10/01/2020
680
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA – Năm A
Lời Chúa: Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
MỤC LỤC
1. Tình thương
2. Đức Giêsu chịu phép rửa - ViKiNi
3. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành
4. Suy niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
5. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
6. Dấu Thánh Giá
7. Thiên Chúa rất khiêm nhường
8. Chọn lựa
9. Nầy là Con Yêu Dấu của Ta
10. Con yêu dấu
11. Dòng sông Chúa dẫn tôi về
12. Vâng theo Ý Cha
13. Chúa chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá
14. Người Con yêu dấu
15. Hiến thân vì yêu
16. Chúa Giêsu chịu phép rửa
17. Mầu nhiệm yêu thương
18. Chúa Giêsu chịu phép rửa – Damiano
19. Gương khiêm hạ - yêu thương
20. Chúa Giêsu chịu phép rửa
21. Khai mở thời đại mới – Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
22. Điểm hẹn bất ngờ – ĐGM Vũ Duy Thống
23. Chúa Giêsu chịu phép rửa
24. Chúa Giêsu chịu phép rửa.
25. Phép rửa tội của ta có làm ta thắc mắc không?
26. Giúp đỡ Đức Kitô
27. Chúa Giêsu đi vào hoạt động – André Sève
28. Sống trọn ơn gọi làm người – R. Veritas
29. Sống tình liên đới – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
30. Lời chứng của Gioan
31. Tiếng Chúa
32. Khiêm nhường, liên đới để cứu độ
33. “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”
34. Con yêu dấu
35. Làm chứng
36. Con Thiên Chúa
37. Chúa chịu phép rửa
38. Tầng trời mở ra - Lm. Thu Băng, CRM
39. Chúa chịu phép rửa
40. Suy niệm của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
41. Chúa chịu phép rửa
42. Ta hài lòng về Người
43. Chúa chịu phép rửa
44. Vui mừng đến cực điểm
45. Hoàng đế cầu nguyện - Hoàng đế chịu phép rửa
46. Này con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta
47. Suy niệm của JKN
48. Giáo lý về Chúa Giêsu chịu phép rửa
49. Sứ vụ mới - Chúa Giêsu chịu phép rửa
50. Sám hối là việc cần thiết để trở nên công chính
51. Con Thiên Chúa và những người tội lỗi
52. Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
53. Chú giải của Noel Quession
54. Sống tình con thảo của Thiên Chúa - Lm Đan Vinh
 
 

1. Tình thương

Qua phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta nhận thấy quy tụ nơi Đức Kitô hai thái cực đối nghịch nhau, đó là thánh thiện và tội lỗi. Thực vậy đã gọi là thánh thiện, thì phải tách biệt khỏi tội lỗi. Đây là một quan niệm bình thường mà những người biệt phái vốn dĩ luôn ý thức và thực hiện. Tự nhận mình là hàng đạo đức, họ luôn tránh xa phường tội lỗi. 
Thế nhưng, nơi Chúa Giêsu thì lại khác, chính sự thánh thiện đã đưa Ngài đến gần với tội nhân, thay vì xa tránh và kết án họ. Chúng ta không thể nào dùng lề luật hay luân lý để cắt nghĩa thái độ ấy, chỉ có tình thương mới khả dĩ đem lại cho chúng ta lời giải đáp thoả đáng. 
Đúng thế, nơi Chúa Giêsu chúng ta luôn luôn nhận thấy những thái độ dường như trái ngược nhau, đối kháng nhau. Người là nhà làm luật khắt khe nhất, đến nỗi đòi phải huy diệt phần thân thể nào gây nên dịp tội và chỉ cần một ánh mắt không thanh khiết cũng đã đủ làm nên tội lỗi. Đàng khác, xem ra Người lại xuất hiện như một nghệ sĩ phóng khoáng nhất, bất chấp lề luật, đến nỗi được xếp hàng ngang với quân thu thuế và tội lỗi. Chỉ có tình yêu mới lý giải được những mâu thuẫn, vì tình yêu thì bao dung nhân hậu, nhưng đòi hỏi của tình yêu lại là đòi hỏi tuyệt đối. 
Nếu Thiên Chúa quyền năng đã chọn con đường yêu thương để đến với con người và giải thoát họ, thì chúng ta cũng phải xác tín rằng tình yêu là sức mạnh duy nhất có thể cứu vớt con người cách toàn diện và sâu xa nhất, cho dẫu tình yêu ấy xuất hiện trong dáng vẻ yếu đuối và thất bại. Người Kitô hữu phải là người làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa, nếu chưa được bằng một cuộc sống thánh thiện, thì ít nữa cũng bằng niềm cậy trông ngay giữa những khốn khổ và yếu đuối của mình. 
Tôi là kẻ tội lỗi, chẳng thánh thiện hơn ai, nhưng tôi nhận biết rằng: Thiên Chúa đã yêu thương tôi ngay trong cảnh đời tội lỗi của tôi, và tình thương của Ngài thì lớn hơn mọi tội lỗi tôi có thể vấp phạm. Chỉ cần tôi nắm lấy bàn tay Ngài đang vẫy gọi là tôi sẽ được thứ tha. Bằng một cuộc sống bác ái, chúng ta làm chứng cho tình yêu thương của Thiên Chúa để rồi Ngài cũng sẽ nói với chúng ta: Này là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng.
 

2. Đức Giêsu chịu phép rửa - ViKiNi

(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
1- Nếu tôi là dân Do thái lúc đó, có thể tôi cũng đi từ Galilê bên Đức Giêsu suốt bốn năm ngày đường, tới sông Gióc đan để chịu phép rửa, mà không ngờ rằng Người là Đấng mà Gioan đang rao giảng. Khi tới nơi chắc chắn tôi sẽ chen lấn Người để tôi được tới gần Gioan hơn. Tôi trố mắt nhìn và lắng tai Gioan kêu gọi tôi sám hối. Tôi cảm động và rán lội tới sát Gioan. Tôi đẩy Người ra để xin Gioan rửa tôi trước, vì tôi nóng lòng mong đợi điều Gioan đang nói: “Hãy dọn đàng cho Đấng Cứu thế đến”. Rửa xong tôi an tâm ra về mà không ngờ Người là Đấng Cứu thế đồng hành với tôi, đứng sát bên tôi, đã bị tôi gạt Người ra ngoài.
Thực tế hàng ngày đã xẩy ra trăm ngàn lần tôi cư xử như thế đối với những người bên cạnh tôi. Tôi không ngờ rằng họ là chi thể Đấng Cứu thế. Tôi bao nhiêu lần xô lấn những người bên cạnh tôi để tôi được hơn, được trước họ mà chẳng nhớ gì lời Chúa dậy: “Con phải kính nhường và yêu mến người bên cạnh con”. Thành thử ra tôi cũng không nhận ra Đấng Cứu thế đang ở với tôi.
2- Nếu tôi được làm địa vị của Gioan tiền hô, thì khi vừa thấy Đấng Cứu thế, tôi sẽ tự đắc hô to: đấy tôi nói có sai đâu, Ngài đến đây nè... rồi tôi kêu gọi mọi người ủng hộ Ngài, hoan hô Ngài, đón rước Ngài, xin Ngài phất cờ giải phóng dân tộc, làm cho nước ta độc lập tự do, giầu mạnh, đem quân xâm chiếm các nước, trở thành bá chủ hoàn cầu. Tôi rất phàn nàn và lấy làm tiếc vì không thể ngờ được rằng Gioan không làm như tôi mong muốn. Trái lại, ông đã cúi mình xuống nhỏ nhẹ thưa với Ngài rằng: “Tôi không đáng cởi quai dép cho Ngài. Tôi chỉ rửa anh em trong nước, còn chính Ngài mới rửa chúng tôi trong Thánh Thần. Vậy xin Ngài rửa cho tôi đi để tôi được ơn cứu độ”. Thật là con người đầy khiêm tốn, đầy tin tưởng để rồi Gioan đã phó thác trót mạng sống mình cho Đấng Cứu thế: dù phải chặt đầu ông vẫn luôn luôn quyết tâm chu toàn nghĩa vụ Thiên Chúa trao.
3- Còn Đức Giêsu, Người rất từ tốn và ẩn mình tuyệt diệu hơn nữa. Người đã thưa lại Gioan: “Chúng ta cần phải chu toàn nghĩa vụ thánh như thế”. Người đồng hóa mình với dân chúng, chịu những kẻ cậy sức mạnh xô đẩy, chèn ép để thông cảm với mọi nỗi xót xa của cuộc đời những kẻ thấp mũi bé miệng, neo đơn, cô thế, cô thân. Người đã cúi mình trước Gioan làm phép rửa cho Người để cho những tội nhân biết cúi mình xuống trước tòa giải tội. Người đã dìm mình xuống nước để cứu vớt những kẻ chết trong giòng đời, cho họ được sống lại làm con chí ái với Người trong gia đình thiên quốc. Người chôn mình trong bản tính hư nát của loài người để cho con người được trường sinh vinh phúc.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết kính nhường nhau, đó chẳng phải là kính mến Chúa sao? Xin cho chúng con biết phó thác thân phận làm người, làm Kitô hữu cho Đấng Cứu thế, chắc chắn chúng con sẽ được Người thanh tẩy và kết nạp chúng con vào nhà Cha chí ái trên trời.
 

3. Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành

Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nói về sứ mạng của Thánh Gioan Tẩy Giả là giới thiệu và làm chứng cho Đấng Cứu Thế. Qua đó, mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta phải là những Gioan Tẩy Giả của thời đại, đó là luôn biết giới thiệu và làm chứng cho Đức Giêsu ở mọi nơi mọi lúc.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả có biết Đức Giêsu không?
Thánh Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Thánh Gioan Tiền Hô vì Ngài có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Ngài là con ông Gioakim và Bà Isave, có họ hàng với Đức Giêsu. Vì những liên hệ đó, nên trước khi Đức Giêsu chịu phép rửa, chắc chắn Gioan đã biết về Người nhưng có lẽ Ngài chỉ biết về con người của Đức Giêsu chứ chưa biết về Thần tính của Người, nghĩa là Ngài biết chưa đầy đủ. Vì thế, Ngài không dám nhận bừa là đã biết, cho nên Ngài mới nói rằng “Tôi không biết Người.”(x. Ga 1,31).
Nhưng sau khi Thánh Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu, thì Thánh Nhân đã biết Người một cách đầy đủ, tường tận: “Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.”(x. Ga 1,33). Vì thế, Ngài đã khẳng định rằng: “Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa.” (x. Ga 1,34).
2. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng về Đức Giêsu như thế nào?
Với nhiệm vụ dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, Thánh Gioan Tẩy Giả đã dùng lời nói và việc làm của mình để làm chứng cho Đức Kitô. Nhưng đáng kể nhất là những lời chứng sau đây:
Lời chứng thứ nhất: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” (x. Ga 1,29).
Theo lẽ thường tình, ai phạm tội, kẻ đó cần phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình, nhưng vì tình thương nên Thiên Chúa đã chấp nhận để cho con chiên đền tội thay cho con người. Vì thế, theo sách Xuất Hành, vào sáng sớm và chiều tối mỗi ngày, các tư tế trong đền thờ phải sát tế mỗi buổi một con chiên làm của lễ toàn thiêu để đền tội thay cho dân chúng. Như vậy, tội lỗi của cả dân chúng mỗi buổi đều đổ hết lên đầu con chiên, và con chiên gánh tội ấy phải chết để đền tội thay cho dân chúng, hầu dân chúng được khỏi tội trước mặt Thiên Chúa (x. Xh 29,38-42).
Khi Gioan giới thiệu Đức Giêsu “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian,” thì Ngài muốn nói rằng Đức Giêsu đã trở thành Chiên Hy Sinh để xóa bỏ tội trần gian. Sau này, chính Thánh Phaolô cũng khẳng định điều đó khi nói rằng: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (x. 1Cr 5,7)
Lời chứng thứ hai: “Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi.” (x. Ga 1,30).
Uy tín của Gioan Tẩy Giả càng ngày càng nâng cao nhờ vào đời sống và lời giảng dạy của Ngài. Vì vậy, người đương thời tưởng Ngài là Đấng Cứu Thế. Nhưng Ngài phủ nhận điều đó và khiêm nhường nhận mình “chỉ là tiếng kêu trong hoang địa.” Rồi Ngài khẳng định: “Người đến sau tôi, cao trọng hơn tôi, tôi không đáng để cởi quai dép cho Người.” (x. Ga 1, 19-28).
Lời chứng thứ ba: “Tôi làm phép rửa trong nước còn Người đến sau tôi làm phép rửa trong Thánh Thần.” (x. Ga 1, 26.33).
Đây là sự khác nhau giữa Phép Rửa của Thánh Gioan và Phép Rửa của Đức Giêsu. Phép Rửa của Gioan bằng nước, còn Phép Rửa của Đức Giêsu bằng Thánh Thần. Phép Rửa của Thánh Gioan chỉ kêu gọi người ta thống hối ăn năn tội chứ không tha tội, còn Phép Rửa của Đức Giêsu tha thứ tội lỗi: tội Tổ Tông và tội riêng (nếu có). Phép Rửa của Gioan chỉ dừng lại ở lòng thống hối, Phép Rửa của Đức Giêsu là cửa ngõ để dẫn vào các Bí tích khác, nhất là cửa ngõ để dẫn con người vào Nước trời “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(x. Ga 3,5).
Lời Chứng thứ tư: “Chính Ngài là Con Thiên Chúa.” (x. Ga 1,34).
Chúng ta biết được Đức Giêsu là Thiên Chúa nhờ chính mạc khải của Kinh Thánh: Khi Đức Giêsu sinh ra tại Bêlem, chính sứ thần Chúa đã hiện ra báo tin cho các mục đồng biết rằng: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.” (x. Lc 2, 8-14); khi Hài Nhi được tiến dâng cho Thiên Chúa trong Đền Thờ, ông Simêon và bà Anna nhận ra Hài Nhi là Đấng Cứu Thế và cả hai nói tiên tri về Người (x. Lc 2,33-38); chính bà Isave cũng nhận ra Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,43); và hôm nay Thánh Gioan nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa nhờ có tiếng Chúa Cha phán từ trời và nhờ Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Đức Giêsu: "Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.” (Ga 1,33).
3. Để làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta phải làm gì?
Cũng như Gioan, để làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta cũng phải biết về Người.
Trước hết, đó là cái biết vì tri thức. Thánh Giêrônimô nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.” Vì vậy, để biết Đức Kitô chúng ta cần phải đọc, học hỏi Kinh Thánh, học hỏi giáo lý của Người. Điều này, nhắc nhở sự quan tâm của những người có trách nhiệm trong việc dạy giáo lý: Cha xứ đối với giáo dân; thầy cô giáo lý viên đối với học sinh; cha mẹ đối với con cái; người có đạo đối với những người lương dân, nhất là những người có trách nhiệm dạy đạo cho các dự tòng và tân tòng.
Thứ đến, đó là cái biết về tương quan thần linh với Thiên Chúa. Hay nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2,20) Điều này được thể hiện qua đời sống đạo. Người biết Thiên Chúa về điểm này thường có đời sống đạo tốt, siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Lời nói và đời sống đạo của họ đi đôi với nhau. Nghĩa là họ đã xác tín điều họ nói. Cho nên, lời nói của họ rất có tính thuyết phục. Vì “con người thời đại thích chứng nhân hơn thầy dạy.” (Đức Phaolô VI). Đó là những con người “mang Tin Mừng, mang sức mạnh của Thiên Chúa.”
Cuối cùng, để làm chứng về Đức Giêsu, chúng ta phải “nên thánh”, trở nên Con Chiên của Ngài. Con chiên thì hiền lành. Con chiên thì khiêm nhường. Con chiên thì chấp nhận ghánh tội thay cho người khác. Tin mừng Thánh Mathêu cho chúng ta biết những ai thuộc thành phần Chiên, đó là những người: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm.” (x. Mt 25,35-36).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết chăm chỉ học hỏi giáo lý và thực hành những gì giáo lý đòi hỏi để khi chúng con làm chứng cho Chúa thì lời chứng của chúng con có sức thuyết phục đối với mọi người. Amen.
 

4. Suy niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

(Suy niệm của Lm. Anthony Trung Thành)
Gioan Tẩy Giả có sứ mạng đi trước dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Vì thế, Ngài còn được gọi là Gioan Tiền Hô.
Chính Ngài tự nhận mình là tiếng kêu trong hoang địa: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng." (x. Mc 1, 3). Ngài loan báo về Đấng Cứu Thế sắp đến. Ngài làm phép rửa thống hối để chuẩn bị tâm hồn của người dân. Đây là phép rửa chỉ có tính cách tượng trưng, mời gọi mọi người ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính Thánh nhân đã khẳng định điều đó khi nói rằng: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa”(x. Mt 3,11). Và trên dòng sông Giođan, không những có mọi thành phần trong xã hội đến xin lãnh nhận phép rửa thống hối, mà hôm nay Đức Giêsu cũng đến xin Gioan làm phép rửa.
Tại sao Đức Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng vô tội lại đến xin Gioan làm phép rửa? Đây là thái độ khiêm nhường thẳm sâu của Đức Giêsu. Đồng thời, Ngài muốn nhân cơ hội này để tự đồng hóa mình với những người tội lỗi mà Ngài sẽ cứu chuộc. Nghĩa là Ngài muốn mang lấy tội lỗi của nhân loại để xua đuổi chính tội lỗi ấy. Mặt khác, đây là việc làm hết sức quan trọng và đẹp lòng Chúa Cha. Bằng chứng cho thấy rằng, sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa: có Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Đức Giêsu; có tiếng Chúa Cha từ trời phán rằng: “Này là con Ta yêu dấu, con đẹp lòng ta mọi đàng.” (Mt 3,17).
Như vậy, qua phép rửa tại sông Giođan, Đức Giêsu đã được Chúa Cha tôn phong và nhận làm con yêu dấu của Ngài. Từ đó, Đức Giêsu đã bắt đầu cuộc sống công khai để thực thi sứ mạng chính yếu của mình, đúng như đoạn sách Công vụ Tông đồ trong bài II, cho biết: “Thiên Chúa đã sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người." (Cv 10,36-38). Trước đó, tiên tri Isaia cũng đã loan báo sứ mệnh của Đức Giêsu mà Tin mừng Thánh Luca nhắc lại: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (x. Lc 4, 18-19).
Đó là sứ mệnh của Đức Giêsu sau khi lãnh nhận phép rửa. Còn đối với mỗi người chúng ta? Bí tích Rửa Tội là điều kiện cần thiết để chúng ta lãnh nhận các Bí tích khác. Vì vậy, người không lãnh nhận Bí tích Rửa Tội thì không có khả năng để lãnh nhận bất cứ Bí tích nào của Giáo hội. Đồng thời, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được làm Con Thiên Chúa, được trở nên thành phần của Giáo hội, được thừa hưởng hạnh phúc nước trời. Chính Thánh Phaolô đã nói rằng: “Khi chịu phép rửa, anh chị em đã được mai táng cùng với Đức Giêsu trong phép rửa, và anh chị em cũng sẽ được sống lại cùng với Chúa Kitô… Trước kia anh chị em đã chết về mặt thiêng liêng vì tội lỗi của anh chị em… Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã đưa anh chị em đến nguồn sống cùng với Chúa Kitô”(x. Cl 2,12-13). Bí tích rửa tội là cửa ngõ để dẫn chúng ta vào Nước Trời. Chính Đức Giêsu đã nói điều đó với Nicôđêmô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”(x. Ga 3,3). Ngài khẳng định thêm: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(x. Ga 3,5).
Nhưng quyền lợi luôn đi liền với trách nhiệm. Trách nhiệm phải chu toàn sứ vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế mà Bí tích Rửa tội đòi hỏi. Nghĩa là chúng ta phải sống làm sao để xứng danh là “Con Yêu Dấu của Chúa.” Để xứng danh là con yêu dấu của Chúa cần phải từ bỏ tội lỗi, từ bỏ những quyến rũ bất chính và từ bỏ ma quỷ là kẻ cầm đầu tội lỗi. Mặt khác, phải luôn tuyên xưng những gì Giáo hội mời gọi tuyên xưng trong kinh Tin Kính: Đó là tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng đấng tạo thành trời đất; tin kính Đức Giêsu Chúa chúng ta, sinh bởi Ðức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha; tin kính Ðức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống vĩnh cửu.
Thánh Phaolô đã nói: "Có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn được cứu chuộc"(x. Rm 10,10). Cho nên, việc tuyên xưng trên môi miệng luôn cần thiết cho ơn cứu độ. Thế nhưng, việc thực hành niềm tin đó trong cuộc sống cần thiết hơn, như Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.”(x. Gc 2,26). Vì vậy, người kitô hữu cần có một đời sống đạo tương ứng với niềm tin của mình. Đồng thời, người kitô có trách nhiệm ra đi loan báo Tin mừng cho muôn dân để mọi người nhờ họ mà được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Cho nên, người kitô hữu luôn nhớ và thực hành lời Đức Giêsu mời gọi: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ” (x. Mt 28,18-20).
Lạy Chúa Giêsu, mặc dầu vô tội nhưng vì muốn nhận lấy tội lỗi của nhân loại để tha thứ nên Chúa đã khiêm nhường để Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình. Xin cho mọi người chúng con luôn biết khiêm tốn nhận ra tội lỗi của mình để được Chúa thứ tha. Amen.
 

5. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa

Sông Giođan, tiếng Do Thái là "yarad" có nghĩa là đi xuống. Sông Giođan phát nguồn từ ngọn núi Hermon ở độ cao 520m. Suốt 220 km đường dòng sông không ngừng đi xuống. Trước tiên sông chảy vào hồ Halê, chỉ còn 68m trên mực nước biển. Kế đó sông chảy vào biển hồ Galilê nơi Đức Giêsu thường qua lại và các tông đồ thường chài lưới. Ở đây lòng hồ sâu 212m dưới mực nước biển. Sông tiếp tục chảy xuống miền Nam đổ vào biển Chết. Ở đây là độ sâu 394m dưới mực nước biển. Có thể nói đây là điểm thấp nhất của địa cầu.
Khi Đức Giêsu bước xuống sông Giođan để chịu phép rửa. Người đã xuống chỗ thấp nhất không chỉ về chiều sâu theo không gian địa lý, mà còn về chiều sâu tâm lý xã hội. Bước xuống để sông để Giođan Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, Đức Giêsu đã hoà mình vào dòng người tội lỗi cần sám hối. Tuy đến trần gian để cứu độ người tội lỗi, nhưng Đức Giêsu đã hạ mình xuống ngang hàng với người tội lỗi, liên đới với họ và trở nên người anh em của họ. Không ai nhận ra Người. Mọi người đều cho rằng Người là một trong những kẻ tội lỗi.
Nếu chúng ta đã được chứng kiến một Thiên Chúa hạ mình xuống làm người trong đêm Giáng sinh, làm một em bé nghèo hèn, thì dường như điều này chưa đủ đối với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa, nên hôm nay Người lại hạ mình xuống thêm một bậc nữa, xuống tận đáy xã hội nhân loại khi nhận mình tội lỗi.
Bước vào cuộc đời công khai, Đức Giêsu bắt đầu xuất hiện để rao giảng Phúc âm. Trước khi ra gặp gỡ dân chúng. Đức Giêsu đã tới dìm mình trong dòng sông Giođan. Để chuẩn bị ra gặp loài người, Đức Giêsu cảm thấy cần phải thanh tẩy. Mặc lấy xác phàm, Đức Giêsu chưa cảm thấy mình gần gũi với nhân loại. Người còn hạ mình xuống làm một người tội lỗi. Người dìm mình xuống dòng sông Giođan, dường như muốn mượn làn nước trong xanh tẩy sạch đi những gì ngăn cách để Người thực sự là một người anh em của mọi người.
Dòng nước Giođan dù có trong xanh đến mấy cũng không đủ sức rửa Thiên Chúa làm người. Thực ra chính Người tự rửa mình bằng sự khiêm nhường thẳm sâu. Khiêm nhường là một phép rửa, vì khiêm nhường là tự quên mình, là chết đi một chút. Dìm mình vào dòng sông là chấp nhận đau khổ và chết đi.
Người ta thường nói: "Không ai thấy được tình yêu. Người ta chỉ thấy được những bằng chứng của tình yêu". Bằng chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đó là: "sự hạ sinh làm một em bé nghèo hèn yếu ớt, và đó là sự khiêm nhường hòa mình vào đoàn lũ những tội nhân". Đến dìm mình trong dòng sông Giođan, tình yêu đã thúc đẩy Người đi những bước táo bạo, bất ngờ. Mượn dòng nước sám hối xóa đi mọi khoảng cách còn lại giữa Thiên Chúa và con người.
Cử chỉ khiêm nhường của Người là một lời mời gọi chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy mình còn xa cách Chúa. Nếu ta cảm thấy mình cần phải được thanh tẩy. Đừng ngần ngại thay đổi đời sống. Hãy mạnh dạn tiến lên lãnh nhận phép rửa của Đức Giêsu, để trở nên gần gũi với Người. Nếu ta chưa thể lãnh nhận phép rửa trong cái chết tủi nhục như Đức Giêsu, ta vẫn có thể thanh tẩy trong phép rửa khiêm nhường. Hãy rửa mình trong dòng lệ sám hối.
Khiêm nhường sám hối là bước khởi đầu để ta đón nhận Phúc Âm. Khiêm nhường sám hối là quay trở về với Cha, sống trọn tâm tình của người con hiếu thảo. Khi khiêm nhường trở về, ta sẽ gặp được người Cha nhân hậu đang đứng chờ ta. Người sẽ nói với ta như nói về Đức Giêsu: "Đây là con Ta yêu dấu. Ta hài lòng về con".
Lạy Đức Giêsu! xin giúp chúng con biết đến với Chúa và đến với anh em bằng sự khiêm nhường sám hối. Amen.
 

6. Du Thánh Giá

Câu chuyn sau đây xy ra vào thi Giáo Hi b cm cách ti mđịa phương truyn giáo. Hôm y trong mt nhà nguyn cht ních người d l, khi thanh l va mi bđầu. thì mt người lính trang b đầđủ vũ khí xut hin ngay trước ca ca nhà nguyn khiến mi người hết sc lo s. V linh mc bình tĩnh, ngài quay ra nhìn người lính. Anh ta cm thy mt sc hút k l, anh mm cười và làm du thánh giá. Hiu ý, v linh mc gđầu mm cười và quay vào bàn thđể tiếp tc thanh l. Du thánh giá chng t rng anh lính đó là người có đạo, là người công giáo.
Nhiu ln chúng ta dùng nước phép để làm du thánh giá. Nghi thc này có nhiu ý nghĩa. Trước hết nó nhc nh cho chúng ta viĐức Kitô bước xung sông Giođan, cũng như bí tích Ra Ti, nh đó chúng ta được gia nhp cng đoàn dân Chúa, là Giáo Hi. Đồng thi còn nói lên vic thanh ty tâm hđể được xng đáng tiếđến vi Chúa. Ngoài ra nó còn nhc nh chúng ta hãy loi b nhng chia trí, nhng cám d ca thế gian để được thuc hn vào Chúa. Hơn thếna nó còn cho chúng ta thy: Chúa Giêsu đã chu chết trên thp giá vì tt c chúng ta, người ngay lành thánh cũng như k ti li.
Mi khi làm du thánh giá, thì nim tin ca chúng ta được cng c. Nim tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Cha và Chúa Thánh Thn. Du thánh giá còn t ra s dâng hiến hn xác con ngườđể phng s Chúa. Nó là li tuyên xưng thđơn sơ, nhưng li vô cùng đẹđẽ. Nó chng t chúng ta là người công giáo.
Cũng như người lính trong câu chuyđã làm du thánh giá để t ra anh là người công giáo. Đối vi anh lính đó, cũng như đối vi chúng ta, du thánh giá chng t rng chúng ta là thành phn ca mt cng đoàn, được t hđể th phượng Thiên Chúa.
Ngay khi được mai táng vĐức Kitô trong bí tích Ra Ti, chúng ta cũng được sng li vi Ngài. S chết và phc sinh ca Ngài được làm li mi ngày trong thánh l. Ri trước khi ra v, chúng ta cũng làm du thánh giá để được thêm sc mnh, để được khích l hu sng xng đáng là nhng chng nhân Đức Kitô gia lòng cuđời.
Chính vì thế, vi nhng ý nghĩa phong phú k trên, chúng ta hãy làm du thánh giá cho trang nghiêm và st sng. Đồng thi chúng ta hãy ý thc rng thánh giá là du ch ca mt tình yêu cao vi mà Chúa đã dành cho chúng ta, như li thánh Phaolô: Chúa đã yêu thương tôi và đã np mình chu chết vì tôi.
 

7. Thiên Chúa rất khiêm nhường

Tội lớn nhất và để lại hậu quả ghê gớm nhất là tội kiêu căng.
Vì sao Luxiphe và một số Thiên Thần trở thành Ma Quỉ trong Hoả ngục? Do kiêu căng mà ra. Tại sao loài người phải đau khổ và phải chết? Cũng phần lớn do kiêu căng mà ra! Tại sao có chiến tranh và hận thù? Vì có một số người tự đề cao mình, muốn người khác phục tùng sức mạnh và nguyên tắc của nhóm mình lãnh đạo. Một cách nào đó cũng là muốn tỏ khả năng của mình ra và bắt người khác phải nể phục.
Chính sự kiêu căng dẫn đến đau khổ và chết chóc. Vì vậy, Thiên Chúa đã đến trong thân phận khiêm tốn để giải thoát loài người đang đắm chìm trong ảo vọng. Ngài là Thiên Chúa quyền phép vô cùng mà đến trần gian mang thân phận như một người tôi tớ. Ngài không dùng quyền thống trị mà dùng trái tim nhân từ, thương xót đối với mọi người, kể cả kẻ có tội. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập. Cây lau có giá trị gì mà Ngài lại đối xử nhân từ với nó như vậy, nhất là khi nó đã giập rồi. Chúa đối xử với loài người cũng như vậy đó. Loài người đáng là chi mà Chúa để ý chăm nom, nhất là khi loài người nhiều lần chống lại Chúa, đáng bị phạt, đáng tội chết. Vậy mà Chúa lại nương tay và còn đến nâng đỡ dậy nữa. Dân Do Thái bao nhiêu lần lỗi phạm mà Chúa không loại trừ họ. Ngài thật là kiên nhẫn. Thay vì xử phạt loài người, Chúa đến lãnh lấy án phạt đó. Con Một Ngài là Đức Giêsu Kitô tự nguyện đứng vào hàng ngũ tội nhân dù Ngài vô tội. Tội tày đình của con người Chúa lãnh thay. Điều này vượt quá mong đợi của loài người khiến cho thánh Gioan Tẩy Giả không hiểu. Chúa sai Gioan Tẩy Giả đến sông Giođan kêu gọi dân chúng sám hối và làm phép rửa cho kẻ có tội, bây giờ chính Chúa lại nhờ ông làm cử chỉ đó cho Ngài! Làm sao Đấng trong sạch đến rửa tội cho nhân loại lại xin lãnh phép rửa dành cho tội nhân được? Hành động của Thiên Chúa vượt quá suy nghĩ của Gioan Tẩy Giả và của loài người. Việc chịu phép rửa của Chúa Giêsu là việc làm biểu lộ tình thương vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại. Chúa lãnh án phạt dành cho loài người. Tội của loài người Chúa đền thay, cái chết do ông bà nguyên tổ gây cho nhân loại Chúa lãnh dùm. Còn gì hạnh phúc hơn cho loài người chúng ta. Chính Chúa đã hạ mình đứng chung với tội nhân và xin nhận phép rửa. Chính lòng khiêm tốn của Chúa có sức đền bù tội kiêu căng của loài người chúng ta.
Loài người cho rằng mình giỏi, chinh phục được thiên nhiên. Tuy chúng ta luôn có những khám mới, đạt được nhiều thành tựu đáng hoan nghênh. Nhưng thử hỏi chúng ta đã chinh phục bao nhiêu rồi. Trong vũ trụ có cả trăm tỉ hệ mặt trời, chúng ta đã vượt ra khỏi Thái Dương Hệ của mình hay chưa để đi chinh phục vô số hệ mặt trời khác.
Chỉ vấn đề động đất và tuyết rơi mà loài người cho rằng mình kiểm soát được, nhưng thực tế cho thấy là nhiều lúc chúng ta chưa ngăn ngừa được hậu quả. Điều này cho thấy sức loài người kém cõi, giới hạn. Dù thời nay mệnh danh là thời đại văn minh của khoa học kỹ thuật, vậy mà những gì chúng ta chinh phục được cũng chưa đáng là gì so với những kỳ bí của vũ trụ. Chúng ta vẫn phải tiếp tục khám phá để biết nương theo qui luật của thiên nhiên mà tồn tại chứ không thể bắt nó theo ý mình được.
Ước chi loài người biết khiêm tốn hơn để hiểu được chính mình, hiểu biết Chúa, hiểu được giới hạn của khoa học và tín thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Xin mỗi người biết nhìn nhận tội mình, và trông cậy vào tình thương cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô. Người đã giáng thế để lãnh tội thay cho nhân loại, để những ai tin vào Người thì được Nước Thiên Đàng làm gia nghiệp.
 

8. Chn la

Chúa Giêsu chu thanh ty hn không phi là để thú nhn ti li. Tin Mng cho thy: Là người Do Thái, Chúa Giêsu đã gi trn tt c nhng gì l luđòi hi nơi mt người Do Thái. Sinh ra được 8 ngày, Ngài đã chu phép ct bì. Ri khi đã đủ ngày, Ngài được dâng tiến cho Thiên Chúa tđền th. Và năm 12 tui, Ngài đã theo cha m đi Giêrusalem vào nhng dp l ln. Vì thế, chúng ta cũng không ngc nhiên khi Chúa Giêsu xut hin bên b sông Giođan để chu phép ra.
Tuy nhiên, đọc li Tin Mng chúng ta có th nhn ra điu này là tuy tham d tt c nhng nghi l theo lut dy, nơi Chúa Giêsu vn có mt cái gì khác, vượt ra ngoài điu các nghi lmun ám ch, khiến cho nhng nghi l y có mt cái gì mi m hơn, hoàn thin hơn.
Chng hn khi Ngài chu ct bì và đượđặt tên. Nhưng tên đượđặt cho Ngài li là tên do thiên thn gi trước khi Ngài đầu thai trong lòng m. Khi tiến dâng nơđền th, Ngài đã đượđón chào như ánh sáng chiếu soi muôn dân.
Hin tượng vượt khung này li càng t rõ hơn qua vic Chúa chu phép ra ngày hôm nay. Thc vy Tin Mng cho chúng ta thy có s tương phn gia Gioan và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là ngườđến sau nhưng li là người quyn thế hơn, mnh sc hơn. Còn Gioan ngườđi trước thì ch là k tôi t, không xng đáng ci dây giày cho Ngài. Vic thanh ty ca Gioan ch là mt ththanh ty bng nước, trong khi đó vic thanh ty ca Chúa Giêsu li chính là thanh ty bng Chúa Thánh Thn.
Tuy nhiên, chóp đỉnh ca s kin này đó là vic gii thiu Chúa Giêsu, Đấng va chu phép ra, là Con Thiên Chúa, Đấng s đếđể cu chuc nhân loi. Đúng thế, công cuc cu chuc không th được hiu như mt cái gì có th đạđược qua công nghip, nhưng qua cuc sng. Chúa Giêsu đã sng ơn cu chuc nơi mình Ngài. Bđó, Ngài đã xung sông Giocđan như mi k ti li khác, nhưng li vi tính cách là Con Thiên Chúa. C cuc hành trình cu chuđược thu gn li nơi vic Chúa Giêsu chu thanh ty.
S dĩ như vy là vì các chi tiết trong vic thanh tđã gi li nhng gì din ra trong nhng giây phút cui cùng ca Chúa Giêsu: Ngài xung dưới nước như xác Ngài b chôn trong m. Tri m ra như bc màn cđền th b xé. Thánh Thđáp xung vi tiếng t tri phán ra gi li vic Chúa phc sinh, ng bên hĐức Chúa Cha và sai Chúa Thánh Thn xung.
Vi chúng ta cũng vy, là người Kitô hu, chúng ta đã được chu phép thanh ty, không phi bi tay Gioan, nghĩa là bng nước, mà t s chết và sng li cĐức Kitô và trong Chúa Thánh Thn. Phép thanh ty này không ch là mt nghi l ty sch ti t tông, mà còn là mt biến cm đầu cho mt cuc hành trình, hay nói đúng hơn, mt cuđấu tranh và chiến thng ti li. Như thế, con đường cu ri là mt s la chn dt khoát: chn Thiên Chúa thay vì ma qu, chnđiu thin thay vì điu ác. Phép thanh ty như thế không phi ch là mt bí tích được chu mt ln ri thôi, mà còn là chính cuc sng người Kitô hu na.
 

9. Nầy là Con Yêu Dấu của Ta

Anh chị em thân mến.
Trong những lần xem Tivi, chắc anh chị em không khỏi khó chịu vì những chương trình quảng cáo. Nó cứ làm cho thời gian phải dài ra, nó cứ làm cho những cuộc vui phải bị gián đoạn. Nhưng vì nhu cầu, nên những người làm chương trình không thể đáp ứng đúng với những gì mà mọi người đòi hỏi được.
Có một lần đang chương trình quảng cáo, bỗng dường như có một lời nhắc nhở, vì hiện nay có những người đi khuyến mãi cho mặt hàng đang quảng cáo, nhưng bổn hiệu không có nhờ đến họ, mà họ tự động đi chào hàng. Họ đi giới thiệu mặt hàng không biết xuất xứ từ đâu, nhưng lại mang nhãn hiệu đã được quảng cáo. Nếu ai thông báo để loại trừ được những hành động như thế sẽ được thưởng.
Tôi chợt giật mình và nhớ lại: có rất nhiều người đi giới thiệu sản phẩm, nhưng không biết họ có được chuẩn nhận hay không, hay họ chỉ làm việc theo ý riêng để tìm lợi lộc cá nhân, bất chấp những thiệt hại cho người khác. Nếu như thế họ không bao giờ làm vui lòng ai được, vì họ không mang lợi ích cho mọi người.
Nầy là Con Yêu Dấu của Ta, Con đẹp Lòng Ta.
Tíếng từ trời phán ra, để chuẩn nhận cho sứ mạng Thần Linh mà Chúa Giêsu đang thực hiện. Ngài đến với Gioan, nhưng ông nầy ngần ngại, vì thấy điều nghịch lý. Chúa Giêsu nhắc nhở: "chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Gioan cũng đã chu toàn bổn phận, chu toàn những gì mà ông đã được sai đi để thi hành, chu toàn để giúp đỡ cho người khác và mang ích lợi cho nhiều người. Chính vì chu toàn trong vâng phục mà ông chứng kiến được sự chuẩn nhận từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng chu toàn sứ mạng trong sự vâng phục, mà sự chuẩn nhận cách long trọng đã được thực hiện.
Nầy Là Con Yêu Dấu Của Ta, Con Đẹp Lòng Ta.
Một lời chuẩn nhận long trọng cho người biết thi hành cách chu đáo sứ mạng được trao. Thi hành sứ mạng trong vâng phục hoàn toàn, để mang lợi ích và niềm vui cho mọi người.
Mỗi người trong chúng đã được trao một sứ mạng. Mỗi người cũng đang thực hiện sứ mạng mà mình đã lãnh nhận. Nhưng chúng ta đang thực hiện sứ mạng với sự vâng phục, để chu toàn cách trọn vẹn hầu mang ích lợi và niềm vui cho nhiều người. Hay chúng ta đang thi hành sứ mạng để tìm những gì cho bản thân riêng tư? Mỗi người để một chút suy tư, để một ít phút để nhìn lại những việc làm đã qua, chúng ta sẽ nhìn thấy được mục đích của cuộc sống, qua đó chúng ta nhận thức được chúng ta đang thi hành sứ mạng cho ai, cho chính mình hay cho Thiên Chúa.
Nếu chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống mà bao nhiêu người phải run sợ hay e dè khi nhìn thấy mình. Nếu chúng ta chỉ biết tranh đấu để cho mình được lợi, còn người khác thì không cần biết đến. Nếu chúng ta chỉ biết làm cho thỏa mản những gì mình suy tính mà không cần biết lắng nghe để phân biệt phải trái, tốt xấu. Đó là chúng ta đang thi hành sứ mạng cho bản thân mình. Nếu như thế chúng ta cũng đang trong tình trạng bị những lời khuyến cáo để loại trừ ra khỏi cuộc sống. Khi đó chúng đang thi hành sứ mạng nhưng không được trao ban, mà chúng ta chỉ là một tên giả hiệu, chỉ đội lớp bên ngoài và giả danh chứ thật sự thì hoàn toàn khác.
Có những lần, chúng ta nhìn thấy uy tín của mình bị tổn hại vì một lý do nào đó, mà biết chấp nhận không than phiền, hay tìm cách đòi hỏi phải đền bù xứng đáng cho thỏa mãn tính kiêu căng. Nếu có lần chúng ta nhìn thấy quyền lợi của mình bị chạm đến, của cải riêng tư phải bị tốn hao vì người khác, mà chúng ta biết vui lòng cho đi. Có những lần chúng ta bị tủi nhục dường như không chỗi dậy được, hay bị những hiểu lầm đáng tiếc mà không thể biện minh. Nếu chúng ta biết chấp nhận những điều đó vì lợi ích chung, nếu chúng ta biết chấp nhận vì nhìn thấy Thánh Ý Chúa để rồi vâng phục cách trọn vẹn. Lúc đó chúng ta cũng nhận được lời tuyên bố long trọng: "Đây là Con Yêu Dấu của Ta, con đẹp lòng Ta".
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa cho mỗi người biết trung thành trong Ơn Chúa, để biết lắng nghe và thi hành trọn vẹn những điều Chúa truyền dạy.
 

10. Con yêu du

(Trích t ‘Manna’ – Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ)
Suy Nim
Xếp hàng chung vi nhng người thu thuế, ti li, Đức Giêsu ch đến phiên mình được Gioan làm phép ra.
Gioan bi ri, khước tĐấng ông không đáng xách dép, Đấng là thm phán quyn uy, Đấng s ban phép ra trong Thánh Thn, Đấng y li cúi mình xin ông làm phép ra sám hi.
Đức Giêsu mi gi ông c làm, dù ông không hiu, vì đó là điu hp vi ý mun ca Thiên Chúa.
Câu nói đầu tiên cĐức Giêsu trong Tin Mng Matthêu (3,15) tóm gn c cuđời tương lai ca Ngài. Ngài ch mun gi trn, làm trđiu Thiên Chúa mun.
Đức Giêsu h mình trước mt Gioan, và Ngài còn dìm mình tht sâu trong dòng nước. Ngài chia s cùng mt dòng nước vi nhng hi nhân. Ngài liên đới vi s hoán ci ca c dân tc.
Chính lúc Ngài t h vì vâng phc, Thiên Chúa li mun long trng tôn vinh Ngài.
"V dưới nước lên, thì kìa các tng tri m ra." Tng tri m ra là du hiu Thiên Chúa mun ng li.
"Thn Khí Thiên Chúa đáp xung và ng trên Người." Đức Giêsu đã được th thai nh Thánh Thn, nay Ngài li nhđược Thánh Thđể bđầu s v.
"Đây là Con yêu du ca Ta, Ta hài lòng v Người." Chúa Cha trìu mến gii thiu cho ta Con ca Ngài. Cha tn phong Ngài làm Mêsia, nhưng theo kiu mt Tôi T.
Đức Giêsu hiu nhng gì Cha mi vén m cho mình.
Qua bao năm cu nguyn, Ngài đã được Cha t l v căn tính và s mng thiên sai ca Ngài.
Nhưng hôm nay, nơi sông Giođan, Cha đã chun nhn mt cách long trng và dt khoát. Ccon người Ngài bng lên ánh sáng và sc mnh.
Đức Giêsu biết giai đon d Nadarét đã kết thúc. Đã đến lúc Cha mun Ngài lên đường.
Kinh nghim bên sông Giođan, Đức Giêsu chng th quên. Kinh nghiđược sng và ln lên trong suđời Ngài.
Ngài không ch đứng chung vi ti nhân, Ngài còn gn gũi h, nâng dy và gánh ti ca h.
Ngài chết vi nhng ti nhân và chết như mt ti nhân.
Các tng trđã m ra và không bao gi khép li. S hin din, li nói, hành động ca Ngài đã luôn là mt vén m v khuôn mt ca Thiên Chúa.
Thn Khí Thiên Chúa đã ng trên và ng trong Ngài. Thn Khí là bđường, hướng dn Ngài vào hoang địa, đưa Ngài đi ging Tin Mng, cha lành bnh tt.
Thn Khí làm Ngài hn h mng vui ct li ca ngi.
Nh Thánh Thn, Ngài đã luôn sng như Con ca Cha, luôn làm điđẹp lòng Cha và sng đơn sơ phó thác.
Phép r Giođan chun b cho phép ra nơi thp giá.
Chúng ta được mi gi sng phép Ra mình đã lãnh nhn. Mai táng cái tôi ích k và rng rtrong cái tôi t do.
Gi Ý Chia S
Theo ý bn, đâu là khuôn mt ca mt Kitô hu lý tưởng? Tương quan ca người này vi Ba Ngôi, vi Hi Thánh và vi thế gii có nhng nét đặc bit nào?
Đối vĐức Giêsu là mt chui nhng t h vì vâng phc Cha và yêu thương con người. Bn có th k mt s t h ca Ngài không? Bn nghĩ gì v s t h ca bn?
Cu Nguyn
Ly Chúa Giêsu, sám hi không phi là điu d dàng, bi l chúng con không đủ khiêm tđểnhn mình lm li.
Chúng con ng ngàng khi thy Chúa là Đấng vô ti mà lđứng chung vi các ti nhân, chGioan ban phép ra.
Chúa đã mun nên bđồng hành vi phn người mng dòn yếđui chúng con.
Xin cho chúng con biết thường xuyên điu chnh li nghĩ và li sng ca mình, tnh táo để khi rơi vào o tưởng, thành thđể khi t di mình.
Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán ci, dám đđến nhng hành động c th, và chp nhn nhng ct tđớđau. Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con nim vui ca Giakêu, hnh phúc vì được t do và được yêu mến.
 

11. Dòng sông Chúa dn tôi v

(Suy nim ca Lm. Giuse Lê Quan Trung)
Mi khi có dp xem li nhng b phim tường thut li cuđời s v cĐấng Cu Thế, tôi luôn cm thy gai người, cm thy l lùng, cm thy hnh phúc, khi thĐấng CĐộ thong th hòa mình cùng đoàn người nhn mình vào dòng sông Gio-đan để đến cùng v Tin Hô, bày tlòng sám hi v nhng lm li trong quá kh ca mình. Mt hình nh cm thông và đồng hành quá đẹp! Mt hình nh s chia và nâng đỡ, mà trướđó chưa tng có, và mãi mãi ngàn sao cũng không th tìm! Mt hình nh khi báo cho d ngôn “Người Cha nhân hu” mà thánh s Luca sghi li sau này (Lc 15,11-32) để tôi hiđược: Chúa không ch din t lòng yêu thương caĐấng To Thành dành cho nhân loi bng li, mà Ngài còn th hin lòng yêu thương y bng cách đến vi,  vi và sng vi th to mà Ngài yêu thương nht qua hành động c th, rõ ràng và thiết thc nht. Mt bài hc sng động hình thành trn vn Gii Lut Yêu Thương.
Không ch có thđọc li trình thut ca thánh s Matthêu ghi li quang cnh trên (Mt 3, 13-17), chính thái độ đốđáp giđôi anh em bn dì, nơi mà mi v điu mang mt s v rđặc bit trong Chương Trình CĐộ mà Thiên Chúa đã trao ban, Hai Đấng đã giúp tôi hiu ra nhiuđiu mà lâu nay tôi vn lm ln trong đời Sng Đạo ca mình.
I. Gi lut Giáo Hi là sng đúng theo Thánh ý Chúa:
Đấng Cu Thế t nguyđến gp v Tin Hô để xin ông làm phép ra cho mình vi li khng định: “Bây gi c thế đã. Vì chúng ta nên làm như vđể gi trđức công chính” (Mt 3,15). MĐấng toàn thin toàn ho! MĐấng trong trng vn tuyn! MĐấng không chút ô nhơ! Vy mà Người chp nhn phép ra sám hi ca Gioan Tin Hô để tr nên “người công chính” đúng nghĩa ca nhân gian: gi và sng đúng lut mà Thiên Chúa đã mách bo, đã hướng dn, đã quy định cho các t ph t ngàn xưa. Vy mà tôi…
- Khi thy lut Giáo Hi có lúc không ging như ý mình mun! Có lúc không hp vi cung cách sng ca mình! Có lúc như rào cn làm mình không th thc hin s t do theo quan nim cá nhân! Tôi đã vi trách Chúa, lên án Giáo Hi, và lm khi còn lăm le tr thành đối nghch na!!! Thđáng thương nhưng cũng đáng s cho cách sng đạo ca tôi. “Chiến thng chính mình”! qu không phi lúc nào cũng d!
- Nhìn li quá kh sng đạo ca bn thân, tôi mi thy thm thía cho s bp chp, nóng vi ca mình vì cn nghĩ, vì không thm sâu li Chúa, vì tm nhìn ch đóng khung trong tính t ái cao ngo ca mình! T đó lm khi chính tôi đã t đẩy mình ra khi dòng nước tái sinh mà chính Chúa đã làm mu mđể tôi biết sng vâng phc hơn, để đời tôi được thanh thn hơn, để dòng nước Gio-đan thánh thiêng giúp tôi gi sch ý mình đúng như ý Chúa hơn!
II. Gi lut Giáo Hi là cùng Chúa đến vi tha nhân:
Khung cnh Chúa Giêsu trm mình dưới làn nước trong xanh ca sông Gio-đan qua s tuân phc ca v Tin Hô khi c hành nghi thc sám hđã đưa tôi đến s cm phc c hai Đấng: tt c ý riêng đã được gt hn mt bên để ý Thiên Chúa Cha được th hin trn vn. Dòng nước không ch ôm lĐấng CĐộĐấng Tin Hô, mà còn m rng, ôm hết tt c nhng ai thành tâm đến vi nó. Tình liên đới ca Hai Đấng đã giúp tôi hiđược mđiu: Chúa mun tôi n lc thoát vòng kim chế ca s ác. S n ly luôn được s c vũ, s đồng hành, s đỡ nâng ca Người trên mi nđường đời, bi Chúa vn biết: tâm nguyn thì thin ho nhưng thân xác li bt toàn. Chuyđứng lên li vp té dúi di trên con đường l hành là chuyn thường tình. Điu quan trng là tôi có dám đứng lên để tiếp tđi na hay không thôi!
Có vp ngã, có té trt, có bưđầu st trán, tôi mi d cm thông vi sơ sut ca người khác. Tôi mi có th t nguyn hòa mình vào dòng nước mát để đến vi h hu giúp nhau gi sch bi trn: “Người là Cha giàu lòng lân ái, và Thiên Chúa hng sn sàng nâng đỡi an. Người luôn nâng đỡ i an chúng ta trong mi cơn gian nan th thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an i nhng ai lâm vào cnh gian nan khn khó” (2 Cr 1,3-4). Hình nh t nguyn, hình nh vâng phc, hình nh đồng hành cĐấng CĐộ đã soi ri cho tôi rt là nhiđiu, để: TRÍ ca tôi được sáng sut hơn! TÂM ca tôi được m rng hơn! Ý ca tôi đượđúng đắn hơn! Dòng sông ni tâm s giúp tôi hiđược tình Chúa đang dành cho tôi, và s mát m thn thiên y Chúa mun tôi cùng Chúa chuyđến cho bt c ai mà tôi có dp gp g trên đường đời: mt li chào thân mt! Mt n cười thân thiết! Mt nghĩa c thân quen! Tình yêu ca dòng Gio-đan năy, Chúa mun tôi chuyn ti trđời…
Bây gi tôi đã hiu: bao lâu tôi còn đắm mình trong dòng sông hnh phúc vi Chúa, dù nhp nhơ vn chưa ty sch, bi lâu ngày chày tháng rong rêu ph đầy, tôi vđược bình an và hnh phúc! Bi vì chính Chúa, phi chính Ngườđang đích thân k c, tm ra cho tôi! Hnh phúc tht giđơn! Mãi ti gi này, vn có người sao vn chưa tìm thy? Bi ti ai?
 

12. Vâng theo Ý Cha

Hôm nay chúng ta bước sang giai đoạn I của mùa Thường Niên trong năm Phụng vụ 2020. Mùa Thường niên giới thiệu cho chúng ta suy niệm kỹ hơn về tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Tình yêu ấy được thực hiện trọn vẹn nơi Chúa Giêsu - Con Một yêu dấu của Chúa Cha. Trước khi công khai ra đi loan báo Tin mừng, Chúa Giêsu đã lãnh nhận phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả. Biến cố này cho thấy Chúa Giêsu bắt đầu thực hiện ý định của Chúa Cha từ ngàn đời. Đó là đem ơn cứu rỗi đến cho loài người.
Tiếng Chúa Cha từ trời phán: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người". (Mt 3, 17b) nhằm xác định vị thế thật của Chúa Giêsu. Là Con Một Chúa Cha hằng sống nhưng giờ đây Chúa Giêsu đã tự nguyện sống trong thân phận con người yếu đuối ngoại trừ tội lỗi. Người đã hòa mình với mọi người để đón nhận phép rửa của Gioan. Chính điều đó đã làm vui lòng Chúa Cha.
Không phải chỉ hôm nay mà trọn cả cuộc đời của mình, Chúa Giêsu đã luôn vâng phục trọn vẹn theo thánh ý Chúa Cha. Có lần Người đã nói với các môn đệ: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người" (Ga 4, 34). Ý muốn của Chúa Cha là đem ơn cứu chuộc đến cho con người. Bởi vì Người thấy con người đang phải sống trong cảnh lầm than khốn khổ do tội lỗi mình gây nên.
Trong việc thi hành ý muốn của Chúa Cha nhiều lúc Chúa Giêsu phải chịu bị người ta hiểu lầm. Thấy Chúa Giêsu hòa mình với những người thu thuế và những người tội lỗi thì bị một số người cho Người chính là "tay ăn nhậu" (Mt 11, 19). Người đã thực hiện lời tiên tri Isaia loan báo về người tôi trung của Thiên Chúa: "Cây lau bị giập, người không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi" (Is 42, 3).
Không chỉ bị người ta hiểu lầm mà Chúa Giêsu còn phải chịu bao điều thiệt thòi và đau đớn về mình. Trong vườn Cây Dầu đứng trước cái chết sắp đến Người đã thưa cùng Chúa Cha: "Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha." (Mt 26, 39).
Tất cả chỉ vì thương con người nên Chúa Giêsu đón nhận thánh ý Chúa Cha một cách vui vẻ. Đó là của lễ làm đẹp lòng Chúa Cha nhất. Bởi lẽ máu chiên bò và của lễ toàn thiêu Cha không ưng nhận. Cha chỉ nhận những ai biết thi hành thánh ý Cha thôi. (Dt 10, 6 - 9)
Nhờ vâng theo thánh ý Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã đem lại ơn cứu độ cho con người chúng ta. Trước hết chúng ta hãy cảm tạ Người với lòng cảm mến sâu xa nhất. Tâm tình cảm tạ đẹp nhất là chúng ta noi gương bắt chước Người mà luôn biết thi hành thánh ý Chúa Cha trong đời sống của mình.
 

13. Chúa chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá

(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Tiếp theo lễ Chúa Hiển Linh, Phụng vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, kết thúc mùa Giáng sinh. Lễ này đã được các Giáo phụ quan tâm đặc biệt ngay từ những thời kỳ đầu, vì tầm quan trọng đặc biệt có tính cổ thời của nó. Đây là lễ được mừng sớm nhất, chỉ sau lễ Phục sinh, vì nó bao hàm lời rao giảng của các Tông Đồ, là điểm khởi hành cho tất cả những việc mà các Tông Đồ phải làm chứng cho (x. Tđcv 1, 21-22; 10, 37-41). Thứ đến, đây là lần đầu tiên, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải một cách đầy đủ và rõ ràng. Lý do nữa là phép rửa của Chúa Giêsu nơi sông Giordan loan báo trước cho phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập Giá, và tượng trưng cho toàn bộ những hoạt động có tính cách bí tích của Ðấng Cứu Thế. Để thực hiện ơn cứu rỗi nhân loại, Ngài đặt mình vào hàng ngũ các tội nhân, mặc dù Ngài là Đấng vô tội, nhưng Ngài đã mang trên mình tất cả tội lỗi của nhân loại. Hành động khiêm nhường và tự hủy này, đã được Chúa Cha chứng dám: " Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta" (Mt 3, 17). Cùng với Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần xuất hiện dưới hình chim bồ câu đậu xuống trên Người, để chỉ cho chúng ta tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh mà chúng ta sẽ thấy trường hợp tương tự diễn ra tại biến cố Chúa Biến Hình.
Câu hỏi được đặt ra trước hết là tại sao Chúa Giêsu là Đấng vô tội sao lại đến xin Gioan làm phép rửa?
Thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Na-di-en cho biết: "Có thể là Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người A-đam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Gio-đan ; vì Người vừa là thần khí vừa là xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo". Nên dù Gioan đã can ngăn "Chính tôi phải được Ngài rửa", đó là đèn nói với Mặt Trời, tiếng nói với Lời, phù rể nói với Chàng Rể, người cao trọng nhất trong số những người sinh bởi đàn bà nói với Trưởng Tử mọi loài thọ sinh, người nhảy mừng trong dạ mẹ nói với Đấng được thờ lạy ngay khi còn trong lòng mẹ, người tiền hô hiện tại và tương lai nói với Đấng vừa xuất hiện và sẽ xuất hiện. Quả thật, Gioan biết rằng mình sẽ được thanh tẩy bằng cuộc tử đạo. (Trích bài giảng của thánh -gô-ri-ô, giám mục Na-di-en). Thánh Phê-rô Kim Ngôn giải thích rằng, khi Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu thì: "Tôi tớ đóng vai chủ, con người đóng vai Thiên Chúa, ông Gio-an đóng vai Đức Ki-tô ; ông đóng vai đó để lãnh ơn thứ tha chứ không phải để ban phát".
Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu, và đậu trên Người (Mt 3,17). Đây là phép lạ vĩ đại đã xảy ra sau khi Đấng Cứu Thế chịu phép rửa ; phép lạ này là khúc dạo đầu cho những gì sẽ xảy ra. Đây không phải là Thiên Đàng khi xưa đóng lại vì tội của Ađam nay mở ra, mà chính trời mở ra: "Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra " (Mt 3,16).
Tại sao các tầng trời lại mở ra sau khi Chúa Giêsu bước lên khỏi nước?
Chúa Giê-su bước lên khỏi nước lúc ấy các tầng trời mở ra là Chúa Giêsu nâng thế gian lên cao với Ngài. Vì xưa kia, khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị lưỡi gươm lửa cấm đoán, chính A-đam đã đóng cửa trời lại, không cho mình mà cũng không cho con cháu vào. Nay nhờ Chúa Giêsu mà cửa trời được mở ra.
Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy Giả và những người Do Thái biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Theo thánh Gioan Kim Khẩu, điều này muốn dạy chúng ta rằng, một sự tương tự vô hình cũng xảy ra khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội: Chúa Thánh Thần cũng ngự vào tâm hồn của chúng ta. Ngài không ngự đến một cách hữu hình, bởi vì chúng ta không cần: đức tin hiện nay là đủ... Thiên Chúa mở cửa trời để kêu gọi chúng ta hướng về trời, vì quê hương chúng ta là quê trời, và mách bảo chúng ta rằng, chúng ta không có gì ở dưới đất.
Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình một con chim bồ câu mà hiện xuống?
Lý do là vì chim bồ câu rất dịu dàng và trong sạch, và Chúa Thánh Thần là thần khí dịu êm và an bình. Chim bồ câu cũng nhắc cho chúng ta nhớ lại một sự kiện chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước khi trái đất bị ngập do lũ lụt và toàn thể loài người trong nguy cơ hư mất, chim bồ câu ngậm cành ôlui xuất hiện để báo sự chấm dứt của cơn đại hồng thủy, tin vui hòa bình cho toàn thế giới. Giờ đây, tất cả những điều này cũng tiên báo về tương lai. Khi tất cả đã hư mất, nay được giải thoát và đổi mới, điều gì đã xảy ra khi nước lũ đến ngày hôm nay như là một lũ lụt của ân sủng và lòng thương xót Chúa... Chim bồ câu, thay vì ngậm một cành ô liu báo cho Noe là người duy nhất bước ra khỏi tầu để đặt chân lên mặt đất. Nay Chim bồ câu báo tin trận hồng thuỷ tràn ngập thế gian đã lui đi, thế gian không còn phải chìm ngập trong cảnh trầm luân muôn đời nữa, phẩm giá ơn gọi làm con Thiên Chúa của chúng ta được phục hồi, và lôi kéo hết thảy mọi người lên Thiên Đàng.
Lời ngôn sứ nói: "Tiếng Chúa vang rền trên nước… Tiếng Chúa uy linh tung sấm sét" (Tv 28). Tiếng nào vậy? "Đây là Con yêu dấu của Ta; Con đẹp lòng Ta"(Mt 3, 17). Đây là tiếng từ trời vọng xuống để làm chứng cho Đấng từ trời mà đến. Tiếng đó bày tỏ lòng tôn trọng thân xác dưới hình chim bồ câu, vì thân xác đã được thần hoá, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong thân xác.
Vậy, phép của Chúa Giêsu và phép rửa của chúng ta có liên kết chặt chẽ với nhau. Phụng Vụ của ngày lễ này đã hát lên như sau: "Đức Kitô chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá, chúng ta được tha thứ tội lỗi, được thanh tẩy nhờ nước và Thánh Thần." (Tiền xướng của Kinh Bênêdictus, của Giờ Kinh Sáng). Chúng ta hãy thanh tẩy mình cho thanh sạch, hãy tiếp tục thanh tẩy cho thanh sạch hoàn toàn và đem lòng tôn kính mà tưởng niệm ngày Đức Ki-tô chịu phép rửa, và hãy mừng lễ cách xứng đáng. Amen.
 

14. Người Con yêu du

(Suy nim ca Lm. Antôn Nguyn Văn Tiếng)
Thái độ  li ca con người.
Tht, người ta khó tìm trong Tân Ước tâm tình sám hi, ít nht là cách th hin b ngoài, ca nhng người Pharisêu và các Kinh sư. Có mt trường hp hiếm hoi khi nhiu người thuc phái Pharisêu và Xa-đốc, hòa vào dòng ngườđông đảo t nhiu nơi, cùng đến xin chu phép ra bi Gioan Ty Gi  sông Gio-đan, nhưng nhng người Pharisêu này chng nhng b ông t chi làm phép ra sám hi cho h, mà còn hơn thế na, ông đã lên án nng n thái độ ca h, vì cho rng h ch là nhng k gi hình.
“Thy nhiu người thuc phái Pharisêu và phái Xa-đốđến chu phép ra, ông nói vi h rng: ‘nòi rđộc kia, ai đã ch cho các anh cách trn cơn thnh n ca Thiên Chúa sp giáng xung vy? Các anh hãy sinh hoa qu xng vi lòng sám hi. Và đừng tưởng có th nghĩ bng rng: chúng ta đã có t ph Ápraham. Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có th làm cho nhng hòn đá này tr nên con cháu ông Ápraham. Cái rìu đã đặt sn gc cây: bt c cây nào không sinh qu tđều b chđi và qung vào la” (Mt.3,7-10).
Thái độ  li vào Ápraham mà Gioan đề cp, đã có nhiu người suy gđến thái độ ca nhng ngườđã được Ra Ti, đã có Đức Tin Công Giáo đạo giòng, hay, đã là Kitô hu. Hơn thếna, là tu sĩ, Giáo sĩ, nhng nhà Tu Đức thông thái...
Mt s  li vào “ci ngun” như vy, nghe có v chc chn, nhưng rõ ràng, rt nguy him, dđưa con ngườđến s trng rng b trong, “hu danh vô thc” !
ChuyĐời cũng thế, biết bao người “con ông cháu cha”,  li vào b thế “gia ph, “lý lch”, “cái ghế ca cha ông, làm sđổ c đời, có khi làm liên ly, lung lay c gc r mình nương ta!
Ngày xưa còn đi hc, nh trong lp có mt thng bn du côn lm, nó đánh ln 6 ln, mà vn không b đui hc, vì nó là “con” mt ông Cha giáo. Nó thông minh và hc gii, nhưng s  li vào b nuôi ca nó đã làm hng ước nguyn ca nó. Nó không th sđổi tính tình ca nó.
S  li vào người khác làm mt s phát huy tim năng ca bn thân mình. Đó là loi cây không còn kh năng sinh hoa trái tt. “Không ai là hoàn thin”. “Nhân vô thp toàn”. “By mươi chưa gi mình lành”. “Sai lm là thường tình ca con người”. S  li d đưa người ta đến sai lm và không biếăn năn sám hi. Người Pharisêu là mt thí d. Con người không biết sám hi, không th thăng tiếđược. Lòng sám hđem li hoa qu xng đáng cho con người. “Hãy sinh hoa qu xng vi lòng sám hi”. Sám hi không phi là nghi l bên ngoài, mà là hành động bên trong. “hãy xé lòng ch đừng xé áo”.
Biết hi hn, ăn năn, con người s làm nhng điu lành để phc thin, t đó, cây s li sinh hoa kết trái. Ngược li, con người lún sâu trong lm li, lđiu d làm l sng, như cây không còn có kh năng sanh qu lành trái ngt. Lúc y “Cái rìu đã đặt sn gc cây: bt c cây nào không sinh qu tđều b chđi và qung vào la” (Mt.3,10).
Khi đó, dù là Abraham có mun cu giúp, cũng chng th nào được.
“Ly t ph Ápraham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nh lên lưỡi con cho mát, vì  đây, con b la thiêu đốt kh lm ! Ông Ápraham đáp: ‘Con ơi, hãy nh li: suđời con, con đã nhn phn phước ca con ri; còn La-da-rô sut mđời chu toàn nhng bt hnh. Bây gi La-da-rô được an i nơđây, còn con thì phi chu khn kh. Hơn na, gia chúng ta đây và các con đã có mt vc thm ln, đến ni bên này mun qua bên các con cũng không được, mà bên đó qua bên chúng ta đây cũng không được” (Lc.16,24-26).
Nim tin vào Giêsu.
Cũng t xếp vào hàng nhng người ti li, Chúa Giêsu đến vi Gioan để chu phép ra sám hi. Gioan cũng t chi không chu thc hin phép ra cho Chúa Giêsu, nhưng không phi tchi vì Chúa Giêsu không tht lòng sám hi, như đã t chđối vi Pharisêu và Xa-đốc, nhưng vì Ngài không có gì để sám hi. Ngài là Đấng Thánh. Gioan còn khng định: chính ông mi là người cđược Chúa Giêsu làm phép ra. “By giĐức Giêsu t min Galilê đến sông Giođan, gp ông Gioan để xin ông làm phép ra cho mình. Nhưng ông mt mc can Người và nói: "Chính tôi mi cđược Ngài làm phép ra, thế mà Ngài lđến vi tôi!" (Mt.3,13-14).
Chúa Giêsu không chu phép ra sám hi vì bn thân mình - “Ngài xung thế mang thân phn hoàn toàn như con người ngoi tr ti li” – nhưng, vì thân phn ti li ca nhân loi mà Ngài tnguyn gánh ly. Ngài chu dìm mình xung sông Gio-đan thay cho con ngườđể ri s chết thay cho con người và ra sch ti trn gian bng dòng máu hiến tế ca Ngài. Ngài là Đấng Cu Thế. “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa ti trn gian” (Ga.1,29).
Tt c nm trong chương trình cđộ ca Thiên Chúa. Và chương trình cđộ được mc khi t tường sau khi “Thiên-Chúa-làm-người” chu trm mình dưới sông Gio-đan vì nhân loi.
“Khi Đức Giêsu chu phép ra xong, v dưới nước lên, thì các tng tri m ra. Người thy Thn Khí Thiên Chúa đáp xung như chim b câu và ng trên Người. Và có tiếng t tri phán: "Đây là Con yêu du ca Ta, Ta hài lòng v Người." (Mt.3,16-17).
S hài lòng ca Thiên Chúa là vì con Thiên Chúa đã vâng phc theo thánh ý Chúa Cha. "Đây là Con yêu du ca Ta, Ta hài lòng v Người." (Mt.3,17).
Chúng ta hnh phúc biết bao nếu mt ngày nào ta gi Thiên Chúa là Cha: “Cha ơi !”, và được Ngài đáp li bng li khen ngi âu yếm ngt ngào: “Con là con yêu du ca Ta, ta hài lòng vcon”.
Ước mơ đòi hi ta đi theo con đường Chúa Giêsu Kitô. “Thy là đường, là s tht, và là ssng”. (Ga.14,6).
Đi trn con đường đó, ta được Chúa Kitô thánh hiến và tr nên là đứa con đẹp lòng Thiên Chúa. “Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai h đến thế gian. Con xin thánh hiến chính mình con cho hđể nh s tht, h cũng được thánh hiến” (Ga.17,18-19).
Đi trn con đường đó là con đường khiêm h theo Chúa Giêsu t s nghèo nàn cùng cHang Đá Bê-lem đến s nhc nhã tn cùng trên Thp Giá đồi Can-vê.
Đi trn con đường đó là con đường yêu thương phc v t cúi xung ra chân cho các môn đệđến hiến mng sng vì người mình yêu.
Không th đi con đường đó nếu con người không biết khiêm nhường, h mình, theo gươngĐấng Cu Thế.
Nói như cách nói cĐHY Nguyn Văn Thun “Không mt thánh nhân nào không có mt quá kh, vì thế, chng có mt ti nhân nào mà chng có mt tương lai”.
Quá kh để biếăn năn, và tương lai để có nim hy vng.
Ăn năn trong nim tin yêu, ch không phăn năn trong s hãi.
“Tình yêu không biếđến s hãi; trái li, tình yêu hoàn ho loi tr s hãi, vì s hãi gn lin vi hình pht, và ai s hãi thì không đạt ti tình yêu hoàn ho” (1Ga.4,18).
Hy vng vào chân lý vng chc ch không phi hy vng mơ h.
“Tôi biết tôi đã tin vào ai và xác tín rng: Đức Kitô là v thm phán chí công có đủ quyn năng bo toàn Giáo lý đã được giao phó cho tôi. Mãi cho ti ngày Ngài ng đến” (2Tm 1,12; 4,8).
Tương lai y là Thiên Đàng Hnh Phúc, nếu chúng ta chung thđến cùng đối vi Tình Thươngđến cùng ca Thiên Chúa dành cho chúng ta.
“Cho du là s chết hay s sng, thiên thn hay ma vương qu lc, hin ti hay tương lai, hoc bt c sc mnh nào, chiu cao hay vc thm hay bt c mt loi th to nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khi tình yêu Thiên Chúa th hin nơĐức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta. (Rm.8,38-39).
Ly Chúa Giêsu,
Xin nâng đỡ con,
để con được luôn gn gũi Chúa,
để con được hn nhiên gi Chúa là Cha,
và được Chúa ôm vào lòng trìu mến:
“Con là con yêu du ca Cha !”. Amen.
 

15. Hiến thân vì yêu

Việc Chúa Giêsu xếp hàng chung với những người khác đến xin Gioan làm phép rửa khiến cho Gioan cảm thấy ngỡ ngàng. Theo ông, đó là chuyện ngược đời, nên ông lên tiếng can ngăn Đức Giêsu. Giờ đây, suy gẫm về đoạn Tin mừng này, chúng ta cảm thấy thắc mắc và khó hiểu về quyết định của Chúa Giêsu khi Ngài đến xin Gioan làm phép rửa cho Ngài. Ta đặt câu hỏi: Chúa Giêsu có cần thiết để làm như thế không? Ngài có tội lỗi gì mà cần đến phép rửa cầu xin ơn tha tội? Nhưng việc Đức Giêsu đến với Gioan để xin ông làm phép rửa cho Ngài mang nhiều ý nghĩa thâm sâu. Giờ đây, chúng ta nhắc đến 2 ý nghĩa chính yếu này.
1. Dấu chỉ của sự tự hiến:
Tin mừng thuật lại là Chúa Giêsu rời bỏ xứ Galilê mà đến với Gioan ở sông Giođan để ông làm phép rửa cho Ngài. Đây là quyết định mang tính dứt khoát và tự nguyện của Chúa Giêsu để nói lên rằng, Chúa Giêsu xin chịu phép rửa của Gioan là một sự tự hiến chứ không phải là một sự đòi buộc do tội lỗi, vì Ngài là Đấng vô tội.. Chúa Giêsu tự đồng hoá mình với tội nhân. Ngài muốn liên đới với tội nhân để cứu vớt chính những tội nhân ấy. Ý nghĩa tự hiến nằm ở nơi đây. Khi Ngài tự ý liên đới mình với tội nhân, Ngài vừa cứu chữa họ, vừa giúp họ nhận ra chân lý quan trọng này là: Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, đặc biệt là yêu thương tất cả những ai bị gạt bỏ bên lề cuộc sống, những ai biết hết lòng cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
Có chuyện kể rằng: Một gia đình nọ có một đứa con trai duy nhất, nên cha mẹ câu hết lòng yêu thương câu và dành những gì tốt đẹp nhất cho cậu. Dù thế, người cha tỏ ra rất cứng rắn với những sai lỗi của cậu, và người mẹ cũng đồng tình với cách giáo dục đó. Một lần nọ, người con trai của họ vì ham chơi và bị bạn bè quyến rũ, cậu đã trốn học để ra ngoài bãi biển vui đùa và chơi bóng. Người cha biết chuyện không hay đó nên đã kiên quyết xử phạt người con trai rất yêu quí của mình. Ông quyết định để đứa con của mình phải trải qua một đêm trên một căn gác chật chội và nóng nực. Nhưng đêm hôm đó, người cha không tài nào chợp mắt được vì ông quá tội nghiệp người con của mình. Nửa đêm, ông quyết định lấy mền gối lên trên gác để ngủ với con trai của mình. Điều ngạc nhiên là khi ông leo lên tới căn gác thì đã thấy người vợ của ông đã ở đó với người con trai của họ từ hồi nào chẳng biết. Thế là 3 người cùng trải qua một đêm trên căn gác chật chội và nóng nực đó suốt đêm. Chỉ có đứa con phạm lỗi, nhưng 3 người cùng chịu phạt.
Chắc chắn đêm hôm đó là đêm đáng nhớ nhất của người con. Có lẽ, nó sẽ nhận ra tình yêu của cha mẹ nó dành cho nó lớn lao như thế nào. Người cha không bỏ hình phạt mà ông đã ra cho người con; bà mẹ cũng không xin ông tha phạt cho con vì họ muốn người con của họ ý thức hành vi lỗi phạm của mình. Nhưng khi người con bị phạt là cả nhả 3 người cùng chịu phạt. Câu chuyện trên cũng phần nào giúp chúng ta thấy được cách hành động của Thiên Chúa dành cho con người tội lỗi.
Trước lỗi phạm của con người, Thiên Chúa chắc chắn rất xót xa khi Ngài dùng cách thức này hay cách thức khác để sửa dạy họ. Nhưng không khi nào Thiên Chúa dứt tình với con người. Một khi đã làm điều gì rồi, thì Thiên Chúa làm cho tới nơi tới chốn. Một khi đã tạo dựng nên con người là tác phẩm yêu thương của Thiên Chúa, thì Ngài yêu họ đến cùng, dù họ có phản bội hay sai lỗi với Ngài. Thiên Chúa không bỏ rơi con người khi con người sa ngã, mà Ngài tìm cách để gần gũi con người hầu cứu vớt họ và giúp họ nhận ra tình thương của Ngài dành cho họ để họ sống tốt hơn và trung tín hơn trong mọi sự.
2. Nêu gương trong việc chu toàn Bổn phận:
Chu toàn bổn phận có nghĩa là làm cho nó nên trọn nghĩa. Sở dĩ, Đức Giêsu khi chịu phép rửa của Gioan để làm tròn bổn phận đó là vì Ngài vừa khiêm hạ vừa siêu thoát và muốn mặc cho Phép rửa một ý nghĩa tròn đầy. Ý nghĩa này được bày tỏ ra khi Đức Giêsu chịu phép rửa của Gioan: Trời mở ra, Thánh Thần Chúa ngự xuống và có tiếng từ trời phán ra: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".
Chu toàn việc bổn phận là nên thánh. Không ai trở nên hoàn hảo và thánh thiện nếu không chu toàn việc bổn phận của mình. Van Kaan đã nói: "Việc đạo đức nhất là việc bổn phận. Tránh né việc bổn phận là tránh né Thiên Chúa".Mỗi người chúng ta đều có những cộng việc bổn phận nhất định. Cụ thể là bổn phận của ta đối với Thiên Chúa, đối với chính mình và đối với người khác. Hằng ngày, ta hãy xét mình theo những công việc bổn phận của mình để biết mình sống như thế nào trong ngày hôm đó.
 

16. Chúa Giêsu chu phép ra

(Trích t ‘LÀM N HOA TRNG’ – ĐGM. Giuse Vũ Duy Thng)
Tun trước là l Ba vua cũng gi là l Hin Linh. Mt em bé đến vi tôi tâm s và cho biết: gi là l Ba Vua thì em hiu có ba vua dâng ca l như Phúc Âm đã tường thut và như Hang đá thường trình bày, nhưng gi là Hin Linh thì em không hiu. Em xin gii thích cho em hiu “hin linh” là gì. Tôi gii thích bng cách ct nghĩa ch đơn gin: hin là t l ra, linh là linh thánh (là Thiên Chúa); hin linh là Chúa t mình ra. Em “vâng d, nhưng nhìn vào mt em tôi biết em chưa hiu.
Trên bàn tôi lúc đó có tm phim nha nh và tnh màu ra c ln. Tôi đưa tm phim cho em xem và hi em có nhìn thy không. Em xoay ngược xoay xuôi xoay ngang xoay dc biết rng có hình người nhưng chu không nhìn rõ ai c. Tôi đưa tiếp cho em tnh mi ra t tm phim y và em reo lên mng r đồng thi k tên vanh vách nhng người trong nh. Thy em vui tôi cũng vui lây. Và trong nim vui y tôi tiếp tc gii thích cho em v ch “hin linh” mt cách cth. Thiên Chúa vn có đó như hình vn có  trong phim, nhưng ta ch thy Ngài khi Ngài t tmình ra như hình được in rõ ra trong tnh vy. Tôi thy mt em cười và bước ra khi phòng tôi trong tư thế nhy chân sáo như va khám phá ra mđiếu gì ln lao lm. Tôi nhìn theo em và thm nghĩ: có l Thiên Chúa đang t mình ra cho em.
Thiên Chúa t mình ra là mt ch đề lđã tr thành mi bn tâm cho mi người Kitô hu trên đường tìm Chúa, mà em bé tôi k  trên ch là mđin hình; đồng thđó cũng là ch đềxuyên sut c toàn b Kinh Thánh. Trong CƯớc, các chiến tích ly lng, và cũng rt thường trong nhng biến c kinh thiên động địa như biến c “Vượt Qua” vi vách nước vng đứng m li cho dân Do Thái ra đi trên bin, ri ct la soi sáng ban đêm và áng mây to bóng mát ban ngày… Nhưng t ngày Con Chúa làm người, Thiên Chúa li ch t mình ra qua con đường t h. Bài Phúc Âm hôm nay là khđầu cuđời công khai, Chúa Giêsu t h chu phép Ra và tmình trong vinh quang Ba Ngôi là mt ví d rõ rt. Nhưng Chúa Giêsu t h thế nào và t mình ra sao trong sut cuđời ca Người? Ngày nay Chúa còn t mình ra cho con người hay không?
T h.
Ngày Giáng Sinh, Thiên Chúa đã t b tri cao bước xung thế trđể nhn ly kiếp người trong Hình hài mt thơ nhi bé bng, li sinh ra trong cnh thiếu thn nghèo hèn. Ngài là Thiên Chúa vinh quang nhưng đã để vinh quang đó li trên tri như li hoan ca ca các thiên thn xác định, mà ch ôm hai ch “bình an” xung thế làm mt con người bình thường gia muôn người bình thường khác.
Thiên Chúa sinh ra mi loài nay chu sinh ra bi mt người ph n. Thiên Chúa vô hình nay bước xung hu hình, Thiên Chúa vô biên nay đón nhn mình vào nhng gii hn. Thiên Chúa giàu sang nay t h làm k nghèo hèn.
Khđầu cuc sng công khai, Thiên Chúa làm ngườy – Chúa Giêsu, li t h hơn mt bước na khi rước vào đời mình kiếp sng ti nhân đến song Giođan và xin ông Gioan chu phép Ra. Người chp nhn bu bn và đánh chén vi nhng người ti lđã đành như Phúc Âm vn k, Người còn chu nhn mình là mt ti nhân xếp hàng đứng chung vi nhng ti nhân khác để đợi ti phiên mình cuđầu xin ơn tha th. Thiên Chúa đã thánh thin mà nhn mình là người ti li, Thiên Chúa tuyđối không mang tì vết mà li cu xin ơn tha th làm li cuđời như mt người hư hng. S t h ca Chúa tht không hiu ni. Chưa hết, kết thúc cuđời trn thế, trên đỉnh Núi S cũng gi là cao đim tuyđối ca s t h, Chúa Giêsu chu chết nhc hình gia hai tên trm cướp. Người b giết như mt k t ti. Cái chết thê thm mà ngày nay các tượng thánh giá bng kim loi quý đeo trên ngc hay được v vđánh bóng trong các giáo đường không din tđược. Phúc Âm k: Người chết d.
Thiên Chúa quyn uy đã để cho người ta trói li và xét x. Thiên Chúa hng sng đã t h đểngười ta giết chết. Ôi l lùng!
T mình.
Nhưng t h l lung đến thế để làm gì? Nếđể phô trương danh thế tiếng tâm thì ch là di dt mà k di nht trong loài người cũng không di dđến thế. S t h ca Chúa Giêsu là mt phương tiđể Người t mình ra:
Sinh ra như mt tr nghèo hèn gia cánh đồng trong Hang đá Bêlem, Người t mình ra là mt Thiên Chúa vinh quang, như li hát đồng thanh ca các thiên thn trong đêm Giáng Sinh: “Vinh Danh Thiên Chúa trên tri…”
Bước xung đấđen ca con người cđược thanh ty và xếp hàng đứng chung vi các ti nhân ch được dìm xung trong nước, Người t mình ra là Thiên Chúa thánh thin tuyđối có quyn quyếđịnh trên tri dướđất, như Phúc Âm mô t: “các tng tri m ra”. Lãnh nhn phép Ra trong nước, Người t mình ra là Đấng s khai sinh phép Ra trong Thánh Thn, như hot cnh Tin Mng trình bày: “Chúa Thánh Thn ng xung trên người như chim b câu”. Mang vào mình thân phn ti li nhân lođến tn gc ngun là s phn bi ca Adam, Người t mình ra là Con Chí Ái ca Chúa Cha t thu đờđời, như tiếng t tri gii thiu: “Này là con Ta yêu du hng làm đẹp lòng Ta”.
Và chính khi trn tri bên dòng nước cơn tha th, Người xut hin là mt ngôi v trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa ngi sáng uy linh. Nếu có bài hát “lung linh lung linh hai tiếng gia đình”, thì  đây có l phi hình dung là ca khúc “uy linh uy linh gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Cui cùng, chết nhc hình như tên t ti b kết án, Người t mình ra là Thiên Chúa hng sng, Đấng ban ơn cđộ gii xá cho hết mi người.
Thiên Chúa vn tiếp tc t mình.
Thiên Chúa vinh quang t mình ra cho nhân loi bng con đường t h. Cái sang cđạo dường như n giu trong bc màn tăm ti, đúng như Lão t nhn xét v mđạo chân chính: “Minh đạo nhược mui”. Nếu lch s cđộ là lch s ca Thiên Chúa t mình ra, thì ngày nay Thiên Chúa vn tiếp tc t mình ra cho ta, dĩ nhiên trong Phng V, Bí Tích và Giáo Hi, nhưng Ngài còn thích hơn khi t mình ra cho ta qua cuc sng thường nht, qua nhng biến c, nhng s kin, qua nhng con người ta gp g và qua nhng bn phn âm thm mi ngày. Cánh Ngài t mình ra cũng vn là cách t h khiêm nhường nh bé ti tăm và thm lng.
Tri ch m ra vi vinh quang Ba Ngôi Thiên Chúa khi Chúa Giêsu vì yêu thương đứng chung vi hàng ngũ ti nhân và cu nguyn. Mun gp thgy Thiên Chúa t mình, chúng ta cũng phi liên kết vi Ngài bng sám hi cu nguyn và bng tinh thn liên đới yêu thương chia s cuc sng vi nhng người khác.
Gia năm 1984,  Thy Sĩ người ta đã phát th thành công tivi màu vi hình nh ni, nghĩa là có chiu sâu ca khung cnh và người xem dường như thy mình đang góp mt trong khung cnh y. Nhưng mun thưởng thc, phi mang mt gng kính có hai tròng mt khác màu nhau, mt xanh mđỏ và phi ngđúng v trí đối din trc tiếp vi màn nh. Thiên Chúa vn tmình ni bt trên cuc sng tng người. Mun gp Ngài, hãy ngi vào v trí đức tin và đeo gng kính vi hai tròng cu nguyn và yêu thương.
 

17. Mầu nhiệm yêu thương

Lúc còn bé, trong tư tưởng tôi không bao giờ chấp nhận hai hình ảnh trong Kinh Thánh mà tôi cho là lạ đời, trái ngược với cuộc sống đời thường. Hình ảnh đầu tiên là Chúa Giêsu mà lại đến xin ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình. Hình ảnh thứ hai lại càng làm cho tôi khó chấp nhận hơn. Đó là, Thầy Giêsu lại rửa chân cho các tông đồ học trò của mình. Sau này lớn lên tôi mới ngộ ra được, tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người qua những hành động mà ngày trước tôi cho là kỳ lạ đó, thì nay tôi mới cảm nghiệm được Đức Giêsu là người chấp nhận:
1. Sống với tội nhân.
Đức Giêsu đến trần gian để cứu chuộc nhân loại bằng con đường tự hạ, khiêm tốn. Ngài không hề cách xa trong hành động cũng như cách cư xử. Nhất là với tội nhân, Ngài không xem mình như một vị Thiên Chúa đến để xét xử, trừng phạt, mà Ngài đến cho họ được sống và sống dồi dào. Qua cử chỉ Đức Giêsu xin nhận phép rửa chứng tỏ Ngài không bao giờ muốn xa cách tội nhân, luôn tạo điều kiện cho tội nhân dễ gần bằng cách: "Vốn là Thiên Chúa, nhưng lại không coi mình ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại Người đã trút bỏ mọi vinh quang để mặc lấy thân phận nô lệ và trở nên giống một phàm nhân" (Pl 2,6). Nếu xét theo cái nhìn tâm lý thì Đức Giêsu là một nhà tâm lý đại tài, Ngài không để cho mình và tội nhân có một khoảng cách nào, nhưng Ngài kéo khoảng cách đó gần đến nỗi tội nhân có thể sống như một người bạn thật thân mật và gần gũi. Ngài cũng chấp nhận bị xã hội bỏ rơi, khinh khi nhục mạ như tội nhân. Ngài hoàn toàn giống họ chỉ trừ tội. Đức Giêsu là trung tâm điểm cho đời sống Kitô hữu, Ngài đã làm như thế, đã hạ mình như thế còn chúng ta thì sao? Trong cuộc sống xung quanh ta có nhiều người thánh thiện lắm! Đi lễ đọc kinh lần hạt mỗi ngày, dưới con mắt người đời họ là những người còn trên cả đạo đức. Nhưng đối với tội nhân thì họ lại tránh xa khinh miệt. Chính sự khinh miệt của ta làm cho người tội nhân không có thiện cảm, chính sự xa cách làm cho họ không thể đến gần. Ta và họ cùng sống trong một họ đạo mà như ở hai thế giới khác nhau. vậy, thì chúng ta là những người đã mặc lấy Đức Kitô thì chúng ta hãy nên giống Đức Kitô.
2. Yêu thương tội nhân.
Đức Giêsu đã tự hạ mình như một tội nhân, mặc dầu Người vô tội. Ngài đã chứng thực tình yêu của mình không phải bằng lời nói suông mà bằng chính cả cuộc sống, không hành động hào hoa bên ngoài, mà yêu thương tận đáy lòng. Cho dù chúng ta có thấp hèn yếu kém đến dâu đi nữa thi Thiên Chúa vẫn như người Cha nhân hậu đang chờ đón ta, Ngài biết tất cả rồi, Ngài không bao giờ hối hận về ta, cho dù chúng ta thánh thiện hay tội lỗi, thành công hay thất bại... Do đó ta không nên tự ti mặc cảm là người tội lỗi phải tránh xa, mà hãy biết nhìn nhận mình là người yếu kém để được nâng đỡ. Đặc biệt là biết xin Gioan Baotixita " Chịu phép rửa" tỏ lòng ăn năn thống hối, để cải tà quy chính trở về với tình thương và xin Ngài tha thứ để được ban tặng cuộc sống mới, một cuộc sống đích thực sinh động và biến đổi tâm hồn chúng ta.
3. Đồng hành cùng tội nhân.
Chắc chắn hôm nay có rất nhiều người kéo đến cùng Gioan Tẩy Giả, trong đó có cả Đức Giêsu, Ngài cũng đồng hành với họ, cũng đứng xếp hàng đợi tới phiên mình, chấp nhận phép rửa thống hối, mặc dù Ngài vô tội. Ngài đã đi trên con đường mà tội nhân đã đi; cũng xếp hàng muốn nhập đoàn vào hàng ngũ để cùng chia sẻ và gánh vác những đời tội lỗi bị người đời xa cách. Ta thấy, Gioan Tẩy Giả là vị ngôn sứ được nhiều người kính nể qua lời nói cũng như hành động. Vậy mà trong tư tưởng của ông cũng không chấp nhận một vị Thiên Chúa mà lại đồng hành cùng với tội nhân như thế. Ông muốn kéo Ngài ra "chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao"
Có thể một khía cạnh nào đó tư tưởng của Gioan Tẩy Giả cũng tương tựa tư tưởng của "những Pharisêu thời nay": tự cho mình là thánh thiện, đạo đức không chịu đi chung thuyền với người khác là những nhà giảng thuyết tuyệt vời nhưng hành động lại thiếu thiết thực. Vẫn chưa dám đồng hành. Ngược lại cũng có rất nhiều người đi theo Đức Giêsu từ bỏ giàu sang danh vọng, hạ mình giúp đỡ trẻ em đường phố, giúp đỡ người bệnh tật, phong hủi, dạy lớp tình thương, cùng sống cùng ăn cùng sinh hoạt cùng chia sẻ... và cuối cùng bị mang bệnh của người anh em. Ôi một Đức Kitô tuyệt vời!
 

18. Chúa Giêsu chu phép ra – Damiano

(Trích t ‘Sng Li Chúa’)
Thánh l Chúa Giêsu chu phép ra hôm nay mang mt ý nghĩa quan trng trong chương trình cđộ ca Thiên Chúa, m đầu cuđời công khai ca Chúa Giêsu như là Đấng Messia, thi kcui cùng ca chương trình cđộ.
Có người thc mc: Chúa Giêsu có ti tình gì mà phi chu phép ra?
Vì Chúa đến gánh ti trn gian,
Vì Chúa lp Bí tích ra ti tht, phép ra trong Chúa Thánh Thn, mà phép ra ca Gioan chlà phép ra thng hi chun b cho phép ra này mà thôi. Phép ra này được Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thn công nhn: Tri m ra, Chúa Thánh Thđáp xung như chim b câu và có tiếng Chúa Cha phán: đây là Con Ta yêu du, Ta hài lòng v Người.
Thánh Grêgôriô viết: Chúa Giêsu chu phép rđể chôn vùi trn vn con người Adam cũ trong dòng nước.
Khi Chúa Giêsu chu phép ra, tng tri lin m ra. Ti Adam đã đóng ca tri li, nay phép ra ca Chúa Giêsu, Adam mi, là chìa khóa li m ca tri ra, m đầu cho mt giai đon mi.
Thánh Gioan Ty Gi nói vi Chúa Giêsu: Chính tôi mi cđược Ngài làm phép ra. Và thánh giáo ph Grêgôriô viết: đó là đèn nói vi mt tri, tiếng nói vi Li, ph r nói vi chàng R, người cao trng nht trong s người do người n sinh ra nói vi Trưởng T mi loài th sinh, người nhy mng trong d m nói vĐấng được th ly t trong lòng m, người tin hô hin ti và tương lai nói vĐấng va xut hin và s xut hin.
Chim b câu xưa kia đã báo tin cho ông Noê là đại hng thđã bđầu b đẩy lùi, B câu hôm nay t trđến cũng để nói lên rng thi k hng thy ca ti lđã bđầu b đẩy lùi, đem đến nim vui cho nhân loi. Thiên Chúa lđến vi xác phàm để con người trong xác phàm trthành con cái Thiên Chúa. Nh Đức Kitô, Đấng đẹp lòng Thiên Chúa mđàng mà con người chúng ta có kh năng sng đẹp lòng Thiên Chúa.
Phép ra ca Chúa Giêsu thúc dc mi người chúng ta tiếp tc thanh ty mình sch mi vết nhơ ti li. Vic thanh ty này đòi hi chúng ta phi hy sinh và t b rt nhiu, như Đức Kitô phi chu thanh ty trong máu sau ny.
Cuđời Kitô hu là để hoàn thành nhng gì mà phép ra tđã m đầu, là tiếp tc thng hăn năđể thánh hóa con người chúng ta. Nhng đau kh th thách trong cuc sng ch mang bmt tiêu cđối vi mi người, nhưng đối vi người Kitô hu li có giá tr cu chuc vì nó đang giúp ta hoàn thành phép ra ca chúng ta. Bi l khi chu phép ra, người Kitô hu ha bước theo Đức Kitô, chiếđấu vi ti li, chp nhn mđau thương ca cuđời như Đức Kitô đã chp nhn nhng đau kh ca cuđời Ngài để thánh hóa chúng ta.
Thánh l Chúa Giêsu chu phép ra hôm nay mi gi mi người chúng ta dt khoát vi ti li, lên đường xông vào cuc chiến vĐức Kitô, t thánh hóa mình mi ngày.
Vui vì được gii phóng.
Trong mt tri giam nhng người nô l  Nam M, nhng người da đen ban ngày thì lam lũlàm vic qun qut trên nương mía, dưới ánh nng mt tri thiêu đốt, ăn không đủ no, b hành h đánh đập như mđàn vt; ban đêm li b lùa vào giam trong tri như mđám tù nhân. Bng mđêm n mt người trong bn h r tai vi nhng người chung quanh rng mt người da đen đang tìm cách để gii thoát h. Du hiđể nhn ra ngườđó là mt cây Thánh Giá trên trán ngườy. Nim hy vng dâng trào trong tâm hn ca tt c mi người; mđêm lin hkhông sao chp mđược, sng trong hi hđợi ch. Ri giây phút đó đã đến: trong đêm khuya, mt người da đen, đã đến, ln vào m ca và gii thoát h, dn h chy, chy suđêm và cui cùng h đã đến miđất t do. Ri người da đen đó biến mt. Đêm hôm sau, sau mt bui nhy múa vì nim vui được t do, mi người an gic thì bng mt lung ánh sáng giđêm khuya làm sáng rc c cánh rng nơi h đang ng. Mi người choàng tnh dy, thì thy Chúa Giêsu hiđến vi h vi cây Thánh Giá trên trán. H lin nhn ra ngườđã đến gii thoát cho h chính là Chúa Giêsu.
B giam hãm trong cnh nô l ti li, chúng ta cũng đã được Chúa đến gii thoát, nhưng ta có sn sàng chy theo Chúa Giêsu đến miđất t do hay không? Hay ta li làm như mt người Israel đã ra khđất nô l Ai cp nhưng li mun quay tr li vi nhng c hành Ai cp xưa?
 

19. Gương khiêm hạ - yêu thương

Ngày lễ hôm nay vừa khép lại mùa Giáng Sinh, vừa mở ra mùa Thường Niên. Biến cố Chúa Giêsu đến dòng sông Giođan chịu phép rửa của Gioan vừa là sự kiện Con Thiên Chúa hiển linh cho mọi người, vừa là sự kiện khai mở cho cuộc rao giảng công khai của Chúa Giêsu. Qua biến cố nầy, ta học được bài học khiêm hạ và yêu thương mà Chúa Giêsu đã nêu gương cho ta.
Gioan, người dọn đường cho sự xuất hiện của Con Thiên Chúa, kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối. Việc làm để tỏ lòng ăn năn là đến dòng sông Giođan để chịu phép rửa. Người người lũ lượt kéo đến với Gioan... Nhưng hôm nay, sự xuất hiện của một nhân vật đã gây ngỡ ngàng, bối rối cho Gioan. Nhân vật ấy chính là Chúa Giêsu. Đấng không vướng mắc một tội nào lại đến xin ông làm phép rửa! Đấng có quyền tha tội lại đứng vào hàng tội nhân! Gioan quá ngỡ ngàng không biết phải xử sự thế nào. Nhưng Chúa Giêsu đã giúp Gioan giải quyết vấn đề: "Bây giờ cứ làm thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính" (Mt 3,15).
Việc làm của Chúa Giêsu trước tiên đã nêu ra bài học về đức khiêm nhường. Thói thường không ai thích hạ mình xuống cả, chỉ muốn vươn lên hơn người, có khi vươn lên thái quá thành kiêu căng trước mặt người đời. Có một thời người ta dùng cụm từ "câu lạc bộ những người thích nổ" để nói về những người tự tâng bốc mình lên vượt hơn cái mình có được. Chính kiêu căng đã làm cho Ađam - Eva và cả nhân loại phải khổ. Chúa Giêsu đã sửa lại thái độ kiêu căng nầy, Ngài "vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, mà đã mặc lấy thân nô lệ" (Pl 2,6-7). Ngài hạ mình xuống để nâng loài người sa ngã lên. Chính thái độ khiêm hạ đứng vào hàng tội nhân của Chúa Giêsu là động lực để ta nhìn lại mình, nhận ra mình là người tội lỗi cần đến ơn tha thứ của Chúa. Từ đó, ta mau mắn chạy đến tắm mình trong dòng sông ân sủng là phép giải tội, để luôn được đứng vào hàng con cái Chúa, có Chúa Giêsu dẫn đầu.
Trong đời sống thường ngày, khiêm hạ chính là nhìn nhận giá trị thật của chính mình: có những ưu điểm cần phát huy, nhưng cũng có những khuyết điểm cần sửa chữa. Tiếc rằng ngày nay người ta lại "tốt khoe, xấu che" , luôn tìm cách che đậy những khiếm khuyết và bằng mọi cách làm cho mình nổi trội với những ưu điểm, thậm chí là những ưu điểm giả tạo. Nhận ra giá trị thực của mình mới có thể giúp mình tiến bộ hơn.
Động lực thúc đẩy Chúa Giêsu có thái độ khiêm hạ chính là tình yêu của Ngài đối với nhân loại tội lỗi đang lầm than cơ khổ. Người đời có câu: "Yêu nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng méo". Khi yêu, mọi khiếm khuyết, lỗi lầm của nhau sẽ được tha thứ, xoá bỏ. Ta hãy tập có cái nhìn yêu thương đối với mọi người mọi vật thì ta sẽ thấy thế giới nầy đáng yêu làm sao! Chiến tranh, chém giết, đau khổ đều xuất phát từ lòng thù hận, ghen ghét. Yêu thương sẽ giúp ta thấy mình không còn tranh đấu, không còn nhu cầu trổi vượt mà là sống khiêm nhu, hoà đồng với người, với vật.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy chiêm ngắm nhiều về lòng khiêm hạ và yêu thương của Chúa Giêsu. Để khi trở về với đời sống thường nhật, ta sống yêu thương hơn, khiêm hạ hơn. Sống trong nền văn minh sự chết, ta được mời gọi góp phần xây dựng nền văn minh tình thương. Đời thay đổi khi ta thay đổi. Hãy sống sao để khi ra trước toà Chúa, ta nhận được lời nói thân thương của Ngài: "Con là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về con".
 

20. Chúa Giêsu chu phép ra

(Trích t http://vi.radiovaticana.va – Suy nim ca Hà Thanh Bình)
Quý v và các bn thân mến,
Để ra mt dân chúng nhân dp nào đó, người ta thường phô trương uy tín và quyn lc ca h. Nhưng Đức Giêsu thì ngược li, Ngài khđầu s v công khai ca mình bng mt c chkhông my oai phong: chu phép ra t lòng sám hi. Ngài chp nhđứng vào hàng ti nhân để đến xin ông Gioan làm phép ra. Con Thiên Chúa khai trương công vic ca Thiên Chúa bng mt du ch khiêm tn nht mà con người có th làm được.
Đức Giêsu là Con Thiên Chúa vô ti, nhưng Ngài hoà mình vào đoàn người sám hđể cùng chia s thân phn ti nhân ca anh em đồng loi. Ngài là Đấng CĐộđếđể cu ti nhân, nhưng Ngài không t ra xa cách h, ngược li Ngài đặt mình ngang hàng vi h. Cùng vđoàn người xin chu phép ra, Đức Giêsu cũng đã đứng xếp hàng để ch đến lượt mình. Gương mt ca mĐấng Cu Thế dường như b ln trong đám đông. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò Cu Thế ca Ngài b h giá; ngược li, chính vì cùng hòa mình vi ti nhân nên Ngài có th cuđược hết mi người, k c nhng người thp bé nht.
Không phi vì vô tình hay theo phong trào mà Đức Giêsu đã xin ông Gioan làm phép ra cho mình. Chính Ngài ý thc rõ vic Ngài làm: Ngài biết Ngài là ai và phép ra ông Gioan dành cho ai.
Ông Gioan đã làm phép rđể t lòng sám hi. Ai đến vi ông đều nhn thc rng mình có ti. Tuy nhiên, lãnh nhn phép ra ca Gioan người ta cũng chưđược tha ti, bi vì phép ra ca Gioan không phđể tha ti. Phép ry ch để t lòng sám hi v ti li ca mình. Muđược tha ti, người ta phi cn phép ra cĐấng đến t Thiên Chúa, vì ch Thiên Chúa mi có quyn tha ti. Vy mà Đức Giêsu, Đấng đếđể tha ti li xin Gioan làm phép ra. Đức Giêsu biết v chính mình; và chính Gioan cũng biếĐức Giêsu – ngườđang xin ông làm phép ra – là ai, và ông nhn mình mi là người cđượĐức Giêsu làm phép ra.
Hãy chiêm ngm s ging co gia hai thế đứng trên dòng sông Gio-đan. Mt bên là k dnđường, bên kia là nhân vt chính. Ai trng hơn ai? Điu khiến c người ngoài cuc ln k dđường phi ngc nhiên là: nhân vt chính cúi mình xin k dđường làm phép ra cho mình đểt lòng sám hi!
Đức Giêsu đã sám hi tht. Ngài không có thái độ gi to khi bước xung dòng sông Gio-đan. Ngài không có ti, nhưng Ngài sám hi cho và vì ti li ca anh em đồng loi. Khi dn thân cho con người, Đức Giêsu đã để sang mt bên địa v Thiên Chúa ca Ngài. Để cu con người, Ngài phi cùng đi vi con người và cùng san s kiếp người vi anh em. Thánh Phaolô đọc thy tm lòng cĐức Giêsu và Ngài chia s cùng các tín hu Philipphê rng: “Đức Giêsu Kitô, vn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phi nht quyết duy trì địa v ngang hàng vi Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút b vinh quang mc ly thân nô l, tr nên ging phàm nhân sng như người trn thế (Pl 2,6-7).
T nay, Ngài thiết lp mt nn công chính mi. Nơđó không còn cnh k có ti t khép mình trong ti li, còn k thy mình trong sch thì đứng ra t cáo. Ngược li, chính Đấng hoàn toàn vô tđang đứng ra mang ly gánh nng ti li thay cho anh em mình. Ngài thiết lp nn công chính mđể ai bước theo Ngài cũng biết dn thân cho s công chính y. Nơđó, không còn có nguyên cáo hay b cáo na, nhưng ch còn nhng con người nâng đỡ nhau trong hành trình mà ai cũng có nhng yếđui. Yếđui ca người này có th là đim mnh ca người kia, và ngược li. Nh thế, bước chân khp khing ca người này s được người kia nâng dy; l hng ca người kia s được người này bù đắp. Trong s công chính mi, người ta cđến nhau để b túc cho nhau. Nơđây, nhng người bước theo chân Đức Giêsu s hđược t thy chí thánh ca mình mu gương san s gánh nng và đau kh vi anh ch em đồng loi.
Mng l Chúa Giêsu chu phép ra, chúng ta được mi gi làm mi li ân sng ca Bí Tích Ra Ti mà mình đã lãnh nhn. Đức Giêsu đã chu ra trong nướđể ban cho chúng ta ân hu được ra trong Thánh Thn. Ngài đã t lòng sám hi t phép ra trong nước, để chúng ta được tha ti nh phép ra trong Thánh Thn; và hơn thế na, được tr nên con người mi, được làm con Thiên Chúa vi quyn tha kế nước ca Người (x. Rm 8, 16-17). Mt khi nhn ra giá tr ca Bí Tích Ra Ti, chúng ta s sng xng đáng hơn vơn mà Bí Tích này mang li, như li khuyên ca Thánh Phao-lô dành cho các tín hu Roma: chúng ta được dìm vào nước thanh ty, để thuc v Đức Kitô Giêsu... hãy coi mình như đã chếđối vi ti li, nhưng nay li sng cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu (Rm 6, 3.11).
Biến c khai mc công trình cđộ ca Thiên Chúa được xác chun bi cuc thn hin ca cBa Ngôi. Nơđó, chính Chúa Cha đã chng thc cho Đức Giêsu. Vì thế, nhng ai bước theo con đường cĐức Giêsu, trong phép ra ca Ngài, s không s lc li.
 

21. Khai m thđại mi – Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Thưa qúy OBACE, Báo chí thế gii trong nhng ngày cui năm 2012 đã bu chn 10 gương mt quyn lc có nh hưởng nht thế gii trong năm 2012, thì ngườđứng đầu danh sách là Tng thng M, kế đến là Th tướng Đức, Tng thng Nga, Bill Gates và kế đến là Đức Giáo Hoàng Benedicto 16. Nhng con người này được ghi nhđã có nhng nh hưởng ln nht trên toàn thế gii trong năm qua. Riêng đối vĐức giáo Hoàng, Ngài không phi là mt nhà lãnh đạo chính tr hay quân s, cũng không phi là ngườđứng đầu mt quc gia giàu có to ln nhưnước M, Ngài cũng không phi là nhà điu hành kinh tế như Bill Gates, vy mà tiếng nói và nh hưởng ca Ngài vn lan rng trên thế gii và góp phn xây dng hòa bình cho thế gii và làm thay đổi b mt thế gii. Vy thì quyn lc và sc mnh cĐức Giáo Hoàng đến t đâu? Thưa quyn lc và sc mnh đến t chính Đức Giêsu, và s mng ca ngài là tiếp ni s mng ca chúa Giêsu là đem tình yêu thương cđộ và bình an đến cho toàn thế gii.
Hôm nay chúng ta cùng vi Giáo Hi mng l Chúa Giêsu chu phép rđể khai m mt thi k mi, mt s mng mi. Nếu như vi màu nhim Giáng Sinh, Đức Giêsu đã đến trn gian trong âm thđơn sơ dưới hình hài ca mt em bé, và lin sau đó là nhng năm sng đờn dt mt cách bình thường ti thôn làng Nazareth, thì hôm nay, vi biến c chu phép ra ti sông Giodan, Chúa Giêsu đã chính thc, và công khai bđầu s mng rao Ging Tin Mng ca Nước Thiên Chúa cho mi người.
Tin Mng Luca hôm nay đã phân bit rõ ràng cho chúng ta v s mng ca Gioan và s mng ca Chúa Giêsu, cũng như phép ra ca Gioan và ca Chúa Giêsu sau này. Sng trong mt thi k khao khát Đấng Cu Thế, thì vic xut hin ca Gioan, vi li ging mnh m và cương quyết, vi s thu hút đám đông và vic làm phép ra, thì nhiu ngườđã nghĩ rng Gioan chính là Đấng Mesia. Gioan đã không o tưởng v mình, ông cũng không vượt quá gii hn ca mình, ch là người dđường, vì thế ông đã không ngi ngđể thanh minh cho mi người khi s lm tưởng khi qu quyết vi h rng: Tôi không phi là Đấng Mesia. Ông đã nói v s gii hn ca mình để làm ni bt s mng và s vô hn cĐấng đến sau ông: Tôi ra anh em bng nước, nhưng có Đấng đến sau tôi, quyn năng hơn tôi… s ra anh em bng Thánh Thn và bng la. Như thế Gioan đã xác định cho thy phép ra ca ông không có sc mnh tha ti, mà ch là mt dy hiu bày t lòng sám hđể đón ch mt phép ra thc s bng thánh Thn và bng la, tc là mt phép ra trong quyn năng và lòng yêu mến.
Giđám đông như thế, Chúa Giêsu - Đấng không h có ti, li khiêm nhường bước xung dòng sông, đứng chung hàng vi ti nhân và cũng xin được chu phép ra t tay Gioan. Vic làm này không ch din t s h mình thm sâu ca Thiên Chúa, mà còn là đánh du mt thđại mi, thi mà Thiên Chúa không còn  xa, nhưng Ngài đã bướđếđể tìm kiếm con ngườđểgánh vác ti li con người. Thánh Luca đã thut li: Đang khi Người cu nguyn thì tri m ra, và Thánh Thn ng xung trên Người dưới hình chim b câu. Tác gi mun nhn mnh rng chính li cu nguyn ca Chúa Giêsu đã khiến cho ca tri m ra, hình nh này gi nh li ngày xưa khi Adam Eva cđứt mi dây liên h vi Thiên Chúa, phá hy các cuc chuyn trò vi Thiên Chúa, đã làm cho ca trđóng li, thì hôm nay Đức Giêsu là Adam mđã ni li mi dây thân tình vi thiên Chúa, qua nhng cuc trò chuyn và cu nguyn thân mt vi Thiên Chúa. Ca trđược m ra k t đây, qua Chúa Giêsu,Thiên Chúa có th d dàng đến vi con người và con người cũng có th d dàng đến vi Thiên Chúa.
K t biến c này s mng loan báo Tin Mng ca Chúa Giêsu đã bđầu, và s mng này đã được ghi du bi sc mnh và s dn dt ca Chúa Thánh Thn, đó là s mng yêu thương và phc v, tha th và cu cha, tìm kiếm và chăm sóc cho nhân loi chúng ta. Tiếng t tri phán: Con là con yêu du ca cha, cha hài lòng v con, va là li Thiên Chúa cha gii thiĐức Giêsu ca cho toàn th nhân loi, va là li xác định v s mng mà Thiên Chúa cha đã trao phó cho Ngài mà Đức Giêsu đã hoàn toàn vâng phđón nhn. Chính t s hài lòng v s mng ca Chúa Giêsu và hiến tế ca Ngài mà Thiên Chúa Cha đã ban ơn cđộ cho toàn th nhân loi.
S mng ca Chúa Giêsu đã m ra mt thi kì mi và có nh hưởng trên toàn th thế gii cho đến ngày tn thế, tuy nhiên để có th tiếp nhn và sng trong thđại mi, thì cũng cn phi có nhng con người mi, thích ng được vi nhng đòi hi mi như li Isai đã kêu gi: Thi nô dch thi hy diđã mãn, và hãy m mt con đường thng băng cho Thiên Chúa chúng ta, hãy lp mi h sâu và hãy bt mi núi đồi, để cho Thiên Chúa ng đến. Li kêu gi này là mđòi hi canh tân đổi mi, un nn li cuđời và sng cho ngay thng trước mt Thiên Chúa và mi người, vì để tiếp nhđược Tin mng cĐức Kitô, đòi mi người phi chp nhn mt cuc biếnđổi, lt xác để tr nên con người mi, con người ca Tin mng, để có th sng trong tình yêu thương chăm sóc ca v mc t Giêsu.
Bài đọc hai, Thánh Phaolô đã ch rõ cho chúng ta phi sng con người mi ca Tin mng nhưthế nào. Tt c chúng ta đã lãnh nhn phép ra trong Thánh Thn và la cĐức Kitô, và được tha th ti li và đượđón nhn vào nhà Thiên Chúa, chính vì thế Thánh Phao lô mi gi chúng ta phía t b li sng vô luân và nhng đam mê trn tc, sng chng mc công chính và đạđứ trn gian này.
Thưa quý OBACE, qua Bí Tích Ra ti, chúng ta đã được cu chuc, được tái sinh và tr nên con cái Thiên Chúa, đó là mt ân phúc Thiên Chúa ban tng cho chúng ta. Tuy nhiên ân phúc này s ch sinh hiu qu và đem li hnh phúc cho chúng ta khi chúng ta tích cc cng tác và làm cho nhng ơn này tr sinh trong cuđời mi người. Tr nên con cái Thiên Chúa đòi chúng ta ph sng cho xng đáng vi vinh d y, tc là phi loi tr nhng gì là phàm tc tm thường ra khi cách sng, cách suy nghĩ và hành động ca chúng ta, và phi tích cc làm nhiu vic thin vic tt cho mình và cho mi người; là nhng ngườđược cu chuc, chúng ta không thđể mình b rơi li vào s ràng buc ca ti li dc vng và tt xu, vì Thiên Chúa đã ban cho ta sc mnh Thánh Thn ca Ngài giúp ta chiếđấu và chiến thng trước nhng ràng buc lôi kéo đó, hãy da vào sc mnh ca Thánh Thđể chng tr li nhng tn công ca ma qu và cám d.
Mng l Chúa Giêsu chu phép ra hôm nay nhc cho mi người nh đến s mng ca mình trong đời sng thường ngày, là nhng bc cha m, chúng ta cũng cn ty ra chính bn thân mình khi nhng đam mê như rượu che c bc, cá độ, lô đề nó đang bôi bn hnh phúc và sbình an ca gia đình, thanh ty khi gia đình mình khi s gian di, chi bi cãi vã, mà thay vào đó là s quan tâm thông cm chia s vi nhau nhiu hơn, và mi người hãy góp phn làm cho gia đình nên m cúng thun hòa, cùng nhau vun đắp cho hnh phúc gia đình mình bng nhng gi kinh nhng gi cu nguyn sm ti, sng như thế là chúng ta đang chung tay đổi mi gia đình và con cái nên nhng con ngườđược Thiên Chúa yêu thương và cu chuc.
Ngày l này cũng nhc cho các bn tr nh rng mi người chúng ta đã lãnh nhn Bí tích Ra ti và thuc v Đức Kitô, vì thế chúng ta không th để mình thuc v hay là rơi vào tay ca ma qu và s xu, nhưng đòi mi người phi dám sng cho xng đáng là mt người Kitô hu trong xã hi hôm nay, t hào vì mang danh là Kitô hu. Vì đã thuc v Đức Kitô, nên chúng ta cũng phi thi hành s mng mà Chúa trao phó cho mi người, tùy theo hòan cnh môi trường sng ca mình, s mng y là tiếp tđem tình yêu thương đến cho thế gii, cùng nhau xây dng mt môi trường sng tđẹp hòa bình, cùng nhau làm cho tinh thn ca Tin Mng lan ta trong xã hi hôm nay, nơi nhà trường, nơi xí nghip, nơi gia đình ca mi người.
Khi mi người chúng ta c gng sng vi mt quyết tâm đổi mi bn thân, gia đình và xã hi, hoàn thành tt s mng Chúa đang trao phó, thì Nước Tri cũng s m ra cho chúng ta và cho mi người và chính Thiên Chúa cũng s ni vi ta rng: Con là con yêu du ca ta, ta hài lòng v con. Amen
 

22. Đim hn bt ng – ĐGM Vũ Duy Thng

(VI C TÂM TÌNH – Trg. 37)
Gn nhà th Đức Bà là c mt qun th panô, người ta dng lên để qung cáo cho nhng phim nh đang được trình chiếu ti các rp trong thành ph. Dù mun hay không mun, mi lnđi qua, nhng ta phim c tri ra như tm thđơn thơm nc mi mc, đến ni mt người bn thy thế có lđã tht lên câu đùa: “Nếu chu khó xem hết nhng panô qung cáo này, người ta có th tr thành nhà đim phim nghip dư đấy”.  nh! Không xem phim thì xem ta phim, biếđâu li chng là mt cái thú?
My tun l gđây, th để ý, đã thy xut hin mt cun phim mi tđề “Đim hn bt ng. Chng biết ni dung thế nào, nhưng ta phim đã âm thđi vào b nhđể ri cht lóe lên khi tiếp cn vi trang Tin Mng hôm nay, đến ni cũng mun gi l Chúa Giêsu chu phép Ra như là mđim hn bt ng.
1) Đim hn bt ng gia Gioan Ty Gi và Chúa Giêsu.
Phúc Âm Nht Lãm đưa ra ba bn văn song song rt ging nhau v vic Chúa Giêsu chu phép Ra, nhưng riêng bn văn ca Matthêu mi có mđối thoi ngn gia Gioan Ty Gi và Chúa Giêsu như được trích đọc trong Tin Mng hôm nay. Và chính mđối thoi tưởng như trm chìm y li là mt bt ng lý thú làm nên đim hn cho phép Ra nơi sông Giođan.
Khi gii thiĐức Giêsu cho dân chúng, Gioan Ty Gi đã tuyên b rng mình ch là tiếng kêu bên ngoài, còn Đức Giêsu mi là Li làm nên ý nghĩa; mình ch là cát hoang tri dài sa mc, còn Đức Giêsu mi là NĐường thênh thang đi ti; mình dđến trước nhưng li có sau, còn Đức Giêsu dđến sau nhưng hng có trước; và mình ch ra trong nước, còn Đức Giêsu mi là Đấng s ra chính thc trong Thánh Thn. Ông t nhn mình không đáng xách dép cho Đấng Cu Thếy thế mà, bt ng thay, chính Đức Giêsu lđến vi Gioan Ty Gi nng nđòi ông làm phép Ra cho mình: ch s bước xung làm th nhân, còn th nhân li min cưỡng đóng vai chs.
Điu bt ng là điu người ta không ch đợi.  đây còn mnh nghĩa hơn, bđiđó Gioan Ty Gi không h nghĩ ti nên dám đâu đợi ch. Và vì thế, bt ng li càng bt ng hơn. Nhưng chính điu bt ng đã thành đim hn giao ca thế h gia CƯớc mà Gioan Ty Gi là đại biu kết thúc vi Tân Ước mà Đức Giêsu là Đấng khđầu.
Đồng thi, đó cũng là đim hn gp g bt ng trong vi“chu toàn thánh ý Chúa”. NơĐức Giêsu, đó là vic Người sng ly thái độ công chính ca Israel, nhưng lđưa s công chính y tđỉnh cao hoàn thin, cũng như khi chu phép Ra bi nước, Ngườđã thánh hóa chính ngun nước tái sinh. Còn nơi Gioan Ty Giđó là vic ông đổ nước cho Đức Giêsu, mt vinh d đến bt ng, nhưng cũng chính vào gi phút y, ông cm nhn rt rõ rng s v ca mình tđây đã mãn: “Người phi ln lên, còn tôi phi nh đi”. Hình như ông đã sn sàng để chu mt phép Ra khác, cũng là đim hn bt ng cho ông: đó là kiếp ngc tù.
2) Đim hn bt ng gia người Tôi T đau kh và Người Con chí ái.
Nếu bên ngoài, vic Chúa Giêsu chu phép Rđã là mđim hn cho Gioan Ty Gi gp gĐấng Cu Thế, thì đi sâu vào chính mu nhim, đó còn là đim hn bt ng gia người Tôi Tmà Tiên tri Isaia đã ghi li trong bài ca th nht (bài đọc th nht) và Người Con chí ái ca Chúa Cha mà phn sau trích đon Tin Mng đã nêu lên, làm thành mt l Hin Linh mi cho tt cnhng ai cđược cđộ.
Khi bước xung dòng sông phép Ra, Đức Giêsu t mình ra không ch là Đấng đã đến sng gia con người, mà còn là Đấng sng cho con người bng cách đón nhn vào mình đời sng thc th ca hđể trn vn liên đới vi h mi mt, k c mt yếđui tăm tđớn hèn nht là thân phn ti nhân. Người là tôi t ca Giavê đã t nguyn gánh ti trn gian, đã t h chu hết mi nđau ca toàn th dân mình, và mc du chng vướng ti nhơ, Ngườđã nhn nhc cúi xung lãnh nhn phép Ra thng hi ch vì mun liên đớđến cùng vi mi ti nhân.
Nhưng bt ng làm sao, chính khi bước lên t dòng sông phép Ry, Đức Giêsu li t mình ra trong mt quang cnh hoàn toàn khác l, làm thành đỉnh cao ca toàn th mu nhim Hin Linh: Ngườđược tiếng t tri xác nhn là Con chí ái và được Thánh Thn tn phong làm Đấng quy t tt c nhân loi v mđầu mi cđộĐất bng gp Tri, Người Tôi T đau kh bng hóa nên Người Con chí ái, và Người t h xóa mình ra không li bt ng nên Đấng va làm đẹp lòng Cha, va làm tha lòng mong ước ca bao thu đợi ch.
Và như thế, dòng sông phép Rđã nên đim hn bt ng để Chúa Giêsu t mình cho nhân loi: Người vn là Con chí ái ca Chúa Cha, nhưng đã t h làm người Tôi T, và khi đđến cùng trong đau kh, Người là Đấng thuc v Tri cùng vi Chúa Cha và Chúa Thánh Thn.
3) Đim hn bt ng giđời làm người và đời làm con Chúa.
Đim hn bt ng nơi sông Giođan, đối vi Chúa Giêsu, đã như mt d báo v công cuc TNn và Phc Sinh, để t đó m ra nhng đim hn mi cho tt c nhng ai đã lãnh nhn Bí Tích Ra Ti.
Được tr nên chi th Chúa Kitô, được thông phn s sng thiên linh và được tr nên con Thiên Chúa: đó là thiên chc cđời tín hu. Nhưng thiên chy không min chun cho h khi phi chu toàn nhng trách v trong đời sng trn thế mà h là thành phn. Do đó, đời tín hu chính là mđim hn bt ng gia cuc sng đời và cuc sng đạo, gia phn làm con người và phn làm con Chúa, gia s sng nhân linh và s sng thiên linh. Vđề đượđặt ra  đây là làm sao chu toàn được c hai mt sng trong cùng mt cuđời, làm sao cho mt ân sng không bnhn chìm vì nhu cu cơm áo, và làm sao cho mđời thường được nâng lên ngang tm vi sc mnh ca thánh ân?
S là mđim hđáng bun nếu như hai mt sng không có s đồng b, s là mđim hđáng trách nếđạđời vn tiếp tc ly thân; nhưng s là mđim hn ca nim vui nếu như đời tín hu là mđời biết chu toàn thánh ý Chúa, cho du nhiu khi vì thánh ý mà phi chp nhn mt s thit thòi nào đó trong đời.
Và bi vì vic Chúa chu phép Ra là mt bt ng v tình liên đới, nên gii lut yêu thương vi nhng hành động c th cũng là mđim hđem li nhng hiu qu bt ng nht cho nhng k sng tinh thn ca con Chúa trong phn kiếp ca con người. Biết liên đới là biết dp b mi hàng rào cn li yêu thương, và sng liên đới cũng có nghĩa là không mt mi vượt qua nhng ranh gii v k ca bn thân mình, để không ch đón nhn người khác mà còn quan tâm thăng tiến h na.
Hôm nay Phng V khép li Mùa Giáng Sinh, đồng thi m ra Mùa Thường Niên. Không còn na nhng tưng bng bên ngoài, nhưng vn có đó mt sâu lng nim vui. Bi cuđời Chúa Kitô là đim hn gia thiên tính và nhân tính để bt ng m ra mùa cđộ, cuđời mi Kitô hu cũng mun là đim hn giơn thánh Chúa và n lc con ngườđể xin được vươn ti nhng bt ng hnh phúc.
 

23. Chúa Giêsu chu phép ra

Hôm nay, chúng ta cùng vi Giáo Hi mng l Chúa Giêsu chu phép ra, đánh du s xut hin công khai và bđầu cuđời rao ging Tin Mng nước Thiên Chúa ca Ngài. Chúng ta biết rng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài xung thế làm ngườđể cu chuc nhân loi và là Đấng hoàn toàn vô ti, nghĩa là không vướng mt khuyếđim hay mt ti li nào. Ngài b cám d nhưng không b sa ngã. Vy mà trong bài Tin Mng hôm nay thut li vic Chúa Giêsu lđến vi Gioan để xin lãnh nhn phép ra. Theo suy lun bình thường, thì Ngài đâu phi lãnh phép ra ca Gioan, vì phép ra là mt du hiu sám hi ch dành cho k có ti. Có ti mi cn sám hi, có nhơ bn mi cn ty ra, và chính Gioan Ty Gi cũng đã thc mđiu này. Nhưng đây, vic Chúa Giêsu chu phép ra ca Gioan mang mt ý nghĩđặc bit. Cá nhân Ngài hoàn toàn vô ti nhưng Ngài mang mt s mng là gánh ti trn gian và chu chếđể đền ti cho nhân loi. Nếu Ngài chu chếđể đền ti thay cho toàn th nhân loi ch không phi cho riêng Ngài thì cũng vy, Ngài lãnh nhn phép ra ca Gioan là để lòng sám hi cho c nhân loi chkhông phi cho bn thân Ngài, vì Ngài luôn luôn và mãi mãi là Đấng hoàn toàn vô ti.
Nếu khđầu cho mu nhim nhp th, Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã chp nhn mang mt thân xác yếu hèn, thì khđầu cho mt s mng công khai Ngài chp nhn cho mt thân phn ti li, thân phn ca người tôi t mà đã được ngôn s Isaia din t trong bài đọc I: “Này là tôi t Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta tuyn chn”. Và đó cũng chính là thân phn ca người Con yêu du mà Chúa Cha hài lòng v Người. Thánh Giám mc Maximo đã nói: “Nếu Ngài giáng sinh, Ngài sinh ra làm Người t mt trinh n thì hôm nay, Ngài sinh ra trong bí tích ca mu nhim Ba Ngôi Thiên Chúa”.
Khi tng trđược m ra vi s xut hin ca Chúa Thánh Thn qua hình nh chim b câu và tiếng nói ca Chúa Cha. Chúa Giêsu đến sông Giođan và Ngài mun thanh ty trong giòng nước không phđể giòng nước thánh hóa Ngài, nhưng để Ngài thánh hóa giòng nước. Và t đây, giòng nước mang mt ý nghĩa thanh ty mi trong bí tích ra ti ca Gioan. Khi Ngài b dìm xung thì chúng ta được cu vt, nhưng khi Ngài b treo lên chúng ta được gii thoát và khi Ngài chu chết thì chúng ta được cu sng.
Vic Chúa Giêsu chu phép ra hôm nay nhc chúng ta xác tín hơn vào mu nhim nhp thlàm người ca Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô đang  gia chúng ta, mt Thiên Chúa đã kết thân vi con người và gn gũi vi nhân loi. Tng tri b che lp bi ti li nay được m ra vĐấng Cu Thế để Thánh Thn Chúa ng xung trên Đấng mà Chúa Cha yêu thương và gi là “Con Yêu Du”. Chính biến c này còn nhc nh chúng ta v ơn phép Ra Ti mà chúng ta đã lãnh nhn. Chúng ta được tái sinh để tr nên người mi, nghĩa là chúng ta đã thc s tr nên con cái ca Thiên Chúa, đồng tha t vi Chúa Giêsu. Chúng ta không còn phi là k xa l mà là người nhà ca Thiên Chúa. Vì chính qua bí tích Thánh Ty chúng ta đã được tháp nhp làm chi th mà Chúa Giêsu là Đầu, chúng ta còn được tham d vào các chc v tư tế, ngôn s và vương gi ca Chúa Giêsu. Nhng gì Chúa Giêsu đã sng như là “Con Yêu Du” duy nht ca Chúa Cha thì tt c loài người chúng ta cũng đang được mi gi như thế để sng đúng vi con cái ca Thiên Chúa.
Xin cho mi người chúng ta luôn luôn sng vng mnh vđức tin để chúng ta mãi mãi là con yêu du ca Thiên Chúa.
 

24. Chúa Giêsu chu phép ra.

Mt biến c quan trng, mt li tuyên b chính thc t tri cao đóng n vào công cuc cu thế ca Ngôi Lđã xy ra trong hoang địa vng v, qua s khiêm nhường và h mình ca hai người trong cuc là Gioan Ty gi và Chúa Giêsu. Đang lúc toàn dân nóng lòng ch đợĐấng Mêsia, thì Gioan xut hin rao ging thanh ty thng hđể được tha th ti li. Nhìn vào đời sng thánh thin và kh hnh ca Gioan, dân chúng đã lm tưởng ông là Đấng Mêsia, nên đã vi tuôn đến vi ông. Để tránh s ng nhđó, ông đã vi vàng ci chính: “S đến sau tôi, Đấng quyn thế hơn tôi, tôi không đáng cúi xung ci giây giy Ngài”.
Thế nhưng khi Chúa Cu thế Giáng sinh  Belem thì chng có ai nhn ra Ngài, ngoi tr các mđồng và các đạo sĩ.
Các sách Tin Mng không nói nhiu v thi niên thiếu ca Chúa Giêsu ti Nazarét. Điđó cho thy quãng thi gian 30 năn dt ca Chúa vn là thi gian b quên lãng. Nhưng ri mt ngày kia, Ngài xut hin công khai  b sông Giodan, nơi Gioan đang làm phép ra, lúc đó Ngài đã 30 tui.
Chúa đến vi Gioan và xin ông làm phép ra cho mình. Đượơn soi sáng. Gioan biết mình đang đứng trước mĐấng s làm phép ra trong Thánh Thn, nên ông đã t chi: “Chính tôi cđược Ngài thanh ty cho, thế mà Ngài lđến vi tôi”. Nhưng Chúa Giêsu đã thuyết phc Gioan hãy làm theo thánh ý Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu va lên khi nước, thì tri m ra và Thánh Thn Chúa ly hình b câu đậu xung trên Ngài, và có tiếng t tri: “Con là Con chí ái ca Ta, k Ta đã sng m.
Phép ra mà Chúa Giêsu đã lãnh nhđã khai mào cho s v và con đường cu thế ca Ngài: con đường ca người tôi t đau kh. Mi kitô hu chúng ta cũng đã lãnh nhn phép ra trong Chúa Thánh Thn, nh đó chúng ta tr nên con cái Thiên Chúa. Phép rđó đã biến chúng ta thành mt to vt mi, và chính cuc sng mi này đòi hi chúng ta phđi vào con đường ca Chúa Giêsu: tr thành tôi t ca Thiên Chúa, đồng thi tr thành tôi t mi người, hiến thân phc v vì hnh phúc ca mi người.
 

25. Phép ra ti ca ta có làm ta thc mc không?

(Trích t ‘Lương Thc Ngày Chúa Nht’ – Achille Degeest)
Chúa Giêsu ‘đến xin Gioan làm phép ra’. Điu này có th làm ta ngc nhiên. Gioan Ty Gi là ngườđầu tiên phđối. Con ngườđâu có th thánh hóa Đấng Thánh! Nhưng Chúa Giêsu bo c vic làm như Người xin, vì cn phhoàn thành s công chính. S công chính nào đây? Là scông chính ca Người Tôi T mun vâng li. Đức Kitô đã vâng li, đã chn vâng li. Ý nghĩa ca phép ra bi Gioan là đưa loài ngườđến ch vâng phc Thiên Chúa. Đức Giêsu đi vào con đường y, nhưng khác vi ta  ch tư cách ca Người là tư cách Người Con có Chúa Thánh Thn ng xung trên mình, và làm vui lòng Chúa Cha hoàn toàn. Vic Người xin chu phép ra có mcđích dđưa vâng lđến ch hoàn ho, bng cách biến nó thành nim tuân phc ca con tho. Hành vi khđầu cuđời công khai ca Chúa chđựng mm mng tt c nhng li nói, vic làm s được phát trin v sau, trong mu nhiĐức Kitô. Th nêu lên hai câu hi:
1) Chúng ta có nghĩ ti vic ra ti ca ta như mt biến c sơ khi cn phi phát trin trong sut cuđời không?
Đa s chúng ta đã được ra ti lúc mi sinh ra. Sau đó chúng ta hp th mt nn giáo dc tôn giáo. Có l ta trung thành gi đạo vì thói quen hơn là vì chn la ý thc, sáng sut, t do –schn la mà đức tin đòi hi. Câu chuyn Chúa Giêsu chu phép ra phi làm cho ta suy nghĩ vgiá tr chân thc cđời sng Kitô hu ca mình. Chng hn, ta có th da vào các bn văn và li kinh trong nghi thc ra ti, để t đặt ra cho mình mt s câu hi. Có bao gi, nhân dp nghi l ra ti mt em bé, ta t nhđiu mà chúng ta đang tham d đó, mt ngày xa xưđã xđến vi ta và đã hướng ta vào mt cuc sng hin ti hay không? Mt s đề tài trong nghi thc ra ti có th làm đầđề cho ta suy nghĩ như t b ti li, ma qu, s d; kết hp vĐức Kitô; vi Giáo Hi và Thánh Th ca Người; sng như con tho vi Chúa và như anh em vi mi người; th phượng Chúa trên hết; tinh thn trách nhim thiêng liêng trong Giáo Hi và trong đại gia đình nhân loi v.v…
2) Phép Ra trong nước và Thánh Thn hướng ta v phép Ra Ti quyếđịnh nào?
Lâu lm sau khi chu phép ra bi Gioan, Chúa Giêsu tuyên b: “Có mt phép ra ta cn phi nhn, và ta khc khoi biết bao cho nó thành s thc” (Lc 12,50). Chúa Giêsu nghĩ ti cái chết trên thp giá như là s hoàn thành tt bđời sng vâng li mà Ngườđã chn la. Chúng tôi không nói người Kitô hu phi hoàn thành ơn Thánh Ty ca mình trong khc khoi. Trái li mđúng. Nhưng h phi luôn luôn t hi: Mình có thc hin thánh ý Chúa Cha, ngày li ngày, trong sut cuđời không? Ý Chúa Cha đòi buc h đi vào trong s hip thông vđức tuân phc ca Chúa Giêsu Kitô bng cách này hay cách khác và do đó buc h phi chếđể phc sinh. Bí tích Thánh Th chúng ta đã chu, hướng ta v phép ra, quyếđịnh được din t qua tiếng ‘thưa vâng’ đối vi Chúa; qua tiếng ‘thưa vâng’ cui cùng, vào thi gi mt mình Chúa biết, s niêm n lưng thun bt di bt dch ca ta trước kế hoch yêu đương do Chúa đề ngh vi ta.
 

26. Giúp đỡ Đức Kitô

Ngôi thánh đường trong làng được xây ct sp hoàn thành, ch còn vic gn cây Thánh Giá lên đỉnh tháp chuông. Thế nhưng giàn ráo li không lên ti nơi. Mt thanh niên khe mnh và cao ti 1m8 tình nguyn kiu người th hàn trên đôi vai ca mình. Mi ngườđứng dưới sân nín ththeo dõi.
Sau cùng, công vic cũng đã kết thúc, c hai đều leo xung. Nhưng khi vđặt chân tđất, chàng thanh niên lc lưỡng b ngt xu, bi vì hai tay và vai anh đều b phng. Ti sao vy? Bi vì khi người th hàn cây thánh giá, chì sôi tng git rt xung trên vai anh. Mc du rđau đớn, nhưng anh không dám c động, bi vì bt k mt c động nào trong hoàn cnh như thế scó nguy cơ làm cho anh th hàn rơi xung. Phi mt my tun l nhng vết phng mi cha lành.
T câu chuyn trên chúng ta đi vào đon Tin Mng sáng hôm nay và chúng ta nhn thy mt người còn nhit tình và can đảm hơn thế na. Đó là Gioan Tin Hô.
Ông đã chđau kh: Mc áo nhm, ăn châu chu và mt ong rng. Ông đã chp nhn b chtrích và b bt b, cui cùng chính ông đã hy sinh mng sng để làm chng cho s tht. Ông là mt s gi, mt tin hô được sai đi trướđể dđường cho Đấng Cu thế. S mng ca ông là là loan báo cho mi ngườđược biếĐức Kitô chính là Đấng Cu Thếđược mong đợi t hàng ngàn năm v trước. Ông đã nâng cao Đức Kitô lên để Ngài có th cu chuc chúng ta bng cây thp giá. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cũng được mi gđể làm mt công vic như thế.
Đon Tin Mng còn cho thy: Đức Kitô đã khđầu cuc sng công khai ca mình bng cách chu phép ra ca Gioan. Dĩ nhiên phép ra ca Gioan không phi là mt bí tích mà ch là mt nghi thc sám hi, để đánh du s chi dy quay tr v cùng Chúa. S dĩ Chúa Giêsu lãnh nhn phép ra ca Gioan là vì Ngài muđồng hóa mình vi thân phn ti nhân. Ngoài ra, cũng nhđó, Ngài thánh hóa nướđể dùng trong bí tich Thánh Ty sau này.
Chính vì thế, biến c ngày hôm nay còn nhc nh cho chúng ta v bí tích ra ti mà chúng ta đã lãnh nhn. Chúng ta cũng được mi gi cng tác vĐức Kitô, loan báo cho mi người nhn biết Ngài chính là Đấng Cu thếđồng thi tiếp tay vi Ngài trong công cuc cđộ trn gian bng mu nhim thp giá.
Là nhng người cha và nhng người m, chúng ta hãy nói cho con cái chúng ta nhng điĐức Kitô đã nói va đã làm. Như thế, chúng ta cũng đang loan truyĐức Kitô cho con cái chúng ta vy.
Là người giáo dân, chúng ta hãy c gng sng theo tinh thn Phúc âm, và như thế chúng ta cũng đang giúp đỡ Đức Kitô rđó.
Ngoài ra chúng ta còn có th cng tác và chia s công vic vi Ngài bng cách dy giáo lý, cu nguyn và hy sinh cho vic truyn giáo, b thí và giúp đỡ nhng k nghèo đói và bt hnh. Mi vic chúng ta làm nhân danh Kitô hu là chúng ta cng tác vi Ngài để đem sc sng và sc mnh ca Ngài cho nhân loi. Cn phi có nhng Gioan Tin hô để dđường Chúa đến. Cn phi có nhng người như anh thanh niên sn sàng hy sinh để giúp đỡđể cng tác vi Ngài trong chương trình cđộ.
Nói tóm li, mi người chúng ta cn phi biết chu toàn thánh ý Ngài gia lòng cuđời, để ri trong ngày sau hết, chính Chúa Cha s tuyên phong chúng ta, như ngày xưa Ngài đã tuyên phong Đức Kitô bên b sông Giocđan: “Này là Con Ta yêu du, đẹp lòng Ta mđàng”.
 

27. Chúa Giêsu đi vào hođộng – André Sève

“Khi y Chúa Giêsu bđầu cuc sng công khai và đến vi Gioan để được chu phép ra”. Bướđầu này quan trng hơn phép ra, Matthêu làm cho chúng ta cm thđiu này bng cách đánh du s dn dp khác thường trong li viết ca mình: “Ngay khi Chúa Giêsu chu phép ra xong, Ngài lên khi nước và các tng tri m ra”.
Chúng ta đang tham d vào “thn khi”, tc s mc khi các mu nhim ca Chúa. Miêu tnhng điu tương t khó đến ni thánh s ch có th s dng văn phong “thiên cm”. Chúng ta nên tiếp nhn, không quá c th nó nhưng cũng không biến nó thành s tưởng tượng đơn thun. Ngày y trên b sông Giócđan đã xy ra vic lên ngôi cĐấng Cu Thế và s mc khi v nhân tính ca Ngài.
Lúc Chúa Giêsu chu phép ra, Thiên Chúa phá v s im lng đã có t lâu, tiếng ca Chúa Cha công b mđiu gây kinh ngc. Nhưng trướđó Thánh Thn phi can thip vào nhng ln sáng to và nhng ln xc du, Đấng bay là là trên mt nước trong Sáng thế ký, Đấng làm cho Ngôi Li nhp th trong lòng M Maria và là Đấng phi tác động mnh đến Ngài để làm cho Ngài thành Đấng Cu Thế hng đượđợi trông (Is 11,1-9).
Đây là lúc: “Chúa Giêsu thy Thánh Thn Chúa ng xung trên Ngài”. Ngài long trng nhm chc cu thế: Ngài là Đấng được xc du (Đấng Cu Thế trong tiếng Do thái và Kitô trong tiếng Hy lp có nghĩa là được xc du). Giêsu Nadaret là Đấng Israel trông mong, toàn b Lch sthánh t t tiến ti lúc Thánh Thn tác động trên Giêsu để ri giao cho Ngài s mng cĐấngđược xc du.
Đó là điđã được ch đợi. Điu bt ng cũng đến t tri, tc là Thiên Chúa: “Có tiếng t tri phán bo: Đây là Con yêu du ca Ta”.
Đấng Cu Thế là Con Thiên Chúa! Sau biết bao thế k ch đợi, người Do thái vn t chi mc khi này. H vn còn ch đơĐấng Cu Thế, và đây là s hiu lm to ln nht trong lch s. Giêsu-Đấng Cu Thế, Giêsu- Kitô đã làm h lc hướng do nhng v b ngoài thc s quá đơn sơ: “Đấng Cu Thế là con ca bác th mc!”. Nhưng đồng thi Ngài làm h ghê tm do ý định mà h đoán được: “Mt người phàm làm ra v là Con ca Thiên Chúa, tht là phm thượng!”
Chúng ta đừng vi nghĩ rng gi đây tt c đối vi chúng ta đềđơn gin. Mi tình tiết ca Phúc Âm và thm chí mi t trong đó đều là nhng giai đon ca mt bướđầu rèn luyn rt khó khăn ca chúng ta: hiu cho được s mng ca Chúa Giêsu-Đấng Cu Thế và bn th Con Thiên Chúa ca Ngài, cho đến khi chính chúng ta sng và làm cho thế gii sng cái s mng đó.
Matthêu, Matcô và Luca đều bđầđời sng công khai ca Chúa Giêsu bng biến c ln lao đi vào hođộng này, tri m ra, Thánh Thn hin xung và li tuyên b ca Chúa Cha, đểchúng ta đọc toàn b Phúc Âm dưới hai ánh sáng. Đó là ánh sáng Cu thế: “Ngài thy Thánh Thn ng xung trên Ngài” và ánh sáng Ba Ngôi: “Đây là Con Ta yêu du”.
Tt c đềđược nói lên bng rt ít li nhưng s suy nim ca chúng ta phi to cho chúng mt ánh sáng mà chúng ta s không bao gi ngưng thy nơi Giêsu Đấng Cu Thế-Con Thiên Chúa.
 

28. Sng trơn gi làm người – R. Veritas

(Trích t ‘Sng Tin Mng’)
Mt hin tượng đáng lo ngi cho Giáo Hi ti Áo bên Âu Châu, đó là s kin con s nhng người tuyên b rút tên khi Giáo Hi Công giáo ngày càng gia tăng. Dĩ nhiên v nghĩa v, rút tên ra khi Giáo Hi có nghĩa là mi năm không còn phđóng thuế tôn giáo na. V quyn li, người tuyên b rút tên ra khi Giáo Hi cũng s t rút phép thông công, nghĩa là chm dt mi tham gia vào cac bí tích và đời sng ca Giáo Hi. Nói cách khác, rút tên ra khi Giáo Hi cũng đồng nghĩa chi b mi cam kết khi chu Phép Ra Ti.
Nói chung, thế gii phương tây vđược mnh danh là Kitô giáo, hin nay đã tr thành mt vùng truyn giáo mi. Tht thế, trong nhng nước có con s người theo Kitô giáo, phép ra thường ch còn là mt nghi thc xã hi không hơn không kém. Người ta ch có lý khi nói rng, sut mđời nhiu người Tây Phương ch đến nhà th có ba ln, lđầu khi chu phép rđể gia nhp vào mt xã hi vđược mnh danh là Kitô giáo. Ln th hai để c hành Hôn Phi cho long trng. Ln th ba cũng là để c hành tang l cho long trng.
Khi Giáo Hi ch được mđể có mt ba ln như thế trong c mđời người, thì qu tht người ta ch mang danh hiu Kitô nhưng không sng trn nhng cam kết ca phép ra. Hôm nay knim Chúa Giêsu chu phép ra, Giáo Hi mun mi gi các Kitô hu hãy đào sâu và ý thc vnhng cam kết khi chu phép ra ti. Trái vi li sng đạo c đờđến nhà th ch có ba ln ca người Tây Phương, các tín hu Kitô Vit Nam chúng ta li tp trung đời sng đạo vào nhà th. Trái vi nhng nhà th hu như trng rng ti Tây phương, các nhà th Vit Nam chúng ta hu như lúc nào cũng đông nght người. Tuy nhiên, biếđâu nhng đám đông cht ních trong các nhà th y li không là nhng con người có li sng hoàn toàn xa l, hay ngược li vi giáo hun ca Giáo Hi và Tin Mng ca Chúa Giêsu Kitô. Biếđâu đám đông st sng cu kinh ra r trong nhà th y li chng là nhng con người không h biếđến thế nào là công bình, là bác ái, là tình liên đới, là qung đại, s chia s lòng cm thông và s tha th. Nói tt mt li, nếu chúng ta chưa sng cho ra người thì s hin diđông đảo trong nhà th, nhng li cu kinh ra r, hay nhng cuc biu dương long trng chưa hđã là th hiđích thc ca lòng tin.
Khi đến nhn phép ra ca Gioan ti sông Giordan, nghĩa là khi đến dìm mình trong dòng nước, Chúa Giêsu đã mun th hin trn vn ý nghĩa ca mu nhim Nhp Th, Ngài mun sng trn thân phn con người mà thành phn tt yếu là cái chết. Qua c ch này, Chúa Giêsu mun nói lên s vâng phc trn vn vi Chúa Cha, Ngài đón nhn cái chết như th hin tn cùng ca tình yêu.
Sng như mt con người như Chúa Giêsu đã tng sng, chính là sng yêu thương và yêu thương đếđộ sn sàng thí ban mng sng mình. Đức Chúa Cha đã gĐức Chúa Giêsu là Người Con chí ái đẹp lòng Ngài mđàng, bi vì Chúa Giêsu đã sng trơn gi làm người ca Ngài. Đây chính là ý nghĩa ca phép ra mà Chúa Giêsu đã thiết lp và y thác cho Giáo Hi qua phép ry. Người tín hu Kitô được mi gđể sng trn thân phn làm người như chính Chúa Giêsu đã tng sng. Tht thế, ch trong Chúa Giêsu, chúng ta mi thđược thp giá và ơn gi cao cca con người. Ch trong Chúa Giêsu chúng ta mi thđược thế nào là sng cho ra người. Chtrong Chúa Giêsu chúng ta mi hiu thế nào là sng yêu thương.
Thp giá va là biu hin cái chết ca Chúa Giêsu, va là du chng tình yêu ca Ngài. Vi phép ra chúng ta được ghi du Thánh Giá trên người, chúng ta làm du Thánh Giá mi ngày và biết bao nhiêu ln trong cuc sng chúng ta. Chúng ta treo Thánh Giá khp mi nơi, chúng ta đeo Thánh Giá trên người, và ước gì Thánh Giá y không ch là th trang sc trên ngc, trên chay trên tai ca chúng ta, mà phi là mt nhc nh v tình yêu cĐấng đã yêu thương chúng ta đếđộ thí ban mng sng ca Ngài cho chúng ta. Ước gì Thánh Giá luôn là động lc thúc đẩy chúng ta ngày càng sng cho ra người hơn.
Nguyn xin các thánh T Đạo Vit Nam, nhng ngườđã thà chết hơn là bước qua Thánh Giá để chi b Chúa Giêsu, nay nguyn giúp cho chúng ta để chúng ta được luôn luôn trung thành vđức tin, th hiđức tin y bng cuc sng chng tá, đó là giá tr ca Tin Mng.
 

29. Sống tình liên đới – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Có một lần dạy giáo lý tôi hỏi các em: Thông thường khi phạm tội điều đầu tiên mình phải làm gì?
Một em trả lời: Thưa cha, bỏ chạy ạ!
Nghe cũng lạ những mà sao cũng đúng thế! Vì phản ứng đầu tiên của người thấy mình sai là bỏ chạy, chạy không được thì đổ tội, đổ tội không được mới nhận tội. Quy luật vẫn là thế.
Có vị linh mục kia thấy một em bé đang kiễng chân lên để nhấn chuông một căn hộ, mà em thì thấp, lên kiễng mãi cũng chẳng với tới. Vị linh mục đó đã đến bế em đó lên để em nhấn chuông. Nhấn xong. Đặt em bé xuống đất, linh mục hỏi: Con còn muốn ta giúp gì nữa không? Nó liền nói: bỏ chạy! Thế là nó ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Hóa ra nó đang nhấn chuông để phá nhà hàng xóm... Hú hồn cho vị linh mục.
Con người thường có khuynh hướng chối tội, hay đổ lỗi cho người khác. Đành rằng ai cũng nói “dám làm dám chịu”, thế nhưng, “đào vi thượng sách” vẫn là kế hay. Và nếu không chạy được thì đổ tội cho người khác, hay hoàn cảnh mà ra.
Từ nguyên thủy Adam- Eva cũng có thái độ ấy. Khi phạm tội họ nghe tiếng chân Chúa nên cũng bỏ chạy. Chạy không được thì Adam đổ tội cho Eva “Tại người đàn bà này mà tôi ăn trái cấm”. Eva đổ tội cho con rắn....
Nhưng có một Đấng đã không hề phạm tội lại nhận hết tội lỗi về mình. Ngài tự nguyện gánh lấy tội trần gian. Ngài là con chiên vẹn tuyền chịu hiến tế để đền tội cho con người. Vâng, Đức Giê-su thành Nagiaret là Thiên Chúa, là Đấng thánh thiện vô cùng đã mặc lấy thân xác con người. Ngài đã trở nên giống con người mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Ngài tự nhận mình là tội nhân khi hòa mình vào dòng người tới nhận phép rửa của Gioan. Hành vi này như muốn dạy con người chúng ta hãy biết liên đới trách nhiệm với tha nhân. Liên đới để giúp nhau thăng tiến. Liên đới để sống cảm thông chia sẻ với nhau. Tình liên đới sẽ giúp con người chung sống hòa bình với nhau và cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Người ta thường kể về thị trưởng đầu tiên của thành phố New York với giai thoại như sau: một ngày mùa đông lạnh buốt nọ, ông thị trưởng phải chủ tọa các phiên tòa. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn ông này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: "Gia đình tôi đang chết đói".
Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biện bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau: "Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng 10 đô la". Vừa công bố bản án, ông thị trưởng rút trong túi của mình ra 10 đô la và trao cho ngwòi đàn ông khốn khổ. Quay xuống cử tọa ông nói tiếp: "Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp". Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền và trao tất cả cho ông lão.
Khi chiếc mũ đã được truyền một vòng tòa án và trở về tay mình, ông lão đếm được tất cả 47 đô la 50 xu.
Nếu cuộc đời con người biết sống có tỉnh liên đới thì cuộc đời đẹp biết bao! Người ta sẽ “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”...
Nếu cuộc đời ai cũng có trách nhiệm liên đới với người nghèo, người bệnh tật, người bất hạnh thì cuộc đời hạnh phúc biết bao! Người ta sẽ không có thái độ dửng dưng với nhau nhưng biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, và chắc chắn sẽ không có những phận người cô đơn buồn tủi.
Nếu cuộc đời ai cũng cảm thấy có trách nhiệm với cả những lỗi lầm của người khác thì xã hội sẽ thăng tiến biết bao. Vì ai cũng nỗ lực sống chu toàn bổn phận của mình, sống gương mẫu và chắc chắn sẽ không làm gì để gây gương mù gương xấu cho tha nhân.
Ước gì cuộc đời chúng ta cũng được hiến tế cho anh em. Một cuộc hiến tế không bằng máu mà bằng hy sinh từ bỏ thói hư tật xấu, hy sinh hãm dẹp tính xác thịt, hy sinh đễ sống làm gương sáng cho tha nhân. Ước gì tình liên đới của con người luôn là mối dây hiệp nhất yêu thương để tình người mãi gắn kết và cùng nhau xây dựng một xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Amen.
 

30. Li chng ca Gioan

(Trích t ‘Cùng Nhau Suy Nim’ – Lm. Giuse T Duy Tuyn)
Có ai đó đã nói rng: "Thà thp lên mt ánh nến còn hơn ngi nguyn ra bóng ti". Li này thđúng vào thi Chúa Giêsu ti thế. Lúc đó dân tc Israel đang sng trong bóng ti lm than, đo đầy. H ao ướĐấng cu tinh s tđể gii thoát h khi kiếp nô l cho ngoi bang. H chmong Đấng cu tinh s đếđể xoay chuyn vn mng cho dân tc và cho chính bn thân ca tng người khi kiếp sng lm than. Và mt tia hy vng đã bng sáng lên khi Gioan xut hin. Ông xut hin như mt ngui hùng ca dân tc, như mt nhà cách mng gii cu cho dân tc. Ông đưa ra mt phương thế có th thay đổi vn mng dân tc: đó là hãy ăn năn sám hi, hãy tr v vi Thiên Chúa Giavê và hãy trung thành vi giao ước ca Người. Đó cũng là cách đểtránh khi cơn thnh n ca Thiên Chúa vì: "cái rìu đã k sn gc cây, cây nào không sinh trái sb đốn chđi". Vì ngày thanh luyn trn gian đã đến. Thiên Chúa s dùng nia mà sàn lc, phân loi tt xu. K tt s được trng thưởng, k xu s b quăng vào la trm luân muôn đời.
Li rao ging ca Gioan đã thc tnh lương tâm hàng vn, hàng vn người. Người ta thy trong s đông lũ lượt kéo xung dòng sông Gioađan năđể lãnh phép ra có đủ mi thành phn. T anh chàng cù bt cù bơ không ca không nhà đến hng quyn qúy cao sang, nhà cao ca rng. T nhng con người có chc có quyđến hng dân đen thp c bé ming đều cm thy mình cn phi sám hi hu tránh khi cơn thnh n ca trđất, cĐấng to thành.
Dòng sông hôm y dường như náo nhit hơn mi ngày, vì dòng người tp lp, vì nhng li bàn tán xôn sao v ngày thanh luyn trn gian đã ti. Nhưng mt s kin còn làm h bàng hoàng kinh ngc hơn na, khi bu tri trong sáng l thường hơn, ca tri như được m toang. Ánh sáng t trđã tp trung vào mt con ngườđang nài xin Gioan làm phép ra cho mình.
Gioan đã lưỡng l, phân vân, vì ông biếđây chính là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh ti gian trn. Ông không hiu ni ti sao Con Thiên Chúa, Đấng thánh thin vô cùng li cđến phép ra ca ông. Ông t biết mình đâu xng đang ci dây giy cho Người thì làm sao ông có dim phúc đổ nước trên đầu mt con chiên không t vết, chính là Thiên Chúa ca ông. Nhưng ri, ông đã vâng lđể đổ nước cho Đấng mà bn thân ông phi nh bé đđể Ngườđược ln lên trong ông. Tc thì ông nghe mt tiếng nói t tri phán ra. Không phi là tiếng xót xa tìm kiếm ngày nào ca Giavê khi Adam ln trn vì phm ti. "Ađam - Ađam ngươđang  đâu?". Đó cũng không phi là li lun ti vì ti Ađam mà lu đến con cháu muôn đời. Nhưng đó là li giao hoà ca Thiên Chúa vi con người: "Đây là con Ta yêu qúy, hãy nghe li Người".
Kính thưa, quý Ông Bà Anh Ch Em
Ngày chúng ta lãnh nhn phép ra ti, là ngày chúng ta được nhn làm con yêu qúy ca Thiên Chúa. Qua cha m và nhng ngườđỡ đầu, ánh sáng cđức tin đã được thp lên trong cuđời chúng ta. Nhưng liu vi tuđời chng cht theo thi gian năm tháng. Ta có còn là con yêu qúy ca Thiên Chúa và Thiên Chúa có hài lòng v cuc sng ca ta hay không? Hay ta đã bán đi tt c gia sn ca cha mình để buông mình trong nhng đam mê lm lc, trong bóng ti ca sa đo, ti li, trong nhng hư danh ca trn gian và khước t ân hu là con ca Thiên Chúa.
Li Chúa hôm nay không ch mi gi chúng ta gìn gi ân hu cao c được làm con Thiên Chúa mà còn mi gi chúng ta hãy tr thành mt Gioan cho thđại hôm nay.
Thế gii hôm nay rt cn mt con người như Gioan để thc tnh nhân loi hãy ăn năn sám hi, hãy tr v vi Thiên Chúa hòng tránh cơn thnh n cĐấng to hoá chí công.
Thế gii hôm nay rt cn mt con người như Gioan dám hy sinh vì chân lý, vì tin mng cho dù phi tr giá bng s nghèo đói, đo đầy và c tính mng ca mình.
Thế gii hôm nay rt cn mt con người như Gioan để gii thiu Chúa cho tha nhân, ngõ hu muôn dân khp mđất cùng mt tâm tình, mước nguyn, mt li kinh dâng lên Đấng to thành trđất và muôn vt. Xin cho mi người chúng ta luôn biết khiêm tđể Chúa được thin trong đời sng ca chúng ta. Amen.
 

31. Tiếng Chúa

Tc ng Vit Nam có câu:
- Chim khôn kêu tiếng rnh rang,
Người khôn nói tiếng du dàng d nghe.
Vi câu tc ng trên, người xưa mun bo chúng ta rng: qua ging nói ca ngườđối din, chúng ta có th đoán biếđược phn nào tính tình ca h.
Cho dù nghe ging noi mà bt hình dong, nếu không đượđúng trăm phn trăm, thì ít na cũng biếđược rng: li nói là mt kho tàng cao quí nht ca con người.
Đúng thế, li nói là mt phương tin Chúa đã trao ban để chúng ta chia s nhng ý nghĩ, nhng ước mun, nh đó mà hiu biết nhau hơn và xích li gn nhau hơn. Vì thế, người xưa cũng đã khuyên:
- Li nói chng mt tin mua,
Liu li mà nói cho va lòng nhau.
Và chúng ta cũng có th xác quyết:
- Người là mt con vt có ngôn ng, có tiếng nói.
Nh li nói, chúng ta có th diđạđược bn thân chúng ta cho người khác. Nh li nói, chúng ta có th bày t cho người khác nhng ước vng mình đang theo đui. Nh li nói chúng ta không phi ch đạt ti nhng điu mình mun din t, mà hơn thế na còn đi vào con đường tương giao mt thiết, tđược s cm thông vi nhng người chung quanh.
Dù khong cách gia người nói và k nghe có là mđại dương bao la chang na, thì người nói vn cm thy mình đang hin din mt cách mt thiết vi k nghe.
Bng cách thy, Thiên Chúa cũng đã nói vi mi người và vi mi người chúng ta. Tin mng hôm nay k li rng: Khi Chúa Giêsu va lên khi nước, thì tri m ra và t tri có tiếng phán:
- Này là con ta yêu du, đẹp lòng Ta mđàng. Các ngươi hãy vâng nghe li Ngài.
Trong Cước, chúng ta thy có ln tiên tri Samuel cũng đã khao khát được nghe tiếng Chúa:
- Ly Chúa, xin hãy phán vì tôi t Chúa đang lng nghe.
Còn chúng ta thì sao? Có l đôi lúc chúng ta cũng đã nh thm:
- Nếu Chúa thc s hin din, thì xin hãy nói vi con. Nếu Chúa thc s yêu thương, thì xin hãy xung khi tri cao để nhìn xem nhng gì đang xy ra trong cõi nhân sinh.
Qua biến c Chúa chu phép r sông Giócđan, mt nhp cu cm thông ni lin tri vđấđượđược thiết lp: Tri m ra và tiếng nói ca Thiên Chúa đã vang vng đến tai con người:
- Các ngươi hãy vâng nghe li Ngài.
Thánh Phaolô trong bc thư gi tín hu Do Thái cũng đã xác quyết:
- Thu xưa, nhiu ln nhiu cách, Thiên Chúa đã phán dy cha ông chúng ta qua các tiên tri, nhưng vào thi sau hết này, Thiên Chúa đã phán dy chúng ta qua Con Mt Ngài.
Như thế, toàn b cuđời Chúa Giêsu đã tr thành mt li tâm s, giãi bày tình yêu thương ca Thiên Chúa đối vi con người. Ch vi tiếng nói ca Người Con yêu dy, chúng ta mi thđược dung mđích thc ca Thiên Chúa.
Đồng thi, nh bí tích Ra ti, người Kitô hu cũng đã lãnh nhn mt s mnh, đó là trthành tiếng nói ca Thiên Chúa vang lên cho người khác, bi vì trong cuc sng ca mình, người Kitô hu có bn phn phi gii thiu, phi trình bày khuôn mđích thc ca Thiên Chúa.
Nếu trđã m ra cho tiếng nói ca Thiên Chúa được vang vng đến con người khi Chúa Giêsu va bước lên khi nước, thì cũng vy, qua bí tích Ra ti, người Kitô hu có bn phn tiếp tc làm thế nào cho tiếng nói được mi người lng nghe và chp nhn. Người Kitô hu có bn phn làm chng nhân cho tình yêu ca Thiên Chúa gia lòng cuđời.
 

32. Khiêm nhường, liên đới để cứu độ

(Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Từ lễ Giáng Sinh đến hôm nay, Giáo Hội không ngừng mời gọi con cái của mình chiêm ngắm và sống sứ điệp mầu nhiệm Giáng Sinh nơi Hài Nhi Giêsu. Các sứ điệp tuy nhiều, nhưng có lẽ điểm nhấn trọng yếu vẫn là sự khiêm nhường và tính liên đới của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Lời Chúa hôm nay, một lần nữa thánh Mátthêu làm toát lên sự khiêm nhường đó khi trình thuật sự kiện Đức Giêsu xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình.
1. Ý nghĩa của phép rửa nơi Gioan Tẩy Giả
Để chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Đức Giêsu, Gioan đã kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi, canh tân đời sống để được ơn cứu độ. Đời sống của ông đã đi đôi với hành động của mình khi chọn lối sống đơn sơ, nghèo khó trong hoang địa: ông đã “Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn” (Mt 3, 4), nhằm sống triệt để tinh thần khiêm nhường và trọn vẹn ý nghĩa của sự chay tịnh để chờ mong Đấng Cứu Thế đến cũng như chu toàn vai trò là người dọn đường cho Vị Thiên Sai. Đỉnh cao của sứ điệp mà Gioan mời gọi đó là đón nhận phép rửa sám hối và canh tân đời sống để được ơn tha thứ.
Khi nói đến phép rửa của Gioan, chúng ta cũng nên nhắc đến các nghi thức phép rửa của người đương thời với ông. Phép rửa thời bấy giờ gồm có phép rửa của những người tòng giáo, nhằm tẩy uế. Phép rửa của những người Étxem là một nghi thức hằng ngày, có tính cách giúp người ta sống trong sạch. Nhưng phép rửa của Gioan thì khác hẳn với các phép rửa trên. Phép rửa mà Gioan cử hành nói lên tinh thần sám hối để chuẩn bị cho phép rửa trong Thánh Thần và Lửa mà Đức Giêsu sẽ cử hành sau này. Tuy nhiên, phép rửa mà Gioan cử hành trên sông Giođan chỉ là một nghi thức tượng trưng. Phép rửa này chưa phải là một Bí tích và thực chất cũng chưa có khả năng tẩy xoá tội lỗi và cứu độ được con người, bởi chưng, chưa có năng lực ban ơn thánh hoá. Vì thế, phép rửa này có tính sám hối. Chính vì thế, thánh nhân mới quả quyết rằng: “Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần" (Mt 1,7).
Trong đoàn người lũ lượt đến với Gioan để xin lãnh nhận phép rửa do ông cử hành, Đức Giêsu cũng tháp nhập vào đoàn người đông đảo ấy để xin Gioan làm phép rửa cho mình. Khi thấy Đức Giêsu, ông đã tỏ vẻ ngỡ ngàng vì tại sao lại có thể xảy ra sự ngược đời như thế được? Một vị Thiên Chúa là Chúa Tể trời đất; Đấng là khởi đầu và kết thúc; Đấng xóa tội trần gian; Đấng trong sạch không tỳ tích; Đấng thánh thiện vẹn toàn; Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa mà lại đến để xin mình lãnh nhận phép rửa tỏ lòng sám hối từ chính một người cũng cần được cứu độ? Có lẽ đây là một điều khó hiểu đối với Gioan: “Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?” (Mt 3, 14) Nhưng khi nghe Đức Giêsu giải thích, ông đã hiểu được ý nghĩa sâu xa sứ mạng của Đấng Cứu Độ.
2. Đức Giêsu cứu độ nhân loại bằng con đường khiêm nhường và tinh thần liên đới.
Thật vậy, Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu chuộc con người. Ngài đã trở nên như không cho con người có tất cả. Ngài đã thực hiện thánh ý của Chúa Cha cách tuyệt đối. Tuy bản thân Ngài hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài là Đấng gánh tội trần gian, nghĩa là Ngài chất đầy tội lỗi của nhân loại trên bản thân mình. Vì thế, trước mặt Thiên Chúa, với tư cách đại diện cho toàn nhân loại, Ngài phải tự liệt mình vào hàng tội nhân cần phải sám hối. Và Ngài sám hối thay cho toàn nhân loại, tương tự như Môsê (x. Xh 9,27; 32,31-32; Lv 8,14-15), Nêhêmi (x. Nkm 1,6-7), Ét-ra (x. Er 10,1.6) và Đanien (x. Đn 10,2) đã từng làm. Đức Giêsu đã lãnh nhận phép rửa sám hối và ghi nhận hành vi sám hối này để liên đới với hết mọi người Do thái thời bấy giờ, đồng thời chia sẻ phân phận khổ đau, nghèo đói và bệnh tật của con người. Ngài muốn trở nên người thầy, người anh, người bạn của tất cả chúng nhân, nhất là những người thấp cổ bé họng, những người cô thế, cô thân... Ngài muốn chung phần đau khổ với hết mọi cảnh đời, nhất là những kẻ tội lỗi, yếu đuối để nâng con người lên và giải thoát họ khỏi quyền lực của sự chết. Vì thế, Ngài đã “không lớn tiếng”, “không bẻ gẫy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn leo lét”. Ngài chính là “Người Tôi Tớ” mà tiên tri Isaia đã loan báo (x. Is 42, 1-4). Qua hành vi đó, Đức Giêsu muốn diễn tả một vị Thiên Chúa thật gần gũi với loài người, một vị Thiên Chúa nghe được, thấu được và cảm được được nỗi đau khổ, yếu đuối của loài người. Mặt khác, khi lãnh nhận phép rửa sám hối, Đức Giêsu muốn mặc khải và nhấn mạnh đến khía cạnh cứu độ chứ không phải khía cạnh thống trị bằng quyền bính như người Dothái mong chờ. Ngài đến để biến đổi nhân loại từ bên trong, bằng cách chia sẻ thân phận nghèo hèn và khốn khổ của họ, hơn là từ bên ngoài, bằng xét xử phán đoán. Bởi vậy, Ngài hoàn toàn từ chối kiểu thống lãnh bằng vũ lực và quyền bính, nhưng bằng con đường tình yêu và tự hủy (x. Mt 4, 1-11; 11,2-6; 16, 13-23). Chính vì thế, khi Gioan tỏ vẻ từ chối vì thấy mình không xứng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?", ngay lập tức, Đức Giêsu đã nói với ông: “Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế" (x. Mt 3, 14), cần phải hoàn thành sự công chính là trung thành với Thiên Chúa cách tuyệt đối. Thật thế, Đức Giêsu là Tôi Tớ Giavê, nên Ngài chẳng nề hà khi cùng chịu đau khổ vì tội của dân mình. Khi lãnh nhận phép rửa của Gioan, Ngài vừa trở nên chi thể, vừa trở nên thủ lĩnh của một nhân loại tội lỗi cần được thánh hóa và cứu chuộc. Thành ra, mặc dầu chẳng phạm tội, Chúa Giêsu cũng phải cúi xuống và dìm mình dưới dòng sông Giodan để chịu phép rửa thống hối chỉ vì muốn liên đới, gánh vác tội lỗi của con người và chia sẻ với họ niềm hy vọng (x. 2 Cr 5, 21; Dt 2, 14- 17). Khi khiêm tốn lãnh nhận phép rửa của Gioan, thì cũng là lúc Ngài chính thức khai mở một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của ơn cứu độ, đồng thời biểu lộ bản chất Cứu Chúa của mình.
Chính khi chịu phép rửa tại sông Giođan, Thiên Chúa Cha đã tấn phong Đức Giêsu là Đấng Mêsia, để Đấng Kitô thi hành sứ vụ, và cũng từ đây Ngài đi khắp nơi để ban phát ơn lành (x. Ex 1,1; Kh 19,11; Cv 7,56...)
Thật vậy, Thần khí Đức Giêsu lãnh nhận cũng chính là Thần khí đã ngự xuống trên các ngôn sứ và vua chúa để ban cho họ khả năng thi hành nhiệm vụ; nhưng hơn hẳn các nhân vật quá khứ, Ngài lãnh nhận Thần khí một cách dư đầy (x. Is 11,2).
Cũng chính lúc này, các tầng trời mở ra biểu hiện sự giao hòa. Giao hòa giữa trời và đất, giao hòa giữa Thiên Chúa và con người.
Đây là một biến cố quan trọng, bởi vì Chúa Cha đóng ấn vào công cuộc cứu chuộc của con người qua sự khiêm hạ của Đức Giêsu.
3. Sứ điệp Lời Chúa
Mừng lễ Đức Giêsu chịu phép rửa, mỗi người chúng ta hãy nhớ lại ngày ta được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Khi đó, ta được trở nên con Thiên Chúa, được Chúa hứa ban gia nghiệp vĩnh cửu. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những đặc ân nội tại của riêng ta, nhưng qua đó, chúng ta cũng còn lãnh nhận một trách nhiệm khác nữa, đó là phải trở nên ngôn sứ của Đức Giêsu. Nói cách khác, chúng ta phải có trách nhiệm loan truyền Đức Giêsu cho người khác.
Nhưng điều đáng nói ở đây là chúng ta loan báo bằng cách nào?
Hình ảnh của Đức Giêsu khiêm nhường để cúi xuống cho Gioan làm phép rửa nhắc cho chúng ta trước, trong và sau khi loan báo hãy lấy thánh ý Thiên Chúa lên trên và phải khiêm nhường. Nếu không có sự khiêm nhường thẳm sâu thì chúng ta sẽ làm đổ vỡ chương trình của Thiên Chúa và thay vào đó là ý định của ta. Thật vậy, không có Chúa, chúng ta chẳng làm được chuyện gì, bởi vì: "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công" (Tv 126,1). Mỗi lúc như thế, chúng ta cũng nhớ lại sự xác tín của thánh Phaolô: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cor 3:6). Khi xác định như thế, ấy là lúc chúng ta ý thức được vai trò của chúng ta chỉ là đầy tớ cho ông chủ; là thợ trong vườn nho; là dụng cụ trong tay người thợ. Chúa mới là người quyết định thành bại: “Ngoài Ta ra các ngươi không thể làm gì được !” (Ga 15,5c). Thực ra, người ta có gì mà không do lãnh nhận từ Trên ban cho (x Ga 3,27). Chỉ khi nào chúng ta lắng nghe tiếng Chúa để khám phá ra mặt linh hồn của mình quá ô uế, vì Lời Chúa là gương soi mặt linh hồn (x Gc 1,23). Quả thật, “Chỉ ngang qua Lề Luật, ta mới biết mình có tội” (Rm 7,7). Và, khi đã nhận ra con người khốn nạn của mình, vì đã biết ý Chúa mà không làm, thì không còn dám kiêu căng, lên mặt, coi thường Thiên Chúa, khinh dể người anh em, lúc đó, ta làm sao mà dám lên mặt vênh váo với ai? Bởi lẽ: “Không ai công chính, không một ai [… ] hết thảy đều lầm lạc hư đốn cả lũ! [...] và tất cả thế gian phải tự nhận mình mắc án của Thiên Chúa” (x. Rm.3,10-20).
Cũng noi gương Chúa hoàn toàn vâng phục và chết vì yêu. Ngài thiết lập Nước của Ngài không phải súng đạn, binh đao và quyền lực. Nhưng hoàn toàn bằng tinh thần yêu thương, liên đới và tự hủy. Qua hình ảnh và hành động đó của Đức Giêsu, mỗi chúng ta cũng ý thức rằng: mọi sự rồi cũng qua đi, chỉ có Chúa và tình yêu của Ngài mới tồn tại: Vì “Không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Chúa ban chiến thắng, vì chiến đấu là việc của Chúa” (1Sm 14,47a).
Trong mỗi một tập thể hay nơi gia đình, nếu mỗi người đều có tinh thần của của thánh Âutinh: "Cứ yêu đi, rồi làm gì thì làm!” ắt mọi chuyện sẽ được êm đẹp. Cứ xét mình trước rồi hãy xét đoán anh chị em thì sẽ thấy đôi khi tội mình nặng hơn họ. Cứ đặt mình vào cương vị bị người khác hạ nhục, hiểu lầm, bị quát nạt và xấc láo thì mới thấy thương và cảm thông với người khác hơn là trách mắng họ, nhất là đặt mình vào cương vị một người trên mà bị bề dưới sỉ vả hay hỗn xược thì mới thấy được cái cay đắng của những lần mình hỗn láo với những người đáng tuổi ông bà, cha mẹ của mình. Họ cũng đau, họ cũng buốt và nhất là họ thất vọng.
Mong sao trong mọi mối tương quan, ta hãy có tình bác ái và thông cảm cho nhau như Đức Giêsu đã vâng lời và khiêm nhường khi cùng đoàn người đến xin Gioan làm phép rửa thống hối cho mình. Qua đó Ngài muốn liên đới, cảm thông và nâng đỡ những ai đang vất vả, lầm lạc và khổ đau. Và cũng hy vọng hình ảnh một Đức Giêsu hiền hậu, khiêm nhường và hay tha thứ không bị lu mờ đi vì tấm gương quá bẩn, quá xấu của chúng ta.
Hy vọng lời ca ngợi của nhiều anh chị em không đồng đạo với chúng ta vẫn thường nói rằng: đạo Công Giáo là đạo tình yêu; đạo tha thứ; đạo khiêm nhường; đạo của “những người yêu nhau” sẽ không bị phản chứng khi ngay trong chính lối sống và cách hành xử nội bộ nơi con cái Chúa trong Giáo Hội.
Lạy Chúa Kitô, xưa Ngài đã làm đẹp lòng Chúa Cha bằng cách sống hòa đồng, chia sẻ phận người với chúng con. Xin Chúa giúp chúng con trong tình tương thân huynh đệ, cùng giúp nhau sống tốt về mọi mặt, để xây dựng một Giáo Hội hiệp nhất, yêu thương. Amen.
 

33. “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”

(Suy niệm của Lm. Minh Anh. Gp. Huế)
Các bạn trẻ thân mến,
Khởi đầu sứ vụ công khai của Đức Giêsu, Tin Mừng hôm nay nói đến câu chuyện một dòng sông, dòng sông Jordan, nơi Con Thiên Chúa bước xuống để xin vị tiền hô của mình ban phép rửa.
So với Cửu Long mênh mang thuyền qua lại,
Jordan có thể chỉ là một con kênh.
Sánh với Hồng Hà mênh mông cuồn cuộn nước,
Jordan không hơn không kém một con lạch.
Ví với Dòng Hương dùng dằng những mộng mơ,
Jordan có thể được gọi là một con hói.
Dòng sông ấy có những chỗ thật hẹp; đứng bên bờ nầy, dường như không mấy khó khăn để ném một hòn đá sang bờ bên kia. Ấy thế, khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu đã chọn cho mình dòng nước ấy; ở đó, Ngài đã bước xuống.
Ngài không vung gậy ra oai xẻ đôi lòng biển như một Môisen phép tắc, cũng không dũng mãnh như một Giosuê trực chiến Giêricô khiến nước Jordan dựng đứng như tường thành. Nhưng như bao người khác, Con Thiên Chúa lặng lẽ sắp hàng đợi đến phiên mình xin được nhận phép Rửa.
Ôi, Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng cho Cửu Long tưới mát để đồng bằng Nam bộ cò bay thẳng cánh; Đấng cho Hồng Hà bốn mùa phù sa sữa mẹ để delta miền Bắc màu mỡ xanh tươi; Đấng cho Hương Giang như không chảy lãng mạn gọi hồn thơ... lại chọn cho mình một con hói nơi một xứ không tên không tuổi trong một châu lục đông người ít của, nghèo thật nghèo... để chịu phép rửa, đánh dấu những chuỗi ngày thi hành sứ vụ Chúa Cha trao.
Các bạn có biết, nguyên cái tên gọi Jordan cũng đã nói lên ý nghĩa của nó. Dòng sông Jordan được gọi là dòng sông Đi Xuống. Jordan, tiếng Do Thái đọc là yar-dane, nghĩa là đi xuống. Từ rặng Hermon cao ngất (2,814m), ở độ cao 520m, Jordan mải đi xuống những 220 cây số, dừng ở biển hồ Huleh rồi Galilee, cuối cùng đổ ra Biển Chết với độ thấp mặt nước là 394m so với mực biển. Đây hẳn là một trong những chỗ thấp nhất của địa cầu. Con Thiên Chúa khập khễnh lần từng bước xuống dòng nước ấy, chỗ thấp nhất ấy… không chỉ về địa lý không gian nhưng còn thấp cả chiều sâu tâm lý và chiều kích tương quan xã hội.
Ôi, thẳm sâu thay sự khiêm nhường của Thiên Chúa! Đấng vô tội lại chen vai thích cánh với hạng phàm phu; Đấng ba lần thánh lại lục tục nối đuôi phường tục tử… như để nói với những người đương thời cũng như đang nói với mỗi chúng ta, những con người tội lỗi yếu hèn, “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn!”.
Ngài không tách riêng hay đặt mình trên những tội nhân, nhưng liên kết với họ. Một sự liên kết tới mức bị coi như một tội nhân, chịu hành xử như người gây nên tội ác và cuối cùng, lãnh lấy hình án của một tội phạm.
Để từ nay, mỗi người chúng ta dù có bất xứng đến đâu, dù có yếu hèn đến mấy vẫn tin chắc, đã có Ngài bên cạnh, luôn cảm thông, luôn tha thứ và biện hộ thay. Mỗi chúng ta có quyền hy vọng vào lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót của một vị Thiên Chúa quyền năng và đời đời yêu thương.
Rồi cũng từ dòng sông định mệnh ấy, Đức Giêsu Con Thiên Chúa đã bước lên. Trời phải ngẩn ngơ, đất phải bàng hoàng, thần khí Thiên Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài với sự chứng giám của Chúa Cha cũng là Đấng luôn ở bên cạnh Ngài, “Này là con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta!”.
Cũng từ đó, mỗi người trong nhân loại bất luận ở đấng bậc nào, không thành vấn đề sắc tộc màu da, người Trung hay Nam, hoặc từ miền Bắc xa xôi; cũng không tính đến hiện trạng lành thánh hay tội lỗi đến mức nào... qua phép Rửa, chúng ta nên một trong Đức Giêsu, lãnh nhận cùng một Thánh Thần và đang cùng lắng nghe một tiếng nói, “Này là con yêu dấu của Ta!”.
Trong Đức Giêsu và qua Ngài, chúng ta, những người con được Thiên Chúa yêu thương cũng hãy ước mong cho nhau học biết lắng nghe những cung giọng nhẹ nhàng nhưng thật mạnh mẽ ấy, “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”. Chớ gì những lời nồng ấm ấy hằng vọng ngân trong mọi ngõ ngách tâm hồn bạn, ngõ ngách tâm hồn tôi. Ước mong trong mọi tình huống cuộc đời, tiếng nói yêu thương ấy vẫn không ngừng tặng trao mỗi người những âm hưởng có sức làm cho sống.
Nhưng thưa các bạn,
Hẳn không dễ gì chúng ta nghe được những lời trìu mến ấy trong một thế giới đầy những tiếng la hét gây thoái chí, “anh thật bình thường, chị không hơn ai”. Những tiếng nói tiêu cực nhưng âm ĩ và dai dẳng ấy cứ vang đi vọng lại đến mức làm cho một ai đó tin chúng một cách dễ dàng. Đó là cái bẫy to lớn, cái bẫy tự hạ giá chính mình, và đó cũng là kẻ thù lớn nhất của một đời sống làm con Chúa, bởi lẽ nó đi ngược với tiếng nói thiêng liêng bên trong đang ngỏ với bạn với tôi mỗi ngày, “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
Vậy chớ gì khi mừng kính Chúa Giêsu chịu phép Rửa, mỗi người chúng ta cảm nhận rằng, Ngài đang ở gần chúng ta hơn chúng ta tưởng. Ngài đang ở gần chúng ta khi chúng ta mạnh mẽ, lúc chúng ta yếu đuối; buổi thành công, cũng như hồi thất bại; phút sa ngã cũng như thời đứng lên; những ngày nắng ấm, những chiều giông bão… đã luôn luôn có Ngài bên cạnh, để rồi mỗi người quyết tâm ra khỏi chính mình, ra khỏi những ích kỷ, dứt bỏ những khuynh hướng xấu, đoạn tuyệt với tội lỗi… hầu cất bước tìm về với Ngài. Ngài sẽ băng bó, Ngài sẽ chữa lành, sẽ vác trên vai, sẽ rửa gội thương tích, băng bó và đem chúng ta về lại trong tình yêu thương của Chúa Cha.
Vậy mà bạn có biết, chính khi chúng ta vừa đặt chân xuống dòng nước để tìm lên ngọn nguồn, thì Đức Giêsu, dòng nước cứu độ ấy đã ôm chầm lấy chân chúng ta. Ôi, kỳ diệu thay, tình yêu thương và lòng thương xót từ ái của Thiên Chúa.
Mỗi lần tham dự Thánh Lễ là mỗi lần chúng ta được diện kiến thánh nhan Ngài, Ngài sẽ đến với chúng ta; với lòng sạch tội, chúng ta đón nhận Ngài, và lòng bên lòng, Ngài lại sẽ thì thầm… thỏ thẻ với linh hồn, “Đừng sợ, tôi đang đứng bên cạnh bạn! Bạn là con yêu dấu của Chúa Cha!”.
 

34. Con yêu du

Có mt người b rơi xung h sâu, ti tăm. Anh c gng trèo lên, vượt ra khi cái h, nhưng li b tt xung. Tình c Đức Khng T đi ti. Ngài nhìn xung h thy anh bèn thương hi bo: “Tht ti nghip cho con, nếu con chu khó nghe li ta dy bo, con đâu b rơi xung h nhưvy”. Nói ri ngài li tiếp tc bướđi. Sau đó Đức Pht Thích Ca đđến. Ngài cũng nhìn xung hthy anh và nói: “Tht ti nghip cho con, nếu con leo lên được trên này, ta s giúp con”. Nói ri ngài li tiếp tc bướđi. Sau cùng Chúa Giêsu xut hin. Ngài nhìn xung h ri nói: “Tht ti nghip cho con!” Ri Ngài nhy xung h, nâng anh lên, và giúp anh trèo ra khi cái h.
Qua phép ra, Chúa Giêsu bước xung dòng sông Giođan, biu tượng cho chiu sâu ca ti li và s chết, để cu nhân loi.Đức Giêsu không cn phi chu phép ra vì Ngài là Thiên Chúa, nên không có ti. Hơn na Ngài li tràn ngơn Chúa Thánh Thn ngay t lúc đầu thai trong lòng Đức Maria. Tuy nhiên qua phép ra, bng s dìm mình trong dòng nước sông Giođan:
Ngài chp nhn và bđầu s mng ngườđầy t đau kh ca Ngài. Ngài t xếp mình vào snhng ti nhân, và Ngài đã là “Chiên con ca Thiên Chúa xóa ti trn gian”. Ngài đã làm trước k hn cuc “ra” bng cái chếđẫm máu ca mình… vì tình yêu, Ngài đã ưng nhn phép ra ca s chếđể tha th ti li ca chúng ta.
Ngài đã nêu gương sáng v nhân đức khiêm nhường, và đã khi s s mng phc v đối vi nhng người nghèo kh, b b rơi, và tt nguyn.
Ngài đã bày t “s hư vô hóa bn thân mình” để trn vn vâng phc thánh ý Chúa Cha trong s mng Thiên Sai. Vì thế, Chúa Cha đã lên tiếng nói rng Ngài rt tha lòng v Con ca Ngài. Đây là du hiu b ngoài chng thc rng Chúa Giêsu đã được ch định là Đấng Cu Thế ca nhân loi. Và bây gi, Ngài sn sàng cho s mnh ca mĐấng Thiên Sai.
Nhân ngày l Chúa Giêsu chu phép ra, chúng ta suy nghĩ v phép ra ti ca chúng ta. Nhà chú gii Thánh Kinh ni tiếng Raymond E. Brown, đồng thi cũng là thn hc gia, đã đưa ra nhn xét: “Ngày mt ngườđược nhn bí tích Thanh ty thì quan trng hơn ngày ngườđó được truyn chc linh mc hay giám mc”.
Theo ging hun ca Công đồng Vatican II, phép ra tđã sát nhp chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô, để tr nên ging Ngài, và tham d vào các chc v ca Chúa Kitô: tư tế, tiên tri và vương gi.
Sách Giáo lý Công giáo s 1213 cũng nói lên s quan trng ca phép ra ti như sau: “Bí tích Ra ti là nn tng ca tt c cuc sng Kitô giáo, là ca m vào s sng trong Chúa Thánh Thn, và là li dn vào các bí tích khác. Nh phép ra ti, chúng ta được gii thoát khi ti li, được sinh li làm con ca Thiên Chúa, được tr thành các chi th ca Chúa Kitô, được gia nhp vào thân th Giáo Hi và tham d vào s mng ca Giáo Hi. Phép ra ti là bí tích ca s sinh li bi nước và trong Li Chúa”.
Thường thường được lãnh phép ra ti t khi mi sinh, chúng ta d b quên đi ý ngĩa sâu xa v tm mc quan trng ca bí tích này. Đồng thi cũng đã không có cơ hi tri qua nhng kinh nghim ni tâm cơn gđược tái sinh, nhng cm nghim v ơn phúc được mi gi làm con cái Thiên Chúa, và cái giá phi tr khi quyếđịnh lãnh phép ra ti.
Qua Bí tích Ra ti, mi người Kitô hđã được Thiên Chúa nhn làm con cái ca Ngài ri. Nhưng ước gì trong đời sng chng nhân ca người Kitô hu chúng ta cũng cm nghiđược tiếng Thiên Chúa Cha phán riêng vi chúng ta rng: “Ny là con yêu du ca Ta, con đẹp lòng Ta”.
 

35. Làm chng

Câu chuyđã xy ra cách đây khá lâu. Ngôi thánh đường nh bé trong mt th xã ca vùng Trung Tây Hoa K đã xưa cũ, cn phđược sa cha li, nht là ngn tháp. Cây thánh giá trên đỉnh ngn tháp này phđược hàn li cho chc chđể chđựng ni sc gió thi và s xoi mòn ca nng mưa sương tuyết. Nhưng giàn ráo không th bc lên cao cho ti cây thánh giá được, ch gn ti mà thôi. Có mt công nhân lc lưỡng, cao ráo, vai u tht bp, sn sàng đứng chu cho người th hàn leo lên vai ca anh để làm vic. Vic làm này tht nguy him cho tính mng ca c hai người!
T bên dưới, đám đông nhìn lên nín th. Sau cùng, công vic hàn li cây thánh giá cũng hoàn tt. Người th hàn bò xung khđôi vai n rng và khe mnh ca anh công nhân. Ri anh công nhân cũng chm rãi leo xung khi giàn ráo. Khi va xung tđất, anh nm bt nga ra nn nhà. Đôi vai và hai cánh tay vm v ca anh đầy nhng vết phng.
Cái gì đã xy ra? Trong khi người th hàn li cây thánh giá, nhng git kim loi nóng bng đã nhiu xung đôi vai và hai cánh tay ca anh công nhân đang c gng gi cht ly người th hàn. Mc dù đau đớn và xót xa cđộ, nhưng anh đã không dám nhúc nhích. Bt c mt phng nào cũng có th làm cho người th hàn ngã xung và chết ti ch. Phi mt vài tun l nhng vết phng mđược lành hoàn toàn.
Qua phép ra ti, chúng ta cũng được gđể làm chng minh cho Tin Mng. Làm chng nhân cho chân lý đòi hi phi hy sinh, và đôi khi phi tr giá bng chính mng sng ca mình nhưGioan ty gi đã làm. Làm môn đệ cĐức Kitô phi thường xuyên đấu tranh vi nhng khuynh hướng xu nơi bn tính ca con người, chng li s d, ti li và ma quĐó là cuc t đạo kéo dài suđời người.
Trong cun “Tiếng Chim Ca”, cha Anthony De Mello, S.J. đã dùng d ngôn “Tim Bán Chân Lý” để nói lên cái giá phi tr ca nhng người môn đệ theo Chúa Giêsu:
Tôi hoa mt lên khi thy tên ca tim: “Tim Bán Chân Lý”. Cô bán hàng rt l phép: tôi mun mua loi chân lý nào đây, toàn din hay tng phn – phiếm din? Chân lý toàn din, dĩnhiên ri. Đối vi tôi, nhđịnh không có la bp, không có khng chế, không có gii thích quanh co. Tôi mun chân lý ca tôi phi thun khiết và minh bch. Cô bán hàng vy tay ra hiu ch cho tôi phía đằng kia tim sách.
Cu bán sách  đó ly ngón tay ch cái nhãn hiu có ghi giá c. Cu ta nói: “Thưa ông, giá rđắt”. Tôi hi: “Giá bao nhiêu?” Vì tôi cương quyết mua cho bng được cái chân lý toàn din, cho dù phi tr bng bt c giá nào. Cu tr li: “Thưa ông, giá ca s an toàn ca ông đấy “. Tôi ra khi tim vi con tim nng trĩu. Tôi đang cn s an toàn cho nhng nim xác tín bt khoan nhượng ca tôi.
Vì làm chng nhân cho chân lý nên thánh Gioan Ty gi đã b chém đầu, Chúa Giêsu đã phi chết trên cây thp giá. Phi tr bng giá ca mng sng, vì thế Chúa Cha đã phán: “Ny là Con yêu du ca Ta, Con đẹp lòng Ta”.
Qua Bí tích Ra ti, mi người Kitô hđã được Thiên Chúa nhn làm con cái ca Ngài ri. Nhưng ước gì trong đời sng chng nhân ca người Kitô hu chúng ta cũng cm nghiđược tiếng Thiên Chúa Cha phán riêng vi chúng ta rng: “Ny là con yêu du ca Ta, con đẹp lòng Ta”.
 

36. Con Thiên Chúa

Ngày kia, có mt ông vua đi săn trong rng, bng dưng ông nghe thy tiếng khóc ca tr thơ. Ông đi ti và thm nghĩ: - Chc hn em nh bt hnh này b cha m b rơi.
Ông đứa nh lên, đem v hoàng cung, tm ra và mc cho nhng b qun áo đẹp.
Khi em bé ln lên, ông đã nói vi em:
- K t nay, ta s gi ngươi là con ca ta và ngươi s gi ta là ba ca con.
Có l chúng ta ngc nhiên v lòng thương xót ca ông vua, nhưng nếu suy nghĩ v bí tích Ra ti, chúng ta còn phi ngc nhiên hơn na.
Thc vy, em nh mc dù được gi nhà vua là cha, nhưng trong huyết qun em vn không có lđược mt git máu ca hoàng tc. Thc tế em vn ch là con ca mt k nghèo túng.
Nhưng đối vi chúng ta thì khác, nh dòng nước ra ti, chúng ta được ty sch khi mi vết nhơ ti lđã đành, mà hơn thế na chúng ta còn được mc ly tm áo ơn sng. Thiên Chúa thông ban cho chúng ta s sng ca Ngài, để khi chúng ta gi Thiên Chúa là Cha, thì đó không còn là mt danh t trng rng và vô nghĩa, nhưng là mt s tht:
- Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là con ca Ngài.
Chúng ta hãy vui mng và cm t Thiên Chúa đã dành cho chúng ta mđịa v cao c nhưthế, và nht là hãy c gng sng cho xng đáng vđịa v cao c y.
Có mt cu bé hoàng t chng may b bn cướp bt cóc. Sau khi đã ly hết nhng th quí giá trên mình, chúng trói câu vào mt gc cây. Nhưng may thay có mt bác tiu phi đi ngang qua, đã ci trói và đem cu v nhà nuôi.
Nhiu năm sau, nhân mt cuđi săn, vua cha đã dng chân trước căn nhà nh bé ca bác tiu phu. Bác tiu vui rt ly làm vinh d được dn nhng đứa con ca mình ra trình din nhà vua. Khi đến cu hoàng t, bng nhà vua xúc động mnh. Ông thm nghĩ:
- Phi chăng đây chính là hoàng t, con ta đã b bt cóc.
Ông hi bác tiu phu v gc gác cu bé và nói:
- Nế bên vai phi có dn ta đã ghi, thì đúng là hoàng t.
Vi bàn tay run run, ông vch chiếc áo và mng r kêu lên: - Trơi, con ta.
Và cu bé cũng kêu lên: - Ba ơi.
Làm sao chúng ta có th hiđược s đổi thay trong lòng cu bé. T trướđến gi, cu ctưởng mình là con bác tiu phu nghèo nàn vi qun áo rách rưới và nhà ca xiêu vo. Bng chc cu nhn ra mình là hoàng tđược sinh ra ti hoàng cung và thuc hoàng tc.
K t nay, dù  bt c nơi nào và làm bt c vic gì, cđều ý thc mình là mt hoàng t, là con cđức vua, nh đó cu luôn có được nhng li nói và nhng c ch xng hp.
Vi chúng ta cũng vy. Nh bí tích Ra ti, chúng ta tr nên con Thiên Chúa, thế nhưng chúng ta có ý thđượđịa v cao c y không?
Người nào ý thc v địa v cao c y s không bo:
- Tôi đi nhà th.
Nhưng nói: - Tôi đi gp g và tâm s vi Chúa, bi vì cu nguyn chính là lúc người con th ltâm tình vi cha mình.
Đây là mt vic làm k diu và tuyt vi,bi vì mt con người tm thường và xu xí nhưchúng ta mà lđược tiếp xúc, trò chuyn vi Thiên Chúa.
Mt người luôn ý thc v địa v cao c y, thì dù có làm vic gì cũng không baso gi quên Thiên Chúa là cha ca mình. Ngườy s luôn thm nh:
- Tôi s làm vui lòng Cha tôi  trên tri.
Khi chiêm ngm nhng cnh sc hùng vĩ ca thiên nhiên, ngườđó s nghĩ ngay đến Thiên Chúa, Đấng đã to dng nên tt c.
Nh đời sng ơn sng được chuyn thông qua bí tích Ra ti, chúng ta tr nên con Thiên Chúa. Địa v cao c này đòi buc chúng ta  mi nơi và trong mi lúc phi có nhng li nói và nhng vic làm thích hp.
Bđó, phi sng làm sao cho xng đáng vđịa v cao c y, để ri trong ngày sau hết, Thiên Chúa s nói v chúng ta như ngày xưa Ngài đã nói v Đức Kitô bên b sông Giócđan:
- Này là Con Ta yêu du, đẹp lòng Ta mđàng.
 

37. Chúa chu phép ra

Tôi thường nghe nhiu người nói vi tôi rng cuđời ca h không ging vi nhng gì h đã nghĩ tưởng hoc d định chút nào hết. Mt người bn gii thiu vi ta mt công vic mà mà mình không được chun b để làm nhưng li m ra nhng vinh bt ng; mt biến c không quan trng đưa chúng ta đi xa hơn nhng gì mình nghĩ; cuc gp g tình c vi mt người mang li cho chúng ta mt kh năng thăng tiến, m ra cho ta mt cuc sng có mt ý nghĩa mi m. Tt c nhng tình hung này có th giúp chúng ta khám phá ra nhng chiu kích mình chưa biếđến, nhng kh năng hu như không bao gi ta dám nghĩ ti, và đẩy chúng ta vào mt cuc mo him hoàn toàn bt ngđầy ha hn và thách đố.
Vic Chúa Giêsu đến vi Gioan ty gi có ging kinh nghim ca bn thân chúng ta không? Chúa Giêsu có cn nghe nói Ngài là ai và t nay Ngài phi làm gì vi cuc sng ca Ngài không? Ngài đến gp v ngôn s đang rao ging vic hoán ci. Ngài mun nghe tiếng nói ca người hô lên trong sa mc. Ngài quyếđịnh chu phép ra như tt c các bđồng hương. Có l vi tưcách là người, Chúa Giêsu đã muđến tìm nơi Gioan ty gi ánh sáng v s v tương lai ca Ngài.
Vì Chúa Giêsu không biết trn vn ý định ca Thiên Chúa v Ngài, như biết mt sơ đồ ca kiến trúc sư. Ngài không có kế hoch chi tiết v biến c Tin mng. Vy nên Ngài chun b đón nhn nhng du ch mà Thiên Chúa gđến cho Ngài. Ngài chun b ni tâm thun lđể có thđương đầu vi mt cuc thách thc. Chính Ngài cũng mun gp g Vương Quc mà Gioan loan báo. Chính Ngài đang sng mt cuc sng sinh hoa kết qu.
Chúa Giêsu đã mun trà trn vào đám dân chúng ti li, đồng hóa vi h, khi mà Ngài bước vào mt bước ngot quan trng trong đời Ngài. Đây có l là s phn kháng đầu tiên chng li gic mơ ca người Do Thái v mĐấng Mêsia chiến thng.
Cuđối thoi gia Chúa Giêsu và Gioan ty gi bđầu biu l căn tính ca Ngài. Dường nhưGioan có ý thc mc v Chúa Giêsu, nhưng câu tr li ca Ngài có v không soi sáng ho chúng ta nhiu hơn v căn tính ca Ngài:
“Ta phi thc hin mi s công chính”.
Trước hết là Chúa Thánh Thđậu xung trên Ngài như du ch cho thy Thánh Th nơi Ngài. Sau là Chúa Cha tuyên b v tình yêu ca Ngài đối vi Con Mt Ngài.
“Ta hoàn toàn vui tha v người Ta đã chn”.
Chình li này đã định nghĩa s v và định mnh ca Chúa Kitô: S v làm chng rng Ngài được Thiên Chúa yêu thương, s v làm chng rng mi con người trước và sau Ngài cũng là con cái yêu du ca Chúa Cha.
Vy chính t mt k khác, mà Chúa Kitô đã được mc khi cho chính mình và cho thế gii, và chính điu này đẩy Ngài vào cuc mo him ln lao ca vic cđộ. Cũng chính t Chúa Kitô mà chúng ta được mc khi cho chính mình, nh phép ra:
Các con hãy xem chúng ta được thương yêu dường nào, vì chúng ta được gi là con cái Thiên Chúa, và thc s là như vy”
Phép ra ti ca chúng ta ban cho chúng ta mt s v.
Vi tư cách là con cái Thiên Chúa chúng ta được mi gi nhìn nhn thc ti này và ha li cuc sng ca Chúa Giêsu trong đời ca chúng ta. Chúng ta phi t ra sn sàng “thc thi mi scông chính”. Và dn thân theo gót Ngài để mc khi tình yêu ca Chúa Cha. Như Chúa Giêsu khi ra khi nướđược tràn đầy Chúa Thánh Thn và được giao cho s v, cũng vy phép ra dìm chúng ta vào nước, để khi ra khi nước chúng ta sng mt cuc sng mi. Cuc sng mi này thúc đẩy chúng ta biu l tình thương xót ca Thiên Chúa đối vi anh ch em chúng ta, biu llòng ưu ái đối vi nhng người nghèo nht và nhng người b xã hi b rơi. Chúng ta có ý thc v trách nhim này không? Chúng ta có sn sàng làm chng cho đức tin trước mt nhng k mà chúng ta gp g hàng ngày không? Chúng ta có sn sàng tr thành nhng chng nhân ca Li và hành động ca Chúa Kitô bng cách cũng thc hin nhng c ch tha th, khiêm nhường, bác ái huynh đệ đó không? Chúng ta có ý thc rng khi chúng ta đón nhn k khác trong nhng gii hn, nhng ni yếu hèn ca h, là chúng ta dn thân theo gót Chúa Kitô không? Qua chúng ta tình yêu ca Chúa Cha s được mc khi cho h, mt cuc sng mi có th bđầđến vi h, và cuc sng này s đưa h đi xa hơn nhng gì h đã d tính.
Nhng gì Chúa Cha đã nói v Chúa Kitô, Chúa Kitô cũng nói li vi chúng ta trong phép ra ti ca chúng ta. Chúng ta là nhng con chí ái ca Chúa Cha. Ước gì chúng ta có th t ra xng đáng vđịa v làm con Thiên Chúa. Ước gì hng ân ca phép thánh ty có th sinh hoa kết quđể cho Tin Mng luôn luôn tăng trưởng nơi chúng ta và trong cng đoàn ca chúng ta. Ước gì chúng ta có th sinh di dào hoa trái tình thương, công lý, trung thành và bình an.
 

38. Tầng trời mở ra - Lm. Thu Băng, CRM

Theo quan niệm của các tiên tri thì tầng trời được chia ra làm 3 tầng. Tâng 1 là thiên đàng, nơi Chúa Ba Ngôi, các thánh ngự trị. Tầng thứ hai dành cho loài người. Còn tầng chót gọi là âm phủ dành cho con người sau khi chết.
Từ khi Adam Evà phạm tội, trái đất sinh ra khác “Con người sẽ phải chết, ông bà sẽ phải làm lụng đổ mổ hôi xôi nước mắt mới có của ăn, cây cối sinh ra cằn cội, súc vật có con sẽ không vâng phục loài người nữa. Tất cả sinh ra tồi tệ hơn”. Vì thế các đấng thánh đã cầu xin Chúa “xé bầu trời mà xuống” (Is 64:1). “Hỡi các tầng trời hãy đổ sương mai, hỡi ngàn mây hãy mưa đấng công chính, đất hãy mở ra và trổ sinh Đấng Cứu Chuộc” (Is:45,8). Thánh Vịnh thì cầu: “Lạy Chúa, xin vén màn trời đến với chúng con” (Tv.144:5). “Trời cao hãy mưa đấng công chính”.
Hôm nay nếu chúng ta đọc bài Phúc Âm sẽ thấy: “Bầu trời mở ra và có chim bồ câu bay đến đậu trên đầu Ngài và có tiếng tư trời phán xuống: Này là Con Ta yêu dấu, Con làm đẹp long Ta mọi đàng”.
Nghĩa là Chúa đã chấp nhận lời cầu xin của các thánh nhân, nghĩa là một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người xuất hiện, và thần trí Chúa tỏa lan như hình chim bồ câu bay lượn trên Ngài, nghĩa là ánh sáng Chúa như thần khí bay lượn trên mặt nước, một cuộc tạo dựng mới xuất hiện như lời tiên tri Isaia tiên báo: “Tá sẽ xây dựng một trời mới đất mới tràn đầy hạnh phúc và vui mừng” (Is. 65:17-18). Và tiếng Chúa đã xác nhận Ngài là Adam mới, là trưởng tử mới của mọi tạo vật. Thánh Phao lô viết “Ngài từ trời mà xuống” (1 Cor. 15:47).
Như vậy chúng ta là người của sự chết được tái tạo trong Chúa Adam mới là đức Kitô, là người cảm được sự yếu hèn của vật chất mà cũng là người của sự sống. “Tôi không làm điều mình muốn mà lại làm điều mình chẳng muốn” (Rom. 7:15).
Tóm lại bài Tin Mừng muốn chúng ta hiểu mình là con người được tái tạo trong đức Kitô, được rửa tội trong Ngài, vì Ngài và với Ngài, chúng ta được chia sẻ sự sống với Ngài.
 

39. Chúa chu phép ra

Tâm lý thường tình ca con người là mun mình được trng vng, đượđề cao, được vượt tri hơn người khác.
Khi nói chuyn vi nhau, người ta thường thích nói v mình: Tôi thế này, tôi thế n. Khi  giađám đông, người ta thích làm ni, thích được chú ý, thích được khen ngi.  trong mt tp th, người ta thích gi nhng chc v ln, thích điu khin người khác, thích làm nhng công viđược nhiu người biếđến. Khi hi hp, người ta mun ý kiến ca mình được tôn trng và chp thun dù nó không hay bng ý kiến ca người khác… Tt c nhng điđó phnh khuynh hướng kiêu căng trong lòng mi người. Mà kiêu căng là mi ti th nht trong by mi tđầu. Gi là mi tđầu vì nó là căn nguyên đưa ti nhiu th ti li khác. Tht vy, s kiêu căng chính là đầu mi dn ti rt nhiđiu t hi trong cuc sng ca con người: Chiến tranh bđâu nếu không phi bi nước này mun thng tr nước n? Ghen tương bđâu nếu không phi bi người này mun tri vượt hơn người khác? Hn thù bđâu nếu không phi bi người ta muđạp người khác xung để chiến ly v tr ca h? Nói hành, nói xu, vu khng, dèm pha bđâu nếu không phi bi người ta mun t qung cáo mình tt hơn, gii hơn người khác?... S kiêu căng không đem lđiu gì tđẹp cho người kiêu căng c. Luxiphe vì kiêu căng không mun phc tùng Thiên Chúa đã t loi mình ra khi hàng ngũ các Thiên Thn. Ông bà nguyên tloài người vì kiêu căng mun bng Thiên Chúa nên đã b đui ra khi vườđịđàng, và ca trđóng li. S kiêu căng đã to nên h ngăn cách gia Thiên Chúa và con người. S kiêu căng đã dng nên mt hàng rào không cho con ngườđến vi nhau…
Chiêm ngm Chúa Giêsu trong máng c hôi tanh, và chiêm ngm Người trong biến c Người chu phép ra, chúng ta s thy mình l bch biết bao khi để cho tính kiêu căng thng tr và hướng dđời sng mình.
Tht vy,
- Chúa Giêsu là Thiên Chúa cao c vô cùng, nhưng Ngườđã mc ly nhng tâm tình và cung cách sng khiêm tn thm sâu.
- Là Thiên Chúa cao c vô cùng, nhưng Ngườđã không đòi phđược sinh ra trong mđất nước văn minh, trong mt thành ph hoa l và trong cung ngđin ngà. Trái li, Ngườđã chp nhn sinh ra trong mt hoàn cnh bi đát nht ca thân phn làm người.
- Là Thiên Chúa cao c vô cùng, nhưng Ngườđã không chn cho mình mt người cha, mt người m danh giá và giu sang. Trái li, Người chp nhn làm con ca mt anh th mc vô danh tiu tt và mt cô thiếu n nhà quê kh nghèo.
- Là Thiên Chúa thánh thin tuyđối, nhưng Người li h mình đến xin ông Gioan làm phép ra cho mình như mt người dân tm thường và ti li.
- Người là Thiên Chúa ca muôn loài, nhưng li hòa mình vđám đông không tên tuđể trthành mt người vô danh như h.
Biết nói gì v Người bây gi nếu không phi là cúi đầu cm phc và tôn th s khiêm tn thm sâu ca con Thiên Chúa làm người? Ngày xưa, do s kiêu căng ca nguyên t loài người, ca trđã đóng li. Ngày nay, do s khiêm h ca Con Thiên Chúa mà cu tri lđược m ra. Tri m ra nghĩa là mi ngăn cách gia Thiên Chúa và con ngườđã b xóa b. Con người phn bi nay đã được tha thđược phc hi tước v làm con Thiên Chúa và đượđồng tha t gia tài Nước Tri cùng vi Chúa Giêsu. Trđược m ra cho hết mi người có th đi vào. Nhưng nếu chúng ta tiếp tc bước vào vết chân kiêu căng ca ông bà nguyên t, thì cánh Ca Try smãi mãi đóng li trước mt chúng ta.
 

40. Suy niệm của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

"Vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý".
Đây là chủ đề thích hợp cho riêng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, một lễ mở màn cho Mùa Phụng Vụ Hậu Giáng Sinh. Bởi vì, bộ ba Phúc Âm Nhất Lãm đều thuật lại sự kiện về "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" này, tức "về Giêsu Nazarét, Người bắt đầu từ Galilêa chịu phép rửa mà Gioan rao giảng' và về cách thức Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người" (bài đọc 2).
Theo Phúc Âm thánh Mathêu, "Chúa Giêsu từ Galilêa đến với Gioan ở sông Dược-Đăng để chịu phép rửa của ông", và "sau khi chịu phép rửa xong" thì Người được "Thiên Chúa lấy Thánh Linh và quyền năng mà xức dầu cho Người" (bài đọc 2). Ở chỗ, "Thần Linh Thiên Chúa như một chim câu đậu xuống trên Người". Thêm vào đó, Thiên Chúa còn chính thức giới thiệu "Người Con duy nhất" của mình này với loài người, mà đại diện bấy giờ là Gioan, con người tiêu biểu nhất của loài người (xem Luca 7:28), bằng "tiếng từ các tầng trời vang lên: 'Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta ái mộ Người'".
Nếu trong Phúc Âm thánh Mathêu, "Người Con duy nhất" này của Thiên Chúa đã được Ngài giới thiệu với loài người, thì trong Phúc Âm của hai thánh Matcô và Luca, "Người Con duy nhất" này lại được chính Thiên Chúa trực tiếp tỏ lòng thương mến đặc biệt, bằng lời thú nhận: "Con là Con yêu dấu của Cha. Cha hài lòng vì Con (hay) Cha sủng ái Con".
Ở đây, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đã được mạc khải cho loài người biết qua trình thuật của Phúc Âm Nhất Lãm, trong trường hợp Đức Kitô lãnh nhận Phép Rửa ở sông Dược-Đăng. Thiên Chúa Ngôi Cha được biểu hiệu qua "tiếng phán từ các tầng trời" (Phúc Âm cả 3 năm), Thiên Chúa Ngôi Con được sống động nơi hình ảnh của con người Đức Kitô, và Thiên Chúa Ngôi Ba là "Thần Linh" (Phúc Âm năm A và B) hay "Thánh Linh" (Phúc Âm năm C) được biểu hiệu qua "hình chim câu đậu xuống trên Người" (Phúc Âm năm C).
Thật ra, theo thần tính của mình, là "Lời ở nơi Thiên Chúa" (Phúc Âm lễ Ban Ngày Giáng Sinh) đã được Thiên Chúa "phán từ các tầng trời" khi "Ngài nói với (con người) chúng ta qua Con của Ngài" (bài đọc 2 Lễ Ban Ngày Giáng Sinh), thì trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải ở đây, Thiên Chúa Ngôi Con chính là "tiếng phán từ các tầng trời", tức là "tất cả sự thật" (Jn.16:13) nơi Thiên Chúa được tỏ ra cho loài người, nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Như thế, được ngôi hiệp với thần tính, nhân tính của Đức Giêsu Kitô chính là "đường lối" (Jn.14:6) mạc khải của Thiên Chúa.
Thế nhưng, Thiên Chúa muốn mạc khải những gì, nếu không phải là tình yêu của Ngài đối với loài người, một thân phận tạo vật được hiện thân nơi con người của Đức Giêsu Kitô, một tình yêu được mạc khải qua nội dung của "tiếng phán từ các tầng trời", đó là "Ta ái mộ Người" (Phúc Âm năm A), hay "Cha sủng ái Con" (Phúc Âm năm B) hoặc "Cha hài lòng vì Con" (Phúc Âm năm C).
Do đó, "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha" đây không là gì khác ngoài tình trạng "đầy ân sủng và chân lý" ở nơi Người. "Ân sủng" ở đây là gì, nếu không phải là việc "Thiên Chúa yêu thương..." (Jn.3:16) hay "Thiên Chúa chứng tỏ/mạc khải tình yêu của Ngài..." (Rm.5:8' 1Jn.4:9). Và "chân lý" ở đây là gì, nếu không phải là "Thiên Chúa là tình yêu" (1Jn.4:8,16).
Chính thứ tự của câu "ân sủng và chân lý", trong đó, "ân sủng" được đặt trước "chân lý", đã nói lên động lực và thực tại nơi mạc khải của Thiên Chúa: vì yêu thương (ân sủng) Thiên Chúa đã mạc khải tình yêu là bản tính của Ngài ra (chân lý).
Vì việc mạc khải của Thiên Chúa là do "ân sủng", tức là phát xuất từ việc Thiên Chúa yêu thương nhân loại, và cũng vì cả mạc khải của Thiên Chúa còn là chính Tình Yêu của Ngài, một thực tại nói lên "tất cả chân lý" của mạc khải, mà "Thánh Linh", "Đấng An Ủi, là Thần Chân Lý" (Jn.15:26), mới nhập cuộc, xuất hiện bằng hình ảnh của "chim câu", biểu hiệu cho tâm tình "hiền lành" (Mt.11:29), liên quan đến "ân sủng", và cũng biểu hiệu cho đức tính "đơn thành" (Mt.10:16), liên quan đến "chân lý". Như thế, nếu nhân tính của Đức Kitô, "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" này, như vừa nhận thức, là "đường lối" mạc khải của Thiên Chúa, thì "Thần Linh (hay) Thánh Linh lấy hình chim câu đậu xuống trên Người" đây chính là nguyên lý, là tác nhân mạc khải của Thiên Chúa.
Do đó, "vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" đây còn là "Thánh Linh" mà "Thiên Chúa xức dầu cho Người" (bài đọc 2), đồng thời cũng là "Thần Linh" mà Thiên Chúa "đã đặt trên Người" (bài đọc 1). Bởi đó, dưới tác động hay ảnh hưởng "quyền năng từ trên cao" (Lk.24:49) là "Thần Linh" hay "Thánh Linh" này, mà Đức Kitô, "Giêsu Nazarét... đi khắp nơi thực hiện những việc lành và chữa trị cho tất cả những ai bị ma qủi cầm buộc, và Thiên Chúa ở với Người" (bài đọc 2).
Về việc Chúa Giêsu vô tội mà lại lãnh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô: tại sao Người chịu phép rửa hay Người chịu phép rửa để làm gì?
- … Để có thể trả lời một cách chính xác cho vấn đề tại sao Chúa Kitô vô tội mà còn lãnh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô, trước hết, về nguyên tắc, chúng ta cần phải lưu ý đến yếu tố cốt lõi là Chúa Kitô có hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại. Tuy nhiên, trong hai bản tính được ngôi hiệp nơi Đấng Thiên Sai này, bản tính Thiên Chúa là chính và bản tính nhân loại là phụ, bởi thế mới nói Người là Thiên Chúa Nhập Thể hơn là Con Người Thần Linh. Đó là lý do Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 466 mới xác tín: “Nhân tính của Đức Kitô không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị thần linh Con Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy nhân tính ấy và biến nhân tính ấy thành nhân tính của mình”, và số 515 còn giải thích rõ hơn nữa như sau: “Nhân tính của Người như là ‘một bí tích’, tức như là một dấu hiệu và là một dụng cụ, của thần tính Người cũng như của ơn cứu độ Người mang đến, ở chỗ, những gì hữu hình nơi đời sống trần gian của Người đều dẫn đến mầu nhiệm vô hình của vai trò thiên tử và sứ vụ cứu chuộc của Người”. Số Giáo Lý 516 tóm lại thế này: “Toàn thể đời sống trần gian của Chúa Kitô – lời Người nói, việc Người làm, Người thinh lặng và Người khổ đau, cung cách Người sống động và nói năng thực sự – là Mạc Khải của Chúa Cha”.
Đó là lý do tại sao khi nói về việc Chúa Giêsu chịu phép rữa của Tiền Hô Gioan, Giáo Lý số 536 đã cảm nhận một cách hết sức sâu xa và xác đáng như sau: “Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa, về phần Người, đó là việc Người chấp nhận và mở màn cho sứ vụ của Người như là một Người Tôi Tớ khổ đau của Thiên Chúa. Người tự cho mình thuộc vào số các tội nhân; Người là ‘Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian’ (Jn 1:29; x. Is 53:12). Người hướng vọng tới ‘phép rửa’ là cái chết đẫm máu của Người (x Mk 10:38; Lk 12:50). Người đến để ‘làm trọn tất cả sự chính trực’, tức là, Người bắt mình hoàn toàn thuận phục ý muốn của Chúa Cha, ở chỗ, vì yêu thương Người đồng ý chấp nhận phép rửa tử nạn để xóa bỏ tội lỗi của chúng ta (Mt 3:15, x. 26:39)… Chúa Giêsu sẽ là nguồn mạch Thần Linh đổ xuống cho tất cả nhân loại. Trong lúc Người lãnh nhận phép rửa, ‘các tầng trời mở ra’ (Mt 3:16) – các tầng trời bị tội lỗi Adong đóng lại – và các giòng nước được thánh hóa bởi việc Chúa Giêsu dìm mình xuống cũng như bởi Thần Linh, đó là một dạo khúc mở màn cho cuộc tân tạo”.
Đối với tôi, việc Chúa Kitô lãnh nhận phép rửa không phải là vì nhân tính của Người có tội như bản tính hư hoại của loài người chúng ta, mà là để nhân tính ấy được tràn đầy Thần Linh. Cũng giống như việc Người ăn chay và chịu cám dỗ trong hoang địa 40 đêm ngày không phải là vì nhân tính của Người đầy đam mê nhục dục cần phải khổ chế và đền tội như loài người tội nhân chúng ta, mà là để nhân tính đầy Thần Linh của Người trở thành phương tiện cho Thiên Chúa sử dụng trong việc chế ngự sự dữ và cứu độ thế gian. Thật ra, nhân tính của Người đã được tràn đầy Thần Linh ngay từ giây phút nhập thể trong lòng Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc Maria. Thế nhưng, vì Người cần phải thông ban mức độ tràn đầy Thần Linh của mình ra cho chung nhân loại cũng như cho riêng Giáo Hội của Người nữa, điển hình sau khi phục sinh từ trong kẻ chết, tức lúc nhân tính của Người hoàn toàn hiển linh, Người đã hiện ra với các tông đồ và thở hơi trên các vị để các vị “nhận lấy Thánh Linh” (Jn 20:22), mà Người cần phải tỏ mình ra Người thực sự là Đức Kitô, tức là một Đấng được xức dầu, một Đấng đầy Thần Linh, tức là một Đấng Thiên Sai. Và tác động thích hợp nhất và ý nghĩa nhất để tỏ mình đầy Thần Linh cho phần rỗi của loài người chính là việc Người lãnh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô tại sông Dược Đăng khi bắt đầu xuất thân cứu nhân độ thế.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đã sai "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý", để "Người mang công chính đến cho các dân tộc... làm giao ước của dân, làm ánh sáng cho các dân tộc..." (bài đọc 1) - xin Cha "chúc phúc cho (chúng con) trong cảnh thái bình" (đáp ca), thành phần "người mù... tù nhân... sống trong tăm tối" (bài đọc 1), đã được Người, qua Bí Tích Rửa Tội, "mở mắt (lương tri) cho... giải tỏa tình trạng (ma qủi) cầm buộc cho... và đưa ra khỏi ngục (thế gian)" (bài đọc 1).
Thực hành sống đạo:
Luôn là nơi để Thiên Chúa có thể tỏ mình Ngài ra qua việc chúng ta chu toàn những gì Ngài muốn.
Bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy những điều sau đây. Thứ nhất, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Thần Linh qua hình ảnh chim câu, Ngôi Con qua hình ảnh một con người, và Thiên Chúa qua tiếng nói phát ra từ trời. Thứ hai, Thiên Chúa Ba Ngôi lần đầu tiên tỏ mình ra (được biểu hiệu qua hình ảnh “mở ra” của “các tầng trời”) chỉ sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa (ở chỗ khi “Chúa Giêsu lên khỏi nước”). Thứ ba, con người Giêsu muốn Gioan làm phép rửa cho mình để Người có thể tỏ mình ra Người là Con Thiên Chúa; và Thiên Chúa đã chứng nhận con người Giêsu này thực sự là Con Thiên Chúa qua Thần Linh của Ngài “ngự xuống… đậu trên Người”. Thư bốn, trong số những người Do Thái bấy giờ đến xin Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho có Chúa Giêsu, nhưng mọi người không biết Người cho đến khi Gioan nhận ra Người, nhất là cho đến khi Người được Thiên Chúa chứng nhận. Vậy, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau sinh hoạt Lời Chúa bằng trò chơi “Này là Con Ta yêu dấu”.
 

41. Chúa chu phép ra               

Trong ngày k nim Chúa chu phép ra nơi sông Giođan, phng v trình bày cho chúng ta skin chính Thiên Chúa Cha gii thiu và tuyên b Chúa Giêsu Kitô, Con ca Ngài, là v cu tinh cho toàn th nhân loi.
Bài Tin Mng hôm nay có hai phn rõ rt. Phn mt din t Gioan làm chng v Chúa Cu ThếĐấng có quyn năng thanh ty nhân loi trong Thánh Thn, nghĩa là có sc mnh cha lành con người toàn din, m ra con đường gii thoát thiêng liêng, và nhóm lên trong lòng con người nim hy vng nơi quyn năng vô biên ca Thiên Chúa. Phn hai trình bày s kin Chúa Giêsu chu phép ra và vic Chúa Cha chng kiến và can thip.
Phép ra mà Gioan thc hin bng nước ch là hình bóng, là hình thc minh chng cho ngườiđến chu phép ra ý mun xưng thú ti li, ci hóa ni tâm và tr v đường ngay no chính. Gioan làm phép ra trong vùng hoang địa dc b sông Giođan. T hoang địa nhc li giai đon lch s khi dân Do Thái thoát khi ách nô l tr v Đất Ha. Sông Giođan là tr ngi sau cùng mà dân Do Thái phi vượt qua để vào Đất ha.
Khi xung dòng sông để cho Gioan thanh ty, Chúa Giêsu đã làm mt c ch liên đới vi nhân loi ti li, mt c ch báo trước vic t h đẫm máu ca Người trên thp giá, để cho nhân loiđược giao hòa vi Thiên Chúa và được cu thoát. Dòng nước chy ch có năng lc thanh ty thc s trong ngày Chúa Kitô xung dòng sông để thánh hóa và ban thn lc cho nó.
Đim chính yếu và mang nng ý nghĩa trong biến c Chúa Giêsu chu phép ra chính là li tuyên b ca Thiên Chúa Cha, mt li tuyên b vn tt, nhưng hàm xúc ý nghĩa sâu xa: “Con là Con yêu du ca Cha, Cha hài lòng v Con”. “Là Con yêu du” đồng nghĩa vi Con duy nht, nhc li s kin Abraham đã hiến tế người con duy nht là Isaac cho Thiên Chúa. “Cha hài lòng v Con” là li tiên tri ca Isaia trong bài ca v người tôi t đau kh, mà Tân ước áp dng cho Chúa Kitô Cu thế: “Đây là người Tôi trung Ta nâng đỡ, là người ta tuyn chn và quí mến hết lòng. Ta cho thn khí Ta ng trên nó, nó s làm sáng t công lý trước muôn dân”. Li tuyên bnày chđựng nim tin ca cng đoàn dân ngođã khai sinh, ám ch s nghip ca Chúa Kitô, Đấng mà Môsê m s đưa dân qua BiĐỏ, là Giosuê mi s lãnh đạo và đưa dân ra khi dòng sông Giođan, nghĩa là ra khi vòng nô l ti li mà vào Đất Ha, để hưởng nim vui vì được gii hòa vi Thiên Chúa và nhn Thiên Chúa là Cha.
Sau khi ra khi dòng sông Giođan, Chúa Giêsu được Thánh Thđưa vào hoang địa bn mươi ngày để chu ma qu cám dĐược Chúa Cha ng h, t nay Chúa Giêsu can trường chp nhn mi khó khăn th thách, có đủ sđể chiến thng ma qu. Người Kitô hu tin theo Chúa mi khi lãnh nhn bí tích ra ti, chng khác nào như được dìm mình trong dòng sông Giođan, h s trnên con cái Thiên Chúa, được lãnh nhn Thánh Thn và được tràn đầy các ân sng ca Thiên Chúa, trung thành vi s mnh ca mình và bo toàn ngun ân sng thiêng liêng đã lãnh nhn, và h đã được Thiên Chúa yêu thương sng m.
Xin Chúa cho chúng ta luôn sng kết hip vi Chúa, để cũng có th được nghe li này: “Con là Con ca Ta, Ta hài lòng v Con”.
 

42. Ta hài lòng về Người

(Suy niệm của Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến)
Bốn tin mừng đều ghi lại việc Chúa Giêsu chịu phép rửa (Mc 1:9-11; Lc 3:21-22; Gio 1:29-34). Lần đầu tiên Chúa Giêsu xuất hiện sau lời tiên báo của Gioan về Đấng cao trọng hơn ông sẽ đến (3:11). Người đến sông Giorđan để chịu phép rửa mà Gioan đang làm cho dân chúng. Gioan phản đối và không chịu làm phép rửa cho Chúa Giêsu, vì ông thấy mình không xứng đáng (3:14). Tuy nhiên Chúa Giêsu tuyên bố là Người phải làm trọn thánh ý Chúa Cha (3:15). Chúa Cha xác nhận Người là người Con yêu dấu của Người (3:17). Sau đó, Chúa Giêsu sẽ vào sa mạc (4:1-11) và bắt đầu sứ vụ rao giảng. Có thể phân chia đoạn nầy như sau: - Bối cảnh của trình thuật: Chúa Giêsu xuất hiện ở sông Giorđan (c. 13); - Đối thoại với Gioan (cc. 14-15); Thánh Thần ngự xuống trên Người và lời xác nhận của Chúa Cha (cc. 16-17).
Chúa Giêsu xuất hiện ở sông Giorđan (3:13)
Câu nhập đề nầy có cấu trúc song song với câu 3:1. Mục đích là cho thấy con người và sứ vụ của Gioan đang chấm dứt và được thay thế bởi Chúa Giêsu và sứ vụ của Chúa Giêsu. Gioan đã nói với dân chúng về việc nầy (3:11). Matthêô ghi nhận ngắn gọn trong câu nầy những dự kiện chính yếu đã trình bày trước đó. “Chúa Giêsu đến”, như 3:1, Matthêô dùng cách nói nầy để giới thiệu Người như là khuôn mặt chính từ đây trong tin mừng nầy. “Từ Galilêa”, trước đây Giuse đem Hài nhi và mẹ Người về cư ngụ tại Nazaréth, thuộc miền Galilêa (2:23). “Sông Giorđan”, Gioan đang làm phép rửa tại đó cho dân chúng (3:5-6). Họ từ  Giêrusalem và khắp vùng Giuđêa, trong khi một mình Chúa Giêsu đến từ Galilêa. Họ đến xưng thú tội và chịu phép rửa. Chúa Giêsu cũng đến để lãnh nhận phép rửa dù không làm hành vi xưng thú tội. Người muốn đứng chung với những người tội lỗi.
Đối thoại với Gioan (3:14-15)
Matthêô không có chung đoạn nầy với các tin mừng khác. Matthêô không cho biết làm sao Gioan có thể nhận ra Chúa Giêsu; do đó không muốn làm phép rửa cho Người (3:14). Động từ diakōlyō có nghĩa là “ngăn cản” bằng cách đẩy ra xa. Gioan tìm cách đẩy Người ra xa. Ông không muốn làm vì theo lời ông tuyên bố, Người sẽ làm phép rửa “trong Thánh Thần và lửa” (3:11). Những đại danh từ “Người” “tôi” (3:14) nhằm nhấn mạnh căn tính của mỗi bên: chính ông mới là người cần được Người làm phép rửa, chứ không ngược lại.
Câu trả lời của Chúa Giêsu không đề cập gì cả đến quyền hạn và bản tính của Người, mà đến ý của Thiên Chúa, “hoàn tất mọi điều công chính” (3:15). Chúa Giêsu nói đến mục đích của việc Người chịu phép rửa bởi tay Gioan. Động từ plēroō “hoàn tất” thường liên quan đến kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được tiên báo qua các ngôn sứ. Trong những trường hợp chỉ sự kiện đã xảy ra để “ứng nghiệm” điều đã được nói trước trong Cựu ước, động từ nầy thường ở thể thụ động (1:22; 2:15.17.23…). Và động từ nầy ở thể chủ động khi nói đến những việc Chúa Giêsu làm (3:15; 5:17). Chúa Giêsu đến để hoàn thành mọi ý định cứu độ của Thiên Chúa như đã được nói trong lề luật và các ngôn sứ. Dikaiosynē, “sự công chính” trong Matthêô là một cách diễn tả về sự cứu độ, “Phúc cho ai đói khát sự công chính” (5:6). Sự công chính gắn liền với “Nước Trời” (5:10.20; 6:33), với “Cha trên trời” (6:1). Do đó “hoàn tất điều công chính” đối với Chúa Giêsu là làm theo ý Chúa Cha để cứu độ mọi người. Và Thiên Chúa muốn con người tìm kiếm sự công chính/cứu độ nầy và Nước Trời trước tiên (6:33).
“Mọi sự công chính” mà Chúa Giêsu hoàn tất là gì? - Người đến giữa những người tội lỗi và cứu vớt họ. Chúa Giêsu đứng chung với những người “xưng thú tội” (3:6). Họ là những tội nhân và muốn hoán cải. Ý nghĩa tên của Người là “cứu dân của Người khỏi tội lỗi của họ” (1:21). Đó cũng là sứ mạng của Người sẽ được mặc khải sau nầy: “Tôi không đến để kêu gọi những người công chính mà những người tội lỗi” (9:13). Trong việc làm phép rửa nầy, không chỉ Chúa Giêsu, mà cả Gioan nữa, “chúng ta” (c. 15), cũng phải hoàn tất mọi điều công chính. Gioan không làm phép rửa do sáng kiến riêng của ông, mà do Thiên Chúa muốn (x. 21:25). Do đó, việc ông làm phép rửa cho Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi ông là do ý muốn của Thiên Chúa. Không bên nào làm theo ý của mình.
Thánh Thần ngự xuống trên Người và lời xác nhận của Chúa Cha (3:16-17)
Có thể nhận ra khá dễ dàng ba phân đoạn trong hai câu nầy: - Câu tóm lược việc Chúa Giêsu đã chịu phép rửa xong và lên khỏi nước (3:16a); - Một thị kiến trên trời, dẫn đầu với kai idou (3:16b); - Một lời phán từ trời, dẫn đầu với kai idou (3:17). Thiên Chúa Cha có lời cuối cùng về Con của Người.
“Lên khỏi nước” kết thúc việc Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Tên “Giêsu” được nêu lên lần nữa ở đây và đặt trong tương quan với Thánh Thần và Chúa Cha. Trong khi đó, trên kia tên “Giêsu” đặt bên cạnh tên “Gioan”, nguời làm phép rửa cho Người. “Trời mở ra” là cách nói chỉ một thị kiến (Cv 7:56; 10:11; Ezk. 1:1), bao gồm hành động của Thiên Chúa (3:16b) và mạc khải của Người (3:17). Động từ ở thể thụ động được hiểu là do Thiên Chúa hành động. Matthêô trình bày Chúa Giêsu trong tình trạng chủ động, “Người thấy Thánh Thần Thiên Chúa như chim câu ngự xuống trên Người” (3:16b). Việc Thánh Thần ngự xuống trên Người chỉ Chúa Giêsu là người tôi tớ của Thiên Chúa tuyển chọn để thi hành sứ vụ cứu độ của Người (12:18; x. 1 Sam 10:6.10; Is 11:2). Đây cũng là khúc quanh quyết định của lịch sử cứu độ. Chỉ sau khi Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Người, Người mới bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai (x. Lc 4:14; Cv 10:38).
Mạc khải của Thiên Chúa (3:17)
“Tiếng từ trời” (3:17) chỉ tiếng nói của Thiên Chúa (x. 17:5). Có thể Matthêô kết hợp Tv 2:7 và Is 42:1 trong câu “Đây là Con Ta yêu dấu, người Ta sủng mộ”. Tv 2:7 nói đến việc Thiên Chúa tuyển chọn một người và đặt người ấy làm vua vua. Vị vua nầy được gọi là “Con của Ta”. Is 42:1 nói đến sự hài lòng về người tôi tớ, và đặt người tôi tớ nầy “đem sự công chính đến mọi dân tộc”. Áp dụng ở đây: Chúa Giêsu là Con của Thiên Chúa (1:20.23; 4:3.6…;27:4) được đặt lên như một vị vua (2:2; 27:37.42); đồng thời Người cũng là người tôi tớ (12:18) của Thiên Chúa làm theo ý của Thiên Chúa để mang lại ơn cứu độ cho con người. Cụm từ “Con chí ái, người Ta sủng mộ” đi chung với nhau và chỉ được dùng cho Chúa Giêsu (3:17; 12:18; 17:5). Động từ eudokeō “hài lòng” bao hàm ý nghĩa là Chúa Giêsu được Thiên Chúa yêu thương, hài lòng; do đó Người được tuyển chọn ban Thánh Thần và sai đi rao giảng Tin mừng (12:18). Mọi người phải nghe lời Người để được ơn cứu độ (17:5). Vậy, Chúa Giêsu vừa là “vua” vừa là “tôi tớ”. Thiên Chúa sai Người đến để cứu độ con người. Người đi xuống nước và đứng chung với những tội nhân như một “tôi tớ đau khổ” không phân biệt với họ. Như một vị vua, Đấng Kitô, Người cứu vớt họ. Sự công chính mà Người phải hoàn tất chính là “cứu vớt dân Người” (1:21) theo ý muốn của Thiên Chúa.
Một cách giải thích về “Thánh Thần như chim bồ câu” (J - L. Ska, Cose Nuove e Cose Antiche (Mt 13,52). Pagine scelte del Vangelo di Matteo, Bibbia e Spiritualità, EDB, 2004, no. 22, p. 48-49): “Trong thế giới Kinh thánh, bồ câu là loài chim di trú. Mùa thu bay đi và trở lại vào đầu mùa hạ. Thành thử việc bồ câu trở lại trùng với cuối mùa mưa và đầu mùa ấm áp và xinh đẹp (Nhã ca 2:12). Cũng thế, con bồ câu mang về tàu Nôe một nhành lá ôliu sau đại hồng thủy báo hiệu một mùa mới cho vũ trụ, chấm dứt một mùa mưa gió dai dẳng (Kn 8:10-11; Nhã ca 2:11). Có thể nghĩ rằng tin mừng đã nhìn thấy trong việc Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu lời loan báo của một mùa xuân mới, một mùa mới trong lịch sử cứu độ, vì cùng với Chúa Giêsu “Nước Trời đã đến (3:2)”.
Bởi sứ mạng của Chúa Giêsu là “cứu dân của Thiên Chúa khỏi tội”, Người đã khởi đầu sứ mạng nầy bằng việc đến và đứng giữa những tội nhân, và kết thúc bằng việc đổ máu ra để cứu chuộc họ (26:28). Chỉ ai thú nhận mình là tội nhân mới được Người ban ơn cứu độ và đưa về lại trong thông hiệp hoàn hảo với Thiên Chúa.
 

43. Chúa chu phép ra               

Hôm nay Giáo hi tưởng nim biến c Chúa Giêsu đến sông Giođan để chu phép ra. Qua cch dìm xung nước, Chúa Giêsu nun mc ly thân phn yếđui ca con người, Ngài là Thiên Chúa gánh ti trn gian. Tưởng nim biến c này, Giáo hi cũng mi gi chúng ta nh li nhng cam kết ca phép ra mà chúng ta đã lãnh nhn. Qua phép ra mà Chúa Giêsu đã thiết lp, Ngài cho chúng ta được d vào cuc t nn và phc sinh ca Chúa. Cùng vi Ngài, chúng ta chiếđấu chng li ti li và s d để được tham d vào vinh quang phc sinh ca Ngài. Chành cái chết và s phc sinh ca Ngài trong thánh l này, chúng ta hãy xin Ngài ty ra tâm hn chúng ta và ban sc mnh để chúng ta tiếp tc chiếđấu chng li ti li và s d trong cuc sng ca chúng ta.
Trong các dòng sông ni tiếng trên khp thế gii hng dòng sông Giođan phi là dòng sông quen thuc nhđối vi người Kitô hu chúng ta. Chính tđây Chúa Giêsu đã đến khai mc sv công khai bng cáh đón nhn phép ra bi Gioan ty gi c hành. Chính ti dòng sông này, khi dìm mình xung nước, Chúa Giêsu đã t bày s mnh ca Ngài, đó là “gánh ly tt c ti li ca nhân loi”
Là Đấng vô ti, Chúa Giêsu đã t đồng hóa vi người ti li qua c ch dìm mình trong dòng nước, đồng thi Chúa Giêsu loan báo chính cái chết mà Ngài s tri qua. Phép ra trong sông Giođan là hình bóng ca phép rđích thc mà Chúa Giêsu s thc hin, đó là cái chết ca Ngài. T cnh sườn Người khi máu và nước chy ra, Chúa Giêsu đã khai m mt dòng sông mđể t đó tt c nhng ai đến dìm mình vào đều nhđược sc sng mi.
Tưởng nim vic Chúa Giêsu chu phép ra bên b sông Giođan, Giáo hi mun mi gi chúng ta nh li phép ra mà chúng ta được dìm mình vào trong chính cái chết ca Chúa Giêsu. Dìm mình vào trong chính cái chết ca Chúa Giêsu là gì nếu không phi là tiếp tđi li con đường tnn ca Ngài. Phép ra mà chúng ta lãnh nhn không phi là mt nghi thc bùa chú. Người lãnh nhn bí tích ra ti không đương nhiên tr thành mt con người thánh thiđược min tr khi nhng cám d và yếđui trong cuc sng. Có biết bao người lãnh nhn phép rđể mang danh hiu là người Kitô hu, nhưng cuc sng ca h không bao gi là mt tiếp tc cuc t nn ca Chúa Giêsu.
Thánh Phaolô đã nói vi chúng ta rng: “Người tín hu Kitô cn phi tiếp tc nhng gì còn thiếu sót trong cuc t nn ca Chúa Giêsu”. Chu phép ra là khđầu mt cái chết, là bước vào mt cuc chiếđấu, chiếđấu chng li con người cũ ca ti li, chiếđấu chng li không biết bao nhiêu cơn cám d trong và ngoài con người ca chúng ta. Chiếđấu chng li không biết bao nhiêu sc mnh ca s chết như ích k, hn thù, chia rđố k
Tưởng nim phép ra mà Chúa Giêsu đã lãnh nhn bên b sông Giođan, Giáo hi mun nhc nh chúng ta v chính nhng cam kết mà chúng ta đã đoan ha trong ngày lãnh nhn bí tích ra ti, đó là cùng chết vĐức Kitô để được sng li vi Ngài. Hng ngày mi ln chúng ta giơtay làm du Thánh giá là mi ln chúng ta được mi gđể nh li li cam kếy.
Trên đường tiến v Jêrusalem, khi các môn đệ tranh lun v quyn bính, vương quc tương lai ca Ngài, thì Chúa Giêsu đã hi các ông: “Các con có sn sàng ung chén đắng mà Ta sp lãnh nhn không?”. Ngày nay trong tng giây phút ca cuc sng, Chúa Giêsu cũng hi tng người trong chúng ta như thế: “Các con có sn sàng chu phép ra mà Ta sp lãnh nhn không?”. Chúng ta đang tri qua không biết bao nhiêu nhng khó khăn, th thách và cm by trong cuc sng. Sng mt cách thiết thc phép ra chính là sng tng giây phút trong cuc sng bng sphđấu, bng tinh thn t b và lòng tín thác ca Chúa Giêsu. Và chúng ta tin rng nh ngun nước t cnh sườn mà Ngài đã ban tng cho chúng ta, chúng ta cũng được trong b để chiếđấu và nh đó chúng ta được tham d vào s phc sinh vinh hin ca Ngài.
 

44. Vui mng đến cđim

Màn cui cùng trong phim "Ben Hur" din t cnh bu tri b biến dn sau nhng đám mây tri t hi. Cnh ba cây thp t vươn lên  tn mút cùng ca ngđồi xa xa được quay tht lâu; và ri màn nh thu dn chú tâm đến Thp T chính gia. Đồng lúc ánh sáng ca sm sét t cho thy mt ngườđàn ông đang qun qui tht thng kh trong im lng theo nhđiu ca tng ánh chp. Mưa bđầu rơi và rơi tht d di. C theo mi ánh chp ca sm sét t cho thy vũng nước mưa dưới chân thp t dn dn dâng cao và loang rng ra xung quanh. Bt thình lình mt git máu rt xung và loang rng ra; thế ri tng git máu đào tiếp tc nh xung và giđây biến c vũng nước mưa thành vũng máu. Mưa vn rơi nng ht mang theo giòng máu đỏtràn ra khp nơi ti tt c nhng vũng đọng khác. Thế ri máu đào theo giòng nước to thành mch nước nh chy ti nhng giòng nước ln hơn và c thế chúng to thành mt sui nước máu ln chy ra sông c và hoà vào vi bin khơi.
Thông điđó tht quá rõ ràng, nghĩa là dòng máu y s chđến tt c mi nơi, đến tn nhng hoang đảo và tn cùng trái đất. S vĩ đại cđồi Canvê y là đã t l cho chúng ta thy tình yêu tuyđối ca Thiên Chúa ban cho nhân loi. Tin Mng cao c ca s sng và chết này s lan rng ph biến ti tng ngóc ngách ca trn gian. Thế giđã bđầu cm nhn Chúa Kitô! Thế giđã bđầu cm nhơn Cu Chuc! Và thế giđã bđầu cm nhn ý nghĩa ca li phán ra t Tri Cao khi Chúa Giêsu chu phép ra: "Đây là Con Yêu Du ca Ta, Người làm đẹp lòng Ta mđàng" (Mt 3:17).
Đọc sách Tông Đồ Công V chúng ta thy khi Thánh Philípphê ti thành Samaria thì các s llùng đặc bit bđầu xy ra. Qu d b tr kh. Nhng người tàn tđược lành mnh. Thánh Luca đã viết: "C thành ph đều hân hoan" (Acts 8:8). Có bn dch rng, "S vui mng trong thành đó dâng lên như cơn st cao độ". Đó là mt trong nhng tính cách cm nghim ca Kitô hu. Qua bí tích Ra Ti, chúng ta đã đượđón nhn vào làm "Con Yêu Du ca Ta," chúng ta đã sng ơn gđó thế nào? Chúng ta đã cm nghim s hân hoan vui mng được thông phn vi Chúa Kitô chưa?
Mt triết gia ngoi giáo vào thế k 19 đã nói: "Tôi s tin vào Ơn CĐộ Kitô Giáo nếu nhưnhng tín hđạo giáo đó t l được nim vui ơn cđộ ca h". Đây qu là mt li chí lý! Nhưng thế nào là thy nim vui ơn cđộ? Chúng ta có th thy s sng động cơn cđộđược t l qua nhóm ngườđang c hành l hi và vui mng như đến "cđim ca cơn st". Chúng ta cũng có th thơn cđộ sng động khi ta nhìn xem mt ngườđứng bên cnh mhuyt ca người thân yêu vi mt v tin tưởng rng chết không phi là li nói sau cùng. Chúng ta cũng có th thơn cđộ sng động khi mi Kitô hu thương yêu nhau như li Chúa Giêsu: "Nếu các con yêu mến nhau, thiên h s nhn ra các con là môn đệ Thy."
"Đây là con yêu du ca Ta, Con làm đẹp lòng Ta mđàng" (Mt 3:17). S tha lòng ca Thiên Chúa cũng ng tr trên chúng ta. Chúng ta đã được nhn vào cng đoàn Con Yêu Du ca Ngài qua bí tích Ra Ti, được Chúa tha lòng vi trách nhim làm theo thánh ý Ngài trên trái đấđó là: Yêu Thương Mi Người.
Trách nhim chúng ta lãnh nhn là làm sao t l phn chiếu như tm gương hình nh tình yêu ca Chúa cho mi người.
My năm trướđây, nhà văn Ann Landers viết mđon văn ngn vi nhan đề "Hãy ĐểGeorge Làm" như sau:
Đây là câu chuyn v bn người có tên: Mi Người, Vài Người, Ai Đó, và Không Ai. Có mt công vic quan trng cn phi hoàn thành và Mi Ngườđược giao cho công viđó. Mi Người nghĩ là Vài Người s làm viđó; Ai Đó có th làm; và Không Ai hoàn thành ri. Vài Người bc mình vì đó là vic ca Mi Người. Không Ai thy rng Mi Người không thi hành công vic trong khi Mi Người nghĩ Ai Đó có th làm ri. Sau cùng thì Mi Người trách Vài Người mà đúng ra Không Ai phi hi Ai Đó. Nhưng đúng hơn hết, v cao c Vài Người ca tt c nói là không phi Mi Người, nhưng là Anh, rng có công vic quan trng cn phi hoàn thành. Hơn na, Không Ai nhưng là Anh được gi làm viđó. Chúa Giêsu không hi ai nhưng là Anh tìm kiếm s cu chuc và hành thi hành công vic cđộ.
Chúng ta, cng đoàn Con Yêu Du cùng vi Chúa Kitô, chúng ta hãy c hành l hi trong syêu mến nhau.
 

45. Hoàng đế cu nguyn - Hoàng đế chu phép ra

Ti mt thành ph bên Tip Khc, gia nhng di tích c người ta thy có mt chiếc cy t thếk 18. Người ta truyn tng câu truyn như sau: Mt hôm Hoàng đế Josephh II cùng đoàn tùy tùng đến viếng thăm mt ngôi làng trong vùng. Đi qua mt cánh đồng, Hoàng đế thy mt nông dân đang ngi ngh mt bên mt chiếc cy. Ông đến trò chuyn vi người nông dân và xin được cy th vài lung.
Người nông dân rđỗi ngc nhiên vì có mt người sang trng li xin tra tay vào cy và ông phá lên cười khi thy nhng lung cy vng v. Vi tt c thành thc, người nông dân lđầu và nói: "Xin li ông, hng người như ông thì làm sao có th tra tay vào cày để kiếm sng được". Nghe thế, mt người trong đoàn tùy tùng mi nói nh cho người nông dân biết ngườđang cm chiếc cy ca ông chính là Hoàng đế. Lp tc, người nông dân như muđộn th, ông không thtưởng tượng được mt v Hoàng đế li có th tra tay vào cy ca ông.
S h c ca v Hoàng đế làm cho người nông dân cđộng, thán phđến ni k t đó ông không s dng đến chiếc cy na; ông lau chùi và đánh bóng nó, ri ct gi mt cách trân trng như mt báu vt. V sau chiếc cy này được mang đến trưng bày ti mt cuc trin lãm Vien, Áo quc.
S vic Chúa Giêsu chu phép Ra cũng tht khó hiu và khó chp nhn như mu nhim Thp giá. Nên ông Gioan là ngườđã biết Chúa Giêsu Kitô là ai, ông lin can ngăn Người và nói: "Chính tôi mi cđược Ngài làm phép Ra, thế mà Ngài lđến vi tôi".  đây, Chúa Giêsu mun chu phép Ra ca Gioan để nhìn nhn công vic này là do Thiên Chúa như là s chun bcui cùng đưa vào thđại Messia, giai đon mà Chúa bước vào cuđời công khai ra đi rao ging ơn cđộĐức Kitô biết rng có thi hành ý mun ca Thiên Chúa Cha trong vic này, thì Ngài mi lp nên được nn công chính mi, đất tri mđã giao hòa. Chính Thn khí xc du cho Đức Giêsu, tn phong Người làm Đấng Messia vi Li ca Thiên Chúa Cha ban tng: "Đây là Con yêu du ca Ta, Ta hài lòng v Người".
Chúng ta thy trong sut cuđời ca Người, Ngài đã t coi mình như "Con Ngườđếđể hu h và hiến mng sng mình làm giá chuc muôn người". Ngài mun tham d vào cuc sng ca con người, mun nói rng Con Thiên Chúa đã thc s đến trn gian và đã h mình xung lãnh nhn Phép Ra t mt người.
Nhng thái độ khiêm h ca v Hoàng đế trn gian và Hoàng đế Nước Trđã làm cho dân chúng cm phc và ngưỡng m khi h nhn ra đó là mt người có uy quyn trong mt nước và mt Vua cao trng hơn hết các vua  trn gian này. Mt c ch cao đẹp ca Chúa đã làm cho ca Tri m ra, ơn tri tuôn đổơn cđộ được trao ban và loan truyn.
Ly Chúa, chúng con là nhng ngườđã được lãnh nhn phép Ra ti và t ngày đó chúng con được tham d vào hàng tư tế, bc vương gi và ơn tiên tri. Xin giúp chúng con biết nhn ra nhng hng ân cao c đó để chúng con luôn vang li ca cm t, hăng say rao ging Tin Mng cđộ và vui v phc v Chúa trong hết mi người qua các đặc ân trên.
 

46. Này con yêu du ca Ta, Con đẹp lòng Ta

Hôm nay Giáo Hi mng l Chúa Giêsu chu Phép Ra. Chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là Đấng vô ti và luôn trung thành chu toàn thánh ý Chúa Cha trong sut cuđời trn thế. Vy mà ti sao Chúa Giêsu li chu phép Ra bi Gioan  sông Giođan? Bi vì Chúa Giêsu không t cho mình cao trng vượt trên người khác, Ngài mun chng t cho chúng ta biết rng Ngài luôn luôn liên đới vi hết mi người, bng cách sng trung thành vi l lut và chia sthân phn làm người trong mi chiu hướng.
Sau khi Chúa Giêsu chu phép Ra, Ngài lin thy tri m ra và Thánh Thn như chim b câu ng xung trên Ngài.
Nhng hình nh "tri m ra và Thánh Thn như chim b câu" có th làm chúng ta ngc nhiên, bi vì thế h chúng ta ngày nay thích nhng gì có tính cách khoa hc hơn là nhng câu văn bóng by nên thơ.
Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta đành chi b s hin hu ca Thn Linh Thiên Chúa, luôn kết hip vĐức Kitô và cũng rt cn thiết cho cuđời ca chúng ta. Ngay t thu khai thiên lđịa, Thn linh Chúa bay là trên mt nước, gi đây Người cũng hin din lúc Chúa Giêsu chu phép Ra.
Đồng thi, hình nh "tri m ra" mang đầy ý nghĩa: các tng tri b che lp bi ti li ca nhân loi, gi đây được m ra trước mĐấng Cu Thế để Thánh Thn Chúa ng xung trên Đấng mà Thiên Chúa Cha yêu thương và gi là "Con yêu du". Chúa Giêsu là Đấng đếđể làm cho trn gian chúng ta đang b khép kín vì ti li phi m toang ra để đón nhơn cđộ.
T nay, nh phép Ra ca Chúa Giêsu, Thiên Chúa không còn là xa l, mà rt gn gũi nhân loi, đất vi tri thông đạt vi nhau, thiên đình và h gii không còn cách bit. Nhng gì Chúa Giêsu đã sng như là Con yêu du duy nht ca Chúa Cha, thì loài người chúng ta cũng đang được mi gi sng đúng như là con cái ca Thiên Chúa.
Thông thường, sng trong hoàn cnh xã hi thiêng liêng v vt cht, chúng ta hay có nhng cái nhìn tht phàm trn. Thế gii tân tiến ngày nay đe dđánh đổ nhân cách con người và nhìn con người trong chiu kích vt cht trn tc: hnh phúc, tương lai, và s cđộ ch nm trong k thut. Ví d: Mun có người yêu hãy dùng loi nước hoa này, mun gi gìn sđẹp và tr các vết nhăn hãy thoa loi kem kia, mun giàu sang hnh phúc nên dùng phương thc n... nên bo v môi sinh thì chúng ta s sng lâu bn... hãy thay đổi quy chế xã hi thì chúng ta s sng m no hnh phúc v..v..
Nhng điu trên đây không phi là không đúng, nhưng rt hn hp và gim giá tr con người trong tm mc vt cht, quên đđức tính siêu vit.
Chính vì đắm chìm trong thế gii k thut vt cht trn tc, mà có nhiu người vn tiếp tc sng coi như là không có Thiên Chúa, sng mà không biết rng nh Đức Giêsu Kitô, mi ngườiđều là con Thiên Chúa.
Chúng ta th nghe câu chuyn ny:
Dũng, mt thanh niên 15 tui, đang hđệ tam, hi cha m:
- Con đã được Ra ti chưa?
Cha m tr li là chưa.
- Vy thì ba má?
- Có ch, và còn đi hc giáo lý na, ri còn làm đám cướ Nhà th na kia.
- Vy ti sao ba má không xin Ra ti cho con?
- Vì mun con t do la chn.
- Nhưng mà làm sao biết la chn, khi con không hiu mt tí gì v Thiên Chúa, phi biết mi la chđược ch!
Qua câu chuyn ny, chúng ta thy trong nhng năm gđây, có nhng bc ph huynh, theo trào lưu Âu M hiđại, vin c là vì tôn trng t do cđứa bé, để sau này nó t quyếđịnh, nên không đưđứa bé đi Nhà th Ra ti.
Ý hưởng tôn trng t do này được coi như đúng vđiu kin là khi ln khôn, đứa bé phi có đủ phương tin hc hi, có người hướng dn giúp nó hiu biết và suy nghĩ để định đot... bng không thì tht nguy hi, vì đó là chính sách san bng đon hu.
Làm sao đón nhn Thiên Chúa khi mà chưđược nghe nói đến Ngài? Ti sao mđàng chúng ta li t quyếđịnh thay cho đứa bé bng cách ghi danh cho nó hc môn này chương trình n(piano, tennis v...v...) và đàng khác ta li nói là để cho nó t do la chn. Tht là mâu thun! Chúng ta đừng quên rng đạo lý và tôn giáo không phi là vic riêng tư, nhưng có c tm vóc xã hi, s chi t đường hướng đạđức s là ngun gc cho s bđộng và khước t người khác. Vì thế, chúng ta không l gì khi thy thế h tr ngày nay hoc thiếu lý l sng hoc sng trong bđộng...
Chính vì vy mà mi người chúng ta cn phi nói vi nhng người khác rng "tt c chúng ta không phi là con cái ca tăm ti, mà chúng ta được sinh ra để nhn biết Thiên Chúa và đón nhn hng ân ca Ngài, nh đó chúng ta có mt cuc sng hoàn ho, vì chúng ta là con cái ca Thiên Chúa."
Nhng bài Phúc âm không phi là nhng chuyn c tích thuc v quá kh, nhưng luôn mang tính cách hin ti, chính hôm nay, bi l Chúa Giêsu chu phép Ra mà các tng tri s m ra cho chúng ta, để Thn Linh Chúa ng xung trên tng người mt và được nghe tiếng Chúa Cha vang di: "Này là con yêu du ca Ta. Ta đặt trn vn yêu thương trên ngươi".
 

47. Suy nim ca JKN

Câu hi gi ý:
1. Câu nói ca Gioan Ty gi trong bài Tin Mng cho thy ông là người thế nào? Có th rút ra bài hc gì cho nhng người loan báo hay rao ging Đức Giêsu? Nếu không sng tinh thn t hy, thì vic loan báo hay rao ging cui cùng nhm ích li cho ai?
2. Mun con người thánh  trong ta ln lên và làm ch, thì con người phàm phi làm gì? Hai con ngườy có th cùng ln lên không?
Suy tư gi ý:
1. Tinh thn t hy ca người rao ging Đức Giêsu
Trong bài Tin Mng, ta thy có hai nhân vt chính: Gioan Ty gi và Đức Giêsu. Trong hai người, Gioan Ty gi là người phàm, đến trướđể loan báo; còn Đức Giêsu là Thiên Chúa, là con người thn linh, đến sau để gii phóng nhân loi. Như thế ta thy: người phàm đến trước loan báo cho con người thn linh đến sau.
Để chu toàn nhim v loan báo, Gioan Ty gi phi thc hin tinh thn t hy hoàn toàn, nghĩa là hoàn toàn xóa mình đi, coi mình không là gì c, có như thế vai trò ca người mình loan báo mđược ni bt lên: “Có Đấng quyn thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xung ci quai dép cho Người”; “Người phi ni bt lên, còn tôi phi lu m đi” (Ga 3,30).
Người loan báo hay rao ging được kêu gi và lên tiếng không phi vì mình, nhưng vì Đấng mà mình loan báo hay rao ging. Vì thế, mun loan báo hay rao ging tht s đúng nghĩa, chúng ta cn phi sng tinh thn t hy, t xóa mình khi thc hin công vic này. Tuy nhiên, trong thc tế, chúng ta d b cám d coi vic loan báo hay rao ging Tin Mng như mt phương tiđể làm cho mình ni bt lên, được mi người ca tng là mình đạđức, viết hay, ging hay. Ti mt lúc nào đó, chúng ta bđầu có khuynh hướng vì mình nhiu hơn vì Chúa. Lúc y, mt cách nào đó, ta biến Chúa tr thành người loan báo cho ta, làm ta ni bt lên.
Có th ban đầu ta hoàn toàn vì Chúa, nh đó ta rao ging v Ngài rt hay, mi người ca tng ta là ngườđạđức, là “có la”. T khi có danh thơm tiếng ty, ta bđầu b cám d bo vdanh tiếng y, và làm cho danh tiếng y ngày càng mnh lên. Danh tiếng y có th giúp ta d“thăng quan tiến chc” trong Giáo Hi hay ngoài xã hi. Ta bđầu ngày càng tr nên “vì mình” hơn và bt “vì Chúa” đi. Dn dn ta tr nên k háo danh lúc nào không hay. T háo danh đến ham quyn, t ham quyđến c v ch là nhng bước rt ngn. Mt khi đã ham quyn c v ri, ta d dàng b cám d làm nhng điu tán tn lương tâm. Vì quyn bính là mt con dao hai lưỡi, tuy cn thiếđể phc v đại chúng, nhưng li có kh năng tha hóa rt mnh. Vì thế, nhng người loan báo hay rao ging Tin Mng – nht là nhng ngườđã thành công trong lãnh vc này và đang nm nhng địa v quan trng trong Giáo Hi hay xã hi – rt cn tinh thn phn tnh đểluôn luôn tnh táo đối vi chính mình: “Hãy tnh thc và cu nguyn ko sa chước cám d, vì tinh thn thì hăng say, nhưng th xác li yếu hèn” (Mt 26,41; Mc 14,38). Thc tế cho thy nhiu người khi chưa nm quyn bính thì tinh thn phc v rt cao, nhưng khi đã nđược quyn bính thì tr nên khác hn. Nhiu anh hùng dân tc, nhiu chc sc tôn giáo đã b tha hóa vì quyn lc.
2. Phàm nhân và thánh nhân trong mi người
Bài Tin Mng hôm nay còn có th hiu theo mt chiu kích khác rt sâu xa: chiu kích tâm linh. Trong đó, Gioan Ty gi và Đức Giêsu tượng trưng cho hai khía cnh trong cùng mt con người: Gioan Ty gi tượng trưng cho con người phàm ca ta, và Đức Giêsu tượng trưng cho con người thánh, con người thn linh, siêu phàm  trong ta. Chính con người thn linh này trong mi người là yếu t ct yếu khiến con người là “hình nh ca Thiên Chúa” (St 1,26-27; 9,6), “ging như Thiên Chúa” (St 1,26b). Đó là chính bn tính Thiên Chúa ca Ngài được thông ban cho chúng ta: “Thiên Chúa đã ban tng chúng ta nhng gì rt quý báu và trng đại Ngườđã ha, đểnh đó, anh em được thông phn bn tính Thiên Chúa” (2Pr 1,4). Chính nh có bn tính thn linh thánh thin này trong bn thân mà Đức Giêsu mi có th mi gi ta nên thánh: “Anh em hãy nên hoàn thin, như Cha anh em trên tri là Đấng hoàn thin” (Mt 5,48).
Gia con người vi con chó, khong cách hu th tuy không xa, vì cùng là to vt, nhưng con chó không bao gi có th tr thành người như con người dù có c gng luyn tđếđâu, vì trong con chó không có bn tính con người. Còn gia con người vi Thiên Chúa tuy là mt khong cách vô tn, nhưng con người có th nên hoàn thin, nên thánh như chính Thiên Chúa, vì trong con ngườđã có sn bn tính Thiên Chúa mà Ngài thông truyn cho. Nếu bn thân con người không có bn tính Thiên Chúa thì lĐức Giêsu mi gi con người nên hoàn thin nhưThiên Chúa là tuyđối bt kh thi, và câu nói đó tr thành vô nghĩa.
Tuy nhiên, sng hoàn thin như Thiên Chúa không phi d, vì bên cnh con người thánh y luôn luôn có mt con người phàm. Mt danh nhân nào đó nói: “Trong lòng mi người, va có mt v thánh va có mt con thú”. Tht vy, có nhng lúc ta suy nghĩ và hành động như mt vthánh, nhưng cũng có rt nhiu lúc ta li hành động như mt con thú. Và dường như v thánh và con thú trong bn thân ta phi luôn luôn tranh đấu vi nhau để dành thng thế hu làm ch bn thân ta. Có người thì v thánh thường thng thế và làm ch, còn lm người thì b con thú thường khng chế toàn b con người. Thánh Kinh có nói đến tình trng trái ngược gia hai con người này: “Tính xác tht thì ước mun nhng điu trái ngược vi Thn Khí, còn Thn Khí lước mun nhng điu trái ngược vi tính xác tht, đôi bên kình địch nhau, khiến anh em không làm đượđiu anh em mun” (Gl 5,17); “Nhng ai sng theo tính xác tht, thì hướng v nhng gì thuc tính xác tht; còn nhng ai sng theo Thn Khí, thì hướng v nhng gì thuc Thn Khí” (Rm 8,5). Kết qu ca hai cách sng đối nghch y là: “Nếu anh em sng theo tính xác tht, anh em sphi chết; nhưng nếu nh Thn Khí, anh em dit tr nhng hành vi ca con người ích k nơi anh em, thì anh em s được sng” (Rm 8,13)
a) Con người phàm thì sng theo xác tht:
Bn cht ca con người phàm là ch biết sng cho mình, sng ích k, có khuynh hướng “phình to bn ngã”. Vì thế, ch quan tâm ti nhng tham vng hay li lc ích k ca mình, t coi mình là cái rn ca vũ tr, mun mi người phi phc v mình, luôn luôn coi ý riêng ca mình là quan trng, thích lèo lái mi người theo ý riêng ca mình… Kinh Thánh nói v tính cách ca phàm nhân: “Nhng k sng theo xác phàm thì hay mơ ước nhng gì xác phàm đòi hi” (Rm 8,5); “Hkhoe mình khôn sáng nhưng đã nên điên di” (Rm 1,22); “Ý tưởng h hóa ra ti tăm, vì h lìa xa s sng Chúa Tri” (Ep 4,18); “Lòng trí h miên man theo điu phù phiếm, h ngu muđắm chìm trong bóng ti tăm” (Rm 1,21).
b) Con người thánh sống theo Thần Khí:
Con người thánh là con người sng v tha, sng theo Thn Khí, theo s hướng dn ca l phi, ca chân lý, công lý và tình thương. Hành động không b chi phi bi nhng động lc v k, dc vng, ý mun riêng tư, mà bi tình yêu đối vi Thiên Chúa và tha nhân. Khi không còn sng cho bn thân mình na, con người thánh tr nên có nhiu sc mnh tinh thn, luôn khôn ngoan, sáng sut, can đảm, tâm hn luôn bình an hnh phúc, th bình an hnh phúc ni tâm không ai ban được mà cũng không ai ly mđược, ngoi cnh không còn làm h làm đảđiên, đau khna.
3. Phàm nhân có nh li thì thn nhân mi ln lên được
Nơi mi con người, phàm nhân được khám phá và ý thc trước tiên. Dn dn con người khám phá ra mt tiếng nói, mt khuynh hướng, mt lc lượng thm kín – nhiu khi rt mnh m – lôi kéo mình lên khi nhng ích k cá nhân ca phàm ngã. Đó là thn ngã hay con người thánh. Vđề là làm sao để thn ngã này ln lên? Bài Tin Mng cho ta mt bí quyết: Gioan Ty gi – tượng trưng cho phàm ngã – để t h, t hđể làm cho Đức Giêsu – tượng trưng cho thn ngã – ni bt lên. Ch khác Gioan nói: “Người phi ni bt lên, còn tôi phi lu m đi” (Ga 3,30).
Phàm nhân lúc nào cũng muđược ni bt, được phình to lên, nhưng nếu ta chiu theo phàm ngã, thì phàm ngã s ln mnh và ln át thn ngã, làm thn ngã tr nên yết. Nhưng nếu ta sng tinh thn t hy, làm phàm ngã nh li, thì t nhiên thn ngã s ln và mnh lên. Hai lc lượng y luôn luôn t l nghch vi nhau: lc này ln thì lc kia nh li, lc này yếu thì lc kia mnh lên. Vì thế, mun thn ngã ln lên, thì phi làm cho phàm ngã nh đi. Không gì làm phàm ngã nh đi bng sng tinh thn t hy, t xóa mình: coi mình chng là gì c, như mt người nh bé không có gì là quan trng, không c ý làm gì để lôi kéo s chú ý ca người khác. Nht là không bao gi đòi hi ý riêng ca mình phđược thc hin, mà trái li sn sàng thc hin thánh ý Thiên Chúa.
Cu nguyn
Ly Cha, xin hãy biến ci con thành mt con người mi, con người sng theo Thn Khí chkhông theo nhng đòi hi ca phàm ngã. Nh đó bn tính thn linh mà Cha đã gieo mm vào trong bn thân con ny mm và phát trin. Và hy vng mt ngày kia Cha có th nói vi con nhưxưa Cha đã nói vĐức Giêsu: “Con là Con yêu du ca Cha, Cha hài lòng v Con”. Xin giúp con đạđượđiy.
 

48. Giáo lý về Chúa Giêsu chịu phép rửa

I. Giáo Huấn Phúc Âm:
Chúa Giêsu nhận lãnh phép rửa, Ngài được Thiên Chúa Cha công khai nhìn nhận “Đây là Con yêu dấu của Ta!” Dưới sự chứng giám của Chúa Thánh Thần, Ngài nhận lãnh sứ mạng truyền đạo, Ngài được sai đi mang ơn cứu độ cho muôn người.
Giáo Hội được khai sinh trong ngày lễ Ngũ Tuần. Giáo Hội được trao ban sứ mạng truyển giảng Tin Mừng, mang ơn cứu độ cho muôn người bằng cách “đi khắp nơi giảng dạy Tin Mừng cho muôn dân và làm phép rửa cho họ..”
Ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được chính thức nhìn nhận là Con Chúa và được xức dầu thánh hiến để đi loan truyền tin mừng cho muôn dân. Chúng ta được cứu độ, đồng thời chúng ta nhận sứ mạng mang ơn cứu độ đến cho người khác.
II. Vấn nạn Phúc Âm
“Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp Ông Gioan, để xin Ông làm phép rửa cho mình…” Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa, là Đấng Cực Thánh, không thể có tội, tại sao lại xin Ông Gioan làm phép rửa?
Câu trả lời của Chúa Giêsu “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính!” là một giải thích tại sao Chúa xin Ông Gioan làm phép rửa? Không phải vì Chúa có tội, nhưng vì Ngài muốn trở nên một con người như chúng ta mọi đàng. Ngài muốn chu toàn mọi nghi lễ để làm gương sáng cho mọi người. Muốn nên công chính, phải lãnh nhận phép rửa sám hối. Ai cũng có tội. Ai cũng cần lãnh phép rửa sám hối của Gioan để nên công chính.
Chúa Giêsu đến để làm ứng nghiệm tất cả những gì các tiên tri đã loan báo về Đấng Cứu Thế: Ngài đến để cứu dân khỏi tội. Phép rửa Sám Hối bằng nước mà hôm nay Ngài lãnh nhận qua tay của Gioan là hình ảnh tiên báo về một phép rửa bằng Lửa và Thánh Thần mà Ngài sẽ thiết lập, để làm cho mọi người thành con Thiên Chúa và cũng là phương dược để cứu nhân loại khỏi tội.
So sánh giữa phép rửa sám hối của Gioan và bí tích rửa tội của Chúa Giêsu thiết lập?
Hai phép rửa đều giống nhau những điểm sau:
Cả hai đều dùng nước để nói lên ý nghĩa thanh tẩy tội lỗi.
Cả hai đều đòi buộc người lãnh nhận phải thực tâm sám hối tội lỗi và sống công chính.
Hai phép rửa khác nhau:
Phép rửa sám hối của Gioan chỉ là cử chỉ tỏ lòng sám hối, không là bí tích, không tất yếu phát sinh hiệu quả tha tội.
Phép rửa của Chúa Giêsu thiết lập là bí tích: Người lãnh nhận bí tích Rửa tội được tha tội tổ tông và tội mình làm.
Xin đan cử thí dụ để giải thích: Một người con không vâng lời Cha Mẹ, thấy Cha mẹ buồn, thì đã khóc lóc hối hận. Khóc lóc và nước mắt rơi, dù nhiều cách mấy cũng chỉ là cử chỉ tỏ lòng hối hận về những sai trái mình làm. Nó không phát sinh hệ quả tha tội. Trái lại, người con đó nếu muốn được tha lỗi phải đến xin lỗi Cha Mẹ và hứa chừa tội cũng như được Cha Mẹ nói lời tha lỗi.
Có được phép rửa tội cho:
Con cái của những đôi nam nữ sống chung không hôn thú và không phép đạo không? Những đứa con không Cha? Con nuôi của những cặp đồng tính luyến ái không? Tên Cha Mẹ phải ghi vào sổ rửa tội thế nào?
Giáo Luật quí định về việc rửa tội cho trẻ em dưới bảy tuổi như sau:
Ðiều 851: Việc cử hành Bí Tích Rửa Tội phải được chuẩn bị thích đáng. Vì vậy: người lớn muốn lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, phải được nhận vào lớp dự tòng và, tùy mức độ có thể, được hướng dẫn khai tâm Bí Tích qua nhiều giai đoạn khác nhau; dựa theo đúng nghi thức khai tâm do Hội Ðồng Giám Mục đã thích nghi cũng như các quy luật riêng do Hội Ðồng Giám Mục ban hành. Cha mẹ của nhi đồng sắp được nhận Bí Tích Rửa Tội, cũng như những người sẽ lãnh trách nhiệm đỡ đầu, phải được giáo huấn đầy đủ về ý nghĩa của Bí Tích này và về những bổn phận gắn liền với Bí Tích. Cha Sở, tự mình hay nhờ người khác, phải chăm lo huấn luyện đầy đủ các phụ huynh bằng những bài huấn dụ mục vụ, và kể cả bằng sự cầu nguyện chung, trong lúc hội họp nhiều gia đình và bằng cách đi thăm viếng họ khi nào có thể.
Ðiều 868: (1) Ðể một nhi đồng được rửa tội cách hợp pháp, cần thiết phải: có sự đồng ý của cha mẹ, ít là của một trong hai, hoặc của người thế quyền cha mẹ theo luật; có hy vọng vững chắc rằng em bé sẽ được giáo dục trong đạo công giáo. Nếu hoàn toàn không có hy vọng, thì phải hoãn việc rửa tội dựa theo các quy định của luật địa phương, sau khi đã cho cha mẹ biết lý do. Trong cơn nguy tử, một nhi đồng con của cha mẹ công giáo, và thậm chí không công giáo, có thể được rửa tội cách hợp pháp, cho dù trái ý cha mẹ.
Ðiều 870: Ðứa trẻ bị bỏ rơi hay vô thừa nhận phải được rửa tội, trừ khi đã điều tra cẩn thận và biết chắc em đã được rửa tội rồi.
Ðiều 871: Bào thai bị sảy, nếu còn sống, thì phải được rửa tội, tùy theo mức độ có thể được.
Qua những khoản Giáo Luật trên, chúng ta thấy rằng: Những áp dụng chung cho toàn thể Giáo Hội về việc rửa tội cho những đứa con ngoại hôn, những đứa con không Cha và những của con nuôi của những người đồng tính xem chừng còn mới mẻ quá.
Tuy nhiên, những vấn nạn trên đã được trả lời trong quyển “Canonical and Pastoral Guide for Parishes” do nhà xuất bản Wilson and Lafleur năm 2006 trang I-16 và trong quyển Canon Law of the Sacraments for Parish Ministry của Cha William H. Woestman, OMI. trang 35. Hội Đồng Giám Mục Canada cho áp dụng những điều sau:
Ðiều 868 §1 qui định: có sự đồng ý của cha mẹ, ít là của một trong hai, hoặc của người thế quyền cha mẹ theo luật.
Giáo Luật chỉ đề cập đến Cha Mẹ, chứ không quan tâm về tình trạng hôn nhân của Cha Mẹ. Nên con cái ngoại hôn vẫn được rửa tội. Hơn nữa, Cha mẹ có bổn phận phải lo cho con mình sớm được rửa tội. Rửa tội là “Bí Tích Rửa Tội là cửa ngõ vào các Bí Tích. Sự lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội cách thực sự hay ít ra bằng nguyện ước là điều cần thiết cho phần rỗi (Ðiều 849). Không ai có quyền từ chối phần rỗi linh hồn của người khác.
Mẫu đơn hay quen gọi là single-mom được trọn quyền quyết định cho con mình được rửa tội. Tuy nhiên trong sổ rửa tội không chấp nhận cho pater ignatus – Father unknown – Không biết Cha em bé là ai! Phải ghi rõ tên Cha đẻ và cả tên Cha nuôi nếu có để tránh những ngăn trở về huyết thống trực hệ hay bàng hệ sau nầy trong hôn nhân của đứa bé.
Con nuôi của những cặp đồng tính:
Ðiều 868 §2 qui định: có hy vọng vững chắc rằng em bé sẽ được giáo dục trong đạo công giáo. Nếu hoàn toàn không có hy vọng, thì phải hoãn việc rửa tội dựa theo các quy định của luật địa phương, sau khi đã cho cha mẹ biết lý do.
Vấn đề không nằm nơi cặp đồng tính luyến ái, nhưng là quyền lợi thiêng liêng của đứa bé. Em bé có quyền được rửa tội, được giáo dục trong đức tin và được ơn cứu độ. Giáo Hội rửa tội cho em bé căn cứ trên đức tin của Giáo Hội và của cộng đoàn dân Chúa địa phương. Nên có ai đó, dù họ hàng, ông bà hay cha mẹ đỡ đầu hứa sẽ lo giáo dục đức tin cho em bé. Em bé đó sẽ được rửa tội. Nếu không, xìn hoãn lại chờ cho đến khi những hy vọng giáo dục đức tin nầy khả thể. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến văn phòng chưởng ấn địa phận để được hướng dần, trước khi áp dụng những trường hợp đặc biệt trên để trách thắc nắc tiêu cực cho người khác.
Sổ rửa tội: Ghi cả tên Cha mẹ đẻ của em bé và tên của cặp đồng tính, coi như Cha Mẹ nuôi.
III. Thực hành Phúc Âm:
Bí tích rửa tội: Nhận ơn cứu độ và được sai đi rao truyền ơn cứu độ.
Để bắt đầu cuộc đời truyền đạo, Chúa Giêsu đến sông Giođan xin Ông Gioan ban phép rửa sám hối. Chúa được Thiên Chúa Cha nhìn nhận công khai là “Con dấu ái của Ta!” Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần dưới hình chim câu đậu bên trên đầu. Sau đó Chúa Giêsu được hướng dẫn vào hoang địa, ăn chay cầu nguyện và rồi sau đó bắt đầu cuộc đời truyền đạo. Chúng ta cũng đã được rửa tội, đã được nhận lãnh ơn cứu độ và được sai đi để mang ơn cứu độ cho người khác.
Có 15 triệu người Canada được rửa tội Công Giáo. Nhưng chỉ có bốn triệu người thực hành đức tin, tức khoảng hơn 20%. Số còn lại lạc đạo hay mất đức tin. Người ta đổ thừa là tại cha mẹ bắt họ rửa tội hồi còn bé, họ đâu có biết gì là đạo để giữ hay đức tin để thi hành. Nên có ý kiến đề nghị: Để cho trẻ em lớn lên đến khi có đủ trí khôn để có thể chọn lựa xem có nên rửa tội hay không? Kết quả: Càng lớn, càng tự do chọn lựa, người ta càng tự do chọn cho mình vô đạo.
Thật là sai lầm và ngược với bí tích rửa tội khi Cha mẹ để con cái tự do chọn lựa là có nên rửa tội hay không? Sai lầm, vì không phải ai cũng biết dùng tự do của mình để mang ích lợi thiêng liêng cho mình. Nếu để các em nhỏ lớn lên cho đủ trí khôn rồi hãy quyết định xem có nên đi học hay không thì e rằng đã quá trễ so với tuổi cần phải đến trường. Nếu đã không quen đi học từ nhỏ thì làm sao biết việc học là cần thiết để quyết định chọn đi nhọc. Chắc chắn sẽ chọn ở nhà và thất học.
Đi ngược với bí tích rửa tội: Bí tích rửa tội ban cho ta ơn cứu độ và sai chúng ta đi rao giảng tin mừng. Cha Mẹ đã được rửa tội, cũng như đã biết được đường đi đến hạnh phúc thiên đàng, biết được lẽ phải điều hay mà lại không chỉ dạy hay truyền giảng đức tin cho con mình thì thật là lỗi bổn phận làm Cha Mẹ và đi ngươọc với bí tích rửa tội: Nhận ơn cứu độ và sai đi rao giảng ơn cứu độ.
 

49. Sứ vụ mới - Chúa Giêsu chịu phép rửa

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)
Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng sinh và Thường niên. Giáo Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa nhật I thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng.
1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông vẫn quan niệm “tam thập nhi lập”, Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc 1,5) và chịu “ phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Người là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài ” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận phép rửa làm gì? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: “Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa”. Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc “nhập thế đến cùng”, khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để “chu toàn thánh ý Thiên Chúa"(Mt 3,15), Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa của thánh Gioan, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsu đã đi vào mầu nhiệm “tự hạ” (Pl 2,7). Chúa Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsu là “Con Chí Ái” của Ngài (Mt 3,16-17).
Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như “một Phép Rửa” Người phải lãnh nhận (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá (Ga 19,34) tiên trưng cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những bí tích ban sự sống mới (x.1Ga 5,6-8); từ giây phút ấy, chúng ta có thể “sinh ra nhờ nước và Thánh Thần” để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5).
Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên bí tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin.
2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội
Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên đầu thụ nhân và đọc công thức “Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đơn giản trong cung cách cử hành, nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong Dân Chúa Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống.
Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).
Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hoá, nhờ ơn công chính hoá giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận bí tích Rửa tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô (GLCG 263).
Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,38; Gl 3,5).
a. Được tha thứ tội lỗi
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội (x. DS 1316). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa lìa Thiên Chúa.
Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như: đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối... và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là “cái nôi của tội”. “Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, “không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ” (2 Tm 2,5) (x. CĐ Trentô: DS 1515).
b. “Trở nên thụ tạo mới”
Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x.1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19).
Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó:
- Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần.
- Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân.
- Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý.
Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội.
Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, “bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,25). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. “Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).
Những người đã được rửa tội trở nên “những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh” (1 Pr 2,5). Nhờ Bí Tích Rửa Tội ,họ tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền” (2 Pr 2,9).
Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Dân Chúa.Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ “không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta” (1Cr 6,19). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau (x.Ep 5,21;1Cr 16,15-16) và phục vụ nhau (x.Ga 13,12-15) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh (x.Dt 13,17) với lòng kính trọng và quý mến (x.1Tx 5,12-13). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh:được lãnh nhận các bí tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. (x.LG 37).
3. Đón nhận một sứ vụ mới
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô,vị ngôn sứ của thời kỳ mới.Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này,Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao.Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn, dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi.
Thánh Phaolô gọi Bí Tích Rửa Tội là tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới (x. Tt 3,5). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh (x.LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x.LG 17; AG 7,23).
Thánh Giúttinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là “ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), nên sau khi “đã được soi sáng” (Dt 10,32), họ trở thành “con cái sự sáng” (1 Tx 5,5) và là “ánh sáng” (Ep 5,8).
“Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa...Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban cho cả những người có lỗi. Dìm xuống,vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa” (Thánh Ghêg-riô Nadien, Bài giảng 40,3-4).
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là “Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô”, chúng ta được nhắc nhớ về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín.
Trong tư cách “Kitô hữu hướng về Chúa Kitô”, chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân.
Trong tư cách “Kitô hữu tìm về Chúa Kitô”, chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn.
Trong phép lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: “Thứ nhất thì ngắm, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa”. Theo gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa.
 

50. Sám hi là vic cn thiếđể tr nên công chính

Câu hi gi ý:
1. Phép ra ca Gioan khác vi phép ra trướđó ca Do Thái giáo làm cho dân ngo chnào? Ông làm phép ra vi mđích gì?
2. Ti sao Đức Giêsu hoàn toàn vô ti li yêu cu Gioan làm phép ra cho mình? Ngài có phi lý khi yêu cđiđó không?
3. Ti sao khi Đức Giêsu nói: “Chúng ta nên làm như vđể gi trđức công chính” thì Gioan mi làm phép ra cho Ngài? Câu đó có ý nghĩa gì?
Suy tư gi ý:
1. Phép ra ca Gioan Ty Gi
Gioan Ty gi là v ngôn s cui cùng ca Cước xut hin khong năm 30 sau công nguyên. Trước ông, có khong 20 v ngôn s được Thánh Kinh ghi nhđã xut hin ri rác trong khong 450 năm, bđầu là ngôn s Êlia (khong năm 900 trước CN), và cui cùng là ngôn s Giona (khong năm 350 trước CN). K t ngôn s Giona, sut gn 400 năm, dân Do Thái không có mt ngôn s nào xut hin. Năm 63 trước CN, Do Thái b đế quc Rôma thng trtàn bo, nên t đó dân chúng ai nđều nóng lòng ch đợĐấng Cu Thế đến gii phóng dân Ngài. Thế ri Gioan Ty gi xut hin như mt v ngôn s, ông ăn mc ging Êlia (2V 1,8; x. Mt 3,4), rao ging cùng mt s đip như Êlia v s phán xét ca Thiên Chúa, đồng thi kêu gi “hãy sám hi, vì Nước Trđã đến gn” (Mt 3,2) và loan báo s có mt “Đấng đến sau ông, quyn thế hơn ông và ông không đáng xách dép cho Người” (Mt 3,11b). Vì thế, dân chúng cm thy có mt cuc phc hưng ln v mt tôn giáo bđầu xy ra để chun b Nước Tri sđến. Chính Gioan cũng rt ý thc v cuc phc hưng y mà ông là người góp phn vào.
Trước khi Gioan xut hin, phép ra là mt nghi thc mà người Do Thái vn thường làm cho dân ngoi khi h tr li Do Thái giáo. Ai đã theo Do Thái giáo ri thì không lãnh nhn phép ra na. Còn Gioan thì li làm phép ra cho chính ngườđã theo Do Thái giáo. Phi nói đó là mt chuyn l đờđối vi dân chúng. Phép ra ca ông có ý nghĩa là: Nước Trđã gđến, mà người khai mc là mt “Đấng đến sau ông, quyn thế hơn ông và ông không đáng xách dép cho Người” (Mt 3,11b). Để đón Nước Tri cùng vĐấng y, con người phi chun b bng vic sám hi, dù đã là người Do Thái giáo. Và hình thc biu l c th là lãnh nhn phép ra. Thánh Phaolô cho biết mđích phép ra ca Gioan: “Ông Gioan đã làm mt phép ra t lòng sám hi, và ông bo dân tin vào Đấng đến sau ông, tc là Đức Giêsu” (Cv 19,4). Tóm li, phép ra ca Gioan nhm giúp dân chúng sám hi hu chun b mt k nguyên mi do Đức Giêsu khai mc và thc hin.
Ngoài phép ra ông đang làm, ông còn gii thiu cho dân Do Thái mt th phép ra khác mà ông không làm được: “Đấng đến sau tôi (…) s làm phép ra cho các anh trong Thánh Thn và la” (3,11c). Vì thế, khi Đức Giêsu đếđể xin ông làm phép ra cho Ngài, thì ông thy yêu cy qu là nghch lý. Ông cho rng “Chính ông mi cđược Ngài làm phép ra”, th phép ra “trong Thánh Thn và la” ca Ngài, ch đâu có chuyn ngượđời là ông li làm phép ra cho Ngài. Nhưng Đức Giêsu tr li: “Chúng ta nên làm như vđể gi trđức công chính”. Lúc y Gioan mi chu làm theo ý Ngài.
2. Ti sao Đức Giêsu li lãnh nhn phép ra ca Gioan?
Qu tht, viĐức Giêsu đòi Gioan làm phép ra cho mình là mt chuyn nghch lý. Nhưng Ngài có lý ca Ngài. Chc chn Ngài chu phép ra ca Gioan không phi như nhng người Do Thái khác là để t lòng sám hi ti li, vì bn thân Ngài hoàn toàn vô ti. Chính phép ra ca Gioan là để chun b tâm hn con ngườđón Ngài đến, thì ti sao Ngài li chu phép ra ca Gioan? Ngài chu phép ra ca Gioan là vì:
– Tuy bn thân Ngài hoàn toàn vô ti, nhưng Ngài là Đấng gánh ti trn gian, nghĩa là Ngài chđầy ti li ca nhân loi trên bn thân mình. Vì thế, trước mt Thiên Chúa, vi tư cách đại din cho toàn nhân loi, Ngài phi t lit mình vào hàng ti nhân cn phi sám hi. Và Ngài sám hi thay cho toàn nhân loi, tương t như Môsê (x. Xh 9,27; 32,31-32; Lv 8,14-15), Nêhêmi (x. Nkm 1,6-7), Ét-ra (x. Er 10,1.6) và Đanien (x. Đn 10,2) đã tng làm.
– Vi tư cách Đấng Cu Chuc nhân loi, Ngài mun hòa mình vi loài người ti lđể cùng hsám hi trước mt Thiên Chúa. Đây qu là thái độ khiêm nhường và đầy tình yêu, mt thái độcn thiết phi có để được tha ti, và riêng đối vi Ngài, để chuc ti cho nhân loi trước Thiên Chúa. Thái độ này khác hn vi thái độ ca người Pharisêu, thích t coi mình là nhng người thánh thin, muđược tách bit hn vđa s dân chúng mà h coi là ti li.
– Ngài muđánh du vic bđầu cuđời công khai ca mình bng hành động sám hi thay cho nhân loi, và kết thúc cuđời Ngài bng vic chết trên thp giá để đền ti thay cho nhân loi. Cái chết ca Ngài chính là “phép ra bng la” (x. Mt 3,11) cho nhng ai tin vào Ngài và sng gii răn yêu thương ca Ngài. Phép ra này có kh năng xóa sch ti li ca h trước mt Thiên Chúa. Nh đó, toàn cuđời công khai ca Ngài mang ý nghĩa sám hi và đền ti thay cho nhân loi.
– Ngài mung h phép ra và ch trương phi sám hi ca Gioan. Vì mun gia nhp Nước Tri, công vic cn thiếđầu tiên là phi sám hi, nhìn nhn ti li mình trước Thiên Chúa, quyết tâm sng đời sng mi, mc ly nhng quan nim mi và thay đổi cách sng cho phù hp vi quan nim my… Sám hi mà Gioan đòi hi không ch là th sám hi xuông theo nghi thc, ch t v hi hn nhưng sau đó không có gì thay đổi c, mà là th sám hđòi buc phi có “hoa qu chng t lòng sám hi” (Mt 3,8).
3. “Chúng ta nên làm như vđể gi trđức công chính”
Khi Đức Giêsu yêu cu Gioan làm phép ra cho Ngài, Gioan mt mc can ngăn, nhưng Ngài bo: “Chúng ta nên làm như vđể gi trđức công chính”. Đức công chính đòi hi phi hành x phù hp vi thc trng ca mình. Đức Giêsu đại din cho c nhân loi ti li, đi sai trnh đường li Thiên Chúa, nên Ngài phđại din cho toàn nhân loi sám hi trước mt Thiên Chúa. Người có ti mà nhìn nhn ti li mình đồng thi sám hi và quyết tâm sđổi, thì ngườy mi tr nên công chính.
Sám hi không phi là nhìn nhn bn cht mình là ti li, trái li phi nhn ra bn cht mình là “hình nh ca Thiên Chúa”, “được to dng ging như Thiên Chúa” (St 1,26-27), là “con cái Thiên Chúa” (Lc 20,36; Rm 8,14.16; Gl 3,26), và mang trong mình bn tính thn linh ca Ngài (2Pr 1,4), nhưng li sng không đúng vi bn cht cao c y ca mình. Chính vì thế, chúng ta làm nhc Thiên Chúa. Tương t như mt hoàng t, là cành vàng lá ngc, mà li làm nhng vicđê tin, b i khiến vua cha phi xu h vì con. Tht vy, nếu bn cht ca ta là ti li thì khi ta sng trong ti li, ta không có gì đáng trách vì ta đã sng đúng vi bn cht ca mình. Tương tnhư mt người h tin làm công vic h tin thì không có gì đáng xu h. Nhưng bn cht ta là thánh thin, nếu ta li chp nhn vùi mình trong ti li, thì ta thđáng trách. Chng khác gì mt người có tm thân ngc ngà mà li cam lòng vùi mình vào đám phn hôi.
Nếu ta chưa sng đúng vi bn cht thánh thin cao c ca mình, thì s công chính đòi hi ta phi sám hi. Sám hi là phi thay đổi quan nim và tr thành “con người mi” (Ep 4,24; Cl 3,10), đúng vi bn cht thánh thin và cao c y. Vì nhân lođầy ti li, Đức Giêsu đã phi thc hin s sám hy vi tư cách đại din cho toàn nhân loi, để nhân loi nên công chính trước Thiên Chúa. Phn chúng ta, chúng ta cũng phi “làm như vđể gi trđức công chính”.
CU NGUYN
Ly Cha, Đức Giêsu thánh thin và hoàn toàn vô ti, thế mà vì yêu thương nhân loi ti li, Ngài đã gánh ly ti li nhân loi, và t lit mình vào hàng nhng người ti li cn phi sám hi. Còn con thì li hành động ngược li, con tuy ti li nhưng li thích được người khác tôn vinh và đối x như mt người thánh thin. Con rt ngi phi nhìn nhn mà ch mun chi phăng nhng ti li ca mình. Ôi, xin cho con biết hành x như Đức Giêsu khi xin Gioan làm phép ra cho mình.
 

51. Con Thiên Chúa và những người tội lỗi

(Suy niệm của Lm. FX. Vũ Phan Long, OFM)
1.- Ngữ cảnh
Về phương diện lịch sử, kinh nghiệm Đức Giêsu trải qua như bản văn chúng ta đọc hôm nay mô tả, là điều không thể kiểm chứng được. Lần đầu tiên Người hé cho dân chúng thấy được điều gì đó về thân thế của Người là trong cuộc gặp gỡ với Gioan, vị Tiền Hô; chỉ các Tin Mừng mới ghi lại cuộc gặp gỡ này (Mc 1,9-11; Lc 3,21-22; x. Ga 1,29-34).
Cuộc gặp gỡ Giođan không phải là một cuộc hẹn, cũng chẳng phải là một cuộc gặp gỡ tình cờ. Đây là tổng hợp những tương quan giữa Đức Giêsu và Gioan. Nếu ta nghĩ rằng đây là cuộc đối thoại đầu tiên hoặc duy nhất, thì ta quên tính cách cách-điệu hoặc hệ-thống-hóa quen thuộc của các Tin Mừng. Hợp lý có lẽ nên giả thiết là đã có những cuộc gặp gỡ trước để trao đổi tầm nhìn, trao đổi các nhận định, và biến cố hôm nay chỉ là kết luận cho các gặp gỡ ấy.
Mẩu đối thoại ở cc. 14-15 chỉ có trong TM Mt, phản ánh một chiều hướng biện giáo. Sự kiện Đức Giêsu được Gioan ban phép rửa đã sớm tạo ra những khó khăn cho các Kitô hữu (so với Lc 3,21t; Ga 1,29-34): (i) Ngược lại với những gì chính Gioan đã loan báo về sự cao cả của Đấng Mêsia, ở đây các vai trò dường như bị đảo lộn; (ii) Phép rửa của Gioan, có kèm theo việc thú tội, được ban cho những người có tội; vậy khi đến nhận phép rửa, dường như Đức Giêsu ý thức mình có tội. Mẩu đối thoại cung cấp câu trả lời cho vấn nạn (i), còn cuộc thần hiển tiếp đó trả lời cho vấn nạn (ii).
Trong bài, có những chi tiết lấy từ các Bài Ca về Người Tôi Trung của Đức Chúa (Mt 3,17: Is 42,1). Đức Giêsu là Người Tôi Trung đã sẵn sàng đến chia sẻ thân phận khốn cùng của kẻ tội lỗi, khi đến xếp hàng chờ được nhận phép rửa, là nhận lấy những yếu đuối của loài người, như Mt nói sau này (Mt 8,17: Is 53,4). Như thế, tác giả đã kín đáo ám chỉ cuộc Thương Khó (x. Mt 27,45-56).
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia làm hai phần:
1) Phép rửa của Đức Giêsu (3,13-15);
2) Cuộc thần hiển (3,16-17).
3.- Vài điểm chú giải
- chúng ta nên làm như vậy (15): Prepon estin (“nên; điều xứng hợp là”) hầu như tương đương với động từ dei (“phải; cần thiết”), diễn tả nhiệm vụ phát xuất từ ý muốn của Thiên Chúa.
- giữ trọn (15): Trong TM Mt, động từ plêroô, “làm cho đầy; làm trọn” không có nghĩa là chu toàn một lệnh truyền, mà là thực hiện một kế hoạch của Thiên Chúa.
- đức công chính (15): Dikaiosynê không phải là một nhân đức luân lý (“công bình”), nhưng là một lối sống, một cách xử sự tương hợp với kế hoạch và ý muốn của Thiên Chúa. Mt dùng từ ngữ này đặc biệt trong Bài Giảng trên núi. Trong bối cảnh chung của tư tưởng tôn giáo Híp-ri, “đức công chính” đây là việc thực hiện các ý muốn của Thiên Chúa, quy phục Luật Giao ước thật kỹ càng. Mt cũng đứng trong truyền thống thần học này: con người nên công chính khi, nhờ có cảm thức sắc bén về tính siêu việt và sự thánh thiện của Thiên Chúa, họ tìm cách sống hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Như vậy, Thiên Chúa đã quy định rằng Đấng Mêsia phải nhận phép rửa của Gioan và xuất hiện ra như một người tội lỗi. Vì sao? Ngữ cảnh không cung cấp một lý do rõ ràng nào giúp giải thích ý muốn này của Thiên Chúa. Nhưng toàn bộ Tân Ước thì cung cấp hai lý do:
(1) Lý do thứ nhất dựa trên Mt 20,28 và 26,28: Đức Giêsu phải tạ tội cho “một số đông” (= muôn người). Cv 8,32-35 (trích Is 53,7-8) cho thấy Đức Giêsu là như Người Tôi Trung của Đức Chúa, chịa đau khổ vì tội lỗi của dân mình, cho dù bản thân Người không có tội. Thánh Phaolô diễn tả rõ ràng: Nhờ việc nhập thể, Đức Giêsu đã “mang thân xác giống như thân xác tội lỗi” (Rm 8,3), Người đã trở nên thành viên và thủ lãnh của một nhân loại tội lỗi. Vậy, mặc dù không có tội, Đức Giêsu đã phải lãnh nhận phép rửa bày tỏ sự thống hối do liên đới với loài người tội lỗi (x. 2 Cr 5,21; Dt 2,14-17).
(2) Lý do thứ hai, tương tự lý do thứ nhất, nhưng nhìn dưới một góc độ khác: không nhìn Đức Giêsu tự đồng hóa với các tội nhân, nhưng tự đồng hóa với những người-tội-lỗi-hoán-cải. Bởi vì khi nhận phép rửa của Gioan, người Do Thái phải đáp ứng một yêu cầu về sự công chính, nghĩa là phải bày tỏ lòng thống hối, ước muốn trở lại với Thiên Chúa và lại sống trung thành với những đòi hỏi của Giao ước. Sự công chính Kitô giáo, theo như Mt hiểu, về cơ bản có một ý nghĩa tương tự sự công chính theo Giao ước cũ (nhưng vượt xa sự công chính này): là trung thành với những đòi hỏi của Giao ước mới, quy phục luật mới do Đức Kitô ban cho (x. ch. 5–7). Như thế, khi Đức Kitô “giữ trọn đức công chính”, Người vừa nhận cho mình thái độ của những người Israel “công chính” trung thành với Giao ước, vừa đưa sự trung thành đó đến mức hoàn hảo cuối cùng. Có lẽ đây đúng là ý nghĩa của phép rửa Đức Giêsu nhận: khi ấy, Người trở nên liên đới với đoàn dân đang quay về để sống trung thành. Khi nhận phép rửa, Đức Kitô lôi kéo theo với Người và trong Người tất cả những người tin, đi vào cuộc quay trở về để sống trung thành, đi vào thái độ vâng phục thảo hiếu đối với Chúa Cha. Và Người sẽ diễn tả thái độ hiếu thảo này ra hết sức rõ ràng trong cuộc Khổ Nạn (x. 26,39), là lúc mà đức công chính được giữ trọn. Lời nói đầu tiên của Đức Giêsu trong TM Mt cũng tóm tắt toàn thể cuộc đời Người.
các tầng trời mở ra (16): Mt sử dụng cùng một động từ với Is 63,19 LXX, “mở ra” (anoigô), trong khi bản Híp-ri là “xé ra”, qr‘ (“Phải chi Ngài xé trời mà xuống”), nhưng ý nghĩa vẫn là một: niềm hy vọng cánh chung được vị ngôn sứ loan báo, nay đã được thực hiện.
như chim bồ câu (16): “Như; giống như” (hosei) bổ nghĩa cho động từ “xuống” chứ không phải cho danh từ “Thần Khí”. Trong Do Thái giáo, không bao giờ con chim bồ câu được coi là hình ảnh của Thần Khí cả, nhưng có một vài bản văn so sánh chuyển động của Thần Khí Thiên Chúa với chuyển động của một con chim bồ câu “bay lượn trên đàn con rất gần, mà không chạm vào chúng”. Sách St viết: “Thần khí bay lượn trên nước” (1,2). Hình ảnh này muốn nói: (1) Thần Khí không phải là một sức mạnh phát xuất từ thiên nhiên hay con người, mà là một hữu thể siêu việt; (2) Thần Khí hoạt động vừa dịu dàng vừa gần gũi. Bản văn Mt cũng như Mc không muốn nói đến dáng vẻ bề ngoài (như Lc), mà là cách thức Thần Khí đến và tác động trên Đức Giêsu.
Đây là Con yêu dấu của Ta (17): Lời Chúa Cha nhắc lại Tv 2,7: “Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con” và Is 42,1: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó”. Có nhiều bản văn Cựu Ước trong đó Thiên Chúa gọi Israel là “con” (x. Xh 4,22; Hs 11,1 …) khiến ta có thể nghĩ rằng ở đây Mt gợi ý Đức Giêsu là “Israel mới”. Câu truyện “Cám dỗ” (4,1-11) sẽ nêu rõ sự song đối này.
Câu nói từ trời được lặp lại y nguyên trong bài tường thuật Hiển Dung (x. 17,5). Hẳn là Mt muốn tạo một tương quan thần học giữa hai biến cố. Cũng như biến cố Hiển Dung báo trước việc Đức Giêsu được tôn vinh khi sống lại (sự tôn vinh này là hoa trái của sự tự hạ trong cuộc Thương Khó), biến cố tiếng nói và Thần Khí xuống cũng loan báo Đức Kitô được tôn vinh; sự tôn vinh không chỉ là hoa trái của Khổ Nạn mà còn của cả cuộc đời tự hạ của Đức Kitô, khởi đầu với sự tự hạ trong phép rửa. Tất cả những điều này xác nhận rằng truyện Phép Rửa đúng là một cuộc thần hiển, như cuộc Hiển Dung, chứ không phải là một thị kiến của riêng Đức Giêsu. Cuộc thần hiển này được ngỏ với các độc giả Tin Mừng, nay đã là môn đệ Đức Giêsu (bởi vì Mt không nhắc tới đám đông dân chúng nào cả), cũng như cuộc Hiển Dung chỉ được ngỏ với ba tông đồ.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Bước đầu đưa Đức Giêsu đi vào hoạt động công khai xảy ra trong bối cảnh là phép rửa do Gioan cử hành. Đức Giêsu từ Galilê đến sông Giođan và muốn được Gioan làm phép rửa cho. Chính diễn tiến của phép rửa chỉ được nhắc qua (3,16). Nhưng phép rửa này tạo cơ hội cho Gioan, Đức Giêsu và Thiên Chúa lên tiếng và những phương diện cốt yếu của hoạt động của Đức Giêsu được tỏ bày. Gioan phản đối viẹc Đức Giêsu xin được ban phép rửa, vì ông coi là chuyện không hợp (3,14). Những lời đầu tiên Đức Giêsu nói khẳng định rằng Người có nhiệm vụ đưa trọn ý muốn của Chúa Cha đến chỗ hoàn tất (3,15). Rồi Thiên Chúa nhìn nhận Đức Giêsu là Con yêu dấu của Ngài (3,17).
Phép rửa của Đức Giêsu (13-15)
Bản văn này có giọng tường thuật.
Gioan đã dùng ba cách để tuyên bố Đức Giêsu là Đấng có ưu thế hơn (3,11-12): 1) Người là Đấng mạnh hơn, Người vượt xa Gioan bằng sức mạnh thực thụ. 2) Người có phẩm giá cao vời: ngay đến việc xách dép cho Người, Gioan cũng không xứng đáng. 3) Người sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần, trong khi Gioan chỉ làm phép rửa trong nước. Nước có là gì đâu trước Thần Khí Thiên Chúa, trước sự sống chan hòa của chính Thiên Chúa? trước sinh lực dồi dào và niềm hạnh phúc của Thiên Chúa? Ai là Đấng có thể làm phép rửa với Thánh Thần? Thế mà chính Đấng đã được Gioan loan báo như thế lại muốn được ông làm phép rửa cho. Được làm phép rửa bằng nước có ý nghĩa gì đối với Đấng sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần? Xếp hàng nối vào những người không có Thánh Thần có ý nghĩa gì đối với Đấng sẽ thông ban Thánh Thần? Gioan có một ý tưởng khác về điều phù hợp với Đức Giêsu, ông không thấy vị trí của Người bên cạnh những người đến xin ông ban phép rửa. Nhưng ông xin Đức Giêsu giáo huấn mình. Suốt hành trình, Đức Giêsu sẽ bị người ta cật vấn về cách xử sự của Người, đặc biệt là cách xử sự của Người đối với những kẻ tội lỗi (x. 9,11). Các đối thủ của Người sẽ có những ý tưởng sai lạc về những gì xứng hợp với Đấng Thiên Chúa sai đến.
Lời đầu tiên Đức Giêsu nói có một đặc tính căn bản: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính” (3,15). “Đức công chính” có nghĩa là những gì “công chính” trước mặt Thiên Chúa, những gì tương ứng với ý muốn của Ngài. Chuyện Đức Giêsu được Gioan làm phép rửa cho thuộc về ý muốn của Thiên Chúa. Người làm như thế không phải theo một ý riêng, nhưng bởi vì Thiên Chúa muốn thế. Chính trong sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa mà Đức Giêsu xin Gioan làm phép rửa cho mình và bắt đầu hành trình.
Đức Giêsu nhận biết là ý Thiên Chúa muốn Người hòa mình vào số những người đến xin Gioan làm phép rửa. Họ là những người đã nghe lời kêu gọi hối cải và công khai thú nhận mình là người tội lỗi (3,6). Người không đứng vào hàng ngũ những người chắc chắn về mình, những người nghĩ rằng mình công chính và vô phương trách cứ. Thật ra, Người không phải trách mình về bất cứ tội nào; nhưng quan hệ của Người với Thiên Chúa là thế nào, thì lát nữa chính Thiên Chúa sẽ phải tỏ ra. Đức Giêsu như đang nhắc lại tên của Người: “Chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (1,21) và giới thiệu sứ mạng của Người: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (9,13). Người bắt đầu trợ giúp người tội lỗi bằng cách không giữ khoảng cách đối với họ, mà là đến ở giữa họ: như một người trong số họ, Người xin Gioan làm phép rửa cho. Qua hành vi này, Đức Giêsu nhìn nhận giá trị của phép rửa Gioan, nghĩa là Vị Tẩy Giả rao giảng và làm phép rửa không do sáng kiến loài người, nhưng theo nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó (x. 21,25). Đồng thời, Người tỏ thái độ đối với những kẻ mà Người được gửi đến phục vụ: Người ở bên cạnh họ và chăm sóc họ bằng cách sống giữa họ. Toàn thể hoạt động của Người cho đến chết trên thập giá được quy định bởi chiều hướng và sứ mạng này.
Khi tỏ ra liên đới với người tội lỗi, Đức Giêsu phản đối quan niệm của Vị Tẩy Giả về Nước Trời và về Đấng Mêsia: thay vì tự giới thiệu như là Vị Thẩm Phán cánh chung đến quét sạch sân lúa của mình trong Cơn Thịnh Nộ và trong lửa, Đức Giêsu đã trầm mình vào dòng sông Giođan.
Cuộc thần hiển (16-17)
Bản văn này có giọng điệu khải huyền.
Lời Thiên Chúa phán sau đó cho thấy người hành động như thế là ai và Thiên Chúa ở về phía Người như thế nào: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (3,17). Lời này cũng căn bản và chất chứa cả một chương trình như lời tuyên bố của Đức Giêsu về việc Người vâng theo ý muốn của Chúa Cha (3,15). Đấng vâng phục Thiên Chúa và đứng về phía người tội lỗi chính là Con yêu dấu của Thiên Chúa. Tương quan của Người với Thiên Chúa không hề bị tội lỗi làm cho rối loạn. Người đứng bên những kẻ tội lỗi và có thể trợ giúp họ chính là vì Người không phải là một người trong số họ. Thiên Chúa yêu thương Người bằng một tình yêu độc nhất vô nhị, hài lòng về Người, hoàn toàn đồng ý với Người và với cách hành động của Người. Người là Con, được hiệp nhất với Chúa Cha theo cách hoàn toàn đặc biệt; Thần Khí Thiên Chúa ngự trên Người; Người đầy sức sống và sức mạnh Thiên Chúa; đó là sức tạo thành và làm cho sống.
Bản văn cho hiểu là Chúa Cha chấp nhận sự vâng phục của Đức Giêsu, khi mô tả việc Thần Khí ngự xuống và nhắc đến “tiếng nói từ trời”. Như vậy, phép rửa giống như một lễ tấn phong Đức Giêsu làm Đấng Mêsia (x. 11,2; Ge 3,1-2).
Kết luận
Bằng cách đó, Đức Giêsu được chuẩn bị cho sứ mạng Người và có thể đưa phép rửa bằng Chúa Thánh Thần như đã được loan báo đến chỗ được thực hiện. Trong phép rửa của Đức Giêsu, có tỏ hiện những đường nét của toàn thể hoạt động của Người. Người đến không phải cho những người công chính, nhưng đến sống giữa những người tội lỗi. Người làm như thế vì vâng theo thánh ý của Thiên Chúa và trong tư cách Con yêu dấu của Ngài, sống hiệp thông hoàn toàn với Chúa Cha. Điều mà người tội lỗi bị thiếu, thì Đức Giêsu được Thiên Chúa ban cho ở mức hoàn hảo. Như thế, Người có thể tha thứ tội lỗi và đưa người ta đến hiệp thông với Thiên Chúa.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Hôm nay, chúng ta được mời gọi nghe tiếng nói từ trời giải thích ý nghĩa những sự việc đang xảy ra tại sông Giođan. Đến lượt Đức Giêsu ra đi dùng cuộc đời, lời nói và các việc làm, mà trở thành tiếng nói của Chúa Cha cho loài người. Rồi Người sẽ gọi một số người, trong đó có chúng ta, nối tiếp Người trong sứ mạng này. Hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi: Lâu nay, nghe những lời tôi nói và nhìn cách tôi sống, người khác nhận ra được sứ điệp nào của Chúa Cha?
2. Khi đến xin nhận phép rửa, Đức Giêsu xếp hàng với những người tội lỗi, là những kẻ mà Người đến để tha thứ và cứu độ. Đấy là cách thức làm việc của Người. Người cứu độ bằng cách chia sẻ tình trạng bần khốn, nghèo hèn của nhân loại, để biến đổi nhân loại từ bên trong. Người sẽ đi tới cùng trong lập trường này khi chấp nhận tự hủy trong cái chết trên thập giá. Khi chọn lựa như thế, Đức Giêsu đã phác ra cho các Kitô hữu một phương cách làm việc tông đồ: không phải là đứng từ trên mà phê phán, thống trị, nhưng hòa mình vào để chia sẻ.
3. Khi Đức Giêsu đã phải chọn lựa đứng vào hàng ngũ các tội nhân và trầm mình vào dòng sông Giođan, Người cho hiểu rằng chúng ta đang ở tại đó, tại đáy thẳm cuộc đời, trong tình trạng nghèo hèn, và Người sẵn sàng đến gặp để đưa chúng ta đi lên. Như thế, chẳng ai trong loài người có thể tự hào rằng mình sống xứng đáng với tình yêu của Thiên Chúa, mình được chiếu cố vì đã sống ngay chính.
4. Trong bí tích rửa tội, người Kitô hữu được cùng chết với Đức Kitô và cùng sống lại với Người. Khi đó, người ấy như được nghe Chúa Cha nói về mình như đã nói về Đức Giêsu xưa kia: “Đây là Con yêu dấu của Ta”. Nhưng khi đó, người tín hữu cũng hiểu rằng mình phải lên đường đi cứu thế như và cùng với Đức Giêsu, Con yêu dấu của Chúa Cha. Trách nhiệm của người Kitô hữu cũng như trách nhiệm của Đức Giêsu, là giới thiệu cho thấy Thiên Chúa là Cha và truyền thông tình yêu của Chúa Cha cho anh chị em mình.
 

52. Chú gii ca Giáo Hoàng Hc ViĐà Lt

L CHÚA GIÊSU CHU PHÉP RA
PHÉP RA CA CHÚA GIÊSU
CÂU HI GI Ý
1. Matthêu mô t gì trong phép ra ca Chúa Giêsu: cm xúc tôn giáo? th kiến? kinh nghim v mt trt t khác? Vic Thn khí xung "như mt chim câu (c.16) và li nói ca "tiếng t tri có ý nghĩa gì trong hu cnh CƯớc và đối vi hôm nay?
2. Vic Thn khí tn phong Chúa Giêsu làm Messia và tiếng nói t tri soi sáng thế nào li gian Ty gi công b v vic hi ci và Nước Tri gn bên (3,2), li mà Chúa Giêsu ly li sau đó (4,17)? Làm sao cho thiên h nghe li công b y hôm nay? Và t đon văn này, ta rút ra đượđiu gì giúp hiu v phép ra trong Giáo Hi?
3. Chúa Giêsu ph nhn quan nim ca v Ty Gi v Nước Tri và v cuc giáng lâm cĐấng Messia trên đim nào?
4. Làm sao gii thích thái độ Chúa Giêsu đến xin chu phép ra?
*******
1. Vic rao ging ca Gioan Ty Gi dn ta đến phép ra ca Chúa Kitô, trung tâm đích thc ca các trình thut chương 3- 4. V phép ra này, Tin Mng Nht Lãm cng hiến cho ta 3 bn văn song song rt ging nhau. Thế nhưng đon văn ca Matthêu li thêm vào trình thut mt mđối thoi ngn gia Gioan và Chúa Giêsu, mt mđối thoi rt có ý nghĩa xét trong nhãn gii ca ông. Rđây chúng ta s thy nó ý nghĩa ch nào.
2. Khi chp nhn liên đới vi k ti li, Chúa Giêsu t ra mun phđối quan nim ca v Ty Gi v Nước Tri và v cuc giáng lâm cĐấng Messia: thay vì xut hin như Thm phán cánh chung đến quét sch sân lúa trong cơn Ha n, Chúa Giêsu li t hy trong dòng nước Giođan. Trình thut Matthêu như thế kín đáo ám ch cuc T nn, qua viđồng hóa Chúa Giêsu vi người Tôi t Giavê (Is 42,1; x. Mt 3,17), Đấng đã gánh ly mi yếu hèn ca ta (Is 53,4; x. Mt 8,17). Chính trình thut T nn ca Chúa Giêsu (27,45-56) cũng chđựng nhiu yếu t ca cnh này, như chúng ta s thy v sau khi nghiên cu cuc Kh nn.
3. Thuc văn th nào cái trình thut v th kiến khai mc ca chúng ta đây, mt trình thut xem ra không mô t mt quang cnh thđược bên ngoài, cũng chng t cho biết mt kinh nghim tâm lý hay mt mc khi bên trong ca Chúa Giêsu? Trước hết, trình thut có ch ý thn hc; nó biu l mưu tư ca các cng đoàn Kitô hđầu tiên mun din t nim tin ca h vào Chúa Giêsu như vào k đến tha mãn lòng mong đợĐấng Thiên Sai, và mun bin minh cho thái độ khó hiu ca Chúa Giêsu khi đến xin Gioan làm phép ra. Trình thut có nhng nét tương t vi các cuc "thn hin " (t mình ca Cu Chúa) hay vi nhng cnh "kêu gi ngôn s", thường thy trong CƯớc. Nhưng đúng hơn, nó thuc v mt văn th khác mang tính cht khi huyn, mà ta có th gi là văn th "th kiến gii thích" (vision interprétative), thường được dùng trong các Targumim. Tht vy, các Targumim liên h đến lch s t ph Abraham, Isaac và Giacóp, đều soi sáng l lùng trình thut Chúa Giêsu chu phép ra ca chúng ta.
4. Trình thut này có l có có liên h vi kinh nghim phép ra Kitô giáo mà Matthêu s đềcp vào cui Tin Mng ca ông (28,19). Người chu thanh ty "đi lên" khi nước s chết, đón nhn Thn Khí và t mình ra như "Con chí ái" ca Chúa Cha, trước khi được dn cùng vi Chúa Giêsu vào hoang địa thế gian, hu chu th thách cùng chu toàn phn v trong đó.
CHÚ GII CHI TIT
"By gi" (c. 13), mt tiếng thường gp trong Matthêu,  đây tương đương vi mt công thc chuyn mch thun túy. "Xut hin" cũng là động t Matthêu đã dùng để đưa Gioan Ty Ginhp cuc (3,1): ông tái nhn mnh mi tương quan mt thiết gia Gioan và Chúa Giêsu vy. "B Galilê”: Matthêu không đề cđến Nadarét mà ông đã nói t 2,23. "Để chu thanh ty": mđích rõ ràng ca Chúa Giêsu. Matthêu minh bch đặt vđề Chúa Giêsu chu ra, trước khi tr li trong các câu kế tiếp.
Cuđối thoi gia Gioan và Chúa Giêsu (cc. 14-15), mà ch Matthêu có, phnh mt khuynh hướng h giáo. Vic Gioan làm phép ra cho Chúa Giêsu đã sm gây nhiu khó khăn cho Kitô hu (so sánh Lc 3,21tt; Ga 1,29-34; Tin Mng người Hy bá). Các khó khăđó như thế này:
(1) Các vai trò xem ra đảo ngược, trái ngược vđiu chính Gioan loan báo khi ông t tuyên b mình không đáng m dây giày cho Đấng Messia tương lai;
(2) Phép ra ca Gioan, có vic thú ti kèm theo (3,6) được các ti nhân đón nhn, vy Chúa Giêsu, khi cúi mình chu, phi chăng cũng ý thc mình là ti nhân. Cuđối thoi gia Gioan và Chúa Giêsu đem li câu tr li cho khó khăn th nht, trong lúc cuc thn hin tiếp theo phép ra làm gim khó khăn th hai.
Gioan (c.14) nhn thy bn phn chun b cho Chúa Kitô đến gi đây chm dt; lúc này ti phiên ông chu r"trong Thánh Thn và la" (c. 11) và Chúa Giêsu phi là người ban phép. Nhưng Chúa Giêsu tr li (c.15) rng cn phi tuân theo thánh ý Thiên Chúa. Tiếng prepon (do động t prepoin "thích hp", và gán tương đương vi dei: phi) din t s bt buc do thánh ý Thiên Chúa. Đon văn gn ging bn văn chúng ta là Dt 2, 10 (so sánh vi Lc 7,30).  đây có hai tiếng quan trng, đặc bit ca thn hc Matthêu: plêroun (làm trn; thc hin; hoàn thành; kết thúc) và dikaiosunê (s công chính). Thông thường, plêloun có nghĩa là "làm trn", theo nghĩa chp hành tt l lut chng hn. Nhưng trong Matthêu, nghĩa ca nó phong phú hơn nhiu. Nếu d đoán được nhng kết lun ca cuc phân tích Mt 5,17, ta s hiu rng vic "làm trn"  đây (có hai nghĩa “bo tn và kết thúc”, “duy trì và kin toàn”. S dĩ Chúa Kitô, khi chu phép ra bi Gioan, "đã làm trn" s công chính, đó là vì Người va cúi chu va siêu hóa và bày t ý nghĩa tròn đầy ca phép ry; c ch ca Người mc khđiđã được chđựng cách bt toàn trong vic người Israel cúi mình chu phép ra ca Gioan vy.
Tiếng th hai, "ht nghĩa công chính" (Matthêu rưa dùng, nht là trong Din t trên núi). Trong văn mch chung ca tư tưởng tôn giáo và tư tưởng xã hi Hy bá (c hai ch là mt), tiếng này ch s hoàn thành thánh ý Thiên Chúa; s tuân th L lut Giao Ước dưới mđòi hi yêu sách. Vic Matthêu dùng ý nim "công chính" nm trong truyn thng thn hc ca Israel: con người tr nên công chính khi, nh ý thc sâu sc v s siêu vit và thánh thin ca Thiên Chúa, h c gng sng phù hp vi tôn ý Ngài. Nhưng ti sao Thiên Chúa đã quyếđịnh là Đấng Messia ca Ngài phi nhn phép ra ca Gioan và t mình như k có ti? Bn văn không đưa ra mt lý do sáng sa nào để gii thích ý định thn linh l lùng này, tr ra li ám ch mp m vvic “hoàn thành mi nghĩa công chính". Nhưng toàn th Tân Ước có gi lên hai lý do cđòi hy.
Lý do th nhtđược nhiu nhà chú gii nhn mnh da vào Mt 20,28 và 26,28, có th phát biu như thế này: Chúa Giêsu phi xóa hết ti li ca "nhiu người". Cv 8,32-35, trích Is 53,7-8, cho thy Chúa Giêsu như là Tôi t Giavê chđau kh vì ti dân mình, mc du chính Người không vương mc ti Phaolô còn minh định giáo thuyếy hơn: qua vic nhp th, Chúa Giêsu đã mang ly "mt xác tht ging xác tht ti li (Rm 8,3), Ngườđã tr nên chi th và th lĩnh ca mt nhân loi ti li. Thành ra mc du chng phm ti, Chúa Giêsu cũng phi cúi chu phép ra thng hi vì đã mun liên đới vi mi ti nhân (2 Cr 5, 21; Dt 2, 14- 17).
Nhưng ta có th thy mlý do th hai trong phép ra ca Chúa Giêsu, hay đúng hơn là lý do đầu, song nhìn dưới mt hình thc hơi khác. Lý do y không nhn mnh đến s đồng hóa Chúa Giêsu vi ti nhân cho bng đến vic Ngườđồng hóa vi các ti-nhân-hi-ci. Tht vy, đối vi người Do Thái, lãnh nhn phép ra ca Gioan là mt yêu sách công chính, theo nghĩa là h phi dùng nghi thđó mà biu l s thng hi ca mình, biu l lòng ước mun tr v vi Giavê và sng trung thành hơn na vi nhng đòi hi ca Giao Ước. Xét v cơ bn thì s công chính Kitô giáo, như Matthêu hiu, đồng nht ý nghĩa vi s công chính ca Giao Ước cũ (nhưng cũng siêu hóa nó): đó là trung thành vi các yêu sách ca Giao Ước mi, là thn phc Lut mi ca Chúa Kitô chương 5-7). Như thế, khi "làm trn hết nghĩa công chính" là Chúa Kitô ly thái độ trung thành vi Giao Ước ca nhng người Israel "công chính" làm ca mình, đồng thđưa lòng trung thành đó lên ti tuyđỉnh hoàn thin. Đấy chính là ý nghĩđặc bit ca phép ra Chúa Kitô, mt phép ra trong đó Người tr nên liên đối vi dân Ngườđang quay đầu tr li. Qua phép ra, Chúa Kitô kéo hết thy nhng k tin đi vi mình và trong mình v tùng phc li Chúa Cha; lòng tùng phc tho hiếu này Người s bày t cách đặc bit sáng ngi trong cuc T nn. Thành ra phép ra ca Chúa Giêsu đã là du chp nhn trước cuc T nn (26,39), s hoàn thành mi l công chính. Lđầu tiên ca Chúa Giêsu trong Tin Mng Matthêu tóm tt c cuđời Người vy.
Các câu 16-17 trình bày s kin mt cách gn gàng, đơn gin. Điđược chú trng là biến cthn hin, trung tâm ca tt c phn này. Matthêu đã nhn mnh rng vic th thai Chúa Giêsu là công trình ca Thánh Thn (1,18-20), nay ông li cho thy s mnh Người không có ngun gc nào khác hơn. Chính lúc Chúa Giêsu t ra vâng li và t h, thì Ngườđược xác nhn như là ngôn s và Messia, nghĩa là như Thm phán cánh chung (mc du vic t mình như Thm phán được hi li vào ngày Quang lâm). Tht thế, chính s h mình như là Con được Cha sai đã làm cho người tr thành Thm phán cánh chung, vì chính trong s xóa mình, s t hy (kénose, theo cách nói ca Phaolô) mà trđến gđất.
“Tri m ra": Matthêu dùng cũng mđộng t như Isaia đã dùng trong mđon thi danh: "Ước gì Ngài xé tri Ngài xung" (Is 63,19. Bn 70): Nim hy vng thiên sai din t qua ming ngôn s bây gi được thc hin vy.
“Người thy Thn khí Thiên Chúa". Vic Chúa Cha chp nhn s tùng phc ca Chúa Con được biu l rõ ràng qua vic Thn khí đáp xung và nht là qua "tiếng nói t tri". Như thế phép ra có v là cuc tn phong Chúa Giêsu làm vua và Messia, vì Thn khí Người lãnh nhn là Thn khí đã ngp tràn các ngôn s và vua chúa để ban cho h kh năng thi hành nhim v; nhưng hơn hn các nhân vt quá kh, Người lãnh nhn Thn khí mt cách dư đầy. Chính Isaia đã tng tiên báo như thế v Đấng Messia: "S đậu trên Người Thn khí Giavê, Thn khí khôn ngoan và trí tu, Thn khí mưu lược và anh dũng, Thn khí hiu biết và kính s Giavê"(Is 11,2). Ngôn sGioel cũng đã tiên báo: thĐấng Messia ti s đượđánh du bng vic tuôn tràn Thn khí cho mi người (3, 1-2), vic tuôn tràn này bđầu t sông Giođan nhưng s đạđến mđộ viên mãn trong ngày Hin xung.
"Người thy Thn khí Thiên Chúa đáp xung như chim câu”: Trong Do thái giáo, chim câu không h được coi là hình nh ca Thn khí, thế nhưng mt vài bn văn các giáo sĩ có so sánh chuyđộng ca Thn khí Thiên Chúa vi c ch ca mt con b câu "bay chp chng trên by con mà không đụng ti chúng"; Thn khí cũng "bay là đà" trên nước nguyên thy như vy (St 12). Trng tâm so sánh n ch nhn mnh ti thn tính ca Thn khí (Thn khí chng phi là mt mãnh lc mưu xut t thiên nhiên hay con người, song là mt hu th siêu vit), ln tính cách du dàng, gn gũi ca hođộng Ngài. Bn văn Matthêu, như Maccô, không gi lên hình dáng (Lc) cho bng cách thc mà Thn khí đột hin và tác động trên Chúa Giêsu. Trng t ng“hơi như (hôsei) chim câu" b nghĩa cho động t "xung" ch không cho danh t "Thn khí".
"Người này là Con Ta": Tiếng phán ra là tiếng Chúa Cha; tiếng y ly li li khng quyết ca Tv 2,7: "Con là con Ta, hôm nay Ta đã sinh con"; nó cũng ly li li Giavê ng cùng người Tôi tđau kh s th hiơn cđộ cho thân thuc mình: "Này đây Tôi t ca Ta mà Ta nâng đỡTuyn nhân ca Ta mà Ta sng m. Ta đã ban Thn khí Ta trên Người..." (Is 42, 1). Cũng có thđối chiếu li công b ca Thiên Chúa vi nhiu bn văn Cước trong đó Giavê gi Israel là "con" Ngài (Xh 4, 22; Hs 11,1 v.v...) và mt ln na kết lun rng Matthêu mun cho thy Chúa Giêsu là Israel mi. Trình thut Cám d (4, 1-11) s cng c hơn na vic song đối này.
Công th"Người này là Con chí ái Ta, k Ta sng m" được ly li tng ch trong trình thut Biến hình (17,5). Chc hn Matthêu mun thiết lp mt s tương đồng có tính cách thn hc gia hai biến c. Tht vy, cũng như cuc biến hình là th hin trước vic tôn vinh Chúa Kitô khi Người sng li tôn vinh là kết qu ca t h trong Kh nn), thì s phê chun ca Chúa Cha và viđổ đầy Thn khí cũng loan báo, theo cách thc riêng, vic tôn vinh Chúa Kitô (tôn vinh s là kết qu không nhng ca cuc T nn mà còn ca c đời sng t h, bđầu t vic h mình ngày chu phép ra). Hết thy nhng điu này xác nhn rng cnh phép ra tht là mt cuc thn hin, y như cuc biến hình, hơn là mt th kiến ca riêng Chúa Giêsu. Cuc thn hin này nhm ti các độc gi Tin Mng đã tr thành môn đồ Chúa Giêsu (vì Matthêu không đề cp tđám đông nào hết), y như cuc Biến hình ch dành riêng cho 3 môn đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan thôi vy.
KT LUN
Cơ cu văn chương và thn hc ca tt c phn này (ch.3-4) ch cho thy nên tìm giáo hun ch yếu ca các chương  ngay trung tâm ca chúng là 3,16-17. Thn khí Thiên Chúa xung trên Chúa Giêsu và thánh hiến Người, không nhng như Ngôn s-tôi t, mà còn như k hin thân cho Nước Tri, vì Người là Đấng Messia thiên h đợi trông. Trong Chúa Giêsu, tri xem ra ni lin vđất, vì trong Người "Nước Trđã gn bên" (3,2). T nay mi cái đều hi t v Chúa Giêsu, và mi ngườđềđược kêu mi nghe tiếng phán t tri, tiếng ban ý nghĩa cho nhng gì xy ra; t nay Chúa giàu có bn phn làm cho cuc sng, ngôn ng, c ch Người tr nên tiếng nói Chúa Cha ng vi nhân loi.
Ý HƯỚNG BÀI GING
1. Phép ra ca Chúa Giêsu cho ta thy Người mun sng đời mình theo vin tượng nào, muđược sinh động bi não trng nào, mun hành động theo phương cách nào. Ngườđứng vphía các ti nhân mà Ngườđến tha th và cu vt. Người mong biếđổi nhân loi, nhưng là tbên trong, bng cách chia s thân phn nghèo hèn và khn kh ca h, hơn là t bên ngoài, bng xét x phán đoán. Người t chi thng tr, chinh phc vi vũ lc, bt buc người ta phi tha nhn Người. T đầu s v Người cho thy ch mun cu nhân loi bng cách t hy mình cho đến chết trên Thp giá. Kitô hu nào d định thc hin cuc gii phóng con người cũng phi chp nhn các phương pháp như trên.
2. Lúc Chúa Giêsu chìm dưới dòng nước sông Giođan, nghĩa là trong vũ tr ca các ti nhân, dưới tđáy khiêm nhượng, thì Chúa Cha đến gp Người và đặt Người làm “Kitô và Chúa” (Cv 2, 33): ai h mình xung s được nâng lên.
3. Chúa Giêsu mun liên đới vi con người trong ni khn cùng và s yếu hèn ca h. Người muđợi chúng ta chính nơđó. Vì thế đừng lung công làm ra v quan trng, t đắc, cho mình xng đáng vi tình yêu ca Người. Chính trong đáy vc sâu ti li mà Người gp g và phc hi ta.
4. Ai chu thanh ty là đi vào đời sng nghĩa t vi Chúa Giêsu: ngườđược làm con cái Thiên Chúa theo cách riêng ca mình và cũng nhđược Thn khí Chúa Cha và Chúa Con.
 

53. Chú gii ca Noel Quession

Các l Giáng Sinh, Thánh Gia, và Hin Linh vn còn tht gn gũi. Du vy, rt nhanh. Giáo Hi mun làm cho chúng ta b Tin Mng tui thơ để đề cp cái chính yếu: tác v công khai... cucđời trưởng thành cĐức Giêsu...
By gi Đức Giêsu t min Galilê đến sông Giođan...
Chúng ta đừng quên nhng hoàn cnh lch s ca “biến c" mà người ta có th xác định thi gian vào cui năm 27.
Đức Giêsu”... mt người vn không ai biết.
T min Galilê đến" tnh xa xôi này mt na ngoi giáo b khinh để bi nhng người dân cưmin Giuđê và Giêrusalem, lãnh địa linh thánh tiêu biu mà Thiên Chúa cư ng. “Bt cht... xut hin". Cái người vô danh này, đến t mt làng cũng tăm ti, bây gi vào cuc.
Chúng ta nhng ngườđang sng hơn hai nghìn năm sau, chúng ta bây gi biếĐức Giêsu sp thay đổi b mđịa cu. Người khong 30 tui. Người ta không biết gì v ông y. Mt cuc yên lng 30 năm.
Trên b sông Giođan. A! Con sông này, tt c đã khđầu trên b ca nó! Mt con sông độc nht vô nh trên thế gian, k c nói v mđịa lý. Tiếng "Giođan”, trong ngôn ng Do Thái có nghĩa là "ngườđi xung", t gc "yarad" "đi xung Con sông Giođan, thc tế là con sông độc nht phi xung quá thp! Nó bt ngun trên đồi Hécmôn, cao 520 mét, dài 220 cây s, chm d Bin Chết,  sâu 394m dưới mc nước bin. Tht là quá thp!
Như thế s xung thp này là cái gì vy, con sông k l này biu trưng cho vc thm nào vy?
Đức Giêsu đến gp ông Gioan để xin ông làm phép ra cho mình.
Thc s vic vào cuc này gây lm hoang mang.
Phép ra mà Đức Giêsu đến xin Gioan làm, đó là mt phép ra sám hi, du hiu công khai ch là người ta hi tiếc v các li lm ca mình làm, người ta mun thay đổi cuđời... "Tt cmin Giuđê và tt c min Giođan đều xin ông Gioan làm phép rđồng thi xưng thú ti li mình phm".
Tôi dành thi gian nhìn ngĐức Giêsu, trong hàng ngườđánh cá đợđến lượt mình. Mt trc giác sáng ngi và không th lm lđược, bng chđem Đức Giêsu đếđỉnh cao ca tính nhân bn, nơđó s hin din ca Thánh Linh linh hot nht, nơđó s ch đợi ca Thiên Chúa sng động nht... Đức Giêsu tc khđến nhp bn vi nhng người ti li... ti ch mà Thiên Chúa tác động vào lòng h, ti ch mà h quyết tâm sám hi...
Phép ra cĐức Giêsu, được c bn sách Tin Mng chng thc, là mt s kin lch s không th chi cãi được? không bao gi nhng Kitô hđầu tiên li ba chuyĐức Giêsu chu phép ra sám hi, quá trái ngược vi ý nghĩ mà h đang to dng cho h mĐấng Mêsia, nếu skin không bt h phi nhn, khiến cho người ta phi hoang mang theo các lun gii ca con người.
Còn tôi? Có phi tôi phán đoán nhng người có ti trên đỉnh cao vng vàng v đạđức ca tôi không? Có phi tôi cm thy có liên đới v nhân loi ti li không?
Có phi tôi lên án không? Hay là phi chăng thái độ cĐức Giêsu đòi hi tôi... nâng đỡ, vâ cu thoát nhng người làm điu xu chung quanh tôi ư?
Gioan môt mc can Người và nói: Chính tôi mi cn Ngài làm phép ra thế mà Ngài lđến vi tôi!
Đúng thế, Gioan được yêu cu có s đổi li ý thế nào? ông báo tin có mĐấng Mêsia - quan xét, sp sđốn tt c nhng cây ci không sinh hoa qu và đem vào lđốt tt c mi th rác rưởi phù phiếm (Mt 3,7-12). Và Đức Giêsu đến Chu phép ra sám hi! Đó là thế giđảo ngược. Chính ý tưởng ca Thiên Chúa lt ngược. Trái ngược vi mi ch đợi ca mình, Gioan Ty Gi slàm phép ra cho “người con có quyn lc hơn mình" (Mt 3,11). Gioan phđối. Đó là mt skhiêu khích! ông mun ngăĐức Giêsu nhn c ch này.
Như thế có gì xy ra trong phép ra này? Có điu gì quan trong được tiết l trong đó? Ta đứng ngưng l cái b mt ca c ch này. Chc chn có mt s mc khi ch đợi chúng ta đó.”
Nhưng Đức Giêsu tr li: Bây gi c thế đã. Vì chúng ta nên làm như vđể gi trđức công chính.
Đó là “li nói đầu tiên" cĐức Giêsu trong sách Tin Mng Matthêu. Nó chng t môt strưởng thành bn v mt cách tuyđốđặc bit. Quân bình biết my! ý thc v s mnh ca mình biết my nơi con người này! Khi Người ta gin lượĐức Giêsu ch là mt con người mà Giáo hđã Thiên Chúa hóa... hay là mt con ngườđã nhn thc dn dn mình là Thiên Chúa... thì người ta đi qua mt cách hoàn toàn đơn gin cái huyn nhim duy nht v bn tính ca người.
Nhng năm ti tă Nadarét không phi là nhng năm trng rng. Đức Giêsu là mt người Do Thái. Như tt c mi người Do Thái, người thm nhim b Torah, Li Thiên Chúa. Và này đây, mt cách hoàn toàn đơn gin, Người nói lên trong li nói đầu tiên công khai ca người. Hai tiếng xác định bn cht ca người; thc thi... công chính. Hai t Kinh Thánh cc k xúc tích. Hai ttiêu biu trong các t vng ca Matthêu.
“Hoàn tt", "pleroum"... "s công chính "dikaiosunê"... Thut ng công chính s hay được nói đến (Mt 5,6.10.20 - 6,11.21.32). Sng công chính, tc là đáp li chính xác ý mun ca Thiên Chúa: mt hành động ca con người phn ánh cái ý mun ca Chúa. "Hoàn tt" tc là mt hành vi hoàn ho, đầy tràn s tinh tế  ch là "gi gìn trong khi biếđổi... hoàn thành trong khi bo v. Hoàn tt là mt hành vi hoàn ho nht mà mt người có th làm. Còn chúng ta, chúng ta chiếđấu vi nhau gia nhng "người luôn tiến ti" và "nhng người gi truyn thng", gia nhng người ci tiến và nhng người bo th. NơĐức Giêsu, chính người va trung thành vi truyn thng ca mi thđại và đồng thi người canh tân, đổi mi, làm cho đến cùng: đó chính là nguyên tc ca cuc sng, tc là không bao gi gián đon trn vn vi quá kh, mà phóng đến tương lai.
Này nhé, Chúa không bao gi là mt người làm cách mng, nhưng Người biếđổi tt c. Người xin Gioan, người cui cùng trong các ngôn s ca Cước, đón nhn phép ra ca người, trong chui người ti li, vi tt c mi người... như tt c mi người.
Nhưng chú ý! S đột ngt bùng ra mt cuc canh tân.
By gi ông Gioan mđể cho Người làm.
Khiêm tn biết my trong nhng t quá nghèo nàn đến thế. Người ta không nói rng Gioan đã hiu. Ch đơn gin, ông để cho làm. Ông t xóa b mình đi, ông phi thay đổi cái khái nim hiếu thng mà ông có v Đấng Mêsia. Có l ông đoán mt con người huyn nhiđang đứng trước mt ông chăng? C chúng ta, ta hãy bước vào huyn nhim này... bên ngoài tt c.
Bi vì, chính  đó tt c kết thúc trong câu truyn này. Ta hãy lng nghe.
Ngay khi Đức Giêsu chu phép ra xong. Ngườ dưới nướđi lên.
Phép ra không được miêu t. Người ta không mô t mt cnh tượng. Câu chuyn cc k ít li, dè dt hoàn toàn. Matthêu ch k ra s kin bng mt phân t đơn gin: được làm phép Ra... Đức Giêsu đi t dưới nước lên. Chúng ta ch được nói rng Đức Giêsu đã hoàn tt hai động tác: "Người xung nước... Người t dưới nước lên... động tác đi v phía sông Giođan, ch thp nht trên hành tinh này, nhưng là động tác ca Thiên Chúa đến gp g loài người ti li, Đức Giêsu... Sinh ra, chu kh hình thp giá chết, táng trong m xung nơi luyn hình... mt cuđi xung đến chóng mt!... sng li, t trong k chết và lên tri…”
Này đây các tng tri m ra...
Tng tri m ra. Thiên Chúa Hin Linh. Cuc hin linh ca Thiên Chúa. Thiên Chúa t mình ra. Hình nh hình tượng v tng tri m ra thường thy trong Kinh Thánh để nói rng mt s giao thông được thiết lp gia thiên gii và con ngườđược chp nhn cho sng nhng bí mt ca Thiên Chúa (Ex 1,1; Kh 19,11; Cv 7,56...)
Chúng ta, chính chúng ta c luôn luôn nghĩ rng trđóng li, không th tđược. Du vy tt c nhng ai tin vào Đức Giêsu, đều nh Người mà tri m ra sn trên đầu h.
Và người thy Thn Khí Thiên Chúa đáp xung như chim b câu và ng trên Người.
Chúng ta đã chú ý rng đây không phi là vic mô t mt cnh tượng: Đó là mt huyn nhim... Matthêu không nói rng đã có mt con chim b câu. Người nói rng Thn Khí đáp xung có phn như mt con chim b câu. Trng ng “có phn như" không b nghĩa cho Thn Khí, mà là cho t "đáp xung”. Đó là mt hình nh k diu mang theo ý nghĩa. Mt s văn bn rabbi đã so sánh động tác ca Thn Khí Thiên Chúa vđộng tác chim b câu bay lượn trên chung ca chúng nhưng không chm xung, đúng bng cách như thế Thn Khí Thiên Chúa bay lượn trên mt nước thi nguyên thy (St 1,2). Mũi nhn ca s so sánh là nhn mnh tính cách đồng thđến: Tính cht khác bit ca Thn Khí, vn phân bit vi thế gii th to, mà Đức Giêsu là mt phân t có tính cách con người, do thân xác ca Người.... S du dàng và s gn gũi ca hành vi Thiên Chúa: phân bit vĐức Giêsu, Thn Khí v đó, rt gn gũi như thngười bay lượn trên chung ca Người, t nơđó vùng lên mm ca s sng. Thn Khí là Chúa và Người ban cho s sng.
Và có tiếng t Tri phán ra: Đây là Con yêu du Ta, Ta hài lòng v Người.
Tt c Phương Đông tin kính Đức Giêsu chu phép ra, cũng như Ba Ngôi Thiên Chúa Hin Linh. Và Thánh Cyrillee thành Giêrusalem chú gii: "mun có mĐức Kitô (Đấng chu Xc Du), phi có mĐấng nào đó Xc Du cho Người, tc Chúa Cha, và mĐấng nào đó là s Xc Du, tc Thánh Linh. Không có Thiên Chúa Ba Ngôi thì t Đức Kitô đã không có ý nghĩa gì!".
Chính vì thế mà tượng Thiên Chúa hin linh biu th Đức Giêsu đứng dưới sông Giođan... trên cao mt bàn tay biu trưng Đấng đến Xc Du, Chúa Cha vô hình, mà tiếng ca Người làm chng cho Đức Giêsu. Đức Giêsu là mt trong nhng ngôi v ca Thiên Chúa Ba Ngôi Tình Yêu rt thánh: Hôm nay là s mc khđầu tiên ca huyn nhim này.
 

54. Sống tình con thảo của Thiên Chúa - Lm Đan Vinh

I. HỌC LỜI CHÚA
Ý CHÍNH:
Hôm nay là ngày cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, và cũng là ngày khởi đầu Mùa Quanh Năm. Tin Mừng Mát-thêu cho thấy: Đức Giê-su khởi đầu cuộc sống công khai bằng việc từ Ga-li-lê xuống miền Giu-đê và đến sông Gio-đan để xin ông Gio-an làm phép rửa cho. Ngay từ ban đầu Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, nên không dám rửa cho Người. Nhưng sau khi biết là thánh ý Chúa Cha, thì Gio-an đã vâng lời để làm phép rửa cho Người. Khi Đức Giê-su vừa ở dưới nước lên, thì một cuộc Thần hiện đã xảy ra: Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống trên Người, và có tiếng Chúa Cha xác nhận Người là Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha.
CHÚ THÍCH:
- C 13-14: + Từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan: Từ miền Ga-li-lê cụ thể là Na-da-rét (x. Mt 2,23), Đức Giê-su đến sông Gio-đan ở vùng Bê-ta-ni-a cách thành Giê-ri-cô không bao xa, để xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho. Người tự nguyện đến chứ không phải do lương tâm thúc bách chịu để xin ơn tha tội như người Do thái, vì Người là Đấng thánh thiện và vô tội. + Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !: Nói câu này, có lẽ Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế mà ông rao giảng sắp đến (x Mt 3,11).
- C 15: + Bây giờ cứ thế đã: Bây giờ Gio-an hãy cứ làm phép rửa cho Người. + Vì chúng ta nên làm như vậy: Đức Giê-su muốn chịu phép rửa của Gio-an để được Thiên Chúa xác nhận sứ mệnh Thiên Sai (x. Lc 7,29-30). + Để giữ trọn đức công chính: Giữ trọn hay chu toàn bổn phận. Có thi hành ý muốn của Chúa Cha là chịu phép rửa, thì Đức Giê-su mới thiết lập được nền công chính mới (x. Mt 5,20) và kiện toàn Luật Mô-sê (x. Mt 5,17).
HỎI: Phép rửa của Gio-an là một nghi lễ biểu lộ lòng thống hối của các tội nhân. Vậy Đức Giê-su là Đấng thánh thiện và trong sạch vô cùng, thì chịu phép rửa ấy làm chi ?
ĐÁP:
Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta chỉ được trả lời một cách lờ mờ qua câu nói của Đức Giê-su với Gio-an: Đó là thánh ý của Thiên Chúa. Nhưng theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh, thì có hai lý do khiến Người chịu phép rửa của Gio-an như sau: Một là vì Đức Giê-su muốn tự liệt mình vào hàng ngũ những tội nhân mà sau này Người sẽ chịu chết đền tội thay cho họ (x. Mt 26,28). Hai là vì Đưc Giê-su muốn đồng hóa mình với những tội nhân có lòng ăn năn hối cải, để qua phép rửa của Gio-an, là hình bóng của phép rửa Tử Nạn và Phục Sinh và cũng là hình bóng bí tích Rửa Tội mà Người sẽ thiết lập, Người sẽ biến đổi các tín hữu chịu phép rửa tội được trở nên con Thiên Chúa.
- C 16-17: + Các tầng trời mở ra: Hiện tượng trời mở ra gợi nhớ câu: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan” (Is 63,19). Đây là lời cầu nguyện của vị Ngôn sứ dâng lên Thiên Chúa xin Người nguôi giận với dân, và tỏ mình ra là người Cha, sau thời gian lâu dài không đoái hoài đến dân. Lời cầu xin ấy hôm nay đã ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: đất trời được giao hòa với nhau (x. Cv 7,56), Thiên Chúa sẽ tiếp tục mặc khải cho dân Người (x. Ed 1,1). + Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người: Câu này nhắc lại cuộc tạo dựng nguyên thủy (x. St 1,2). Ở đây báo hiệu một cuộc tạo dựng mới đang được thực hiện. Trong Cựu Ước, chim bồ câu không được coi là hình ảnh của Thần Khí. Thần Khí Chúa đã bay là là trên nước nguyên thủy để ban sự sống cho nước như chim bồ câu mẹ bay chập chờn trên bầy chim con (x. St 1,2). Thần Khí ngự trên Đức Giê-su để xức dầu thiêng liêng (x. Cv 10,38), tấn phong Người làm Đấng Mê-si-a (x. Is 11,2). + “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”: Sau khi Đức Giê-su đã vâng phục Chúa Cha đến chịu phép rửa của ông Gio-an, thì Chúa Cha đã giới thiệu Người là Con yêu dấu trước mặt những người hiện diện. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nhiều lần đã gọi Đấng Thiên Sai và dân Ít-ra-en là Con yêu của Ngài: “Con là Con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra Con” (Tv 2,7). “Này là Tôi Tớ của Ta mà Ta nâng đỡ, tuyển nhân mà Ta sủng mộ, Ta ban Thần Khí Ta trên Người” (Is 42,1). “Từ Ai-cập, Ta đã gọi Con Ta về” (Hs 11,1). Qua câu này, Tin Mừng Mát-thêu cho thấy Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai và là Con của Thiên Chúa.
CÂU HỎI:
1) Tại sao Đức Giê-su là Đấng thánh thiện mà đến chịu phép rửa sám hối của Gio-an làm chi ? 2) Trong Do thái giáo chim bồ câu có phải là hình ảnh của Thần Khí Thiên Chúa không ? Câu “Thần Khí Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người” có nghĩa như thế nào ? 3) Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường gọi những ai là “con yêu” của Ngài ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !” (Mt 3,14).
2. CÂU CHUYỆN:
1) Tình phụ tử của một ông vua:
Có một cậu bé hoàng tử chẳng may bị bọn cướp bắt cóc. Sau khi đã lấy hết những thứ quí giá trên mình, chúng trói câu vào một gốc cây. Nhưng may thay có một bác tiều phi đi ngang qua, đã cởi trói và đem cậu về nhà nuôi.
Nhiều năm sau, nhân một cuộc đi săn, vua cha đã dừng chân trước căn nhà nhỏ bé của bác tiều phu. Bác tiều vui rất lấy làm vinh dự được dẫn những đứa con của mình ra trình diện nhà vua. Khi đến cậu hoàng tử, bỗng nhà vua xúc động mạnh. Ông thầm nghỉ:
- Phải chăng đây chính là hoàng tử, con ta đã bị bắt cóc.
Ông hỏi bác tiều phu về gốc gác cậu bé và nói:
- Nếu ở bên vai phải có dấu ấn ta đã ghi, thì đúng là hoàng tử.
Với bàn tay run run, ông vạch chiếc áo và mừng rỡ kêu lên:
- Trời ơi, con ta.
Và cậu bé cũng kêu lên:
- Ba ơi.
Làm sao chúng ta có thể hiểu được sự đổi thay trong lòng cậu bé. Từ trước đến giờ, cậu cứ tưởng mình là con bác tiều phu nghèo nàn với quần áo rách rưới và nhà cửa xiêu vẹo. Bỗng chốc cậu nhận ra mình là hoàng tử, được sinh ra tại hoàng cung và thuộc hoàng tộc.
2) Xin chịu rửa tội nhờ cảm phục lối sống bác ái của các tín hữu
Tại một xứ cùng quê nước Pháp, có một người đàn ông khoảng 50 tuổi tên là Alix. Ông bị bại liệt. Mỗi buổi sáng bà vợ đặt ông vào một ghế bành ngoài hiên nhà rồi đi làm. Ông bà không con, không cháu.
Ông Alix không phải là người công giáo, nhưng thỉnh thoảng cha sở vẫn tới thăm, cha còn khuyên giáo dân tới giúp đỡ ông. Các em nhỏ tới chơi quanh ông, đem sách cho ông đọc và giúp ông mở sách. Mỗi tuần có một bác sĩ tình nguyện tới chăm sóc ông.
Giáng sinh năm đó, ông Alix đột ngột thưa cha sở:
- Thưa cha, xin cha cho con rước lễ.
Cha sở ngạc nhiên vì ông chưa là tín hữu. Nhưng ông thưa:
- Trước đây con không tin gì vào Thiên Chúa, nhưng ít lâu nay cha và anh em giáo hữu quá tốt với con nên con thấy hạnh phúc như mình được gặp Chúa vậy. Chỉ có Chúa mới làm cho cha, bác sĩ và anh chị em bỏ công sức giúp đỡ một người xa lạ như thế này.
3) Khiêm nhường hóa thân phục vụ người nghèo:
Cha Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây: Cả cộng đoàn đều thắc mắc khi thấy vị kinh sư của mình tuần nào cũng biến đâu mất vào hôm trước ngày Sabat. Họ nghĩ rằng ông bí mật đi gặp Đấng Tối Cao. Vì thế, họ cử một người theo dõi ông.
Và đây là điều người ấy chứng kiến. Vị kinh sư hóa trang bằng cách ăn mặc như một dân quê, đến phục vụ một bà già thuộc dân ngoại trong căn lều tồi tàn của bà. Ông quét dọn và nấu ăn cho bà trong ngày Sabat.
Khi thám tử trở về, cộng đoàn hỏi:
- Kinh sư đi đâu? Ngài lên trời phải không?
Người kia đáp:
- Không, ngài còn lên cao hơn cả trời nữa.
Có ai ngờ vị kinh sư lại âm thầm đến với người đàn bà ngoại đạo, nghèo nàn để chăm sóc bà trong ngày Sabat? Có ai tin được Đức Giêsu, Đấng thánh thiện cao cả, lại xin Gioan làm phép rửa cho?
4) Tai hại của thói kiêu ngạo: trèo cao té đau
Trong kho tàng truyện thần thoại của Hy-lạp, có một câu chuyện về hai cha con nhà kia. Người cha tên là I-đam và đứa con là I-ka. I-đam là một kiến trúc sư kiêm nghề điêu khắc. Chính ông đã được nhà vua ra lệnh xây dựng một bát quái đồ để bắt giam vào đó một con quái vật đầu người mình thú rất hung dữ, để tránh cho dân lành khỏi bị nó giết hại. Nhưng về sau, do hiểu lầm là hai cha con I-đam và I-ka âm mưu làm loạn, nên vua Mi-nos đã hạ lệnh tống giam cả hai cha con vào bát quái đồ đó. Nhưng rồi “cái khó ló cái khôn”: Trong lúc bị giam cầm, hai cha con này đã tìm ra con đường trốn thoát khỏi cảnh tù tội bằng cách bay lên trời cao. Họ dùng sáp ong nối nhiều lông chim lại thành hai bộ cánh chim. Nhờ những chiếc cánh chim tự tạo này mà hai cha con đã bay được lên cao và thoát ra khỏi nhà tù qua lổ nhỏ trên mái. Quá phấn khởi trước thành công bất ngờ, anh con trai càng lúc càng bay lên cao và bỏ ngoài tai những lời khuyên khẩn thiết của cha mình. Khi bay cao gần đến mặt trời, thì sáp dính các lông chim trên đôi cánh bay của anh bị nóng chảy ra và anh con trai đã bị rơi từ trên độ cao xuống đất chết tan xác.
Chính thói kiêu hãnh về sự thành công đã làm cho anh con trai không vâng lời cha dạy nữa, nên cuối cùng đã bị rơi xuống đất chết thảm. Ngày nay, sự kiêu ngạo cũng làm cho người ta coi thường và bỏ ngoài tai những lời khuyên can khôn ngoan kinh nghiệm của cha bác, thầy cô và những bậc cao niên. Nếu mỗi người chúng ta chiều theo những đam mê ích kỷ nhất thời của mình, thì chắc chắn chúng ta sẽ chuốc lấy thất bại đau thương.
3. SUY NIỆM:
1) Giữ trọn đức công chính:
Lúc đầu Gio-an ngại không dám làm phép rửa cho Đức Giê-su, Đấng mà ông đã từng loan báo sắp đến mà ông không đáng xách dép cho Người. Người là Vua Thẩm Phán quyền uy, sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã truyền cho Gio-an cứ làm phép rửa cho Người theo thánh ý Thiên Chúa qua câu: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính”. Thánh Phao-lô đã nói về sự hạ mình vâng phục của Đức Giê-su theo thánh ý Thiên Chúa như sau: “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8), được thể hiện khi Đức Giê-su chịu dìm mình trong dòng sông Gio-đan để hòan tòan vâng theo thánh ý Chúa Cha. Nhờ đó, Người đã được Chúa Cha tôn vinh như sau: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ. Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi lòai phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,9-11).
2) Đây là Con Yêu Dấu của Ta:
Chính lúc Đức Giê-su tự hạ vâng theo ý Chúa Cha, lại là lúc Người được Chúa Cha tôn vinh: Khi vừa từ dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Bấy giờ Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Nếu Đức Giê-su đã được thụ thai trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a nhờ quyền năng Thánh Thần, thì nay Người cũng nhận được tác động của Thánh Thần để bắt đầu sứ vụ Thiên Sai. Việc Chúa Cha tôn vinh Chúa Giê-su thể hiện qua sự kiện: Khi Đức Giê-su trồi lên mặt nước thì Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Với cuộc Thần Hiện này, Chúa Cha đã xức dầu thiêng liêng tấn phong Đức Giê-su, người Tôi Trung của Thiên Chúa làm Đấng Thiên Sai.
3) Ta hài lòng về Người:
Đức Giê-su không những đứng xếp hàng chung với các tội nhân có lòng sám hối, mà Người còn gần gũi để an ủi, nâng các tội nhân mau trỗi dậy khỏi nếp sống cũ tội lỗi. Chính Người đã mở ra con đường về trời cho loài người chúng ta. Trong suốt cuộc hành trình truyền giáo kéo dài gần 3 năm, Đức Giê-su luôn tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Nhờ đó, Người đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ và luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Cha, bằng một lối sống hiếu thảo và làm đẹp lòng Cha. Cuối cùng Người đã vâng ý Cha, chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho nhân loại chúng ta. Phép rửa của Gio-an Tẩy Giả là sự chuẩn bị cho phép rửa là mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh mà Người sẽ phải trải qua và là hình bóng của bí tích Rửa tội do Chúa Giê-su thiết lập trước khi lên trời (x Mt 28,19). Vì thế Người đã được Chúa Cha xác nhận: “Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).
4. THẢO LUẬN:
1) Thế nào là nhân đức khiêm nhường ? Đối lập với đức khiêm nhường là thói xấu nào ? 2) Cuộc đời của Đức Giê-su là một chuỗi những hành động khiêm nhường đối với Thiên Chúa và người đời: Vâng phục ý Cha và khiêm nhường phục vụ tha nhân. Vậy bạn sẽ làm gì để thực hành khiêm nhường trong cách cư xử với người chung quanh noi gương Đức Giê-su ?
5. NGUYỆN CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu. Do thiếu khiêm nhường nên chúng con ít khi nhận lỗi và thường hay đổ lỗi cho tha nhân. Trong Tin Mừng hôm nay, chúng con thấy Chúa là Đấng thánh thiện vô cùng, lại không quản ngại khi đứng xếp hàng chung với các tội nhân để được ông Gio-an làm phép rửa cho. Qua đó, Chúa muốn dạy chúng con bài học khiêm nhường khi cư xử với tha nhân.
- Lạy Chúa. Hôm nay xin Chúa ban cho chúng con luôn biết điều chỉnh cách suy nghĩ nói năng và hành động, cho phù hợp với gương sáng và lời dạy của Chúa. Xin cho chúng con biết khôn ngoan để tránh ảo tưởng về mình, biết thành thật để khỏi tự dối lòng mình. Ước gì Chúa ban cho chúng con được ơn sám hối và hoán cải, sám hối bằng hành động hơn là chỉ dừng lại trên bờ môi. Xin cho chúng con biết chấp nhận được Lời Chúa cắt tỉa sạch những thói hư tật xấu. Xin ban cho chúng con niềm vui của Gia-kêu sau khi gặp Chúa, cho chúng con cũng biết coi thường của cải vật chất và mở lòng chia sẻ cơm áo với những người nghèo đói bất hạnh.
X) Hiệp cùng Mẹ Maria.- Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...