Thiên Chúa.
          Thánh Augustinô từ bỏ con đường vinh quang danh vọng trần thế, những đam mê trần tục để trở thành Giám mục, và bênh vực Giáo Hội, phục vụ Giáo Hội.
          Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một thái độ mẫu mực. Ngài không bao giờ lý giải về nguồn gốc của khổ đau, nhưng Ngài đón lấy khổ đau và biến nó thành cội nguồn của yêu thương. Thập giá vốn là tận cùng sự bỉ ổi của con người, nhưng đã được Chúa Giêsu biến thành biểu tượng của tình yêu. Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá, không phải để đề cao đau khổ, mà chính là để biểu lộ tình yêu của Ngài. Như vậy, chính trong mầu nhiệm Thập giá, chúng ta đón nhận khổ đau; chính trong mầu nhiệm Thập giá Chúa Giêsu mà thái độ đón nhận đau khổ của chúng ta mang lấy ý nghĩa.
          Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá của mình theo Chúa. Chúa Giêsu muốn chúng ta từ bỏ ngay cả ý muốn của bản thân mà chọn lấy ý muốn của Chúa. Tự do cá nhân thường rất lớn trong mỗi con người. Chính vì muốn thõa mãn sự tự do bản thân mà ông bà nguyên tổ Ađam và Eva đã phạm tội. Ông bà đã làm theo ý mình. Cuộc sống quá đầy đủ và hạnh phúc của ông bà nơi vườn địa đàng đã làm cho tâm hồn của hai người trở nên kiêu ngạo và muốn trở giống như Thiên Chúa. Điều này cũng dễ dàng lập lại nơi bản thân mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện đại đầy đủ ngày nay, chúng ta dễ cảm thấy thỏa mãn tiện nghi vật chất và muốn rời xa Thiên Chúa.
          Vậy từ bỏ mọi sự, vác thập giá theo Chúa, chúng con sẽ được gì? Đây có thể là điều mà ta sẽ hỏi Chúa Giêsu khi Chúa mời gọi ta theo Ngài. Chúa Giêsu đã thực hành theo thánh ý Chúa Cha, đã sẵn sàng mang lấy thân phận yếu hèn như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, rồi đi đến cùng của sự vâng phục là chấp nhận cái chết đầy ô nhục trên thập giá như một tên tử tội. Nhưng sau cái chết thì Chúa Giêsu đã phục sinh vinh hiển, đã hoàn thành thánh ý Chúa Cha và hưởng niềm hạnh phúc viên mãn nơi bên hữu Chúa Cha. Qua đau khổ sẽ đến vinh quang, Chúa cũng sẽ trả công xứng đáng cho bất cứ ai dám từ bỏ chính mình, vác thập giá theo Chúa mỗi ngày. Phần thưởng lớn lao nhất Chúa dành cho ta sẽ là Nước trời mai sau.

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...