16/12/2019
861
Ngày 17.12
         Lời Chúa: Mt 1,1-17
Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Áp-ra-ham :
Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác ; I-xa-ác sinh Gia-cóp ; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này ; Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác ; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron ; Khét-xơ-ron sinh A-ram ; A-ram sinh Am-mi-na-đáp ; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son ; Nác-son sinh Xan-môn ; Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át ; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết ; Ô-vết sinh Gie-sê ; ông Gie-sê sinh Đa-vít. 
Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn ; Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am ; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia ; A-vi-gia sinh A-xa ; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát ; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram ; Giô-ram sinh Út-di-gia ; Út-di-gia sinh Gio-tham ; Gio-tham sinh A-khát ; A-khát sinh Khít-ki-gia ; 10 Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se ; Mơ-na-se sinh A-môn ; A-môn sinh Giô-si-gia ; 11 Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này ; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.
12 Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên ; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven ; 13 Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút ; A-vi-hút sinh En-gia-kim ; En-gia-kim sinh A-do ; 14 A-do sinh Xa-đốc ; Xa-đốc sinh A-khin ; A-khin sinh Ê-li-hút ; 15 Ê-li-hút sinh E-la-da ; E-la-da sinh Mát-than ; Mát-than sinh Gia-cóp ; 16 Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô.
17 Như thế, tính chung lại thì : từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời ; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời ; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.
Suy niệm:
Qua bản gia phả chúng ta thấy Chúa Giê-su thực sự là một con người lịch sử. Ngài đã nhập thế trong thân phận con người. Ngài cũng có tổ có tông như bao người khác. Trong số tổ tiên của Chúa có rất nhiều bậc anh hùng như Abraham, Môi-se... Nhưng cũng có những vị vua tội lỗi như David,; trong số phụ nữ có Rahab, Ruth, Uria, Besabeth tiếng tăm không tốt gì. Nhưng Thiên Chúa đã nhập thế giữa họ bất chấp khuyết điểm lầm lỗi của nhân loại. Ngài là bông sen luôn tinh khiết thanh thoát giữa bùn nhơ.
Chúa Giê-su trong thân phận con người nhưng lại vượt lên trên tất cả những tục lụy vì Ngài giống con người nhưng ngoại trừ tội lỗi. Ngài sống giữa nhân gian nhưng vẫn thanh thoát khỏi những tham sân si cuộc đời. Ngài nên giống chúng ta để cứu độ con người khỏi những vòng xoáy vấn đục bởi danh lợi thú trần gian.
Xin cho chúng ta ý thức mình đã được Thiên Chúa cứu chuộc, thanh tẩy nên trong sạch, hãy biết luôn gìn giữ vẻ đẹp thanh khiết ấy hầu xứng đáng như các cô khôn ngoan với dầu đèn sẵnsàng chào đón vị tân lang trong bữa tiệc chung thẩm mai sau. Amen
Cầu nguyện
Lạy Chúa, Chúa luôn có chương trình cho từng cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn đọc ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời chúng con. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
17        22        Tm       Th Ba tun 3 MV.
St 49:2.8-10; Mt 1:1-17
THIÊN CHÚA ĐỒNG THÂN ĐỒNG PHẬN VỚI CON NGƯỜI
          Trang Tin Mừng hôm nay nói về gia phả của Chúa Giêsu. Làm người thì có tổ có tông, và Chúa Giêsu làm người nên Chúa cũng có gia phả. Tuy vậy, việc nói đến gia phả của Chúa, Tin Mừng muốn nói gì với chúng ta cách đặc biệt?
          Bản gia phả, dịch sát nghĩa là « cuốn sách về nguồn gốc » : « Gia phả của Đức Giêsu Kitô, con vua Đavít, con tổ phụ Abraham ». Một bản gia phả luôn luôn là khô khan, xa lạ và đều đặn (theo nghĩa là người này sinh ra người kia). Nhưng nếu chúng ta chịu khó dừng lại để « ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng », chúng ta sẽ khám phá cả một lịch sử sống động ở bên dưới hàng chuỗi những tên gọi, thậm chí cưu mang những tên gọi. Khi đó, chúng thấy mình thật gần gũi và có thể cảm nếm được ; bởi vì, Đức Kitô cũng phát xuất từ một lịch sử đầy thăng trầm như chúng ta và còn hơn thế nữa cùng « nguồn gốc » với chúng ta : Đức Ki-tô là con Adam, và « Adam là con Thiên Chúa » (Lc 3, 23-38).
          Trước hết, Chúa Giêsu là dòng dõi của những người tin. Gia phả của Chúa không bắt đầu từ Adam nhưng từ Abraham là người cha của những người tin. Điều này có ý nói rằng, niềm tin mới là quan trọng. Bao nhiêu thế hệ trước Abraham không cần biết đến, và cũng không cần gì phải điều tra ghi chép, chỉ khi có lòng tin mới đáng để ghi vào.
          Và quả vậy, khi lãnh nhận phép rửa, tức khi tin nơi Chúa, con người được sinh ra, và sẽ mang tên mới. Dù người đó đã sống bao năm, nhưng chỉ kể từ khi tin thì mới kể như người ấy được sinh ra và hiện hữu. Chúa cũng nói đến việc mỗi người phải được “sinh lại”, tức đón nhận đức tin. Hơn nữa, Chúa cũng nói rất nhiều lần : Lòng tin của con đã cứu con. Như thế, Chúa Giêsu là dòng dõi những người tin, và Chúa Giêsu cũng là gương mẫu tuyệt đình của lòng tin.
          Điều thứ hai đó là có ba lần “14 đời”, và việc lưu đày tại Babylon cũng được tính làm cột mốc. Điều này cho thấy việc Chúa Sinh hạ được tính toán và chuẩn bị kỹ. Ngẫu nhiên không thể tạo ra ba lần 14! Đây là sự can thiệp của Chúa trong lịch sử để cho có ba lần 14. Và điểu này cho thấy việc Chúa Giáng sinh là sự can thiệp mạnh mẽ, hết mình, hết tình của Thiên Chúa. Điều này còn cho thấy, dù lịch sử có như thế nào, dù có đen tối như khi bị lưu đầy, thì Thiên Chúa vẫn biết, vẫn yêu, vẫn tha thiết, vẫn tính toán, vẫn chuẩn bị, vẫn can thiệp. Thiên Chúa bận tâm đến từng sợi tóc trên đầu con người! Ba lần 14, và 14 làm liên tưởng đến “hai lần bảy” tức hai lần của sự “tròn đầy”, điều này có ý nói dù lịch sử có như thế nào, nhân loại có như thế nào, thì với sự quan tâm, chăm sóc, tận tình của Chúa, Chúa sẽ dẫn lịch sử nhân loại đến sự viên mãn tròn đầy nơi đức Kitô. Vấn đề về phía chúng ta là cần tin tưởng vào sự yêu thương chăm sóc của Chúa, cần đặt trọn niềm tin nới Chúa, cần sinh vào một dòng dõi mới, cần bước đi trong ánh sáng, trong niềm tin và hi vọng của Đức Kitô.
          Ta thấy dân tộc Do Thái cũng đầy tội lỗi như bao dân tộc khác ; và tội nhân hiển nhiên là các ông, nhất là vua Đa-vít, một khuôn mặt tượng trưng cho lời hứa, vì gia phả được trình bày theo quan niệm phụ hệ.
Tuy nhiên, các bà vẫn có mặt trong gia phả của Đấng Cứu Thế. Điều này nhắc nhớ sự ưu ái xuyên suốt của Thiên Chúa dành cho các phụ nữ, trong sáng tạo và lịch sử: bà E-và, bà Sara, và nhất là Đức Maria. Đặc biệt, lời hứa chiến thắng Sự Dữ được ban cho bà E-và và bà được ban cho danh hiệu cao quí : « Mẹ của mọi chúng sinh » (St 3, 15.20), cho dù đã vi phạm lệnh truyền ! Hơn thế nữa, hình ảnh người phụ nữ được đưa lên hàng đầu trong thời điểm trọng đại của lịch sử cứu độ, là mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Ki-tô, ngang qua thánh nữ Maria Magdala (x. Ga 20, 1-2. 11-18).
          Vậy, các bà mẹ hiện diện trong gia phả của Đức Giê-su là những ai ?
          Bà Ta-ma, phạm tội loạn luân với bố chồng (Mt 1, 3; St 38) !
          Bà Ra-kháp, là cô gái đứng đường đất Canaan (Mt 1, 5; Gs 2) !
          Bà Ruth gốc Moab, nghĩa là dân ngoại (Mt 1, 5; Rt 4, 12-22) !
          Và bà Bátseva, vợ của tướng Uria, phạm tội ngoại tình với vua Đa-vít (Mt 1, 6 ; 2 Sm 11)!
Khám phá này làm cho chúng ta thật an ủi: Đức Giêsu bén rễ trong tội của dân tộc     Ngài, dân tộc mà Ngài sẽ cứu vớt (Mt 1, 21) ; và cách Ngài cứu sẽ rất lạ lùng : Ngài sẽ mang lấy vào thân mình ngang qua dân tộc này, tội lỗi của tất cả mọi người :
          Ngài đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.
(Mt 8, 17 trích Is 53, 4)
          Và chính trong một lịch sử như thế mà Thiên Chúa làm trào vọt những điều lạ lùng, trào vọt ra Thánh Gia của thánh Giuse, của Đức Maria và của chính Đức Giêsu, làm trào vọt ra ơn cứu độ.
          Sứ điệp của bản gia phả không phải là xác định tương quan máu huyết, nhưng là Đức Kitô, ngang qua cuộc sống của mình, và nhất là với Mầu Nhiệm Vượt Qua, sẽ thực sự đảm nhận lịch sử cứu độ, và ngang qua lịch sử cứu độ, lịch sử cụ thể của loài người và của từng người để đưa tới đích, là sự sống trong Thiên Chúa. Như thế, lịch của loài người, của từng dân tộc, của từng người trở nên có ý nghĩa và có hướng đi.

Đang xử lý, vui lòng đợi trong giây lát...